TONG QUAN KHOA HOC DE TA! CAP BO 2004 - 2005
Dé tai:
DANG CONG SAN VIET NAM LANH DAO CAI CACH NEN HANH CHINH QUOC GIA TRONG THOI KY
DOI MOI TU 1986 DEN NAY
Cơ quan chủ trì: Phân viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 2DANH SACH NHUNG TAC GIA THAM GIA VIET BAI Bai 1: Bai 2: Bai 3: Bài 4: Bai 5: Bai 6: Bai 7: Bai 8: Bai 9:
CHO DE TAI KHOA HOC
GS.TS Nguyễn Công Hiền: Một số khái niệm liên quan đến để tài nghiên cứu và nội dung cơ bản cải cách nền hành chính quốc gia, Đại học Bách khoa Hà Nội
TS Nguyễn Thị Kim Phương: Tính tất yếu cải cách nền hành chính quốc gia, Học viện CTQG HCM
TS Hồ Khang: Khái quát nền hành chính quốc gia Việt Nam
trước năm 1986, Viện Sử học Bộ Quốc phòng
TS Cao Văn Liên: Đảng lãnh đạo cải cách thể chế hành chính
(1986 - 1995), Học viện CTQG HCM
TS Nguyễn Hồng Quang: Đảng lãnh đạo Cải cách bộ máy hành
chính Nhà nước (1986 - 1995), Ban Cơ yếu Chính phủ
Th.S Nguyễn Thị Hảo: Đảng lãnh đạo Xây dựng đội ngũ công chức
Nhà nước (1986 - 1995), Học viện Chính trị Quốc gia HCM
TS Trần Minh: Về khoán ngân sách hoạt động ở cơ quan hành
chính sự nghiệp, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ
TS Nguyễn Quang Vinh: Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về cải cách hành chính quốc gia và mục đích của cuộc cải cách hành
chính giai đoạn (1996 - 2005), Tổng cục Thống kê
Th.S Phùng Thị Hiển: Đảng lãnh đạo cải cách thể chế hành chính
giai đoạn (1996 - 2005), Học viện Hành chính Quốc gia HCM
Trang 3
Bài 10: Th.S Đỗ Văn Ba: Đảng phải lãnh đạo xây dựng một Nhà nuéc dan |
chủ, tức là một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Học
viện CTQG Hồ Chí Minh
Bài 11: TS Phạm Xuân Mỹ: Đảng lãnh đạo Cải cách bộ máy hành chính
Nhà nước giai đoạn (1996 - 2005), Học viện CTQG HCM
Bài 12: TS Bùi Kim Đỉnh: Đảng lãnh đạo Xây dựng đội ngũ cần bộ, công
chức hành chính giai đoạn (1996 - 2005), Học viện CTQG HCM Bài 13: Th.S Nguyễn Khắc Hùng: Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham
nhũng, Học viện Hành chính Quốc gia
Bài 14: TS Nguyễn Văn Đức: Đảng lãnh đạo Cải cách tài chính công giai
đoạn (1996 - 2005), Bộ Quốc phòng
Bài 15: TS Hồ Sỹ Lộc: Đánh giá 20 năm cải cách hành chính giai đoạn (1986 - 2005), Học viện Chính trị Quốc gia HCM
Bài 16: TS Hồ Sỹ Lộc: Đề xuất mục tiêu, quan điểm, nội dung, giải pháp, nguyên tắc và tổ chức thực biện cải cách nền bành chính quốc gia giai đoạn 2001 - 2010, Học viện Chính trị Quốc gia HCM
Trang 4MUC LUC
08710055 - ƠƠ,ƠỎ §
lì ng ch 5 2 Lịch sử nghiên cứu và các nguồn tài liệu - series 6 3 Mục tiêu nghiên CỨU - + 4à HH TH ke 10 4 Phạm vi và góc độ nghiên CỨU - - 4tr r ri, il 5 Phương pháp nghiên Cứu - óc 4 HH Hà HH ky H
6 Đóng góp của để tài tt HH erke 11
Là ao 12
8 Kết cấu tổng quan khoa học 5+ Sc+st+t s21 re, 12
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
VA CO SG KHOA HOC CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 13
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 13
1 Khái niệm “hành chính” -222222L2221111111xtcrrrEHE.12112110211.111111 xe 13
2 Khái niệm "nền hành chính quốc gia”: -7-cccccztsvrrsrrrerrrrree 18
3 Khái niệm ““cải cách hành chính ”: - + xt Sen n1 1 re rree 22
4 Khái niệm "thủ tuc hank chinh ooo ccccccccsssssssscsssssssssseessssssessesenseneeeee 25
II CƠ SỞ KHOA HOC CAI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA: 27 1 Tầm quan trọng của nền hành chính Quốc gia - -. -55-55<2 27 2 Cải cách hành chính phù hợp với trào lưu chung của thời đại hiện nay 29 3 Những nhân tố mới nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu cải cách nền hành chính - + 5< c+tsecersrreresrree 32
CHƯƠNG 2: ĐẲNG LANH ĐẠO CẢI CÁCH NỀN HANH CHÍNH QUỐC GIA NĂM 1986 ĐẾN NAY (2005) 1 2.2 22 HH HH yec 36
Trang 54 Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước (1986-1995} 56
IL DANG LANH ĐẠO CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUOC GIA (1996 - 2005) 64
1 Quan điểm của Đảng về cải cách nền hành chính -. - 64
2 Dang lãnh đạo cải cách thể chế hành chính (1996 - 2005) 71
3 Đảng lãnh đạo cải cách bộ máy hành chính Nhà nước 1996 - 2005 81
4 Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (1996-2005) 98
5 Đảng lãnh đạo cải cách tài chính công 1996-2005 107
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ 20 NĂM CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT : -5- 255 Scttrxecrerrrer 117 I ĐÁNH GIÁ 20 NĂM CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA (1986 - I4 ai 117
PB: o ah 117
TL BAI HOC VE CAT CACH HANH CHINH ssssccsssscssssssssscssssnssesesssccessssssssssseereceeees 119 II ĐỀ XUẤT MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NOI DUNG, GIAI PHAP, NGUYEN TẮC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 0Q LH HH HH ng In ng 119 1 Xác định mục tiêu cải cách nên hành chính (2001 - 2010) 119
2 Phải quần triệt quan điểm cải cách hành chính của Đảng giai đoạn “200 0 ÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔỒÔỒÔỒÔÔÔÔÔỎ 121 3 Đề xuất nội dung cải cách nên hành chính quốc gia (2001-2010) 122
4 Đề xuất một số nguyên tắc nhằm đạt kết quả cao trong cải cách hành chính bạ is ¡200/200 00T 131
Trang 6M6 DAU
1 L¥ do chon dé tai
1.1 Trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, cải cách hành chính là một trong những vấn để bức xúc được Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm Đó là một bộ phận quan trọng
trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2 Cải cách hành chính là một đòi hỏi tất yếu và là yêu cầu bức xúc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế, là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa "của dân, đo dân và vì dân" Mục đích của cải cách hành chính là làm cho bộ máy
Nhà nước hoạt động có hiệu quả nhằm phục vụ tốt nhất các mục tiêu chương trình, chính sách của Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý kĩ thuật -
xã hội
1.3 Về thực chất, cải cách hành chính là một quá trình tác động thường xuyên, liên tục vào tất cả các khâu trong quá trình đổi mới của Việt Nam một cách có hiệu quả và nâng cao tác dụng của các cơ quan quản lý hành chính cao cấp, nhất là quản lý hành chính về mặt Nhà nước Chính cải
cách hành chính đã và sẽ tạo ra những tiên đề để thúc đẩy cải cách kinh tế,
cải cách xã hội và ngược lại Thực tiễn của hai giai đoạn cải cách hành chính ở Việt Nam vừa qua đã chứng minh một cách rõ ràng mục đích cải
cách hành chính phục vụ nhu cầu cải cách, đổi mới và phát triển kinh tế
1.4 Mục tiêu của quá trình cải cách hành chính là nhằm đạt được việc xây dựng một nền hành chính trong sạch và có đủ năng lực, sử dụng
đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu quả công việc
của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ
đắc lực cho đời sống của nhân dân, xây dựng nếp sống, làm việc theo hiến
pháp và pháp luật
1.5 Từ năm 1986 đến nay, đường lối cải cách hành chính của Đảng
đã phát huy tác dụng to lớn đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và
Trang 7xuất nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại là điều cần thiết
1.6 Nghiên cứu vấn để này cũng góp phần vào việc tổng kết công
cuộc đổi mới nói chung của Đảng, đồng thời còn phục vụ trực tiếp cho việc
giảng dạy và học tập trong Học viện
Với những lý do trên, chúng tôi chọn để tài: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cải cách nền hành chính quốc gia trong thời kỳ đổi mới từ 1986
đến 2006”
2 Lịch sử nghiên cứu và các nguồn tài liệu 2.1 Lịch sử nghiên cứu
Van dé cai cách hành chính xuất phát từ thực tiễn của cách mạng
Việt Nam, được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
(12/1986) Tuy nhiên, cuộc cải cách hành chính được tiến hành mạnh mẽ
hơn từ sau Đại họi đại biểu toàn quốc lần thứ VIT của Đảng (1991), đặc biệt
là từ Hội nghị Trung ương 8 khoá VỊ, tháng 1-1995 với Nghị quyết chuyên
đề về cải cách hành chính
Từ năm 1986 đến nay, theo thống kê sơ bộ đã có khoảng 80 bài báo
và hàng chục đầu sách viết về cải cách hành chính ở Việt Nam Các công
trình nghiên cứu đã tập trung vào-một số vấn đề cơ bản sau:
Vấn đề thứ 1: Một số khái niệm liên quan đến cải cách hành chính
- Khái niệm về cải cách: Theo từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nắng
1998: Cải cách là "Sửa đổi những bộ phận cũ không hợp lý cho thành mới, đáp ứng yêu cầu mới của tình hình" Từ điển Giải thích thuật ngữ hành chính, Nx Lao động, Hà Nội, 2002, tr.58, định nghĩa: Cải cách là "Sự sửa
đổi căn bản từng phần, từng mặt của đời sống xã hội theo hướng tiến bộ mà không đụng tới nền tảng của chế độ xã hội hiện hành"
- Khái niệm cải cách hành chính: Trên cơ sở khái niệm cải cách, đã
có nhiều khái niệm về "cải cách hành chính" Từ điển Giải thích thuật ngữ hành chính, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002, đã đưa ra khái niệm về cải cách hành chính như sau:
"Quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện
một hay một số nội dung của nền hành chính Nhà nước (thể chế, cơ cấu tổ
Trang 8cách tài chính công) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu
của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại "
- Khái niệm thủ tục hành chính: Tiến sĩ Nguyễn Cửu Việt, trong giáo
trình Luật hành chính Việt Nam cho rằng "thủ tục ở đây được hiểu là trình tự và cách thức thực hiện những hành động nhất định nhằm đạt được những hệ
quả pháp lý mà phần quy định của quy phạm vật chất dự kiến trước"
- Về đặc điểm cải cách hành chính, theo ông thì có 3 đặc điểm: Đặc
điểm thứ nhất của thị trường hành chính là được luật hành chính quy định
chặt chế; đặc điểm thứ hai là về nguyên tắc, chủ thể có thể xem xét và ra
quyết định theo trình tự mà luật thủ tục hành chính quy định là cơ quan quản lý Nhà nước, tức là thủ tục hành chính chủ yếu được thực hiện ngoài trình tự toàn án; đặc điểm thứ ba là các quy phạm thủ tục hành chính không chỉ quy định trình tự thực hiện quy phạm vật chất của luật hành chính, mà
cả quy phạm vật chát của các ngành luật khác như đất đai, tài chính, dân sự, rừng, tài nguyên khoáng sản, lao động
Vấn đề thứ 2: Về nội dung của cải cách hành chính
VKĐH lần VỊ, VI, VI đã xác định nội dung cơ bản cải cách nền
hành chính quốc gia gồm có 3 vấn đẻ: Cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính - Ông Đỗ Quang Trung, trong tạp chí Tổ chức Nhà nước (Cơ quan của Bộ Nội vụ) có bài "Tổ chức bộ máy và hoạt động của Uỷ ban nhân dân các cấp từ 1999 đến 2003” cho rằng, nội dung của công tác cải cách hành
chính là: £hứ nhất là cải cách thể chế nên hành chính (gồm rà soát văn bản
quy phạm pháp luật, xây dựng quy chế làm việc); (hứ hai, cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính (tức là làm cho bộ máy đó gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả và chất lượng cao); hứ ba là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức (đội ngũ này phải có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt)
- Nội dung cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 được đề ra trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX và được Chính
phủ cụ thể trong "Chương trình tổng thể cải cách hành chính năm 2001 - 2010" gồm:
(1) Cải cách thể chế (gồm xây dựng và hoàn thiện các thể chế, đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm
Trang 9(2) Cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính (gồm điều chỉnh chức năng và nhiệm vụ của Chính phủ, từng bước điều chỉnh những công việc của các cơ quan, ban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân
cấp trung ương và địa phương, bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ, điều
chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ và các cơ quan cấp Bộ, cải cách tổ
chức bộ máy của Chính phủ và các cơ quan cấp Bộ, cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, cải tiến phương thức quản lý và lẻ lối làm
việc, thực hhiện từng bước hiện đại hoá nền hành chính)
(3) Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (gồm
đổi mới công tác quản lý cán bộ và công chức, cải cách tiền lương và các
chế độ chính sách đãi ngộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, nâng cao tỉnh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ công chức)
(4) Cải cách tài chính công (gồm đổi mới cơ chế phân cấp quản lý
tài chính, bảo đảm quyên quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng
nhân đân, thực biện đổi mới cơ chế phân bố ngân sách, đổi mới cơ bản chế
độ tài chính, thực hiện thí điểm một số cơ chế tài chính mới, đổi mới cơng
tác kiểm tốn đối với các cơ quan hành chính)
Vấn đề thứ ba: Tổng kết thực tiễn cải cách hành chính
- Trong phần tổng kết của các văn kiện Đại hội Đẳng lần VI, VI, VII, IX đều đánh giá mặt ưu điểm và mặt hạn chế của quá trình cải cách nên hành chính quốc gia Một số nhà nghiên cứu lớn như GS.TS Nguyễn Duygïa và GS Vũ Huy Từ trong quá trình nghiên cứu cũng chú trọng tổng
kết thực tiễn cải cách hành chính Họ đều khẳng định mặt ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học, đồng thời có những đề xuất có giá trị
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước (6/2003Z) có bài thứ nhất "Tổng kết mô
hình các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa” kết quả và mở rộng thực hiện", bài thứ hai "Tổng kết mô hình cải cách thủ tục hành chính "một cửa",
sơ kết Nghị định 10/NĐ-CP và Quyết định 192/QĐ-TTTG"
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thanh, trong tạp chí Giáo dục lý luận có bài
"Cải cách hành chính ở Việt Nam và Trung Quốc - Những vấn đẻ lý luận và thực tiễn" Cũng trong tạp chí này, Tiến sĩ Nguyễn Thế Thuấn viết bài "Một
số vấn để về cải cách tổ chức hành chính Nhà nước ở Việt Nam từ năm
Trang 10Nguyễn Thanh Bình, trong tạp chí Cộng sản (6/2003) viết bài "Xây
dựng đội ngũ cán bộ ở Hà Tĩnh"
Chu Quang Thứ, trong tạp chí tổ chức Nhà nước (số 2/003) có bài "Cục hàng hải Việt Nam lấy cải cách thủ tục hành chính làm đột phá góp
phần phát triển kinh tế - xã hội"
Trần Thế Dũng, trong tạp chí tổ chức Nhà nước (1/2003) có bài "Thái
Bình với việc kiện toàn tổ chức bộmáy giản biên chế hành chính sự nghiệp" Vấn đề thứ 4: Một số giải pháp để thực hiện cải cách hành chính
- Qua tổng kết thực tiễn Đại hội Đảng lần VI, VII, VDI, IX déu dua
ra những giải pháp nhằm thúc đẩy cải cách nên hành chính quốc gia Đó là các giải pháp: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phải dựa vào dân; đổi mới
phải đồng bộ; học tập kinh nghiệm cải cách hành chính của nước ngoài - Nhiều nhà khoa học lớn như GS TS Nguyễn Duy Da và GS Vũ Huy Từ trong quá trình nghiên cứu cũng đưa ra nhiều giải pháp có tính thực
tiễn cao
- Tô Tử Hạ, trong tạp chí Tổ chức Nhà nước (5/2003) có bài "Một số
giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính hiện nay:
Cũng trong tạp chí này, Trần Quốc Khải viết bài "Đổi mới và hoàn thiện tiêu chuẩn công chức trong giai đoạn hiện nay"
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiến trong tạp chí Tổ chức Nhà nước (8/2003)
có bài Họcviện Hành chính Quốc gia với việc đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính”
Tiến sĩ Lê Phương Thảo, trong tạp chí Giáo dục lý luận (1/2003) có
bài "Đẩy mạnh cải cách hành chính ở địa phương và cơ sở trong tình hình
hiện nay”
Vấn đề thứ 5: Phân kỳ nghiên cứu nền hành chính quốc gia từ
1986-2005 -
- Trong tác phẩm "Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam", Nxb CTQG, 2001 do TS Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên cho rằng tiến hành cải cách hành chính ở Việt Nam tới năm 2005 có thể chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 1986 - 1994 Đây là giai đoạn Nhà nước tập trung vào
việc ban hành luật nhằm tạo chính sách pháp lý cho sự vận hành của cơ chế thị trường hợp tác đầu tư và quản lý Nhà nước Giai đoạn 2 từ 1995 - 2005
Trang 11với nội dung xây đựng và hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà trọng tâm là cải cách hành chính Đây là giai đoạn Đảng và Nhà nước
tập trung chỉ đạo cải cách nền hành chính Nhà nước trên diện rộng và chú ý tập trung trọng điểm Một số nhà nghiên cứu như Đỗ Quang Trung, GSTS Nguyễn Duy, GS Vũ Huy Từ cũng đồng ý theo cách phân kỳ này
Vấn đề 6: Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số nước Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam, trong tạp chí Cộng sản (5/2003) viết bài "Một số kinh nghiệm cải cách hành chính ở Nhật Ban"
Tiến sĩ Vũ Trường Sơn, trong tạp chí Cộng sản (5/2003) có bài "nhìn
lại cuộc cải cách Chính phủ ở Trung Quốc”
Lê Xuân Đình, trong tạp chí Cộng sản (7/2003) có bài "Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc lựa chọn và đề bạt cán bộ"
Lê Xuân Trùng, trong tạp chí Tổ chức Nhà nước (2/2003) có bài "Vài nét về mối quan hệ giữa trung ương và chính quyền địa phương ở Nhật Bản"
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đêu có giá trị về mặt pháp lý và phương pháp luận giúp chúng tôi nghiên cứu tốt dé tài của mình Tuy nhiên,
các công trình này mới chỉ đề cập đến những khía cạnh khác nhau của đường
lối cải cách hành chính của Đảng, chưa có một công trình nào nghiên cứu có
hệ thống "Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cải cách nền hành chính trong
thời kỳ đổi mới từ 1986 đến năm 2000" dưới góc độ lịch sử Đảng
2.2 Các nguồn tài liệu
Nghiên cứu để tài này chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu sau đây:
- Các tác phẩm của, Ăng - ghen, Lênin bàn về Nhà nước
- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh nói về xây dựng Nhà nước dân chủ
nhân dân, về bộ máy hành chính, thủ tục hành chính, và công tác cán bộ - Các văn kiện của Đảng, Nhà nước nói về đường lối chủ trương cải
cách hành chính qua các giai đoạn
- Các sách, tạp chí, báo, viết về cải cách hành chính ở Việt Nam và
một số nước khác
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Xác định cơ sở khoa học cải cách hành chính ở Việt Nam và vai
trò của nó đối với nền kinh tế - xã hội
Trang 123.3 Trình bày thực trạng công cuộc cải cách hành chính do Dang Cộng sản Việt Nam lãnh đạo qua các giai đoạn lịch sử
3.4 Thấy được sự lãnh đạo đúng đắn, của Đảng trong quá trình cải
cách nên hành chính, để từ đó phát huy những ưu điểm và khắc phục những
hạn chế, nhược điểm `
4 Phạm vi và góc độ nghiên cứu
4.1 Phạm vì nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, chúng tôi chỉ nghiên cứu theo đề tài đã đăng
ký: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cải cách nền hành chính quốc gia
trong thời kỳ đổi mới 1986 đến nay (2005)
4.2 Góc độ nghiên cứu
Để tài nghiên cứu theo góc độ lịch sử Đẳng 5, Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 5.1 Phương pháp lịch sử: ở đây chúng tôi nghiên cứu quá trình Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cải cách nền hành chính trong thời kỳ đổi mới
từ 1986 đến nay (2005)
5.2 Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic: Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chú trọng phương pháp logic hơn, tức là nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển đường lối cải cách hành chính của Đảng Cộng sản Việt Nam theo hình thức tổng quát nhằm nêu cái chung, cái tất yếu, cái bản chất của quá trình cải cách Tuy nhiên, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp lịch sử để trình bày những kết quả đạt được và
hạn chế qua việc thực hiện đường lối cải cách của Đảng
5.3 Ngồi ra, chúng tơi cịn sử đụng phương pháp thống kê, điều tra
khảo sát, so sánh các biểu đồ, biểu bảng để làm rõ thực trạng của nền hành
chính Việt Nam từ 1986 đến 2005
6 Đóng góp của đề tài
6.1 Tổng kết 20 năm cải cách nền hành chính quốc gia, rút ra 5 bài
học kinh nghiệm (xem tổng quan tr 119)
Trang 136.3 Phải quán triệt 5 quan điểm cải cách hành chính của Dang (xem tổng quan, tr 121-122)
6.4 Đề xuất chỉ tiết 4 nội dung cải cách nền hành chính quốc gia cho giai đoạn 2001-2010 (xem tổng quan tr 122-131)
6.5 Đề xuất 6 nguyên tắc nhằm đạt kết quả cao trong cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 (xem tổng quan tr 131-135)
6.6 Đề xuất 4 công việc nên làm trong quá trình tổ chức thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia (xem tổng quan tr 135-138)
7 Triển vọng áp dụng
Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra một số đề xuất: 5
bài học, 9 mục tiêu cải cách hành chính cho giai đoạn 2001-2010; quán triệt
5 quan điểm của Đảng trong quá trình cải cách nền hành chính quốc gia; 4 nội dung chỉ tiết về cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010; 6 nguyên tắc
tiến hành cải cách hành chính từ năm 2001 - 2010; 4 công việc nên làm trong quá trình tổ chức thực hiện cải cách hành chính Các để xuất này đều có khả năng áp dụng vào thực tế
8 Kết cấu tổng quan khoa học
Ngoài mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài khoa học được kết cấu thành 3 chương (Phần kết luận nhập vào chương 3)
Chương 1: Một số Khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu và cơ sở khoa học cải cách nên hành chính quốc gia
Chương 2: Đảng lãnh đạo nền cải cách nền hành chính quốc gia năm
1986 đến năm 2005
Trang 14CHUONG 1
MOT SỐ KHÁI NIỆM LIEN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ KHOA HỌC CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TẢI NGHIÊN COU
1 Khái niệm “hành chính”
Thuật ngữ “hành chính” có lịch sử lâu đời Nhiều học giả coi sự ra đời của nó trùng hợp với sự hình thành của Nhà nước từ thời xa xưa Theo A.Dunsire Đó là từ Latinh cổ (administratio), ví dụ như Cicero đã dùng, có hai nghĩa phân biệt nhau: giúp đỡ, hỗ trợ, hay phục vụ của một người hay
nhóm người dành cho một người khác hay một nhóm người khác Ta có thể
thấy sự phối kết giữa hai nghĩa mang tính nguyên tắc này, đồng thời vừa
“hướng dẫn”, vừa “hỗ trợ” Trong những bối cảnh khác nhau, từ nay cũng
có thể giải thích như là “phục vụ” hay “người đày tớ” (servant) Một nghĩa
khác nữa là “điêu hành”, ví dụ điều hành Nhà nước Ông đã tìm ra 15 ý
nghĩa khác nhau của khái niệm “hành chính”, trong đó những nghĩa vừa đề cập tới tỏ ra là thích hợp nhất với xã hội hiện đại
Từ điển tiếng Nga xác định ý nghĩa của "hành chính" là quản lý, lãnh đạo Với những ngữ cảnh khác nhau có thể hiểu từ này với các nghĩa cụ thể
khác nhau tác động quản lý của cơ quan quản lý, hoạt động tổ chức trong
lĩnh vực quản lý; các cơ quan chấp hành của quyền lực Nhà nước; bộ máy
chính phủ; những người có nghĩa vụ, ban lãnh đạo các cơ quan, xí nghiệp,
ban giám đốc người điều hanh
Từ các thời đế quốc La Mã, hay Trung Quốc cổ đại đều đã có các bộ
máy hành chính để giúp đỡ cho các chế độ quân chủ cai trị đân Các bộ
máy hành chính khi đó là các bộ máy quan lại và mang tính cá nhân rất rõ Các hệ thống hành chính này đều trung thành với quân vương chứ không phải vì Nhà nước và nhân dân Các vị vua tự coi mình là “Thiên tử"- " con
trời”, nắm quyền sinh, quyền sát trong tay và đặt ra các chức vụ quan lại
phần lớn phục vụ cho cá nhân nhà vua và giới quý tộc chứ không phải cho
Trang 15được thay đổi hoàn toàn để phục vụ cho lợi ích của chính thể mới đó mà cụ
thể là cho nhà vua
Theo cách hiểu trước đây về hành chính thì hành chính trong một tổ
chức là của một hệ thứ bậc quyền lực, với quyền kiểm soát từ trên xuống
dưới Mục đích của hệ thứ bậc đó là tận dụng tối đa quyền hạn của nó để hồn thành cơng việc một cách có hiệu quả nhất Công việc của cá nhân mỗi người cũng được phân tích ra để người nhân viên đó hay người lãnh
đạo của họ thấy rõ được bản chất và đặc thù của mỗi loại hình công việc
Công việc được giao cho cá nhân người nhân viên đó cũng được sự hỗ trợ từ nhiều phía để đạt đựợc hiệu quả cao, nhất là trong khu vực tư, như thông
qua các khoản khuyến khích về tài chính chẳng hạn Khi đó có một giả định đề ra về tính hợp lý kinh tế, người công nhân được thưởng nếu như làm việc có hiệu quả và bị phạt nếu như không có hiệu quả Vị trí của người công nhân hay công chức cấp dưới là tương đối thụ động, họ chỉ làm những gì
mà cấp dưới là tương đối thụ động, họ chỉ làm những gì mà cấp trên giao
cho họ theo yêu cầu của quá trình sản xuất, ít có sự năng động sáng tạo Với quan niệm như vậy về hành chính, người ta đã cố gắng khái quát
hoá thành các nguyên tắc và học thuyết hành chính, mối quan hệ chung có
thể thuyết phục được các nhà hành chính và các tổ chức tuân theo Theo
Irving Swerdlow, những nguyên tắc chung đó là:
Thứ nhất, một người hướng dẫn, tức là công việc của một nhân viên chỉ nên nằm dưới quyển giám sát và quản lý của một cấp trên, nếu có từ hai nhà quản lý trực tiếp trở lên sẽ đễ gây ra nhầm lẫn và phi hiệu quả;
Thứ hai, kiểm soát từ trên xuống dưới theo hệ thứ bậc trong tổ chức; Thứ ba, các chính sách được đưa từ cấp trên xuống cấp dưới trong hệ
thứ bậc để thực hiện;
Thứ tư, lập các đơn vị chức năng trong tổ chức để chun mơn hố và
làm đơn giản hoá việc giao quyền và trách nhiệm;
Thứ năm, uỷ quyền và trách nhiệm từ các nhà hành chính cấp trên cho
các nhà hành chính cấp đưới;
Thứ sáu, chức năng theo ngành đọc trong thực thi công việc của tổ
chức và chức năng tham mưu làm công tác tư vấn;
Trang 16nhiều nhân viên trực thuộc thi dé dan dén tinh trạng kiểm sốt khơng có hiệu
lực Trong một tổ chức theo hệ thứ bậc thì mô hình tổ chức là theo dạng hình
chóp, có chia ra các tầng bậc quản lý khác nhau để cho các nhà hành chính chỉ chịu trách nhiệm về một số lượng nhất định các nhà hành chính cấp dưới Mặc dù các nguyên tắc chung và các mối quan hệ này đều nhấn mạnh
đến tính hiệu quả trong thực thi công việc, song có thể thấy được nhược điểm của nó khi đưa vào áp dụng một cách máy móc Hơn nữa, cách tiếp cận theo kiểu này chú trọng nhiều vào các vấn đề tác nghiệp cụ thể, trong
khi không đề cập tới một số phương diện thiết yếu khác của hành chính Gần đây, quan niệm mới về hành chính cho rằng các quan niệm truyền
thống là quá hẹp và không nên tách bạch giữa chức danh trong tổ chức với bản thân con người nắm giữ chức danh đó Nếu tách riêng hai yếu tố đó ra sẽ làm cho người giữ chức danh này trở thành như một loại hàng hoá, một
quan niệm không đúng đắn cả về mặt đạo đức cũng như lý luận Lý thuyết
hành chính hiện đại nhấn mạnh vào ba phương diện:
Thứ nhất, hành chính là liên quan tới con người và hành vi của họ chứ
không phải là với đồ vật hay một cơ cấu để phân tích Như vậy, tất cả các
yếu tố như các giá trị, lợi ích, động cơ và các quan hệ giữa người với người cũng trở thành một bộ phận của hành chính Do đó, bản thân con người
cũng trở thành một bộ phận trong kết quả đầu ra của một tổ chức, vị trí của họ trong nền hành chính chuyển từ vị trí khách thể sang thành chủ thể;
Thứ hai, nên hành chính hoạt động trong một môi trường tác động tới
toàn bộ quá trình hành chính, kể từ đầu vào, quá trình vận hành cũng như
kết quả đầu ra, do đó về mặt chức năng không thể tách công tác quản lý nội bộ ra khỏi các mối quan hệ với bên ngoài được;
Thứ ba, không thể thu hẹp hành chính thành một hệ các quy tắc quy
định bởi vì nó mang tính hoàn cảnh rất cao, chịu tác động trực tiếp của bối
cảnh và môi trường trong đó nó vận hành Những điều khái quát chung về
hành chính trong mọi tình huống là quan trọng và không thể bỏ qua đựơc,
song tính hướng dẫn của chúng là rất hạn chế
Mặc dù buổi ban đầu, hai khái niệm “hành chính” và “quản lý” có cùng
ý nghĩa, đều là “chăm lo công việc” hay “chịu trách nhiệm về” hoặc “làm hồn thành cơng việc”; về sau này khái niệm “hành chính” có nhiều ý nghĩa
Trang 17chúng đều có các nguyên lý và các mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành
học thuật khác, vừa được coi là một nghệ thuật bởi vì chúng bao hàm cả các hành vi và thái độ giữa các tác nhân tham gia trong đó Song như R.J.S Barker viết: “Nó (hành chính ) có mặt trong khu vực công nhiều hơn là trong khu vực tư, và nói chung mang hàm ý không phải là quyền kiểm soát tối hậu, mà là thay mặt những người khác hay các nhà chức trách khác để hướng dẫn và phối hợp công việc Nó thường đi đôi với một vài ý nghĩa phục vụ” Lý lẽ này làm rõ thêm ý nghĩa của “hành chính” như là “công tác điều hành
của chính phủ hay hướng dẫn” trong việc thực hiện một mục đích hay kết quả cuối cùng; hoặc như là “hướng dẫn” hay “thừa hành” vì lợi ích của người khác Cùng với một số đồng tác giả khác, H.A Simon cho rằng, với nghĩa
rộng nhất, có thể định nghĩa hành chính như là hoạt động của nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung Hay như I.Swerdlow cũng cho rằng, hành chính có mặt ở bất kỳ nơi nào có từ một người trở lên thông qua hoạt động chung với nhau để đạt được, một cái gì đó Hành chính
và quản lý do đó rất gần nhau về ngữ nghĩa, song với sự khác biệt ở đây là hành chính với ý nghĩa của một hình thức quản lý đặc biệt
Hiểu một cách tương đối, hành chính là sự quản lý của bộ máy Nhà
nước, gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước Vì đây là sự
quản lý của Nhà nước, mọt chủ thể rất đặc biệt, đối với rất nhiều khách thể
khác nhau trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ, sự quản lý đó khác hẳn so với các hình thức quản lý thông thường khác giữa một chủ thể với một khách
thể Do vậy, khi nói tới quản lý Nhà nước là nói tới “hành chính Nhà nước”
(hay còn được gọi tên là hành chính công) Trong điều kiện nước ta, “Đẳng
ta khẳng định : nền hành chính quốc gia là một bộ phận lớn nhất trong cơ cấu Nhà nước, đẩm nhận những chức năng thực thi quyên hành pháp để quản lý, điêu hành mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp tổ chức thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng và thục thi quyên lực của nhân dan”
Tâm quan trọng của nên hành chính như vậy đã được xác định rõ ràng,
cũng như F.F.Ridley khẳng định rằng “Nền hành chính không chỉ tạo thành bộ phận lớn nhất của chính phủ, mà nó còn nằm tại trọng tâm của quá trình
hoạch định chính sách”.” Độ lớn của nền hành chính trong chính phủ
Trang 18chính trị như các kết quả bầu cử, các lợi ích thuộc về quốc gia hay địa
phương và còn đề cập tới các chỉ tiêu khác như độ tăng của chỉ phí Nhà nước, tỷ lệ công đân tham gia tích cực vào các công tác của chính phủ
Trong tác phẩm đầu tay nghiên cứu chuyên để về hành chính công,
Leonard White đã đưa ra 4 giả định về hành chính Mặc dù hãy còn có nhiều điểm đang tranh luận để làm cho rõ thêm, nhưng các giả định đó có
thể giúp nắm bắt cụ thể thêm một số cách hiểu về thuật ngữ này nhất là về
phương diện chức năng quản lý trong hành chính:
Mội là, hành chính là một quá trình đơn nhất, ở bất kỳ nơi nào nhận thấy, nó đều là đồng nhất về nội dung qua các đặc tính quan trọng của nó Vì vậy, không nhất thiết phải nghiên cứu riêng về hành chính Trung ương,
hành chính địa phương, mặc dù trong đó có những điểm khác biệt đáng lưu
ý Suy cho cùng sự quản lý của các nhà hành chính đều có cùng một vỏ bọc
bên ngoài
Hai là, “nên bắt đầu nghiên cứu về hành chính trên cơ sở của quản lý
hơn là trên nền tắng pháp luật” Việc bất đầu từ nghiên cứu pháp luật làm
cho hành chính nhấn mạnh nhiều hơn vào các phương diện pháp lý và tính chất hình thức của nó hơn là các đặc điểm mang tính tác nghiệp Trong khi
pháp luật nhất là luật hành chính là ngành luật có lẽ có ảnh hưởng nhiều nhất và quy định những giới hạn đối với nền hành chính, nếu nền hành
chính công mong muốn được hồn thiện dần thơng qua việc nghiên cứu một
cách có hệ thống, thì nó phải quay trở lại với chức năng quản lý
Ba là, trước hết hành chính là một nghệ thuật song cũng đang có một xu hướng chuyển nó thành một ngành khoa học Các nhà hành chính hiện nay có rất nhiều trang thiết bị và kiến thức hệ thống để hõ trợ cho họ trong công việc Khoa học giúp đưa các công thức hành chính vào thực tiễn công tác hàng ngày và giúp bỏ dần lối làm việc kinh nghiệm chủ nghĩa Theo tác giả White thì ngành khoa học quản lý sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển khoa học hành chính công
Bốn là, “hành chính đã, đang và sẽ trở thành trọng tâm của vấn đề quản lý hiện đại của chính phủ” Những ý tưởng này có phần nghiêng nhiều hơn về hành chính công, tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng nhất định đối
Trang 192 Khái niệm "nền hành chính quốc gia":
a Thuật ngữ hành chính theo nguyên nghĩa đó là sự quản lý của bộ
máy Nhà nước, xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, sự quản lý đó khác hoàn toàn với mọi sự quản lý thông thường của một chủ thể đối với một khách thể nào đó
Như vậy, nói đến sự quản lý Nhà nước tức là nói đến nền hành chính Nhà nước, nền hành chính công, hay còn gọi là nền hành chính quốc gia
Đảng ta khẳng định: nền hành chính quốc gia là một bộ phận lớn nhất
trong cơ cấu Nhà nước, đảm nhận những chúc năng thực thi quyển hành pháp để quản lý điêu hành mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và thực thi quyền lực của
nhân dân
b Nền hành chính quốc gia là một hệ thống tổ chức và định chế có chức năng thực thi quyền hành pháp, tức quản lý công việc công hàng ngày của Nhà nước Nó được tạo thành bởi một hệ thống các pháp nhân (Chính phủ, các bộ, các hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, các cơ quan sự nghiệp .) Nền hành chính quốc gia có thẩm quyền tổ chức và điều hành mọi quá trình xã hội, mọi hành vi của các tổ chức chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và của mọi công dân bằng các văn bản pháp quy thực quyền -
lập quy của quyền hành pháp Mục đích của nó là nhằm giữ gìn trật tự
công, phục vụ lợi ích công và lợi ích của công dân một cách có hiệu quả Ở các nước, “hành chính quốc gia” có thể được nhìn nhận theo ba khía cạnh say đây:
Thứ nhất, hành chính công là quyền lực, hay gọi là “Quyên hành
chính” Đây là một nhân tố cấu thành quan trọng của quyền hành pháp,
trong đó bao gồm quyền lập quy và quyền hành chính
Quyên lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy dưới luật Chỉ
những cơ quan trong hệ thống hành pháp thay mặt Nhà nước, có chức năng
quản lý Nhà nước mới có quyên ban hàng các văn bản pháp quy nhằm thi
hành luật
Trang 20với sự trực thuộc như một người đại điện cho Nhà nước Trong trường hợp này, hành chính có nghĩa là quản lý Nhà nước hoặc “cai trị”
Nói chung, khi coi hành chính như là một quyền lực, chúng ta có thể
hiểu rằng: nó là một thực thể của các tổ chức và các quy chế tổ chức của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước,
được tiến hành bởi các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền
Sự quản lý của Nhà nước được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống kin tế - xã hội để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, giữ gìn quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công cộng, bảo vệ quyền và nghĩa vụ
công đân và phục vụ những nhu cầu hàng ngày của công dân Với ý nghĩa
đó, thì hành chính công là một hệ thống chức năng của Nhà nước để bảo
đảm cho việc thực hiện quyên hành pháp và sự hoạt động thường xuyên của
bộ máy Nhà nước
Thứ hai, hành chính công "là một thể chế" Nó được hình thành bởi hệ thống các cơ quan công quyền, bao gồm: Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương, các tổ chức công
Hệ thống các cơ quan này có thẩm quyền tổ chức và điều hành các quá
trình kinh tế - xã hội và các hoạt động của các tổ chức hoặc các công dân
bằng các văn bản pháp quy dưới luật
Thứ ba, hành chính công là hành động đảm nhận các công việc bình thường có tính sự vụ, cụ thể cho đến các công việc phức tạp, hàng ngày,
giúp cho nhà quản lý chỉ đạo, điều hành công việc Chẳng hạn như những
việc dự thảo văn bản, in ấn văn bản, ưu trữ văn bản Và cả những công việc nghiên cứu quyết định quản lý và tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước
Như vậy, hành chính công là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước, nó tham gia vào hệ thống chính trị và có nhiệm vụ thi hành quyền lực
Nhà nước
c Nền hành chính quốc gia bao gồm hệ thống thể chế hành chính để quản lý xã hội theo Hiến pháp và Pháp luật; cơ cấu tổ chức và phương thức
hoạt động của các cơ quan trong bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức hành chính
Nói đến quản lý của bộ máy Nhà nước và hoạt động của bộ máy hành
Trang 21cách là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp
đối với toàn xã hội và toàn dân trong khuôn khổ hệ thống chính trị (hay thể
chế chính trị) và trực tiếp là thể chế Nhà nước Để thực hiện chức năng của quyền hành pháp đó, tất yếu nó phải thông qua một hệ thống tổ chức và thể
chế gọi là hành chính Nhà nước
Theo từ điển "Luật pháp - hành chính", Pháp - Việt do Nhà xuất bản
thế giới ấn hành năm 1992 thì “hành chính Nhà nước là tổng thể các tổ
chức và quy chế hoạt động của bộ máy hành chính có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước, do các cơ quan có tứ cách pháp nhân
công quyền tiến hành bằng những văn bản dưới luật để giữ gìn trột tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của công dân” Với ý
nghĩa đó, hành chính Nhà nước (hay nền hành chính quốc gia) là hệ thống
các tổ chức làm chức năng của Nhà nước, bảo đảm thực thi quyền hành
pháp và hoạt động liên tục của bộ máy Nhà nước, thông qua các công sở Nền hành chính cũng có nghĩa là tồn bộ các cơng sở và công chức đặt
dưới quyền quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và
Chủ tịch UBND các cấp
Nền hành chính Quốc gia là thực thi quyền lực hành pháp, nhằm thực
hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất - cơ quan lập pháp (Quốc hội) quyết định Nó không mang nội dung của quyền lập pháp và tư pháp
Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước chính là nội dung và phương thức quản lý của nên hành chính Quốc gia, bao gồm cả về cơ cấu, thẩm quyên, chức năng, nhiệm vụ Vậy, ta có
thể hiểu rằng, nên hành chính Quốc gia là bộ phận hợp thành của bộ máy
Nhà nước làm chức năng thực thi quyền lực hành pháp Tức là quyền thống
nhất tổ chức và quản lý toàn bộ xã hội trên cơ sở chấp hành các đạo luật và
các Nghị quyết, chịu sự giám sắt của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất
- Quốc hội Như vậy nền hành chính Quốc gia không phải đơn thuần như một số người thường hiểu là loại công việc có tính chất nghiệp vụ hay kỹ
thuật thuần tuý, sự vụ văn phòng, công văn giấy tờ mà là một hệ thống tổ
chức, thiết chế, định chế bao quát moj hoạt động trong xã hội do Nhà nước
Trang 22Nó là một hệ thống bao gồm 4 loại vấn đề (hay 4 lĩnh vực chủ yếu)
hợp thành:
- Hệ thống thiết chế tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
- Hệ thống pháp luật, lấy hành pháp và luật làm khuôn khổ
- Hệ thống nhân sự, trước hết là những người giữ trọng trách lãnh đạo
về quản lý hành chính và công chức hành chính
- Hệ thống quản lý tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm toán và quản lý tài sản
Hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn khái niệm nền hành chính Quốc
gia và cơ cấu chức năng như vậy, chúng ta mới có thể xác định được những vấn đề chủ yếu đi đến việc cải cách nền hành chính Quốc gia một cách có hiệu quả
d Ở nước ta, hệ thống hành chính Quốc gia có một vị trí rất quan
trọng, xét cho cùng, mọi đường lối chính sách của Đảng, mọi luật pháp và Nghị quyết của Quốc hội đi vào được cuộc sống, trở thành hiện thực, mang lại lợi ích cho nhân dân đều thông quan hoạt động của bộ máy hành pháp với công cụ đắc lực của mình là nên hành chính Quốc gia
Có thể khẳng định rằngs, quyền lực, năng lực, hiệu lực, hiệu quả của
bộ máy Nhà nước, xét cho cùng là thể hiện trong hiệu lực và hiệu quả của
hoạt động hàng ngày của nền hành chính Quốc gia
Do đó, nên hành chính Quốc gia theo nghĩa đầy đủ là hệ thống thực thi
quyền hành pháp, là công cụ của hành pháp, quản lý xã hội trên cơ sở thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước
Vậy để biểu hiện một cách đây đủ khái niệm nền hành chính Quốc gia, cần xem xét trên 4 yếu tố căn bản sau:
- Về phương điện hoạt động thực tiễn - quản lý, phải xem nó như là
một hệ thống tổ chức và quản lý thống nhất; quán xuyến mọi quá trình, mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, văn hoá - xã hội, y tế, giáo dục đến an ninh, quốc phòng
Trang 23- Về mặt thiết chế, phải coi nó như là một hệ thống cơ cấu có tổ chức
và chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn, thẩm quyên được thể chế hoá bằng
những văn bản pháp quy và thực hiện việc quản lý của bộ máy Nhà nước - Về mặt khoa học, phải coi nó là một khoa học độc lập, có mục tiêu,
đối tượng, quy trình và phương pháp nghiên cứu riêng, có lịch sử hình
thành và phát triển dựa trên sự phát triển của lý luận và thực tiễn Do đó,
muốn tiến hành cải cách nền hành chính Quốc gia phải đặt nó trên nền tảng
của cả hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo
của Đảng
3 Khái niệm “cải cách hành chinh ”:
Trong nhiều thập kỷ qua, cải cách hành chính (adminitrative reform - tiếng Anh) đã được các học giả thuộc nhiều quốc gia nghiên cứu và đưa ra
những định nghĩa khác nhau Sự khác biệt giữa các định nghĩa đó một mặt phụ thuộc vào sự đa dạng của các chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, mặt khác còn phụ thuộc vào quan điểm và góc độ nghiên cứu của
các học giả thuộc các Quốc gia đó
Đứng trên góc độ hành chính học, việc nghiên cứu thuật ngữ cải cách hành chính trước hết được bắt đầu từ khái niệm “Cải cách”
Cải cách là “sửa đổi những bộ phận cũ không hợp lý cho thành mới, đấp ứng yêu cầu của tình hình khách quan”©); là “sự sửa đổi căn bản từng
phần, từng mặt của đời sống xã hội theo hướng tiến bộ mà không đụng tới
nền tảng của chế độ xã hội hiện hành”),
Trên cơ sở khái niệm cải cách, đã có nhiều khái niệm cải cách hành
chính được đưa ra:
- Có những tác gia đưa ra khái niệm theo hướng nhấn mạnh tính kế
hoạch, tính mục tiêu, tính tiến độ và những trở lực của cải cách hành chính
Chẳng hạn, tác giả Geral E Caiden cho rằng: “cải cách hành chính là sự tác động nhân tạo của việc chuyển đổi hành chính chống lại sự kháng cự Õ
- Một số tác giả nhấn mạnh sự phù hợp của mục tiêu cải cách hành
chính với những yêu cầu phát triển của đất nước và xã hội, chẳng hạn:
- “Cải cách hành chính là hoạt động của Chính phủ căn cứ vào yêu cầu
phát triển kinh tế, chính trị của xã hội mà hiện đại hoá, khoa học hoá, hiệu
Trang 24- Là “Quá trình làm cho bộ máy hành chính phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, đổi mới hệ thống chính trị bao gồm một hệ thống tổ
chức và định chế có chức năng thực thi quyền hành pháp tức là quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước, bảo đảm tổ chức thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước””),
- Một số tác giả khác lại nhấn mạnh việc nâng cao hiệu suất, cải tiến chế độ và phương thức hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới:
“Cải cách hành chính được hiểu là quá trình lâu dài và liên tục nhằm nâng cao hiệu suất hành chính, cải tiến chế độ và phương thức hành chính mới trong phạm vi quản lý của hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành
pháp cũng như tất câ các hoạt động có ý thức của bộ máy Nhà nước ”®), - Khi đi sâu nghiên cứu về nội dung cải cách nền hành chính, một số tác giả cho rằng, cải cách hành chính là phải nhằm mục tiêu thay đổi toàn
bộ các nội dung của nền hành chính như thể chế, bộ máy, tài chính công, công vụ, công chức, chẳng hạn như:
- “Cải cách hành chính để cập đến những thay đổi trong toàn bộ hệ thống hành chính công Nó bao gồm toàn bộ việc tổ chức lại các bộ, xác
định nhiệm vụ và chức năng của các đơn vị hành chính, cải tiến các phương
pháp và thủ tục, đào tạo cán bộ Cải tiến sự phối hợp ở cấp cao hơn của
Chính phủ Mọi sự cải tiến cơ cấu, thủ tục, năng lực và động cơ của cán bộ
với mục đích nâng cao năng lực quản lý và tổ chức của các tổ chức công cũng được xem là cải cách hành chính theo nghĩa này ””?),
- Trong từ điển hành chính, Hà nội 1997, “cải cách hành chính
adminitrative reform: hệ thống những chủ trương, biện pháp tiến hành những sửa đổi, cải tiến mang tính cơ bản và có hệ thống nền hành chính
Nhà nước (hay còn gọi là nên hành chính công, nền hành chính Quốc gia) về các mặt thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, chế độ công vụ, quy chế công chức, năng lực, trình độ phẩm chất phục vụ của đội ngũ công chức
làm việc trong bộ máy đó”49
- Cũng đi theo hướng đề cập đến các nội dung cải cách nên hành chính nhưng một số tác giả lại cho rằng, cải cách hành chính không nhất thiết
phải tạo ra sự thay đổi toàn bộ các nội đung của nền hành chính mà là thay
Trang 25chính được hiểu “như là một quá trình cải tiến bộ phận, cải cách từng phần, từng bước hệ thống bành pháp của bộ máy Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu
lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp
hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong nền
hành chính Nhà nước, có liên quan đến cải cách các lĩnh vực quản lý khác nhau của bộ máy Nhà nước”0Đ,
- Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII (1-1995) khoá VH của Dang Cộng sản Việt Nam: “cải cách hành chính ở nước ta là trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện thể chế
của nền hành chính, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp, đội ngũ công chức hành chính để nâng cao hiệu lực, năng lực
và hiệu quả hoạt động của hành chính công phục vụ nhân dân "X?,
Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ cải cách hành
chính và ở những nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau sẽ
có cách hiểu không giống nhau Tuy nhiên, trên cơ sở những khái niệm đã
nêu có thể thấy rõ sự thống nhất của chúng trên một số nội dung sau:
- Cải cách hành chính là sự thay đổi có kế hoạch theo một mục tiêu
xác định nhưng không lầm triệt tiêu hay thay đổi bản chất của hệ thống
hành chính Nhà nước mà là đổi mới, hoàn thiện để hệ thống hành chính hoạt động hiệu quả hơn;
- Cải cách hành chính hướng tới sự điều tiết những mâu thuẫn trong cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước
- Cải cách hành chính Nhà nước không chỉ tập trung vào việc định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân mà thông qua đó nhằm thiết lập một
hệ thống hành chính chặt chẽ từ trên xuống dưới; cải cách hành chính
không phải là cải cách chế độ - chính trị - xã hội mà là quá trình khắc phục
mọi trở lực trong cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của nền hành chính, làm cho nó phát triển mội cách năng động và phù hợp với sự biến đổi kinh tế - xã hội
Tuỳ theo từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử mà cải cách hành chính có thể hướng tới sự hoàn thiện một hoặc một số nội đưng của nền hành chính như thể chế, bộ máy, tài chính công, và đội ngũ công chức
Trang 26Cải cách hành chính là thuật ngữ chỉ quá trình cải biến có kế
hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nên hành chính Nhà nước gồm: cải cách thể chế hành chính; cải cách
bộ máy hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức; cải cách tài
chính công nhằm xảy dựng nên bành chính đáp ứng yêu cầu của một
nên hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện dai.”
4 Khái niệm "thủ tục hành chính"
Trong quản lý, để giải quyết các công việc cần phải tuân theo những thủ tục phù hợp Với nghĩa chung nhất, thủ tục (procédere) là phương thức,
cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống
nhất, gôm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chế với nhau nhằm đạt kết quả
mong muốn
Trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thủ tục trước hết được hiểu là những trình tự được quy định phải tuân theo khi thực hiện công việc
Theo quan niệm này, ở nhiều nước có luật thủ tục cho hoạt động của các cơ
quan Nhà nước tương đối cụ thể Những thủ tục như vậy không đơn thuân
chỉ là yêu cầu về giấy tờ hành chính cần có mà còn là trật tự hoạt động của
cơ quan Nhà nước được quy định
Theo quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý Nhà nước ở nước ta, hoạt động chấp hành và điều hành (hành pháp) của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện bằng hành động liên tục theo một trình tự nhất định nhằm đạt mục đích quản lý đã được đề ra Đó là thủ tục quản lý hành chính Nhà nước, được gọi là thủ tục hành chính
Trong nghiên cứu thủ tục hành chính, có nhiều quan niệm về phạm vi cụ thể của khái niệm thủ tục hành chính
Quan niệm hành chính thứ nhất cho rằng, thủ tục hành chính là trình tự
mà các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết trong lĩnh vực trách nhiệm
hành chính và xử lý vi phạm pháp luật
Theo quan niệm thứ bai thì thủ tục hành chính: là trình tự giải quyết
bất kỳ một vụ việc cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính
Nhà nước Như vậy, ngoài thủ tục xử lý các vi phạm hành chính, thì thủ tục:
cấp giấy phép, đăng ký và giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được coi là
Trang 27Quan niệm này đã có phạm vỉ rộng hơn nhưng vẫn chưa thật đầy đủ,
hợp lý, bởi vì ngoài trình tự giải quyết bất kỳ một vụ việc cá biệt, cụ thể
nào, thì hoạt động ban hành các quyết định quản lý mang tính chủ đạo và mang tính quy phạm cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những trình tự nhất
định nhằm đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý của các quyết định
Vì vậy, quan niệm theo nghĩa rộng nhất đã khẳng định: Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian và không gian các giai đoạn cần phải có để
thực hiện mọi hình thức hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, bao gồm trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, điều động viên chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để bảo đảm các quyền chủ thể và xử lý vi phạm; trình tự tổ chức - tác nghiệp hành chính
Nguyên tắc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi hoạt động Nhà
nước phải tuân theo những quy tắc pháp lý quy định về trình tự, cách thức
khi sử đụng thẩm quyền của từng cơ quan để xử lý công việc Những quy tắc pháp lý này là những quy phạm thủ tục Các quy phạm thủ tục bao gồm: thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp và thủ tục hành chính Nhăm đạt
đến những mục tiêu xác định trước, hoạt động quản lý Nhà nước tác động đến rất nhiều các quan hệ xã hội khác nhau và các quy phạm vật chất hành chính rất đa dạng Vì vậy, không có một thủ tục hành chính duy nhất, mà có
rất nhiều loại thủ tục Và những thủ tục hữu hiệu nhất là vô cùng cần thiết, vì nó bảo đảm cho tiến trình hành chính không trì trệ hay cản trở, có ý
nghĩa to lớn trong việc thực hiện các lợi ích xã hội khác nhau Các cơ quan Nhà nước và công chức Nhà nước khi ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý Nhà nước đều phải tuân theo một quy trình đã được quy phạm thủ tục hành chính quy định, nhằm thực hiện một các tốt nhất các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước theo pháp luật cũng như phục vụ nhu cầu hàng ngày của công dân
Thủ tục hành chính là một bộ phận tạo thành chế định tất yếu của luật
hành chính Nói khác đi, thủ tục hành chính là loại hình quy phạm hành
chính có tính công cụ để cho các cơ quan Nhà nước có điều kiện thực hiện
chức năng của mình Thủ tục hành chính bảo đảm cho các quy phạm vật chát của luật hành chính được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội
Xây dựng một quan niệm chung, thống nhất về thủ tục hiệu quả là rất
Trang 28lập pháp, lập quy mà còn hết sức cần thiết để có nhận thức và hành dong
đúng đắn trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước; đặc biệt là trong
tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước ‘
Như vậy, thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc
của các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyển trong mối quan hệ
nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức và cá nhân công dân Nó giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước hoặc
của các cá nhân, tổ chức được uỷ quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
I CO SỞ KHOA HỌC CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA: Khi tiến hành cải cách hành chính quốc gia, Đảng ta dựa vào cơ sở
khoa học sau đây:
1 Tầm quan trọng của nền hành chính Quốc gia
a Nền hành chính quốc gia ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước
Nó là công cụ để Nhà nước thực hiện “cai trị ” và quản lý xã hội Bất kỳ
một Nhà nước nào cũng cần có các cơ quan hành chính để cai quản đất nước
Nền hành chính của các Nhà nước đầu tiên trong lịch sử chỉ mới tiến
hành những công việc quản lý tài sản, giúp người nghèo, quản lý xã hội
Ngày nay, do quá trình phát triển của nền kinh tế và trình độ phát triển của dan trí, có nhiều vấn đề phức tạp trong hoạt động xã hội xuất hiện; do đó,
đòi hỏi cần phải có sự quản lý đa dạng, phong phú và phức tạp của nền kinh tế xã hội và các mối quan hệ xã hội khác Nó được đặt ra một cách trực tiếp
đối với mỗi nền hành chính quốc gia Vì vậy, cần phải có một hệ thống cơ
quan Nhà nước quản lý xã hội tương ứng và thường xuyên
Trên thế giới đã có những nước có nền hành chính phát triển khá mạnh, khá sớm Chẳng hạn hư nước Đức, thời chính phủ Bismark, từ 110
năm trước đây đã áp dụng bảo hiểm y tế, lương hưu, bảo hiểm tai nạn cho
công nhân Đức; những vấn đê về kiểm soát sự an tồn cho cơng nhân trong
nhà máy như quy định giờ làm việc, quy định việc làm cho phụ nữ có thai, quản lý bưu điện, đường sắt, giao thông, đường bộ, đường thuỷ đã có từ
hàng thế kỷ Trong khi đó, gần đây Hoa Kỳ mới tuyên bố cung cấp bảo
hiểm cho công nhân Chính B.Clintơn thắng cử Tổng thống Hoa Kỳ, đời thứ
Trang 29Nền hành chính phát triển hay là vai trò của nên hành chính trong
phát triển là gì? Nên hành chính phát triển đã tồn tại từ lâu, lần đầu tiên nó được áp dụng đối với công nhân trong nhà máy dưới triều đại của các ông
Vua tư sản
Trước đây, ở Mỹ và các nước Mỹ- latinh, có thời gian cái gì cũng rất tự đo, mọi thứ đều đo tư nhân quản lý, Chính phủ không đóng vai trò gì cả
Song, người ta thấy rằng, một số lĩnh vực cũng phải có sự quản lý của Nhà
nước, chẳng hạn như trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh
Ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, nên hành chính cũng đang ở
giai đoạn hết sức khó khăn Nền hành chính đang cần phải thiết lập kế
hoạch, mọi thứ ở đó đều cần được kế hoach hoá Ví dụ, ở thành phố, việc
xây một ngôi nhà, thậm chí trồng một cây cũng phải có ý kiến của của Ban
phát triển thành phố Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, nếu một nhà đầu tư
cho một nước nào đó hay một ngành nào đó, thì đều phải xem xét ở nhiều
khía cạnh (ví đụ: giảm, miễn thuế, trợ cấp ) Đó là những vấn đề được các
- nhà quản lý quan tâm và đều được đưa vào kế hoạch
Hiện nay ở nhiều nước, tỷ lệ công nhân viên chức có xe Ơ- tơ rất cao, điều đó gây khó khăn cho giao thông đường phố Từ đó, đã nảy sinh tranh luận là làm sao giảm bớt được xe cộ tư nhân, chuyển sang các phương tiện giao thông của Nhà nước như tàu hoả, tàu điện ngâm, Nhiễu nước trước
đây, đường tràn ngập và lộn xôn những xe máy, xe đạp nhưng đến nay vấn
dé đó đã được giải quyết, đã có đường dành riêng cho từng loại xe Sở dĩ
làm được điều đó, là nhờ có sự điều hành hành chính một cách có kế hoạch Như vậy, một nên hành chính trong phát triển, đòi hổi nó phải được quản lý
một cách có kế hoạch và điêu hành bằng kế hoạch của Nhà nước
Nói chung, sản phẩm xã hội do nên hành chính tổ chức nên là rất lớn, nó chiếm tới 40% Ở Việt Nam và Trung Quốc ngày nay, có đến 60% nên kinh tế thuộc khu vực Nhà nước quản lý Trong khi đó, ở các nước chỉ
khoảng 25%, ở Đức chỉ có 20% Các khoản trợ cấp, bao cấp đều do nền hành chính lên kế hoạch, chứ không phải là tự do
b Trên thế giới hiện nay, nên hành chính được liên tục phát triển nhằm cung cấp các dịch vụ cho nhân dân - những dịch vụ chủ yếu theo yêu
Trang 30ngừng, số lượng các nhà quản lý hành chính ngày càng tăng Họ luôn đổi mới trong một số lĩnh vực như trường học, bệnh viện, thể dục, thể thao và
coi đây là điều rất quan trọng Một nền hành chính trật tự và mang tính chất luật, có nghĩa là mọi mệnh lệnh từ cấp trên xuống cấp dưới đều được thực
thi Nền hành chính phát triển, có nghĩa là sẽ dịch vụ tốt cho nên kinh tế
Nền hành chính có thể phân chia ra khu vực công, khu vực tư nhân Tuy nhiên, có một số ngành thuộc cấu trúc hạ tầng quan trọng như điện
năng, giao thông vận tải, thông tin, cung cấp thực phẩm đều do chính quyền địa phương hoặc trung ương đảm nhiệm Các cơ quan quản lý địa phương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống hành chính Nếu muốn thu hút đầu tư, các cơ quan quản lý địa phương phải đầu tư phát triển những ngành và
có chế độ ưu đãi trên một số mặt của địa phương mình như: giao thông vận
tải, bưu điện, giảm thuế
c Để thực hiện tốt các nội dung trên, chúng ta cần tôn trọng các
nguyên tắc chỉ đạo nền hành chính quốc gia sau đây: - Nguyên tắc phù hợp với các chức năng của chính phủ; - Nguyên tắc hoàn chỉnh và thống nhất;
- Nguyên tắc phân quyền và phân cấp quản lý;
- Nguyên tắc phù hợp giữa phạm vi và cấp bậc quản lý;
~ Nguyên tắc về sự nhất trí giữa chức vụ, trách nhiệm và quyền han; ~ Nguyên tắc về hiệu quả kinh tế - xã hội;
- Nguyên tắc tham gia dân chủ của nhân dân vào công việc quản lý; - Nguyên tắc huy động tính tích cực cuả con người
Vấn đề quan trọng ở đây là phải có sự vận dụng một cách sáng tạo và điều chỉnh một cách linh hoạt cho phù hợp với những điều kiện thực tế
trong chỉ đạo và điều hành để phát huy tốt những chức năng và nhiệm vụ của nền hành chính quốc gia
2 Cải cách hành chính phù hợp với trào lưu chung của thời đại hiện nay
Chúng ta đang sống trong thời đại của những biến chuyển lớn lao Cùng với những đổi mới về chính trị, nhận thức và hoạt động về cải cách
hành chính trở nên tất yếu khách quan và là người bạn đồng hành của mọi
cải cách Thế giới đó chứng kiến nhiều sự kiện cải tổ vẻ thể chế, về cơ cấu,
Trang 31phương pháp và mô hình quản lý mới có hiệu quả, đáp ứng được đòi hỏi mới của thời đại ˆ
a Quá trình đổi mới nên hành chính quốc gia đã và đang diễn ra
không ngừng Vấn đề vai trò của Nhà nước, của nền hành chính quốc gia,
mối quan hệ giữa Nhà nước, xã hội và thị trường luôn luôn được đặt ra
Quản lý hành chính Nhà nước luôn bị chi phối bởi các áp lực về kinh tế và
tài chính, trước hết, do mức độ phát triển của thị trường tài chính, thị trường công nghiệp và thị trường nhân lực
Những vấn đề phức tạp này, giờ đây không còn là vấn để riêng của
từng quốc gia, mà trở thành vấn đề mang tính quốc tế và khu vực Tình hình đó, làm xuất hiện nhu cầu cần có sự hợp tác giữa các quốc gia, giữa các
ngành, giữa các cơ cấu thể chế và có cạnh tranh, sắp xếp lại trật tự mới của
thế giới từ nhiều năm nay
b Một nhân tố khác cũng gây ảnh hưởng lớn đến xu hướng quốc tế
hoá, cải cách hnàh chính Đó là sự thay đổi về môi trường chính trị, đặc biệt
ở Đông Âu và Trung Âu, dẫn đến quá trình chuyển biến mạnh mẽ và nhanh
chóng từ nền kinh tế - kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường Các vấn đề về môi trường, chất xúc tác liên kết các quốc gia trong
cùng một nhiệm vụ chung là bảo vệ mơi sinh tồn cầu Mặt khác, những đột
biến về công nghệ đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả của công tác quản
lý, đồng thời là nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng về quản lý trên thế
giới đang hình thành nên những mô hình mới về quản lý, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại
- Trong trào lưu dân chủ hoá, đòi hỏi trước hết các hoạt động xã hội, các dịch vụ công phải tốt hơn có hiệu quả hơn đến tận từng người Vì vậy,
mỗi quốc gia cần phải có một hệ thống quản lý hành chính thoáng hơn, có trách nhiệm cao hơn, khả năng ra quyết định và giải quyết tốt hơn, thực sự
đại biểu cho ý nguyện của nhân dân Tựu trung lại, thời đại mới đòi hỏi một
hiệu lực quản lý mới, chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn, chỉ phí thấp
hơn để đạt được giá trị tối ưu
Ở mỗi nước có những điều kiện thực tế khác nhau, nhưng có thể bổ
sung kinh nghiệm cho nhau và kết hợp với nhau để đương đầu với những
Trang 32và nhân lực) và tới việc tuyển dụng lao động Xu hương tư nhân hoá và cổ
phần hoá thể hiện đưới dạng phi quốc gia từng phần hoặc một phần các
đoanh nghiệp và dịch vụ thuộc khu vực công, cùng với việc hình thành phương thức quản lý và tiêu phí quản lý cho khu vực tư, song song tổn tại và phát triển cùng với khu vực công đang đấu tranh, cạnh tranh và phát triển nhanh chóng
c Một hướng khác đang nổi lên thành vấn để đáng quan tâm là việc
phì quy tắc hoá nhằm giảm bớt các thủ tục phiên hà, xoá bỏ các cấp
trung gian, đơn giản hoá các thủ tục và tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế được phát triển tự do Nhưng cần lưu ý rằng, chính điêu đó cũng đễ
đưa đến những yêu cầu cần quy tắc hoá trở lại trong một chừng mực nhất
định, nếu như nó phù hợp và nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định
+ Một số yếu tố mới của thế giới hiện nay nữa là vấn đề thị trường
hoá Nó đang tạo ra môi trường cạnh tranh cho các hoạt động quản lý
không chỉ ở khu vực tư mà còn cả ở khu vực công Điều đó, được thể hiện
rõ trên mấy vấn đề sau:
+ Thay đổi thể chế được coi như một phương thức phổ biến nhằm thoả thuận mãn các nhu cầu trong nước và quốc tế
+ Sự phát triển công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và
những đổi mới trong công tác quản lý trên lĩnh vực tuyển dụng, đào tạo và
khen thưởng
+ Xây đựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá mới
+ Thực hiện chính sách phi tập trung hoá để tăng cường khả năng quản
lý, điều hành và thực thi của các cấp Dĩ nhiên, đây là một quá trình phức tạp, vì luôn phải đối phó với những xung đột cũng như những khó khăn trong việc phân phối lại các nguồn lực vật chất và tài chính
+ Phổ biến chính sách và kiến thức mới về quản lý, nâng cao trách
nhiệm của các đơn vị “bán tự quản” mà trước đây do Chính phủ trung ương
quản lý trực tiếp
3 Những nhân tố mới nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu cải cách nền hành chính
Có một cách rất khách quan, khoa học để tìm lý do của cải cách Đó là
Trang 33(HCNN) Khi nhiing nhan t6 nay thay déi thì dù nên HCNN cũ, đã từng là tốt trong quá khứ, cũng trở nên không phù hợp với hiện tại, nên phải thay
đổi Đồng thời thấy rõ đối tượng quản lý mới của Nhà nước cũng là thấy rõ
căn cứ cho việc tìm ra mô hình, nhiệm vụ, v.v của nền CCNN mới, ma công cuộc cải cách cần tạo ra Đó là cái mà nếu chỉ đi tìm thiếu sót của quá
khức thì không bao giờ đạt tới tầm nhìn xa, rộng về tương lai như thế được
Với cách tư duy đó, trong bài này chúng tôi muốn bàn đến mối quanhệ giữa những nhân tố mới trong đời sống đất nước, được tạo ra bởi đường lối
đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, với công cuộc cải cách nền HCNN
a Có 3 nhân tố mới xuất hiện
Trong đường lối đổi mới công cuộc xây dựng đất nước ta do Đảng và Nhà nước ra đề ra, có ba nội dung sau đây có quan hệ hữu cơ đối với nền HƠNH Cũng có thể nói, có ba nhân tố sau đây, khiến phải cải cách nên
HCNN ta:
+ Chế độ kinh tế mới Nội dụng của chế độ kinh tế mới có nhiều điểm
cần phải được nắm vững Nhưng xét trên quan hệ với nên HCNN, yéu tố mới cần được đặc biệt quan tâm là, sự phục hồi cho hình thức sở hữu và sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa (TBCN) về tư liệu sản xuất (TL.SX), hai hình
thức sở hữu về TLSX đã từng một thời là đối tượng của công cuộc cải tạo xã
hội chủ nghĩa
+ Sự mở rộng quan hệ quốc tế của nước ta, cả về số lượng, chất lượng, nội dung, tính chất và mối quan hệ: Ngày nay chúng ta quan hệ với nhiều nước hơn, với mỗi nước ta quan hệ nhiều mặt hơn, trên từng mặt có nhiều
loại chủ thể quan hệ hơn: có Nhà nước và phi Nhà nước, có tập thể và công
nhân, v.v., điều mà trước kia đơn giản hơn nhiều
+ §ự xố bỏ chế độ bảo trợ tiêu dùng bằng hệ thống tem phiếu Chúng ta đều biết, ở nước ta, tem phiếu không đơn thuần là sự định lượng quyền
được mua, mà còn là sự "phát không" một lượng tối thiểu nhu yếu phẩm
cho công dân, để ai cũng được bảo đảm đời sống tối thiểu Gọi là phát
không vì giá cung cấp so giá tự do quá thấp, nhân dân gọi là bán như cho
_ * Để phát triển đất nước, ba quốc sách trên có giá trị như thế nào, là
Trang 34khai thác ý nghĩa phát triển của nó, mà khai thác ý nghĩa của nó đối với nền
HCNN
b Sự thay đổi của 3 nhân tố có ý nghĩa như thế nào đối với nên hành chính quốc gia
Đối với nền HCNN những thay đổi trên đây có ý nghĩa về các mặt như sau: + Một là, làm tăng đáng kể số lượng các chủ thể quan hệ xã hội, cũng
là làm tăng số lượng các quan hệ xã hội mà nên HƠNN phải điều chỉnh
Chúng ta đều biết, thực chất của QLNN 1 điều chỉnh các quan hệ xã
hội Nhiệm vụ điều chỉnh phụ thuộc vào số lượng các quan hệ xã hội và tính chất phức tạp, gay cấn của các quan hệ đó Đến lượt nó, số lượng mối quan
hệ tuỳ thuộc trước hết vào số lượng các chủ thể quan hệ Chế độ kinh tế mới
làm tăng số lượng quan hệ xã hội và số lượng chủ thể quan hệ, đa dạng hoá
thành phần sở hữu vé TLSX, làm xuất hiện nhiều đơn vị kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, công nghiệp nhỏ, thương nghiệp, dịch vụ, v.v những chủ thể này một thời không có, thay vào đó là số ít các doanh nghiệp Nhà nước Ngày nay, chỉ riêng trong kinh tế nông nghiệp, thay cho trên một vạn HTX nông nghiệp là nhiều triệu nông hộ cá thể Trong thương mại, trong
dịch vụ, bộ mặt quan hệ kinh tế xã hội cũng sôi động, "đông đúc” như thế
+ Hai là, làm phong phú thêm nội dung quan hệ xã hội mà Nhà nước
phải điều chỉnh Hệ quả này do cả hai nhân tố: Chế độ kinh tế mới và đường lối mở rộng quan hệ quốc tế tạo ra Sự đa dạng hoá thành phần sở hữu về TLSX cùng với đường lối mở cửa đã làm xuất hiện nhiều mối quan hệ quốc tế mà trước đây không có Đó là những quan hệ kinh tế quốc tế của tư nhân,
quan hệ dân sự có yếu tố người nước ngoài Chế độ kĩ thuật mới cũng làm
nảy sinh nhiều tranh chấp mà trước đây không có, như tranh chấp đất đai,
tài nguyên môi trường, lao động, tiền công, v.v Khi tất cả các quan hệ trên
đây được thực hiện giữa những pháp nhân và thể nhân "Nhà nước" sẽ không
có sự tranh chấp, hoặc tranh chấp một cách nhẹ nhàng Nay các quan hệ đó
đã là quan hệ giữa các "tư hữu chủ" Vì thế sẽ là gay gắt
+ Ba là, tính đối kháng trong mọi quan hệ xã hội đều tăng lên Chế độ kinh tế mới làm tăng thêm tính tư hữu của các khách thể quan hệ Sự có mặt
của người nước ngoài trong nhiều quan hệ dân sự cũng làm tăng tính đối
kháng Ngày nay nhiều quan hệ xã hội từng một thời diễn ra giữa những
Trang 35người đối lập lợi ích hoàn toàn, thậm chí đối lập gay gắt: tranh chấp chủ -
thợ, tranh chấp trong nước với ngoài nước, tranh chấp ngay cả giữa các doanh nghiệp Nhà nước, nhưng độc lập - tự chịu trách nhiệm cao về kết quả
sản xuất - kinh doanh của mình
+ Bốn là, sự chống đối và ý chí chống đối của dân chúng sẽ tăng lên đối với sự quản lý của Nhà nước hệ quả này do cả ba nhân tố mới nói trên
đẻ ra Chế độ tư hữu về TLSX đẻ ra các cực đối lập về lợi ích trong quan hệ
kinh tế - xã hội; sự đa dạng trong quan hệ với nước ngoài đẻ ra những chủ thể quan hệ mới là cơng dân nước ngồi, vốn rất phức tạp, sự xoá bỏ bao cấp trong phân phối bằng hệ thống tem phiếu làm mất đi sự phụ thuộc của công dân vào Nhà nước qua phần vật chất, được tem phiếu bảo trợ, đã đặt công dân vào thế "tự do" hơn trong quan hệ với Nhà nước Tất cả những yếu
tố đó làm cho công dân ngày nay không những ở thế mâu thuẫn với Nhà
nước, còn "đám" mâu thuẫn với Nhà nước mà không "sợ" như trước Khi được Nhà nước bao cấp, công dân không cần và không dám chống lại Nhà nước Ngày nay mọi người phải "tự lo" cho mình họ sẽ quan tâm hơn đến sự
quản lý của Nhà nước Nếu có lợi, họ sẽ ủng hộ cao Ngược lại, họ sẽ tỏ
thái độ rõ ràng mạnh mẽ hơn
Đối với nền HƠNN, các hệ quả đo các nhân tố mới tạo ra như đã nêu ở trên, có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của chúng là ở chỗ:
+ Trước hết về mặt phương pháp luận tư duy, các hệ quả ấy cho phép thấy rằng, cần phải thay đổi nền HƠNN thì mới có đủ khả năng điều hành một cuộc sống mới, không còn đễ điều hành như cuộc sống thời bao cấp
trước đây Cụ thể là, bộ máy HƠNN phải có khả năng mới về ba mặt:
- Một là, công suất làm việc phải cao hơn trước Chúng tôi không nói
găng, phải phình to bộ máy, mà nói đến sức làm việc của nó Sức đó phải
lớn hơn trước, vì nhiều việc hơn Còn bằng cách nào để có công suất lớn, là
câu hỏi có nhiều lời giải, trong đó phình to chỉ là một cách, nhưng chưa chắc đã cho công suất lớn
- Hai là, chuyên môn của nó phải "đa năng" hơn, để đảm bảo nhận
những phần việc mới mà thời trước không có Bên cạnh đó, bộ máy mới cũng
Trang 36- Ba là, độ cứng vững, chính xác của nó phải cao hơn trước để chịu
đựng nổi sự "va đập” mới của đối tượng quản lý mới, chịu đựng nổi môi
trường công tác mới của quản lý Nhà nước
Chúng tôi quan niệm những đòi hỏi trên đây giống như sự đòi hỏi đối
với một loại máy gia công công nghiệp khi đối tượng gia công của nó
không còn như trước, mà là một đối tượng cứng rắn hơn, được gia công
trong môi trường nhiệt độ cao hơn, xâm thực tự nhiên khốc liệt hơn, v.v Rõ ràng khi đó, loại máy này phải được cải tiến kết cấu và được chế tạo bằng những vật liệu như thế nào, được bảo dưỡng bằng một chế độ công tác và chăm sóc máy như thế nào
Đến đây, có thể thấy ngay một câu hỏi là, vậy bộ máy đó phải được thiết kế lại cái gì, thay vật liệu mới vào bộ phận nào, đưa cấu trúc mới nào vào thay cho cấu trúc cũ, để từ đó mà tăng công suất, nâng cao tính năng
tác dụng, nâng cao độ cứng vững, chính xác của máy? Trả lời câu hỏi trên phải bằng hai mức:
- Những đối tượng của cải cách, trả lời câu hỏi: Cải cái gì?
- Mục tiêu của cải cách, trả lời câu hỏi: cải cách để phục vụ cái gì? và
cải cách tới đâu? Để tìm lời giải cho các câu hỏi nói trên:
+ Trước hết cần quán triệt những gì mà Nghị quyết TW8 tháng 1-1995
đã vạch ra
- Có thể nói gọn là, Nghị quyết TW8 đã trả lời câu hỏi thứ nhất và một nửa câu hỏi thứ hai Dưới đây xin được chia sẻ với mọi người những điều
sâu sắc của NQTWS
- Nghị quyết TWS đã chỉ ra đối tượng của cải cách là:
+ Cải cách cơ cấu bộ máy, trong đó có những chỉ tiết ở tầm trung tương, có nhữg chỉ tiết ở tầm địa phương
+ Cải cách thể chế hành chính, trong đó nói rõ các kênh lớn, kênh nhỏ,
tạo thành hệ thống thể chế hành chính, nhìn ra như một "cây" thể chế, cần
xây dựng lại
+ Cải cách lực lượng công chức, trong đó nói rõ nội dung chất lượng
Trang 37CHƯƠNG 2
DANG LANH DAO CAI CACH
NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NĂM 1986 DEN NAY (2005)
1 DANG LANH DAO CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TỪ
NĂM 1986 ĐẾN 1995
1 Khái quát nền hành chính quốc gỉa trước năm 1986
Nên hành chính nước ta, qua các giai đoạn phát triển, đưới sự lãnh đạo
của Đảng, đã từng gánh vác và hoàn thành nhiệm vụ nặng nề, thể hiện bản chất của chính quyền nhân dân, hình thành một hệ thống bộ máy hành
chính theo ngành và cấp từ Trung tương đến cơ sở trong cả nước
Do yêu cầu đổi mới đất nước ngày một cao và đòi hỏi bức xúc của cuộc sống đối với nền hành chính công, hệ thống hành chính đã được sửa
đổi, bổ sung về thể chế, cơ cấu tổ chức, và đặc biệt là chuyển dần sang phương thức quản lý chủ yếu bằng pháp luật mọi hoạt động đời sống xã hội
a Hạn chế
Nền hành chính nước ta đã bộ lộ nhiều vấn dé được cải cách như: bộ
máy hành chính hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, bộ lộ những mặt yếu
kém, bất cập về chất lượng và năng lực của bộ máy Nhà nước, dẫn đến
những ách tắc, chậm trễ trong việc thực hiện các chương trình cải cách thuộc khu vực công cũng như trong việc quản lý xã hội một cách có hiệu quả
Những tồn tại và nhược điểm của nên hành chính quốc gia Việt Nam,
Thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt tại kỳ hợp thứ hai Quốc hội khoá I%X, đã
nhấn mạnh: “đến nay chữa được tổ chức một cách căn bản để bảo đảm công
tác quản lý Nhà nước theo cơ chế mới, kể cả về tổ chức bộ máy, quy chế
làm việc và năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức”
Những tồn tại, nhược điểm của nền hành chính Việt Nam hiện nay chủ
yếu được biểu hiện trên các mặt sau:
- Công tác tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới
công tác cán bộ Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo một số quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng
đắn, mang nặng tính hình thức, không xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ
Trang 38ý lắng nghe ý kiến của quần chúng Công tác giáo dục và quản lý cán bộ, Đảng viên thiếu chặt chẽ
_= "Phong cách lãnh đạo về lẻ lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan liêu, lời nói không đi đôi với việc làm, không tuân thủ quy trình làm việc và ra quyết định Việc chỉ đạo, điều hành thường không tập trung, thiếu kiên
quyết và nhất quán"?, Trong các Đảng bộ và các cấp uỷ có sự vi phạm
nguyên tắc Lê - nin - nít trong sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên tắc tập
trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số,
cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương
- Bộ máy Nhà nước - bộ máy hành chính céng kẻnh, bệnh quan liêu, nạn tham nhũng phổ biến và nghiêm trọng; hoạt động phân tán, thiếu hiệu
lực, thiếu kỷ luật, kỷ cương, tổ chức, chức năng nhiệm vụ chồng chéo,
quyền hạn không được phân công rõ ràng
- Thủ tục, thể chế hành chính rườm rà, không rõ ràng, không thống nhất và hay thay đổi
- Không xác định rõ sự phân biệt và sự kết hợp biện chứng giữa Nhà
nước và kinh tế, giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh
- Quyền lập quy và hoạt động lập quy của hệ thống hành pháp không
day da
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh Nhiều đạo luật không còn phù hợp với một nền kinh tế thị trường, nhưng vẫn chưa thay đổi, đang còn hiệu lực về mặt pháp lý
- Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đông, nhưng phần lớn chưa được đào tạo các kiến thức về luật pháp, về quản lý hành chính, thiếu những kỹ năng cần thiết để tiếp thu kỹ thuật hành chính hiện đại, một bộ phận công chức thoái hoá, biến chất, thiếu thái độ vô tư, khách quan khi thực thi
công vụ Nhìn chung không ngang tầm nhiệm vụ, chưa thực sự được chun mơn hố, thường xuyên bị xáo trộn, thay đổi các bộ chủ chốt
- Hệ thống hành chính kém hiệu lực và hiệu quả, phục vụ đân chưa tốt,
không giữ nghiêm được pháp luật, trật tự và kỷ cương xã hội Năng lực của
bộ máy hành chính hiện nay với lối làm việc tắc trách, không giám chịu
trách nhiệm, thiếu công tâm, vô kỷ luật khá phổ biến, không đáp ứng được
Trang 39Sự đổi mới cơ chế quản lý và phát triển nên kinh tế thị trường đòi hỏi
phải có những cải cách vẻ chức năng và thiết chế hành chính nhằm tạo thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới chung, mở rộng nhanh chóng các hoạt
động kinh tế, đẩy mạnh các cải cách và mở cửa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa Chức năng hành chính không phải là cái nhất thành bất biến Thay đổi các chức năng hành chính cho phù hợp với những đòi hôi và sự tiến bộ kinh tế - xã hội là một tất yếu khách quan
Cơ cấu chức năng của Chính Phủ là quyết định cơ cấu tổ chức hành
chính Nhiều lần việc tinh giản bộ máy hành chính ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, sở đi không thành công là do không xuất phát từ những thay đổi của chức năng và thẩm quyền, trách nhiệm hành chính Tính quy luật
này cần đựược nhận thức và vận dụng đúng đắn như một trong những cơ sở cho việc xây dựng thành công một hệ thống hành chính hiện đại
- Khi đánh giá thực trạng của nền hành chính quốc gia phải dựa trên cơ
sở khoa học Cách đánh giá phiến diện thực trạng của bộ máy Nhà nước và nền hành chính có thé dẫn đến việc xác định yêu cầu, nội dung và
phương hướng cải cách không đúng Nếu đánh giá một cách chủ quan, bảo
thủ, hời hợt, thì sẽ không thấy hết căn bệnh trầm trọng, đang hàng ngày và trực tiếp làm suy giảm sức lực và tác dụng tích cực hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước, cũng như hoạt động của nên hành chính quốc gia
Cách xem xét đó, sẽ không thấy và không nêu lên được tính cấp bách,
không xác định được những vấn đề cơ bản của cải cách bộ máy Nhà nước và cải cách hành chính Chúng ta phải giữ vững ổn định chính trị, nhưng
phải thấy rằng để giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh cải cách kinh tế là
trọng tâm, thì phải đổi mới căn bản tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, cải cách bộ máy Nhà nước và cải cách nên hành chính
quốc gia
Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới của sự phát triển với những cơ hội lớn, đồng thời với những phương thức lớn Thực hiện công cuộc đổi
mới triệt để, toàn diện, thực hiện thời kỳ phát triển mới: Cơng nghiệp hố, hiện đại hốđất nước, đòi hỏi rất cao sự lãnh đạo có hiệu quả của Đảng, thể
Trang 40b Mat tich cuc
Không nên đánh giá một cách nóng vội, bề nổi không đi sâu vào bản chất, cường điệu mặt sai lầm, khuyết điểm những hiện tượng tiêu cực xảy ra phổ biến hàng ngày Nếu nhìn nhận theo cách đó, sẽ không thấy bản chất ưu việt của hệ thống chính trị, của bộ máy Nhà nước và nền hành chính cũ Từ đó sẽ không thấy được những nhân tố mới và chiều hướng tích cực đang
đi lên về mọi mặt của đất nước ta trong thời kì đổi mới từ 1986 đến nay Hệ thống hành chính, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, đã góp
phần quan trọng vào những thành tựu đổi mới, đưa nên kinh tế từng bước ra
khỏi khủng hoảng và liên tục tăng trưởng trong mấy năm gần đây, cải thiện
một bước đời sống nhân dân, củng cố sự ổn định chính trị và giữ vững quốc phòng, an ninh Trong hoàn cảnh đầy thử thách gay gắt, tới mức hiểm nghèo đối với vận nước, những thành tựu to lớn đó đã chứng minh năng lực
lãnh đạo của Đảng ta, sức mạnh của Nhà nước ta, ý chí và khả năng của
nhân dân ta tạo nên uy tín và vị trí của nước ta trong quan hệ mới với quốc tế
Nếu không có cách nhìn nhận như vậy, sẽ dẫn chúng ta đến tình trạng
tiến hành cải cách một cách vội vàng, không hiện thực, thậm chí phiêu lưu
và có thể làm phương hại đến sự ổn định chính trị, vốn là một điều kiện cơ
bản để bảo đảm sự đổi mới thắng lợi
2 Đảng lãnh đạo cải cách thể chế hành chính 1986 - 1995 a Đường lối cải cách thể chế hành chính của Đảng
Đại hội Dang lần thứ VI tháng 12/1986 đã để cập đến vấn để đổi mới thể chế hành chính Nhà nước: Quản lý Nhà nước bằng pháp luật, chứ không
chỉ bằng đạo lý Pháp luật là thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả
nước, Tuân theo pháp luật là phải chấp hành đúng đường lối, chủ trương
của Đảng Quản lý pháp luật đòi hỏi phải quan tâm xây dựng pháp luật Từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để bảo đảm cho bộ
máy Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật
Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật Dua
việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả
các trường phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân Cán bộ quản lý