Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới

16 1.2K 13
Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới Phạm Văn Hùng Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60 31 40 Người hướng dẫn: TS. Ngô Tất Tố Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Phân tích những nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) và những đặc điểm cơ bản của cộng đồng NVNONN hiện nay. Những nét cơ bản về chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN. Phân tích, đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế; khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo; chính trị; văn hóa. Nhìn nhận lại những kinh nghiệm về việc thực hiện thu hút cộng đồng NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước của Việt Nam. Từ những kinh nghiệm trong thực tiễn để đưa ra đề xuất những giải pháp để phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc pháp triển đất nước trong thời gian tới Keywords: Người Việt Nam; Thời kỳ đổi mới; Quan hệ quốc tế; Phát triển đất nước Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) hiện có gần 4 triệu người, sống tại khoảng gần 100 nước và vùng lãnh thổ có trình độ phát triển, văn hoá, chế độ chính trị xã hội khác nhau, trong đó 4/5 định cư ở tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, các nước Tây Bắc Âu cộng đồng NVNONN có tiềm lực to lớn về tri thức và kinh tế: hơn 300.000 trí thức với trình độ đại học, chuyên gia kỹ thuật, ngày càng có nhiều người thành đạt trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội sở tại, không ít người giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền nước sở tại, các tổ chức quốc tế, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học; hàng chục vạn doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước sở tại (riêng ở Mỹ có hơn 170.000 doanh nghiệp). Trong đời sống hội nhập với nước sở tại, cộng đồng NVNONN luôn nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, luôn gắn bó với Tổ quốc Việt Nam. Với truyền thống yêu quê hương, luôn hướng về cội nguồn, cộng đồng NVNONN đã và đang có những đóng góp đáng kể cho công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước thời kỳ CNH-HĐH, đồng thời góp phần tạo dựng cầu nối mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân kiều bào đã tích cực tham gia đầu tư và hợp tác kinh doanh ở trong nước, hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp trong nước tìm kiếm và mở rộng quan hệ đối tác với bên ngoài. Tính đến quý 3 năm 2010, các doanh nghiệp của Kiều bào “đã có trên 3.228 doanh nghiệp của kiều bào đang kinh doanh ở trong nước với tổng vốn khoảng 5,7 tỉ Mỹ”[86]. Về kiều hối chính thức hàng năm của bà con Việt Kiều gửi về cho thân nhân trong nước hàng năm tăng không ngừng. Bên cạnh những hoạt động kinh tế, nhiều kiều bào đã thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái của dân tộc, hỗ trợ đồng bào trong nước qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, nạn nhân chất độc dioxin, ủng hộ quỹ vì người nghèo, giúp xây dựng trường học, trạm xá, cầu đường cho bà con vùng sâu vùng xa Những đóng góp của cộng đồng NVNONN được Nhà nước đánh giá cao và hết sức trân trọng, vì đó không chỉ là nguồn lực quý báu góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước mà còn biểu hiện tình cảm của của những người con xa quê hướng về cội nguồn dân tộc Việt Nam. “Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” [83, tr.44], Nhà nước Việt Nam đã khẳng định công tác NVNONN là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị và là bộ phận cấu thành hết sức quan trọng của chính sách đại đoàn kết dân tộc. Một số chính sách liên quan đến lợi ích thiết thân của kiều bào như quốc tịch, miễn thị thực, cư trú, hồi hương, kiều hối, quyền mua và sở hữu nhà ở trong nước, ưu đãi đầu tư, kinh doanh… đã được ban hành và thực hiện hiệu quả, đáp ứng tâm tư và nguyện vọng chính đáng của kiều bào. Hơn 20 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng, thế và lực của Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới. Đất nước không ngừng tăng cường sức mạnh tổng hợp để hướng tới mục tiêu đến 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp. Trong thời gian qua đã có những đóng góp không nhỏ vào những thành tựu chung của dân tộc, nhưng so với tiềm lực về kinh tế, trí thức, khoa học - công nghệ của cộng đồng NVNONN thì còn rất hạn chế. Do vậy, việc tìm hiểu, đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN trong sự nghiệp xây dựng đất nước và cần những giải pháp gì để phát huy tiềm năng hiện có của cộng đồng kiều bào đối với sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời gian tới. Đây là lý do tôi chọn Đề tài “Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới” cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhìn chung chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về cộng đồng NVNONN, nhất là nghiên cứu về vai trò của cộng đồng NVNONN trong sự nghiệp phát triển đất nước, chủ yếu là các tác giả đề cập trên một số công trình khoa học, bài viết ở một giai đoạn nhất định hoặc một vấn đề cụ thể. Tác giả luận văn xin đề cập đến một số đề tài, công trình khoa học tiêu biểu viết về cộng đồng NVNONN sau: Về sách: - Tác giả Trần Trọng Đăng Đàn: Người Việt Nam ở nước ngoài, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Qua 12 chương sách, 662 trang, tác giả đề cập đến nhiều vấn đề: Từ việc xác định phạm vi đối tượng nghiên cứu đến các mặt, lĩnh vực khác nhau trong đời sống của người Việt Nam ở nước ngoài như đời sống văn hóa, văn nghệ của NVNONN, vấn đề pháp lý kiều dân và NVNONN, người Việt Nam ở khu vực Liên Xô cũ và Đông Âu… tác giả Trần Trọng Đăng Đàn còn có công trình “Người Việt ở nước ngoài không chỉ có Việt kiều”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản: Vai trò của Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam - Lào của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 gồm 3 chương với 255 trang. Công trình nghiên cứu này, tác giả đã dựng lại quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Lào, phân tích thực trạng của cộng đồng người Việt hiện nay trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và vai trò của cộng đồng người Việt trong hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam - Lào. - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á: Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam” của hai tác giả Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana, sách do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành tại Hà Nội năm 2006. Cuốn sách dài 421 trang, với 6 chương đề cập tới các nội dung sau: Quá trình nhập cư của cộng đồng người Việt Nam vào Vương quốc Thái Lan; Phong trào đấu tranh của Việt kiều Thái Lan giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; chính sách của chính phủ Thái Lan đối với cộng đồng Việt kiều; Việt kiều hồi hương trong những năm đầu 60 thế kỷ trước; lối sống hoà đồng xã hội của Việt kiều Thái Lan. - Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao xuất bản công trình: “50 năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1959-2009)”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009. Cuốn sách này gồm 148 trang đề cập đến lịch sử phát triển của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài 50 năm qua; một số bài viết những cảm nghĩ về Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và công tác đối với NVNONN của những nhà quản lý, nghiên cứu nhiều năm kinh nghiệm trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Về đề tài khoa học: - Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ thực hiện năm 2003 với chủ đề "Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài: thực tiễn và một số cơ sở lý luận" của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao. Công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung đề cập đến một số thực tiễn và cơ sở lý luận của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; - Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ thực hiện tháng 3/2010 với chủ đề: “Phát huy vai trò của các tổ chức đảng và đảng viên trong công tác vận động, tập hợp, giáo dục và quản lý lưu học sinh Việt Nam du học tự túc ở ngoài nước” của Đảng ủy ngoài nước, đề tài này đề cập đến Hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác tập hợp, vận động, giáo dục và quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài; thực trạng và giải pháp trong công tác tập hợp, vận động, tuyên truyền và giáo dục chính trị - tư tưởng cho lưu học sinh Việt Nam du học tự túc; thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam du học tự túc; vai trò của các tổ chức Đoàn, hội thanh niên, sinh viên trong việc tập hợp, đoàn kết lưu học sinh Việt Nam du học tự túc; hoạt động của các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc đưa học sinh đi du học tự túc. Đề tài đưa ra một số giải pháp phòng, chống việc lôi kéo, tác động của các thế lực thù địch đối với lưu học sinh Việt Nam du học tự túc. - Đề tài Luận văn Thạc sĩ “Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Bảo Chung, bảo vệ năm 2008 tại Học viện Ngoại giao. Đề tài này phân tích rõ chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN trong thời kỳ đổi mới và có những kiến nghị những chính sách cần thiết để tiếp tục tăng cường công tác vận động NVNONN. Báo và Tạp chí: Nhiều bài viết của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà báo về cộng đồng NVNONN đăng trên một số tạp chí, báo, website… với nhiều nội dung về cộng đồng NVNONN như trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Tạp chí Hữu nghị, Tạp chí Quê hương… Nhìn chung đa số các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến cộng đồng NVNONN đã thực hiện chưa đi sâu phân tích về vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu Đề tài Luận văn “Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới” sẽ đóng góp một phần thông tin tư liệu phân tích về tiềm lực của cộng đồng NVNONN, những đóng góp của kiều bào trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay; đánh giá về vai trò của cộng đồng kiều bào đối với sự nghiệp phát triển đất nước trong hơn 20 năm đổi mới và đưa ra một số đề xuất những giải pháp kiến nghị để phát huy tối đa tiềm năng to lớn của kiều bào trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích rõ tiềm lực của cộng đồng NVNONN hiện nay và những đóng góp cộng đồng NVNONN vào sự nghiệp phát triển đất nước trong những năm qua. Từ đó đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN đối với sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh, phát huy những tiềm lực của cộng đồng NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích những nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng NVNONN và những đặc điểm cơ bản của cộng đồng NVNONN hiện nay. - Những nét cơ bản về chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN. - Phân tích, đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế; khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo; chính trị; văn hóa. - Nhìn nhận lại những kinh nghiệm về việc thực hiện thu hút cộng đồng NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước của Việt Nam. Từ những kinh nghiệm trong thực tiễn để đưa ra đề xuất những giải pháp để phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc pháp triển đất nước trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài luận văn xin đề cập đến các đối tượng nghiên cứu chính là cộng đồng người Việt Nam ra nước ngoài trước năm 1990, không đề cập đối tượng là lưu học sinh, lao động xuất khẩu sau những năm 1990 đến nay, những phụ nữ lấy chồng nước ngoài những năm gần đây. - Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và những chính sách pháp luật của Nhà nước đối với kiều bào. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu “Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới” (từ 1986- 2010), trong đó đặt trọng tâm nghiên cứu vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước từ 2004 đến nay, đây là thời điểm ban hành Nghị quyết 36 NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với công tác này và khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng luôn coi cộng đồng NVNONN là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. - Về mặt nội dung: Luận văn sẽ khái quát quá trình hình thành, phát triển và những chính sách cơ bản của Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN. Phân tích những đóng góp của cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước trên những lĩnh vực kinh tế, khoa học – công nghệ - giáo dục và đào tạo, văn hóa, chính trị. Từ đó, đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN, thấy rõ được vai trò không nhỏ của bà con kiều bào trong công cuộc CNH-HĐH đất nước và đưa ra những giải pháp kiến nghị để phát huy hiệu quả những tiềm năng của kiều bào đối với việc xây dựng đất nước. Đề tài Luận văn này chỉ đề cập vai trò của cộng đồng NVNONN trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hóa, chính trị, không đề cập được toàn bộ các lĩnh vực đóng góp của kiều bào trong công cuộc xây dựng đất nước. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận của luận văn: Các vấn đề trong luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu luận văn: - Các nguyên tắc và nhận thức luận Mác xít, cụ thể là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở hình thành phương pháp nghiên cứu luận văn. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau: Phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê so sánh. - Phương pháp phân tích tài liệu: đọc, tìm hiểu và phân tích các tài liệu có liên quan đến tình hình quốc tế, tình hình Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối với công tác NVNONN của Nhà nước Việt Nam. 6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn - Góp phần tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng NVNONN; những nét có bản về chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN. - Trên cơ sở nghiên cứu những đóng góp của cộng đồng NVNONN đối với sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, đưa ra đánh giá về vai trò của cộng đồng kiều bào trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Từ đó rút ra một số những kinh nghiệm của Việt Nam trong về việc phát huy vai trò của kiều bào trong công cuộc phát triển đất nước và đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước. - Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác thực tiễn về phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Nó còn phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về nội dung cộng đồng NVNONN. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; cấu trúc luận văn được chia làm 3 chương. Cụ thể như sau: Phần mở đầu: Trình bày tính cấp thiết của Đề tài; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; lịch sử nghiên cứu vấn đề; phương pháp nghiên cứu vấn đề; Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn. Chương 1: Khái quát sự hình thành, phát triển và chính sách của Nhà nước Việt Nam về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chương 2: Những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Chương 3: Bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng NVNONN đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian tới. Phần kết luận: Những bài học rút ra trong việc phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của kiều bào trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian tới. References 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX, Nghị quyết 23 NQ/TW, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh, ngày 12/3/2003. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị 09 CT/TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 04/10/1982. 3. Ban Bí thư Trung ương Đảng, khóa VI, Chỉ thị 67 CT/TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, ngày 04/12/1990. 4. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Vụ Tuyên truyền và Hợp tác Quốc tế (2006), Đối ngoại Việt Nam thời kỷ Đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao (2004), Tài liệu học tập Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối người Việt Nam ở nước ngoài, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Ban Tuyên giáo Trung ương, Tham luận: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tháng 11/2010. 7. Báo cáo của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 15/4/1996. 8. Báo Cáo ngày 15/4/1996 của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. 9. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đầu tư về nước - xu hướng kinh doanh mới của người Việt Nam ở nước ngoài. Cập nhật 16:59 | 04/01/2010. http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=381209&co_id =30094. 10. Nguyễn Phú Bình (2006), “Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số (23), tr.6-8. 11. Nguyễn Phú Bình, Sáu mươi năm ngoại giao Việt Nam và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài. Cập nhật 08/09/2005, 09:10:09 AM http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Uy-ban-Nha-nuoc-ve-nguoi-Viet-Nam-o- nuoc-ngoai/Bai-viet,-tra-loi-phong-van-/2005/09/1E56D544/ 12. Bộ Chính trị, khóa VII, Nghị quyết 08 NQ/TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 29/11/1993. 13. Bộ Chính trị, khóa X, Nghị quyết số 36 NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 26/3/2004. 14. Bộ Công Thương, Tham luận: Phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân kiều bào góp phần xây dựng đất nước, tháng 11/2010. 15. Bộ Ngoại giao, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài (2009), 50 năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1959-2009), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Bộ Ngoại giao, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài (2007), Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc sơ kết ba năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình hành động của Chính phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Bộ Ngoại giao, Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tháng 11/2010. 18. Nguyễn Mạnh Cầm, Cần có chiến lược thu hút, trọng dụng trí thức kiều bào trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. http://www.mattran.org.vn/Home/TapChi/so%2058/ddktdt.htm 19. Hà Chuyên (2002), Người Việt ở Mátcơva, Nxb. Thanh niên. 20. Nguyễn Quốc Dũng (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với bà con kiều bào, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (số 11), tr.25-28. 21. Nguyễn Quốc Dũng (2009), Những tấm gương người Việt Nam ở nước ngoài làm theo gương Bác Hồ, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (số 1), tr.37-40. 22. Nguyễn Quốc Dũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bà con kiều bào, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (số 56), tr.25-28. 23. Đại cương lịch sử Việt Nam (2008), Tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 24. Đại cương lịch sử Việt Nam (2008), Tập II, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 25. Đại cương lịch sử Việt Nam (2007), Tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở nước ngoài, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Trần Trọng Đăng Đàn (2005), Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có “Việt kiều”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [...]... Toàn (2009), sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và phát triển đất nước, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (số 8), tr.18-21 71 Thông tấn xã Việt Nam (2009), Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài xây dựng quê hương đất nước, Thông tin tư liệu (số 10 (1174)-TTTL) 72 Thông tin tư liệu số (2008), Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ phận không tách rời cộng đồng dân tộc Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam (số 16,... Nam ở nước ngoài (2009), 50 năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nxb Chính trị quốc gia 84 Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (2009), Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài 85 Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (2010), Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính... http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=14331554&news_ID=27835305 55 TS Đinh Xuân Lý (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 57 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tham luận Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác người Việt Nam ở nước ngoài, tháng 11/2010 58 Trần Văn Nhung (2007), Công tác hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Tạp chí Thông tin đối ngoại,... số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài 86 Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (2010), tổng hợp kết quả 6 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài của các bộ, ban, ngành 87 Nguyễn Duy Quyền (2004), “Công tác TTĐN của các Đảng bộ, chi bộ ngoài nước , Tạp chí Thông tin đối ngoại, số (6), tr.12-14... ngưỡng ở Việt Nam , Tạp chí Thông tin đối ngoại, số (17) 8/2005, tr.31-35 81 Trà Trâm (2004), “Đối ngoại nhân dân năm 2004 – Một đóng góp quan trọng trong công tác TTĐN”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số (13) 4/2005, tr.38-42 82 Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (2009), Kỷ yếu Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất Nxb Công ty in Phú Thịnh 83 Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước. .. Chính trị Quốc gia 89 Phác họa toàn cảnh lịch sử di dân Việt Nam ra nước ngoài, Báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 5, 6, 7, 8, 9 tháng 2 năm 1996 90 Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Âu (2009), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Cộng đồng Việt tại một số nước Đông Âu: Thực trạng và Vai trò trong bối cảnh mới 91 Về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số (12) 3/2005,... Minh của người Việt Nam ở nước ngoài, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (số 10), tr.15-17 65 Tài liệu tham khảo đặc biệt (2010), Tình trạng một số đối tượng người Việt trồng cần sa tại Anh, Thông tấn xã Việt Nam (số 012-TTX) 66 Tài liệu tham khảo hàng ngày (2010), Tình hình người Việt ở Cộng hòa Séc, Đức, Ba Lan, Thông tấn xã Việt Nam (số 017-TTX) 67 Phạm Sỹ Tam, Thực hiện Cuộc vận động trong cộng đồng người. .. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, T 43 34 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 35 Đỗ Thắng Hải (2009), Điểm nhấn lôi cuốn Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển đất nước, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (số 11), tr.46-50 36 Bùi Mạnh Hải (10-2009), phát huy vai trò người Việt Nam. .. nước Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 436 62 Nguyễn Thanh Sơn (2008), Trí thức Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (số 7), tr 29-31 63 Nguyễn Thanh Sơn (2009), Phát huy tiềm năng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản, (Cập nhật: 7/2/2009) http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=14331554&news_ID=4240970... Niên (2008), Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 60 Hà Văn Núi (2008), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiệm vụ vận động người Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (số 9), tr 24-26 61 TS Nguyễn Minh Phong & Dương Quỳnh Chi (2008), Tăng cường thu hút các nguồn lực Việt kiều trong sự nghiệp phát triển đất nước Tạp chí Kinh . Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (từ 1986- 2010), trong đó đặt trọng tâm nghiên cứu vai trò của cộng đồng NVNONN trong. phát triển và chính sách của Nhà nước Việt Nam về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chương 2: Những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào công cuộc phát triển đất nước trong. có của cộng đồng kiều bào đối với sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời gian tới. Đây là lý do tôi chọn Đề tài Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất

Ngày đăng: 26/06/2015, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan