Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến)

8 758 9
Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến) Nguyễn Thị Thanh Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Dục Tú Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Văn học Việt Nam; Tiểu thuyết; Nghiên cứu văn học Content 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Suốt ba mươi năm kháng chiến chống ngoại xâm, tiểu thuyết viết về chiến tranh đã góp phần quan trọng vào việc hình thành diện mạo nền văn học dân tộc. Sau 1975, trên tinh thần đổi mới tư duy nghệ thuật, tiểu thuyết về chiến tranh vẫn tiếp tục phát triển và góp phần không nhỏ vào sự đổi mới thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam. Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến) thực sự là ba tác phẩm mang đến cho người đọc cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh và cuộc sống của người lính thời hậu chiến, bổ khuyết những khoảng trống mà tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn trước 1975 chưa có điều kiện khám phá. Đây cũng chính là một đóng góp quan trọng của ba tác giả kể trên trong hành trình cách tân nghệ thuật tiểu thuyết. Ngoài những cách tân trên một số phương diện thì theo người viết vẻ đẹp của chất thơ là một trong nét hấp dẫn, góp phần tạo nên thành công của ba cuốn tiểu thuyết nêu trên. Theo khảo sát thống kê, chất thơ trong tiểu thuyết đặc biệt tiểu thuyết viết về chiến tranh Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Hầu hết, các bài viết chỉ dừng lại ở một số bài viết riêng lẻ nói về tính chân thật, điểm mới trong đề tài chiến tranh sau chiến tranh. Với lý do đó, người viết đã chọn Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua ba tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. . Với mong muốn khai thác tìm hiểu về chất thơ qua các vấn đề tiêu biểu và đóng góp thêm cái nhìn mới sâu sắc hơn, người viết đã chọn Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua ba tác phẩm nói trên làm đề tài nghiên cứu luận văn. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nghiên cứu chất thơ trong các tiểu thuyết về đề tài chiến tranh qua ba tác phẩm , người viết nhận thấy cần có khái lược lịch sử nghiên cứu bài viết liên quan tới các tác phẩm này. Nỗi buồn chiến tranh là một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại. Sau khi được trao Giải thưởng của Hội nhà văn (1991), cuốn tiểu thuyết này đã gây nên một làn sóng dư luận trong giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc. Có khá nhiều xu hướng bình luận nghiên cứu khác nhau như: phê phán, phủ nhận, đánh giá dè dặt. Nhưng hầu hết xu hướng đều đánh giá cao cuốn tiểu thuyết trên nhiều phương diện, được coi là thành tựu xuất sắc của văn học thời kỳ đổi mới. Trong bài viết: Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Đỗ Văn Khang ở Báo Văn Nghệ số 43 năm 1991 nhận xét: “Những đổi mới nghệ thuật của Bảo Ninh như: cấu trúc trần thuật kép, tính chất đa thanh, kỹ thuật dòng ý thức chỉ là việc làm thuần túy để đánh lừa bạn đọc”. Trong bài Từ đâu đến Nỗi buồn chiến tranh của Trần Duy Châu (Tạp chí Cộng sản số 10 năm 1994) nhấn mạnh: “Bảo Ninh đã tạo nên hình ảnh đảo ngược của hiện thực, chuyển đổi các giá trị, biến trắng thành đen, thay khúc ca khải hoàn của dân tộc thành tiếng hát bi thương ai điếu cho những kẻ lạc loài”. [25, tr. 25]. Một xu hướng khác nữa là sự cổ vũ động viên nhưng e dè và đều chung câu hỏi: Liệu rằng cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có bị dồn nén quá nhiều chất bi không? Nguyễn Phan Hách trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu (Báo Văn nghệ số 37 năm 1991) đã viết: “Lùi ra xa, đứng cao hơn một chút thì thấy có thể thông cảm được với tác phẩm này. Tôi chưa hẳn tán thành hoàn toàn về nội dung, nhưng cái đẹp, cái tuyệt kĩ, văn chương là văn chương của cuốn sách đã át đi được những e ngại khác ” [16, tr. 4] Cũng trong cuộc thảo luận này, Vũ Quần Phương nhận xét: “Nếu cái đáng khen trong cuốn sách là chân thực trong tâm trạng, thì chỗ cần lưu ý tác giả cũng là tính chân thực cần có, trong khi dựng lại bối cảnh hậu phương miền Bắc và những trận đánh trả máy bay Mỹ. Bảo Ninh đã đánh mất cái hào khí rất đẹp của năm tháng ấy, có thể nó ấu trĩ, nhưng nó có cảm giác tác giả có những điều không hài lòng nên có cái nhìn thiên kiến, có chỗ cực đoan. Đọc những chi tiết khủng khiếp, đay nghiến, thấy tác giả ác, ta chưa thấy được nhân tố làm nên chiến thắng ở đây” [16, tr. 4]. Nhìn chung, các ý kiến của các cây bút nhìn chiến tranh quá gần, thậm chí cảnh giác với nguy cơ chiến tranh, e sợ tác giả rơi vào tình trạng giải thiêng cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Xu hướng đánh giá cao đóng góp của Bảo Ninh trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tiêu biểu có Nguyên Ngọc. Trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết Thân phận tình yêu (Báo Văn nghệ số 37 năm 1991), ông khẳng định: “Cuốn sách Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh là sự nghiền ngẫm về chiến thắng, ý nghĩa và giá trị to lớn và dữ dội của chiến thắng. Nó chỉ cho chúng ta biết rằng, chúng ta đã làm nên chiến công vĩ đại thắng Mỹ với cái giá ghê gớm đến chừng nào. Một đặc sắc nữa của cuốn sách này là tác giả viết với tư cách hoàn toàn của người trong cuộc, không đứng ngoài, đứng trên nhìn ngắm mà đứng trong, thậm chí ở tận đáy của cuộc chiến tranh. Anh viết về cuộc chiến tranh “của anh” gần như bằng tất cả máu của anh. Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”. [50, tr. 5]. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh mang lại một góc nhìn mới về chiến tranh, bổ sung cho cách nhìn đã quen, là tiểu thuyết về cuộc chiến tranh ấy (chiến tranh chống Mỹ) với tư cách là một cuộc chiến tranh. Tác giả đã trừu tượng bớt đi cái phần mục đích, chiến công, nhân tố thắng lợi để chỉ kể về cuộc chiến tranh với tất cả tính chất chiến tranh của nó. Văn học ta đã nói nhiều đến tính chính nghĩa, tính anh hùng, tính cách mạng của cuộc chiến tranh, nhưng chưa nói được gì đáng kể về tính tàn bạo, tính hủy diệt bi thảm của nó, những tính chất không chỉ thể hiện ở cái chết nơi chiến trận, mà còn mở rộng ra thành cái chết trong tâm hồn, tình yêu thành sự dở dang. Có thể nói, tác giả lộn trái cuộc chiến tranh ra để ta được nhìn vào cái phía trong bị che khuất, lấp một chỗ trống chưa được lấp. Đây là tiểu thuyết về nhà văn, về sự hình thành một kiểu nhà văn, dự báo những thay đổi đáng kể của ý thức văn học. Không nghi ngờ gì, Bảo Ninh đã đóng góp đáng kể, nhiều mặt cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đánh giá cái nhìn về hiện thực chiến tranh, cách viết về chiến tranh thời hậu chiến, trong bài viết Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến – Từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, trích trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975, Phạm Xuân Thạch đã đánh giá: “Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã xác lập một cái nhìn mới về hiện thực lịch sử - hiện thực chiến tranh. Mới trong sự đối chiếu với văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trong chiến tranh và trước 1986. Cái mới ở đây được xác định không chỉ ở việc anh đưa vào trong tác phẩm của mình những chất liệu hiện thực chưa từng có trong văn học chiến tranh (dẫu điều này cũng có giá trị thẩm mỹ riêng) mà trước hết thể hiện ở việc anh đã tìm đến một phương pháp tiếp cận hiện thực khác với phương pháp điển hình hóa của văn học hiện thực truyền thống. Anh không tiếp cận hiện thực thông qua những nhân vật điển hình, hoặc mang tính phản ánh, hoặc mang tính lý tưởng (trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa sẽ là sự kết hợ cả hai yếu tố này). Anh xây dựng và tô đậm tính cá biệt của số phận nhân vật” [54, tr. 248]. Nguyễn Đăng Điệp lại nhìn thấy sự mới mẻ trong cách viết và tiếp cận hiện thực của Bảo Ninh qua bài viết: Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Theo ông, “Cho dù viết nhiều về chiến tranh nhưng xét đến cùng tinh huyết của Bảo Ninh kết tụ trong cuốn tiểu thuyết để đời của ông: Thân phận tình yêu. Toàn bộ tác phẩm là niềm khắc khoải không nguôi của một người lính bước ra từ cuộc chiến khắc nghiệt ấy. Vì thế, nó trung thực đến tận đáy. Và cũng vì thế mà khuôn mặt của chiến tranh là một khuôn mặt nhàu nát với bao nỗi đau chồng chất. Tên gọi hợp lý nhất cho nỗi đau ấy phải là Nỗi buồn chiến tranh. Bởi thế, đi liền và hòa lẫn với nỗi buồn chiến tranh là thân phận cay đắng của tình yêu. Cả hai chủ đề này xoắn kết với nhau. Nó tựa như hai mặt của một bản thể thống nhất. Bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc chiến, tình yêu cũng bị đày đọa, bị đẩy tới bờ vực của sự hủy diệt.[11, tr. 399]. Trong công trình Thi pháp hiện đại, bài viết Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Đỗ Đức Hiểu cũng đánh giá rất cao cuốn tiểu thuyết này: “Trong văn học Việt Nam mấy chục năm nay, có thể Thân phận của tình yêu là quyển tiểu thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết tình yêu xót thương nhất trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Nỗi buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi lăm năm, những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm. Nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu thấm vào nhau, hòa lẫn vào nhau, da diết, xót xa, hủy diệt, đó là hai nhịp mạnh của tiểu thuyết”. [22, tr. 266]. Trong cuốn Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, bài viết Thời gian trong Thân phận của tình yêu, Đào Duy Hiệp nhận xét: Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh là hồi ức về chiến tranh của một người lính – nhà văn. Tính chất hồi ức đã chi phối giọng điệu, tạo ra kiểu thời gian chồng chéo, đan cài vào nhau trong dòng chảy gần như dòng ý thức triền miên suốt gần 350 trang sách” [20, tr. 267] Trong cuốn Bàn về tiểu thuyết, với bài viết Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau 1975, Bùi Việt Thắng nhấn mạnh tới vấn đề “vai trò của ký ức đối với những thay đổi của cấu trúc tiểu thuyết, nó được coi như một thành tố quan trọng dùng để tổ chức tác phẩm. Trong Thân phận của tình yêu (1990) của Bảo Ninh, tỷ lệ quá khứ - hiện tại là ba trên một. Ký ức chính là dòng hồi tưởng “đi tìm thời gian đã mất” trong tâm lý nhân vật, nối quá khứ với hiện tại. Lối kiến trúc tiểu thuyết kiểu lồng ghép các “mảnh vỡ tâm trạng” khiến người đọc rất khó tiếp nhận theo lối truyền thống. Kiểu kết cấu này giống nhứ kỹ thuật thiết kế các ngôi nhà ống, người ta cố tạo ra những “giếng trời” – tức là những “khoảng trống”, dễ nhận ra trong Thân phận tình yêu” [57, tr. 83]. Trong Thi pháp hiện đại, Đỗ Đức Hiểu đánh giá Thân phận tình yêu là một hiện tượng ngôn từ lạ lùng, mang tính đa thanh, tính đối thoại, là tiểu thuyết mở, nảy sinh từ trực giác, vô thức (không loại trừ ý thức và lý trí). Đó là cuộc hành trình của những mộng du, tỉnh mê, huyền bí. Đi tìm thời gian đã mất của Marce Proust là điểm gặp gỡ của Bảo Ninh với lý luận hiện đại về văn học. [22, tr. 267] Có thể nói, Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn chiến tranh ngày càng được đánh giá cao trong cái nhìn rộng rãi hơn cả về nội dụng, nghệ thuật. Năm 2003, trả lời phỏng vấn trên Báo Sinh viên Việt Nam về văn học 10 năm qua, Nguyên Ngọc lại một lần nữa khẳng định: Từ Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta mới thực sự có tiểu thuyết hiện đại [48, tr. 9]. Khảo sát nghiên cứu cho thấy, chủ yếu là các công trình bài viết đánh giá về cái nhìn của Bảo Ninh khi viết về chiến tranh, bút pháp nghệ thuật. Cụ thể khi đề cập tới chất thơ thì chưa có một công trình chuyên sâu. Chỉ dừng lại ở những bài viết đối sánh nhỏ lẻ như: Trong cuốn Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử (Phần 2), bài viết Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Thị Bình đã nhận định về những văn bản được tạo lập theo nhãn quan thơ trong đó có Nỗi buồn chiến tranh. “Nhìn sâu vào cách tạo lập văn bản sẽ nhận ra những đặc trưng của tư duy thơ đã chi phối từ quan niệm thể loại đến bút pháp tiểu thuyết. Thứ nhất là sự nổi bật nhịp điệu. Cảm xúc trong thơ được mã hóa bằng nhịp điệu. Ở Việt Nam, khái niệm “thơ ca” cũng cho thấy nhịp điệu có vai trò rất quan trọng đối với sáng tác thơ. Văn xuôi tự giác về điều này muộn hơn nhiều và nhịp điệu tiểu thuyết trong thời gian dài chủ yếu được nhìn như tốc độ trần thuật, sự luân phiên thành phần động – tĩnh. Với Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Chinatown (Thuận), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… nhịp điệu nổi lên như một cảm hứng sáng tạo, một sự “cố tình của bút pháp” và trở thành một cơ chế tổ chức văn bản” [4, tr. 485] Trong cuốn Thi pháp hiện đại, Đỗ Đức Hiểu có viết: “Chất thơ và hương thơm trong cuốn tiểu thuyết chủ yếu tỏa lên từ mối tình của Phương, từ thân thể và tâm hồn Phương” [22, tr. 269]. Để tìm thấy một công trình nghiên cứu chuyên sâu về chất thơ trong Nỗi buồn chiến tranh là điều ít ỏi, vì thế người viết hy vọng qua luận văn này có thể tìm hiểu toàn diện vấn đề này trên phương diện nội dung và nghệ thuật. * Khảo sát các công trình nghiên cứu tới chất thơ trong Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai Thống kê cho thấy, hầu hết các bài nghiên cứu viết về Chu Lai cùng những đóng góp của ông trên phương diện nghệ thuật trong thi pháp tiểu thuyết. Chưa có bài báo, công trình nào đề cập tới chất thơ trong Khúc bi tráng cuối cùng. Sau khi phân loại và đánh giá, người viết nhận thấy có các vấn đề lớn đã được tìm hiểu như: Thứ nhất, Sự mở rộng và đi sâu vào đề tài chiến tranh, người lính. Phần lớn, các sáng tác của Chu Lai, dù ít hay nhiều, đều khai thác đề tài chiến tranh và người lính với cái nhìn sâu sắc, đau đàu và nhân bản. Trong Tiểu thuyết đương đại, Bùi Việt Thắng nhận xét: “Tiểu thuyết của Chu Lai giới thiệu nhiều vấn đề đáng quan tâm trên đề tài chiến tranh với ý nghĩa như một đề tài lịch sử” [58, tr. 66]. Nguyễn Hòa lại từ một tác phẩm cụ thể của Chu lai mà khẳng định những phát hiện mới của nhà văn: “Với Khúc bi tráng cuối cùng, Chu Lai muốn thể hiện cách nhìn của anh về chiến tranh qua những tình huống bi kịch để chiêm nghiệm xem con người đã làm thế nào để vượt thoát ra khỏi những tình huống bi kịch ấy” [58, tr.48]. Tiếp đó nữa là thành tựu về đề tài số phận người lính thời hậu chiến, vấn đề đổi mới nghệ thuật của tiểu thuyết Chu Lai. Trong Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi sau 1975 qua hệ thống môtíp chủ đề, Bích Thu cho rằng tiểu thuyết của Chu Lai “là sự truy đuổi cuối cùng của quá khứ để tìm nguyên nhân cái ác vì chỉ có nhìn thẳng vào quá khứ, con người mới tránh được thảm họa của cái ác, mới có thể trừng phạt cái ác để thanh thản sống với hiện tại, hướng tới lẽ phải và điều thiện” [61, tr. 8] Trên Tạp chí Văn nghệ quân đội, tháng 2/ 1993, trong bài Một đề tài không cạn kiệt, Bùi Việt Thắng đã viết: “Nhân vật Chu Lai được thể hiện như những con người tâm linh. Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác, hối thúc bởi sự sám hối, luôn tìm kiếm sự giải thoát. Đó là những con người trở về sau chiến tranh bị mất thăng bằng, khó tìm được sự yên ổn trong tâm hồn. Họ sống trong cảm giác không bình yên… đi vào ngõ ngách đời sống tâm linh con người. Chu Lai làm người đọc bất ngờ vì những phám phá nghệ thuật của mình. Nhân vật Chu Lai thường tự soi mình, khám phá một bản ngã hay là một con người trong con người [56, tr. 104] Trong bài Cuộc tìm tòi về tiểu thuyết in ở Báo Văn Nghệ, số 26, năm 1993, Đỗ Văn Khang đề cập đến nghệ thuật đến nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai: “Lối chạm khắc nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng cũng có nhiều đóng góp mới. Ngày trước nhân vật thường mang một ý phổ quát, tức là có cái gì đó chung cho cả lớp người…, còn Hai Hùng của Chu Lai có cùng số phận được miêu tả như một yếu tố cá biệt, độc nhất nhưng vẫn mang tính điển hình” [26, tr. 4]. Dù bước đầu đã có một số công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tiểu thuyết Chu Lai như: Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Chu Lai (Phạm Thúy Hằng, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2003), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Tạ Thị Thanh Thùy, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2005. Sự thể hiện hình tượng người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Chu Lai (Lê Thị Luyến, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, năm 2006). Nhưng xét cách toàn diện, nghiên cứu về chất thơ trong tiểu thuyết của Chu Lai vẫn còn thiếu cái nhìn cụ thể chi tiết, chỉ dừng ở các bài khái quát như: Trên Tạp chí Nhà văn, số 8 năm 2006 với bài Nội lực của Chu Lai, Bùi Việt Thắng đưa ra những đánh giá mang tính bao quát toàn bộ các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của Chu Lai ở phương diện nhân vật và giọng điệu. Ông nhấn mạnh đến “những dấu son đỏ” như những cột mốc ghi nhận lộ trình sáng tạo của Chu Lai là Ăn mày dĩ vãng (1992) và Khúc bi tráng cuối cùng (2004) [55, tr. 6] Tựu chung lại đã có những đánh giá tương đối hoàn chỉnh về tiểu thuyết Chu Lai cũng như những vấn đề xoay quanh việc viết văn của tác giả này. Nó cũng chỉ mới giới hạn ở một phạm vi của một tác phẩm cụ thể nào đó. Chưa có công trình nghiên cứu về chất thơ trong Khúc bi tráng cuối cùng. Sau khi khảo sát, người viết phát hiện đây là hướng đi mới cho đề tài. * Khảo sát các công trình nghiên cứu tới chất thơ trong Tàn đen đốm đỏ của Phạm Ngọc Tiến Các bài viết về tác phẩm Tàn đen đốm đỏ không nhiểu. Có một số bài viết chủ yếu nói tới tiểu sử, đời tư của Phạm Ngọc Tiến ví như: Phạm Ngọc Tiến và những chuyện thật như đùa trên trang vietnamnet, xuất bản ngày 22/5/2011, Phạm Ngọc Tiến: Đọc Quyền Sư trên trang thông tin của Nguyễn Trọng Tạo, Chân dung Phạm Ngọc Tiến trên trang batinh.com, Nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Quyết không sống nhạt trên trang báo Công an nhân dân, Biên kịch phim chính luận Phạm Ngọc Tiến: Đã cưỡi lên lưng hổ thì làm sao xuống được trên trang phaply.net.vn. Nổi bật duy nhất có một bài đề cập đến chất thơ trong sáng tác của Phạm Ngọc Tiến nói chung. Đó là bài Nhà văn Phạm Ngọc tiến: Chất thợ, chất lính, chất văn xuất bản trên báo Tiền Phong. Bài viết nói về những nét bình dị gần gũi trong cuộc sống của tác giả với một số câu chuyện đời tư. Mặt khác, bài viết nói về bản chất nội tại con người Phạm Ngọc Tiến. Ông khởi đầu văn chương bằng một loạt những giải thưởng. Ở bên trong con người lúc nào cũng ồn ã, nôn nóng, nồng nhiệt và chân thật đến thái quá, chất thợ, chất lính lấn át hết cả mọi ứng xử tạo nên cái dễ gần suồng sã và tin tưởng ấy, là một tâm hồn nhạy cảm, cả nghĩ. “Ông viết như là tự giãi bày cái phần sâu kín bên trong con người mình, thành thử cái chất thợ, chất lính không còn là gam chủ lực. Hình ảnh người lính trở nên mềm mại tinh tế hơn cái anh lính có nguồn gốc thợ điện đời thường. Văn Phạm Ngọc Tiến không màu mè ướt át, nhưng cũng không thô tháp vụng về” [14]. Bài viết còn đề cập tới một thế mạnh riêng khác nữa của Phạm Ngọc Tiến: “Biên tập kịch bản như làm thợ” [14]. Tuy nhiên, người viết nhận thấy chưa có bài viết cụ thể nào nói về chất thơ trong Tàn đen đốm đỏ của Phạm Ngọc Tiến. Chính vì vậy, khai thác chất thơ trong sáng tác của ông, người viết hy vọng sẽ đóng góp một phần nào những phát hiện mới về giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết theo phương diện chất thơ. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tƣợng Chất thơ trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh thời kỳ đổi mới qua ba tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến) * Phạm vi nghiên cứu Tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới có hàng trăm cuốn sách được xuất bản. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, người viết chỉ khai thác chất thơ qua: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai) Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến) 4. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA LUẬN VĂN Triển khai đề tài này, người viết cố gắng phát hiện và chỉ rõ nội dung, hình thức biểu hiện của chất thơ trong ba tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trên các phương diện cụ thể tương ứng. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đề ra, người viết sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp: Phương pháp thống kê giúp người viết khảo sát, tìm hiểu tần số xuất hiện, sự biểu hiện của những yếu tố có ý nghĩa quyết định, từ đó chỉ ra được chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới. -Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp người viết khảo sát, phân tích các phương diện nghệ thuật biểu đạt nội dung như giọng điệu một cách hệ thống. -Phương pháp cấu trúc: Phân tích tác phẩm như một hệ thống các yếu tố, từ đó thấy được chức năng và mối quan hệ giữa các yếu tố ấy với nhau. Phương pháp này có vai trò quan trọng làm rõ được những đặc trưng về nghệ thuật (ngôn ngữ, giọng điệu ) gắn kết với việc biểu đạt nội dung như thế nào. -Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được vận dụng để làm sáng rõ những yếu tố kế thừa cũng như cách tân về nghệ thuật, nội dung biểu hiện chất thơ 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3 chương: Chƣơng 1: Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi Chƣơng 2: Bức tranh hiện thực đậm chất thơ trong Nỗi buồn chiến tranh, Khúc bi tráng cuối cùng, Tàn đen đốm đỏ Chƣơng 3: Những phƣơng thức biểu hiện của chất thơ qua Nỗi buồn chiến tranh, Khúc bi tráng cuối cùng, Tàn đen đốm đỏ References 1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia 2. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học, số 09 3. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội 4. Nguyễn Thị Bình (2008), Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử (Phần 2), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 5. Ngô Vĩnh Bình (2006), Văn xuôi về đề tài chiến tranh cách mạng, NXB Quân đội nhân dân 6. Nguyễn Phan Cảnh (2002), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa Thông tin 7. Trần Duy Châu (1994), Từ đâu đến Nỗi buồn chiến tranh, Tạp chí Cộng sản, số 10 8. Phan Cự Đệ (2003), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục 9. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục 10. Phan Cự Đệ (2003), Giáo trình Văn học Việt Nam ,Nxb Giáo dục 11. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, trích trong Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử, NXB Đại học Sư phạm 12. Nguyễn Đăng Điệp (2001), Vọng từ con chữ, NXB Văn học 13. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học 14. Trung Trung Đỉnh (2000), Nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Chất thợ, chất lính, chất văn, NXB Quân đội, 2000. 15. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội 16. Nguyễn Phan Hách (1991), Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu , Báo Văn Nghệ số 37 17. Hoàng Thị Hảo (2012), Việc thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 về đề tài chiến tranh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh 18. Đào Thị Hiên (2011), Sự thể hiện nhân vật người lính trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi thời kỳ đổi mới, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh 19. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, NXB Giáo dục 20. Đào Duy Hiệp (2011), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, bài viết Thời gian trong Thân phận của tình yêu, NXB Giáo dục 21. Đào Duy Hiệp (2006), Thơ và Truyện và cuộc đời, NXB Hội Nhà Văn 22. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà Văn 23. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục 24. Trần Quốc Huấn (1991), Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Tạp chí Văn học, số 3 25. Đỗ Văn Khang (1991) Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, Báo Văn Nghệ số 43 26. Đỗ Văn Khang (1993), Cuộc tìm tòi về tiểu thuyết , Báo Văn Nghệ, số 26 27. K.Pautôpxki (2002), Chất thơ của văn xuôi, Một mình với mùa thu, NXB Văn học 28. Chu Lai (2013), Khúc bi tráng cuối cùng, NXB Văn học 29. Chu Lai (1987), Vài suy nghĩ về phản ánh sự thật trong chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4, 1987 30. Tôn Phương Lan (1965), Chất thơ trong tạp văn Lỗ Tấn, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 1 31. Tôn Phương Lan (1994), Chiến tranh qua những tác phẩm văn xuôi được giải, tạp chí Văn học, số 12 32. Phong Lê (2008), Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945 – 1975, NXB Khoa học xã hội 33. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia HN 34. Nguyễn Văn Long (2006), Lã Nhâm Thìn, Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục 35. Phương Lựu (2003), Trần Đình Sử, Lí luận văn học, NXB Giáo dục 36. Hữu Mai (1985), 40 năm Văn học viết về đề tài chiến tranh, thành tựu và trách nhiệm, NXB Văn học 37. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi sâu vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục 38. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Giáo dục, Hà Nội 39. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), NXBVăn hóa Thông tin và Thể thao 40. M. Khrapchencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới 41. M.Kundera, Sứ mệnh của tiểu thuyết (Ngân Xuyên dịch), http://www.vietnam.net 42. Hoài Nam (2008), Thơ và văn xuôi, những kết hợp nghệ thuật, Báo An ninh thế giới, số 8 43. Nhiều tác giả (2001), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn 44. Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề lý thuyết lịch sử văn học và ngôn ngữ, NXB Giáo dục 45. Nhiều tác giả (1991), Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, Báo Văn nghệ, số 37 46. Lê Thành Nghị (2003), Bàn về tiểu thuyết hiện nay, Báo Giáo dục thời đại, số 1 47. Đỗ Hải Ninh (2009), Đôi điều suy nghĩ từ một mùa tiểu thuyết, Tạp chí Nhà văn, Số 7 48. Nguyên Ngọc, Phỏng vấn về văn học 10 năm qua, Báo Sinh viên số 3 tháng 11 49. Bùi Bình Thi (2002), Thời của tiểu thuyết, Báo Văn nghệ số 26 50. Nguyên Ngọc (1991),Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận tình yêu, Báo Văn nghệ số 37 51. Nguyên Ngọc (1991), Văn xuôi sau 1975, Thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển, Tạp chí Văn học, số 4 52. Bảo Ninh (2011), Nỗi buồn chiến tranh, NXB Trẻ 48. Hồ Phương (2001), Có gì mới trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 53. Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục 54. Phạm Xuân Thạch (2004), Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến – từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, Văn học Việt Nam những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy 55. Bùi Việt Thắng (2006), Nội lực của Chu Lai ,Tạp chí Nhà văn, số 8 56. Bùi Việt Thắng (1993), Một đề tài không cạn kiệt, Tạp chí Văn nghệ quân đội 57. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, NXB Văn hóa thông tin 58. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội nhân dân 59. Hồ Thị Thái (2000), Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh và người lính cách mạng từ thập kỷ 80 đến nay, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh 60. Ngô Thảo (2003), Văn học về người lính, NXB Quân đội nhân dân 61. Bích Thu (1995), Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống môtíp chủ đề, Tạp chí Văn học số 4 62. Bích Thu (2006), Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Tạp chí nghiên cứu văn học tháng 11 63. Nguyễn Thị Minh Thuỷ (2005), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐH Vinh 64. Khuất Quang Thụy (1992), Viết về chiến tranh, Báo văn nghệ số 44 65. Phạm Ngọc Tiến (2011), Tàn đen đốm đỏ, NXB Quân đội 66. Lê Ngọc Trà (2002), Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới, Tạp chí Văn học, số 2 67. Lưu Thị Thanh Trà (2006), Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2006 68. Nguyễn Thanh Tú (2003), Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Đức Mậu, Văn học Việt Nam hiện đại – một góc nhìn, NXB Quân đội nhân dân 69. Nguyễn Thanh Tú (2008), Đổi mới cấu trúc nhân vật trong tiểu thuyết sử thi hôm nay, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 668 70. Nguyễn Thanh Tú (2007), Một cách hình dung về quá trình phát triển của tiểu thuyết sử thi từ 1945 đến nay, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 669 71. Nguyễn Thanh Tú (2009), Năm mô hình không gian trong tiểu thuyết hôm nay, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 703 72. Nguyễn Thanh Tú (2009), Văn học và người lính, NXB Văn học 73. Phùng Văn Tửu (2011), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, NXB Tri thức . Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến) . tranh. Với lý do đó, người viết đã chọn Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua ba tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn. Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến) * Phạm vi nghiên cứu Tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới có hàng trăm cuốn

Ngày đăng: 17/07/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan