Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân ………...32 Chương 2: Các kiểu nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng 2.1... Văn học phản ánh thế giới bằng hình tượng nên việ
Trang 1Hà Nội - 2010
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 31
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……… 3
1 Lý do chọn đề tài……… …3
2 Lịch sử vấn đề……….… 4
3 Mục đích nghiên cứu……….………… 17
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát……….……17
5 Phương pháp nghiên cứu……….……18
6 Bố cục của luận văn………19
PHẦN NỘI DUNG……… ….20
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân…………20
1.1 Vài nét về con người Nguyễn Tuân……….20
1.1.1 Tiểu sử……… ………20
1.1.2 Con người……… 22
1.2 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân……… 24
1.2.1 Trước Cách mạng……… 24
1.2.2 Sau Cách mạng……… 26
1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân……… …27
1.3.1 Một số vấn đề lí luận……….27
1.3.2 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân ……… 32
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng 2.1 Kiểu nhân vật tài hoa nghệ sỹ của một thời vang bóng……… ….42
2.2 Kiểu nhân vật lãng tử giang hồ, xê dịch……… …54
Trang 42
2.3 Kiểu nhân vật đi tìm thú vui ở cuộc sống trụy lạc……… … 63
2.4 Kiểu nhân vật kỳ ảo……… 66
Chương 3: Những phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật của Nguyễn Tuân……….……75
3.1 Cách tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sỹ……… 75
3.1.1 Miêu tả ngoại hình……… … 77
3.1.2 Miêu tả hành động……….80
3.1.3 Biểu hiện nội tâm……… ……82
3.2 Các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu……… 85
3.2.1 Sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập……….…85
3.2.2 Thủ pháp lý tưởng hóa, phi thường hóa nhân vật……… 88
3.2.3 Thủ pháp so sánh liên tưởng đầy chất thơ và chất triết lý……….90
3.2.4 Thủ pháp xây dựng kiểu nhân vật bổ sung………92
3.3 Đặt nhân vật trong hoàn cảnh, môi trường có tính điển hình………… 93
3.4 Ngôn ngữ……… …95
3.4.1 Ngôn ngữ nhân vật……… ……….95
3.4.2 Ngôn ngữ người kể chuyện……… ……99
3.5 Giọng điệu……… 105
KẾT LUẬN ……… 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… …… 113
Trang 5mà tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng đã trải qua một số phận khá thăng trầm và chưa được đi sâu nghiên cứu nhiều Trong mấy thập niên gần đây, tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước Cách mạng đã được giới nghiên cứu phê bình đánh giá lại sâu sắc, khoa học và khách quan hơn Mặc
dù vậy, tác phẩm của Nguyễn Tuân vẫn như một khối đá ruby nhiều màu sắc góc cạnh, vẫn còn mở ra nhiều tầng bậc ý nghĩa mới mẻ thu hút sự tìm tòi, khám phá của nhiều người
1.2 Nguyễn Tuân là một nhà văn độc đáo và phức tạp, nhất là giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám Nói như nhà văn Vũ Ngọc Phan thì Nguyễn Tuân “là một nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư tưởng” Nghĩ đến Nguyễn Tuân người đọc nghĩ ngay đến sự độc đáo, tài hoa, tài tử từ cá tính, lối sống đến văn chương, câu chữ Ông đã tạo ra cho mình một phong cách riêng không thể trộn lẫn, một vị trí vững chắc trong nền văn học Việt Nam Những đứa con tinh thần của Nguyễn Tuân có một sức cuốn hút đặc biệt Vì vậy, việc nghiên cứu tác phẩm của ông trong một hệ thống các tác phẩm trước Cách mạng sẽ giúp ta dễ dàng soi chiếu và hiểu hơn về giá trị tác phẩm, văn nghiệp của ông Hơn nữa, việc nghiên cứu một hiện tượng
Trang 64
văn học độc đáo và phức tạp cũng là một công việc gây nhiều hứng thú, say
mê
1.3 Các tác phẩm của Nguyễn Tuân đã được chọn lọc đưa vào các giáo
trình, các chuyên đề ở bậc Đại học và sách giáo khoa phổ thông: Cô Tô, Chữ
người tử tù, Người lái đò sông Đà, Tờ hoa, Thời và thơ Tú Xương… Ông
được giảng dạy với tư cách là một tác gia văn học lớn, có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà trên nhiều phương diện Việc nghiên cứu sâu hơn tác phẩm của Nguyễn Tuân có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, giúp độc giả ngày càng đánh giá đúng đắn, toàn diện hơn về tác phẩm của Nguyễn Tuân, đặc biệt là các sáng tác trước Cách mạng
1.4 Văn học phản ánh thế giới bằng hình tượng nên việc nghiên cứu các hình tượng nhân vật của Nguyễn Tuân trong văn xuôi trước Cách mạng là một trong những chìa khóa khả quan để giúp chúng tôi đánh giá, nhìn nhận sâu hơn về tác phẩm và tác giả Con người bao giờ cũng là trung tâm của sự phản ánh văn học Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói vui: “Nếu loài vật biết sáng tác truyện ngụ ngôn thì nhân vật chính trong đó hẳn phải là con người” Việc nhà văn tập trung chú ý vào một tầng lớp người nhất định trong
xã hội và xây dựng nhân vật theo cách riêng của mình thể hiện rất rõ thế giới quan, thẩm mỹ và thông điệp của nhà văn muốn gửi tới người đọc
1.5 Đã có nhiều công trình, đề tài, chuyên luận nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng từ nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên chưa
có những công trình chuyên biệt và toàn diện chỉ đi sâu nghiên cứu về hệ thống nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng Đây cũng là một lí do quan trọng để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này
2 Lịch sử vấn đề:
Trang 75
Năm 2010, Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và cũng thật trùng hợp, hậu thế kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyễn Tuân (10/7/1910 – 10/7/2010) Thời gian thấm thoắt trôi qua, Nguyễn Tuân đã trăm năm vang bóng Ngay từ khi mới xuất hiện, Nguyễn Tuân đã thu hút sự chú ý của độc giả và giới nghiên cứu phê bình Hơn nửa thế kỷ cầm bút, tác phẩm của Nguyễn Tuân đã tạo nên một nguồn mạch trong dòng chảy văn học dân tộc Đến nay, không thể thống kê đầy đủ được số lượng bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân nhưng nhìn chung có thể chia ra ba hướng nghiên cứu chính: những bài viết về cuộc đời và tác phẩm nói chung, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, hồi ức và kỷ niệm về Nguyễn Tuân Đúng như nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã
nói trong lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn tại Nhà hát lớn Hà Nội: “Nguyễn
Tuân là một trái núi cao Tôi chưa bao giờ kịp có thời gian để dợm bước chân nơi cái trái núi ấy để biết kỹ càng có bao nhiêu mạch nguồn, bao nhiêu cây đại thụ mọc lên, thậm chí có cả bao nhiêu cỏ dại yếu ớt bám vào Nguyễn Tuân và những nhà văn nhà thơ đi trước đã tạo ra dòng chảy văn chương của dân tộc và thời đại Với ảnh hưởng to lớn của Nguyễn Tuân và lớp cha anh,
đã có bao nhiêu áng văn thơ ra đời, tiếp nối” [10]
Trang 86
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước Cách mạng Tuy nhiên việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân thì có phần hạn chế hơn Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân theo ba giai đoạn: trước Cách mạng, sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975 và từ năm 1975 đến nay
2.1 Trước Cách mạng tháng Tám:
Nguyễn Tuân đến với văn chương bắt đầu từ hai bài thơ: Say, Khúc
tương tư Tuy nhiên địa hạt của ông lại là văn xuôi chứ không phải thơ ca
Sau này có nhà nghiên cứu đã đánh giá ông là “nhà thơ bị đóng đinh trên cây thập tự của văn xuôi” Ngay sau những bài thơ không mấy thành công đó, Nguyễn Tuân đã ngoặt một ngả rẽ dứt khoát sang con đường văn xuôi Trước
khi viết các tác phẩm gây được sự chú ý lớn như Một chuyến đi, Vang bóng
một thời, Thiếu quê hương…, Nguyễn Tuân đã có nhiều truyện ngắn khá đặc
sắc đăng trên các báo từ năm 1935: Vườn xuân lan tạ chủ (Tiểu thuyết thứ
bảy, 1935), Mất cái ví (Đông Dương tạp chí, số 23 – 1937), Gỡ cái vạ vịt
(Đông Dương tạp chí, số 25 – 1937), Chiếc dĩa sứ Giang Tây (Đông Dương tạp chí, số 26 – 1937), Một vụ bắt rượu lậu (Đông Dương tạp chí, số 29 – 1937), Mười năm trời mới gặp lại cố nhân (Đông Dương tạp chí, số 34 – 1938), Đông phương là Đông phương Tây phương là Tây phương (Đông
Dương tạp chí, số 35 – 1938) Ở những truyện ngắn này, chúng tôi thấy đã có
sự định hình phong cách của Nguyễn Tuân, dụng công trong câu chữ, lối kể chuyện có duyên, tự nhiên, hóm hỉnh, cách khai thác vấn đề độc đáo Có điều đặc biệt là một số truyện ngắn đầu tay này của Nguyễn Tuân mang đậm khuynh hướng hiện thực với những con người xã hội, nạn nhân của những nghịch cảnh dở khóc dở cười
Trang 97
Người đầu tiên có công trong nghiên cứu, phát hiện ra những nét độc đáo trong sáng tác và tài năng của Nguyễn Tuân là Thạch Lam Trong một bài viết
ngắn “Đọc Vang bóng một thời” (khoảng 3 trang) đăng trên báo Ngày nay, số
212, ngày 15/06/1940 Thạch Lam đã có cái nhìn tinh tế và sâu sắc về lối hành văn của Nguyễn Tuân Ông đề cao Nguyễn Tuân là một nhà văn đáng kính
bởi niềm đam mê sáng tạo, yêu cái đẹp và khả năng “làm sống lại cả một thời
xưa cũ”[23, tr.229] Thạch Lam cũng chỉ ra phần khuyết điểm trong văn
Nguyễn Tuân: “Về mặt văn chương, chúng ta muốn tác giả Vang bóng một
thời đến một sự giản dị sáng sủa hơn nữa, cố tránh những lối hành văn cầu
kỳ - sự cầu kỳ trong cái tìm tòi không phải cầu kỳ trong cách điệu tả - tránh những chữ nhắc lại, những sự kiểu cách, những lối và âm điệu trong câu văn
Có lẽ tác giả muốn nói hết cả những cái mình biết và tác giả biết nhiều nên có
sự lộn xộn ấy chăng?” [23, tr 230] Kết lại bài viết, Thạch Lam đã đánh giá
cao về Nguyễn Tuân: “Một nhà văn có tài năng đặc biệt, một nghệ sĩ có
lương tâm, ở người đó chúng ta đặt những hi vọng tốt đẹp nhất về sự nghiệp”
[23, tr 231] Thời gian đã trả lời cho niềm hi vọng của Thạch Lam và không còn chỉ là hi vọng nữa mà đã thành hiện thực Nguyễn Tuân đã đứng ở một vị trí vững vàng, đặc biệt trong nền văn học nước nhà
Về khía cạnh nhân vật, Thạch Lam đã có những đánh giá, cảm nhận ban đầu về một số nhân vật mà ông yêu thích trong văn xuôi Nguyễn Tuân Thạch
Lam yêu thích truyện Đánh thơ với “những nhân vật được trình bày với lời
ăn tiếng nói riêng, với những suy xét theo hồi ấy Và sau cái chết sau cùng của đôi vợ chồng phó sứ, tác giả cho chúng ta thấy một sự khoáng đạt và một chút nồng nàn” [23, tr 230] Thạch Lam cũng đặt ra một băn khoăn thể hiện
phần nào khiếm khuyết của Nguyễn Tuân trong xây dựng nhân vật: “Không
biết người xưa trong thú vui, trong những hành động, trong cách sống có thiếu phần tha thiết, phần ham mê sâu sắc không hay là tại tác giả chưa thấu
Trang 10cảm nhận chung về các nhân vật tùy bút Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan cho
rằng: “Ông Thông Phu quả là một nhân vật lạ nhất trong tập tùy bút của
Nguyễn Tuân” [23, tr.50]
Như vậy, trong những bài nghiên cứu đầu tiên, các tác giả đã rất tinh tế
và sâu sắc trong việc đánh giá vị trí, cảm nhận văn phong của Nguyễn Tuân Tuy nhiên, phần nhiều những nhận xét đó còn là cảm tính, mang đậm ấn tượng chủ quan, chưa chỉ ra cơ sở nghệ thuật của tác phẩm cũng như các cách nhà văn xây dựng nhân vật của mình
2.2 Sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975:
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân tiếp tục sáng tác nhiều tác
phẩm: Chùa Đàn, Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến,… Tuy
nhiên những sáng tác này vẫn còn vương vất hình ảnh con người cũ của nhà văn Thêm vào đó, do hoàn cảnh và yêu cầu lịch sử, không chỉ các tác phẩm của Nguyễn Tuân mà các tác phẩm văn học lãng mạn (1932 – 1945) cũng ít được đề cập đến Tác phẩm của Nguyễn Tuân trong giai đoạn này vẫn được chú ý song bị đánh giá nặng nề về vấn đề tư tưởng, ít chú ý đến nghệ thuật
Trang 119
Nguyên Hồng, Trương Chính, Phan Thị Nga, Nguyễn Đình Thi đều cho rằng tác phẩm của Nguyễn Tuân mang nặng tính chủ quan, thiếu tính khách quan
Ở Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc năm 1948, nhà văn Nguyên Hồng có
nhận xét về tùy bút Đường vui của nhà văn Nguyễn Tuân: “Nguyễn Tuân yêu
mình quá, dựng mình lên nhiều quá” [11, tr.7]
Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, sáng tác của Nguyễn Tuân vẫn được các nhà nghiên cứu hai miền quan tâm
Ở miền Nam, cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu có phần ưu ái hơn
về Nguyễn Tuân Các bài viết của Tạ Tỵ, Thanh Lãng, Sông Thai, Vũ Bằng, Nguyễn Vỹ đều công nhận Nguyễn Tuân là nhà văn độc đáo và yêu mến cái đẹp Đáng chú ý nhất là những lời ngợi ca đầy ưu ái mà Tạ Tỵ dành cho
Nguyễn Tuân – “nhà điêu khắc cần cù chạm trổ vào mặt đá quý những hình
nét trác tuyệt”: “Nguyễn Tuân đứng sững trước mặt chúng ta với một dáng vóc kiêu kỳ, với những ngón tài hoa, với đôi cánh chập chờn bay lượn trên đỉnh cao nghệ thuật Hành trình vào tác phẩm Nguyễn Tuân như hành trình vào một cung điện tráng lệ đầy màu sắc diễm ảo Từng nguồn sáng lung linh chiếu rọi vào mỗi dòng, mỗi chữ, thứ ánh sáng lạ kỳ làm mê hoặc cả gỗ đá vô tri và làm nhũn từng ý nghĩ bứt đi tự ý nghĩ từ niềm cô đơn nhất Nguyễn Tuân khi đã vươn tới đỉnh cao có thể tỏa ra xung quanh những tia lửa làm cháy cả rừng cây, làm khô dòng suối, nếu rừng cây, dòng suối chỉ mang trong bản chất những ước lệ tầm thường, nhàm chán” [43, tr.51]
Ở miền Bắc, có nhiều tác giả viết về các tác phẩm mới của Nguyễn
Tuân: Phở, Cây Hà Nội, Đọc Sêkhốp, Tờ hoa, Tình rừng, Sông Đà… Vang
bóng một thời lại được nói đến với những đánh giá lại Như Phong, Thế Toàn
đứng trên lập trường cách mạng cứng nhắc đã phê phán Phở của Nguyễn
Tuân một cách gay gắt vì “con người được miêu tả trong đó hoàn toàn xa lạ
Trang 1210
với chúng ta Con người trong thời đại chúng ta không phải là con người xa lánh cuộc sống, ngồi một góc phố nào đó để phân tích một món ăn…” [33,
tr.65] Ngược lại với xu hướng phê phán, Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Bổng,
Tế Hanh bênh vực Nguyễn Tuân trong Phở, coi đó chỉ là cách thể hiện “ niềm
tha thiết tin yêu, hết lòng ngợi ca một hương vị Tổ quốc”[11, tr.15]
Trương Chính có ba bài viết về Nguyễn Tuân từ năm 1957 đến 1975 Cái nhìn của ông ngày càng cởi mở hơn, đúng đắn hơn về phong cách Nguyễn Tuân Trong bài viết đầu tiên, Trương Chính khẳng định thế giới nhân vật
trong tác phẩm của Nguyễn Tuân gần như chỉ có một mình tác giả: “Ông là
một nhà tiểu thuyết mà lại không sáng tác được một nhân vật nào khác, ngoài nhân vật đại diện cho ông là anh chàng Nguyễn” [23, tr.54] Đến bài thứ ba,
Đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân Trương Chính đã biểu dương sự thay đổi
cách nhìn của Nguyễn Tuân và thế giới nhân vật đã không còn chỉ một mình
tác giả và “những người cùng hội cùng thuyền, cũng tài tử, cũng khinh bạc,
cũng bất đắc chí như ông” mà còn có thêm “nhiều hạng người có lẽ rất khác ông nhưng cũng như ông đang góp phần vào gia tài hương hỏa chung của Tổ quốc tiến lên xã hội chủ nghĩa” [23, tr.280]
Năm 1968, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh bắt đầu nghiên cứu về Nguyễn
Tuân với bài Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút ký chống Mỹ Trong bài
viết đầu tiên này Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra: “Nhân vật chính trong bút ký
chống Mỹ của Nguyễn Tuân vẫn là cái “tôi” tài hoa, tài tử từng quen thuộc với độc giả từ trước Nhưng khác với cái tôi cũ, giờ là cái tôi tích cực tham gia vào cuốc sống, hăng hái bút chiến “thiện chiến” với quân thù Một cái tôi lạc quan tin tưởng ở thắng lợi tất yếu của dân tộc Một cái tôi trẻ trung, hóm hỉnh, trí tuệ, luôn đem đến cho độc giả trong cuộc chiến đấu ác liệt này những tiếng cười sảng khoái”[23, tr.67] Như vậy, Nguyễn Đăng Mạnh đã
Trang 1311
đánh giá cao sự phát triển trong phong cách Nguyễn Tuân về phương diện nhân vật
Năm 1971, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong bài viết “Đọc lại Vang
bóng một thời của Nguyễn Tuân” đã là người đầu tiên đề cập sâu hơn và hệ
thống thành các loại nhân vật mà Nguyễn Tuân “thiên ưu” trong tập Vang
bóng một thời: “Nói chung, nhân vật của Nguyễn Tuân là một lớp người
phong kiến đã tàn tạ, một lớp nhà nho mà cuộc đời đã đến lúc xế chiều” [23,
tr.232] Ngoài ra “loại nhân vật thứ hai được tác giả trìu mến là một số lãng
tử giang hồ, sống một cách “nghệ sĩ” trước cuộc đời và không bao giờ muốn dừng chân ở một nơi nào nhất định” [23, tr.234] Giáo sư Phan Cự Đệ đã phát
hiện ra hình tượng tác giả ẩn lấp sau hệ thống nhân vật của Nguyễn Tuân Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã ví Nguyễn Tuân như một “ông lão thợ
đấu” bởi sự dụng công mài giũa từng câu chữ: “Đọc Nguyễn Tuân có đoạn
hay ta cảm thấy nhà văn không viết cho người đời tầm thường xem, mà cho những bậc tiên tri và thần phật ở một thế giới cao siêu khác, và ta đọc, tiếc là
ta dám nghe, ghé vào, ngồi mép chiếu mà hóng chuyện người trên và vì thế phải đem lòng ngưỡng mộ mà nghe, mà đọc, phải nâng mình lên mức trong trẻo hết sức mà đọc văn” [23, tr 304 – 305]
Nhìn nhận một cách tổng quát ta thấy cách đánh giá của các nhà nghiên cứu về Nguyễn Tuân trong giai đoạn 1945 – 1975 là đa chiều Tuy nhiên sự đánh giá phần lớn nghiêng về khía cạnh tư tưởng mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật và các tác phẩm văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng chưa được đề cập và đánh giá một cách thỏa đáng
2.3 Từ năm 1975 đến nay:
Trang 1412
Sau khi đất nước thống nhất và đi vào thời kỳ đổi mới đã tạo nên một bầu không khí mới cho sự tiếp nhận và đánh giá Nguyễn Tuân Có nhiều nhà nghiên cứu đã khắc phục được những mặt hạn chế còn tồn tại khi đánh giá về Nguyễn Tuân trong giai đoạn trước đây
Một trong những nhà nghiên cứu Nguyễn Tuân gây được sự chú ý hàng
đầu là Nguyễn Đăng Mạnh Trước đây, ông đã được biết đến với bài viết Con
đường Nguyễn Tuân đi đến bút ký chống Mỹ (1968) Sau năm 1975,
Nguyễn Đăng Mạnh tiếp tục dành nhiều tâm huyết và đã có những bài viết xuất sắc về Nguyễn Tuân, mở ra nhiều xu hướng mới mẻ, tiến bộ cho các nhà nghiên cứu khác khi đánh giá về Nguyễn Tuân Nguyễn Đăng Mạnh có cái nhìn toàn diện và lý giải sâu sắc về phong cách Nguyễn Tuân Năm 1981, ông giới thiệu cuốn Tuyển tập Nguyễn Tuân với chuyên luận dài 83 trang Năm
2000, ông cho xuất bản cuốn Nguyễn Tuân toàn tập với bài giới thiệu dài 94 trang từ sự sửa chữa bổ sung năm 1998 Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã tiếp thêm hứng thú khám phá về Nguyễn Tuân cho nhiều độc giả Trong bài giới thiệu về Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra cội nguồn của mọi vấn
đề về tác phẩm đó chính là quan điểm nghệ thuật: “Nói đến Nguyễn Tuân,
người ta thường nghĩ đến một nhà văn của quan điểm duy mỹ, chỉ trọng cái đẹp hình thức không cần nội dung, chủ trương viết văn không khuynh hướng, nghĩa là muốn đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ thiện ác ở đời Quan điểm ấy thể hiện ngay ở những nhân vật ưa thích nhất của ông trước cách mạng: những con người tài hoa, tài tử, dù tĩnh tại hay xê dịch, đối với cuộc sống, đối với quê hương, đều chỉ là những kẻ ăn tạm ở nhờ, những con người sinh ra dường như chỉ để ngắm đời, ngoạn cảnh cho giác quan được no nê thanh
sắc” [36, tr.25,26] Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá thành công của Vang bóng
một thời không chỉ ở nội dung mà còn ở bút pháp và kỹ thuật hiện đại: “khả
năng phân tích tinh vi từ cảm giác, ý nghĩ của nhân vật đến đường nét, màu
Trang 1513
sắc của cảnh vật, và khả năng vận dụng cách quan sát của nhiều ngành nghệ
thuật khác nhau, từ hội họa (Những chiếc ấm đất, Chữ người tử tù,…) đến điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo nữa (Bữa rượu máu)” [36, tr.56] Hệ thống nhân
vật cũng được nhà nghiên cứu chú ý và có những nhận xét khái quát đáng chú
ý: “Chiếc lư đồng có những nhân vật vào loại tiêu biểu nhất của Nguyễn
Tuân: ông Thông Phu và cô đào Tâm, những con người tài hoa, tài tử, lâm vào cảnh bê tha, trụy lạc mà vẫn ngông nghênh kiêu ngạo Anh chàng Nguyễn không tự hào về cuộc sống trụy lạc nhưng tự hào vì đã đánh bạn được với những con người ấy” [36, tr.58-59] Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân từ
năm 1942 đến 1944 theo Nguyễn Đăng Mạnh chủ yếu chỉ gồm có hai loại
người: “Loại tài hoa tài tử (hoặc tạo ra nghệ thuật hoặc sống một cách nghệ
thuật) và loại đối lập với nó, trước hết là bọn trưởng giả ngu dốt và bọn con buôn vụ lợi, phàm tục”[36, tr.62] Cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân
sau Cách mạng có sự kế thừa so với trước Cách mạng: “Chỗ kế thừa lớn nhất
của Sông Đà đối với phong cách cũ của Nguyễn Tuân là ở cách nhìn sự vật
nghiêng về mặt kỹ thuật, nhìn con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sỹ” [36, tr.81] Ngoài thế giới nhân vật, Nguyễn Đăng Mạnh còn lưu ý một
điều đặc biệt không phải nhà văn nào cũng có được đó là “ hình tượng nhà
văn, hình tượng con người Nguyễn Tuân hình thành một cách tự phát nhưng rất đậm nét trong tâm thức giới văn học như một sự tổng hòa cái tôi trong văn với cái tôi ngoài đời của Nguyễn Tuân Tôi dám nghĩ rằng không ít người
đã mê hình tượng này hơn cả chính cái văn của Nguyễn Tuân” [36, tr.119]
Nguyễn Đăng Mạnh thực sự đã có những đánh giá mới mẻ, sâu sắc và đầy tâm huyết về Nguyễn Tuân nói chung và thế giới nhân vật của ông nói riêng Cùng với giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, giáo sư Phan Cự Đệ cũng có những bài nghiên cứu với cái nhìn mới mẻ và xác đáng hơn về Nguyễn Tuân
Ở bài viết về Nguyễn Tuân trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975, tập 2,
Trang 1614
Phan Cự Đệ đã có cái nhìn tổng quát về quá trình “lột xác” đầy đau khổ và sự thay đổi quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân Về phương diện nhân vật, giáo sư cũng có những đánh giá mới mẻ nghiêng về khía cạnh nghệ thuật:
“Trước Cách mạng, các nhân vật trong tùy bút lãng mạn của Nguyễn Tuân
chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của tính cách nhà văn mà thôi Tác giả đã hóa thân ra thành Nguyễn, Vi, Bạch, Hoàng, Thông Phu để tìm cách nói lên những cạnh khía khác nhau của cái Tôi kênh kiệu, lập dị, của cái Tôi nổi loạn
đập phá, của cái Tôi giang hồ lãng tử… Bây giờ trong tùy bút Sông Đà,
dường như Nguyễn Tuân có ý thức thu nhỏ bớt cái Tôi chủ quan để nhường chỗ cho tiếng nói khách quan của cuộc sống, để dành vị trí ưu tiên cho những người chủ nhân mới của lịch sử Mấy chuyến Nguyễn Tuân lên Tây Bắc đều nhằm “tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay” đang xây dựng chủ nghĩa xã hội” [23, tr.110]
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên, có rất nhiều các nhà nghiên cứu khác với nhiều công trình, tiểu luận, bài viết về tác phẩm của Nguyễn Tuân theo nhiều xu hướng khác nhau Vương Trí Nhàn có nhiều bài viết về Nguyễn
Tuân: Nhà văn Nguyễn Tuân (1988), Nguyễn Tuân – huyền thoại một thời (1994), Nguyễn Tuân và một tư duy nghệ thuật kiểu Liêu trai (2005),… Trong bài viết Nguyễn Tuân và thể tùy bút (1997) Vương Trí Nhàn cũng có
những nhận xét điểm xuyết về nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân: “về mặt
nhân vật, thì tuy tác giả không đưa ra được nhiều bộ mặt khác nhau như một
Vũ Trọng Phụng, một Khái Hưng … song nhân vật mang nhiều tính cách tự truyện của ông (dù được gọi là Nguyễn, là Bạch, hay gì gì nữa), vẫn là một tính cách “trộn không lẫn”, nhắm mắt lại nhiều người vẫn hình dung được cốt cách của con người tài tử thường xuyên đi lại trên trang sách ấy” [23,
tr.145] Cùng với Vương Trí Nhàn còn có Vũ Đức Phúc với Nghệ thuật
Trang 1715
Nguyễn Tuân, Đỗ Đức Hiểu với Chất thơ trong Vang bóng một thời,
Hoàng Như Mai với Tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, Nguyễn Ngọc Hóa với Cái thật và cái tài hoa trong Chữ người tử tù, Nguyễn Thị Thanh Minh với chuyên luận Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng
tạo nghệ thuật (2004), Mai Quốc Liên với bài Nguyễn Tuân – bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, Hà Bình Trị với Thầy chữ Nguyễn Tuân,
Hoài Anh với Nguyễn Tuân là nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng
hoa, Thụy Khuê với Thi pháp Nguyễn Tuân (2005)… Đi sâu vào một tác
phẩm cụ thể là Chữ người tử tù, Văn Tâm cũng phát hiện ra Nguyễn Tuân đã
“xây dựng những cốt cách phi phàm, những “con người khổng lồ” nhưng có
khi phải ngụp lặn “dưới đáy” xã hội (…) đó là đặc trưng của bút pháp lãng mạn”, những nhân vật ấy là “những mảnh hồn say đắm của tác giả hóa thân”
[23, tr.252] Hà Văn Đức là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều bài viết
về Nguyễn Tuân: Tùy bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám,
Nguyễn Tuân và cái đẹp, Nguyễn Tuân một bậc thầy ngôn ngữ, Quan điểm thẩm mỹ qua một số hình tượng nghệ thuật trong tùy bút Nguyễn Tuân,…
Tất cả các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân sau năm 1975 đều có cái nhìn ngày càng xác đáng hơn, sâu sắc hơn, đa diện hơn về tác phẩm của Nguyễn Tuân
Tác phẩm của Nguyễn Tuân trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận
án thạc sĩ, tiến sĩ: Trương Việt Hùng đi Tìm hiểu một số tùy bút Nguyễn
Tuân (1985), Hà Văn Đức nghiên cứu Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân (1992), Phạm Thị Bích Ngọc đi tìm Đặc trưng thi pháp Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1999), Nguyễn Thị Thanh Minh nghiên cứu Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân (2002), Nguyễn Thị Hồng Hà viết
về Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân (2004), Nguyễn Thị Ninh viết Ngôn từ
trong sáng tác Nguyễn Tuân (2005), …
Trang 1816
Ngoài các công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Tuân còn có rất nhiều bài viết về kỷ niệm gắn bó sâu sắc của các nhà
văn, nhà nghiên cứu đối với nhà văn Nguyễn Tuân như: Kỷ niệm với Chùa
Đàn của Nguyễn Tuân (Yên Huy), Những lần gặp gỡ (Nguyễn Quang
Sáng), Nguyễn Tuân những năm cuối đời (Tô Hoài), Một thoáng Nguyễn
Tuân (Ngọc Trai), Nguyễn Tuân như tôi từng biết (Bùi Hiển), Vĩnh biệt người anh Cả (Trịnh Công Sơn), Sống đẹp từng ngày (Nguyên Ngọc), Lần gặp cuối cùng của nhà văn Nguyễn Tuân và nhà văn Đặng Thai Mai
(Thiếu Mai)… Qua những bài viết này giúp chúng ta hiểu hơn phong cách sống, bản lĩnh và vẻ đẹp tài hoa trong con người Nguyễn Tuân Bản ngã của Nguyễn Tuân vô hình chung đã in bóng trên những nhân vật do ông sáng tạo nên Sự thống nhất giữa phong cách sống và phong cách văn chương của Nguyễn Tuân phần nào giúp người đọc thêm hiểu hơn về tác phẩm của ông, thêm kính yêu đối với ông
“Cuộc đời người đàn bà đẹp và cái tài nào mà chả trải qua dập vùi”
[23, tr 305] Với lịch sử nghiên cứu gần 70 năm, tác phẩm của Nguyễn Tuân
dù đã trải qua nhiều thăng trầm song cuối cùng đã ngày càng được khẳng định
và đánh giá cao Các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Tuân khá bề thế và đồ sộ Đó thực sự là những gợi ý quý giá cho chúng tôi thực hiện đề tài luận văn này song cũng là thử thách lớn đối với chúng tôi Viết về Nguyễn Tuân có nhiều góc độ khác nhau Riêng góc độ thế giới nhân vật, đã
có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau Tuy nhiên phần nhiều những ý kiến đó còn chỉ là những đánh giá điểm xuyết thoáng qua mang tính ấn tượng chủ quan, chưa có sự bóc tách kỹ lưỡng về nghệ thuật xây dựng nhân vật, chưa có công trình nào hệ thống đầy đủ và toàn diện về thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám Đây thực sự là một vấn đề
Trang 1917
gây hứng thú khiến chúng tôi đi sâu nghiên cứu, góp phần tôn vinh giá trị và
vẻ đẹp văn chương Nguyễn Tuân
3 Mục đích nghiên cứu:
3.1 Chọn đề tài Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước
Cách mạng chúng tôi muốn hệ thống hóa và phân chia ra thành các kiểu nhân
vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng Từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, về lập trường, quan điểm của nhà văn
3.2 Nghiên cứu tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước Cách mạng
từ góc độ nhân vật là một cách nhìn nhận mang tính chất của thi pháp hình thức Qua lăng kính này, chúng tôi muốn đánh giá những thành tựu và đóng góp của Nguyễn Tuân trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát:
Đối tượng mà chúng tôi khảo sát và nghiên cứu là các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước Cách mạng Đó là các tác phẩm trước Cách mạng ở các thể loại văn xuôi khác nhau: du ký, truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, tùy bút:
Một vụ bắt rượu lậu (1937)
Một chuyến đi (du ký, 1938)
Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, 1939)
Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939)
Thiếu quê hương (tiểu thuyết, 1940)
Tàn đèn dầu lạc (phóng sự, 1941)
Trang 205 Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp phân tích, tổng hợp rất cần thiết trong quá trình tìm hiểu các nhân vật cụ thể từ đó có những đánh giá khái quát đối với từng loại hình nhân vật trong hệ thống các nhân vật của Nguyễn Tuân
Trang 2119
5.3 Phương pháp hệ thống:
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và nghệ thuật Ở mỗi nhân vật cũng có sự thống nhất giữa đặc điểm tính cách của nhân vật và nghệ thuật nhà văn xây dựng nhân vật Việc đặt nhân vật trong hệ thống chỉnh thể của tác phẩm, trong mối quan hệ hài hòa của chỉnh thể nội dung và hình thức, trong hệ thống các nhân vật cùng loại hình, trong mối quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật khác sẽ giúp chúng tôi có được sự đánh giá chính xác hơn về giá trị tác phẩm và tư tưởng, tài năng của nhà văn
5.4 Phương pháp so sánh:
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu giữa thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng với giai đoạn sau Cách mạng, giữa nhân vật của Nguyễn Tuân với nhân vật của các tác giả khác để từ
đó thấy được sự vận động, phát triển có tính kế thừa, ổn định trong phong cách Nguyễn Tuân và cá tính sáng tạo đặc biệt của nhà văn
6 Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chúng tôi triển khai theo ba chương cụ thể:
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng
Chương 3: Những phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật của Nguyễn Tuân
Trang 2220
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
CỦA NGUYỄN TUÂN 1.1 Vài nét về con người Nguyễn Tuân:
1.1.1 Tiểu sử:
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở xã Nhân Mục (thường gọi là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội Ông sinh ra trong một gia đình Hán học, cụ thân sinh là Nguyễn An Lan, đỗ tú tài khoa thi Hán học cuối cùng, một nhà nho tài hoa bất đắc chí, ưa “xê dịch” Sau này tư tưởng và phong cách, lối sống của Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ người cha của mình Nguyễn Tuân vì thế có sự am tường sâu sắc về các nét đẹp văn hóa cổ xưa, những thú chơi, sinh hoạt tao nhã mà thanh cao của nhà nho và ông đã tái hiện lại thành công bức tranh cổ xưa ấy trong văn chương của mình
Tuy sinh ra ở phố Hàng Bạc – Hà Nội nhưng thời thiếu niên của Nguyễn Tuân chủ yếu sống ở các tỉnh miền Trung cùng với gia đình viên chức của mình: Khánh Hòa, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa Cuộc sống thay đổi nơi cư ngụ thường xuyên hình thành một cách tự nhiên trong Nguyễn Tuân tính cách phóng khoáng, tài tử, thú “xê dịch” để được tận hưởng “no nê thanh sắc” Điều đó khiến ông thành công trong những trang viết về đề tài xê dịch sau này
Nguyễn Tuân học trung học tại trường Thành Chung (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) Nam Định Ông tham gia bãi khóa phản đối một số giáo viên Tây Đầm nói xấu người Việt Nam và bị đuổi học năm 1929
Trang 2321
Sau đó, hai lần Nguyễn Tuân bị bắt, bị tù: Lần thứ nhất bị bắt tại Băng Cốc – Thái Lan và bị đưa về giam tại Thanh Hóa (1930), lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội và bị giam tại trại tập trung Vụ Bản, Nho Quan (1941) Sự phản kháng của Nguyễn Tuân trong những lần này là hoàn toàn tự phát do tính cách phóng khoáng, không ưa gò bó của ông Ngoài ra, tình thần dân tộc, lòng tự tôn cũng là một trong những nhân tố đã ngấm vào máu thịt, tâm hồn ông một cách vô thức
Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ đầu những năm 30 Ông viết văn, viết
báo gửi bài cho các tờ báo lúc đó là: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam
tạp chí, Tiểu thuyết thứ bẩy,… Ngay từ khi mới cầm bút ông đã thể hiện cá
tính “ngông”, sự cầu kỳ, kỹ tính của mình qua cách sử dụng nhiều bút danh đặc biệt: Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc,… Nguyễn Tuân cùng với các nhà thơ văn tân tiến khác, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta đã coi văn chương không chỉ để “vui chơi” mà còn thực sự là một nghề để kiếm sống Từ năm 1938, 1939 ông thực sự nổi tiếng
với các tác phẩm gây được sự chú ý cao: Một chuyến đi, Vang bóng một
thời
Ngoài cầm bút (viết truyện, tùy bút, phê bình văn học, dịch thuật), Nguyễn Tuân còn tham gia nhiều hoạt động văn nghệ, đóng phim, diễn kịch Ông là một trong những diễn viên đầu tiên của Việt Nam với một vai phụ
đóng trong phim Cánh đồng ma ở Hồng Kông năm 1938
Cách mạng tháng Tám như Nguyễn Tuân đã từng tâm sự như một cuộc
“cải lão hoàn đồng” đối với ông Tư tưởng và những trang viết của ông dần có những chuyển biến Ông đã tham gia một cách nhiệt tình, hào hứng đối với các phong trào Cách mạng, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Từ năm
1948 đến 1958, ông giữ chức Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam Ông đi
Trang 2422
nhiều, viết nhiều, đem hết bút lực phục vụ cuộc kháng chiến thần thánh của
dân tộc và ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước
1.1.2 Con người:
Có nhiều bài viết khác nhau của các bạn đồng nghiệp, các nhà nghiên
cứu, những người thân viết về Nguyễn Tuân Cá tính độc đáo và nhân cách
đáng nể trọng của ông thực sự có một sức hút đặc biệt đối với những ai từng
được tiếp xúc Sau đó, nhiều người kể lại về ông như những huyền thoại Từ
con người đến văn chương Nguyễn Tuân đều thể hiện cá tính đặc biệt của
mình Nguyễn Tuân rất cầu kỳ, kỹ tính và tinh tế trong thưởng thức ẩm thực
và cái đẹp Con người cá tính ấy mang trong mình cái duyên tài tử của một
người nghệ sỹ và cái “ngông” của một người có tài năng và nhân cách hơn
người Ông cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng, gắn liền với những giá trị văn hóa
cổ truyền của dân tộc: yêu tiếng Việt qua các sáng tác văn chương, yêu ca trù,
dân ca, yêu phong cảnh đẹp và ẩm thực đất nước,…
Bộ ba : Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái,Văn Cao, những người làm nên
Phố thứ 37 - Phố Phái
Trang 2523
Ở Nguyễn Tuân có sự phát triển cao của ý thức cá nhân Ông viết văn cũng là để khẳng định ý thức cá nhân của mình Trước Cách mạng, ý thức cá nhân của Nguyễn Tuân đối lập với xã hội Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã dùng cá tính ấy phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến của dân tộc
Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa, uyên bác Ông không chỉ viết văn mà còn am tường rất nhiều loại hình nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Nguyễn Tuân có kiến thức sâu rộng về văn hóa dân tộc
và văn hóa nhân loại Ông yêu Truyện Kiều của Nguyễn Du, yêu thơ Hồ
Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến,… Ông thích các tác phẩm của Lỗ Tấn, Đôxtôiepxki, Sê-khôp, say mê trước những bức tranh của Picaso, Leona
de Vanci, Rembran,…Ông là một diễn viên kịch nói có tài và là diễn viên điện ảnh đầu tiên của Việt Nam Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương
Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên và đi nhiều nơi Ông thích khám phá vẻ
đẹp mới lạ, độc đáo Nói như Mai Quốc Liên thì “cuộc đời Nguyễn Tuân hầu
như nằm trong những chuyến đi Đi để dậy gió cảm xúc, lịch lãm sự đời, thoát
ra những eo sèo phàm tục”[23, tr.205] Những chuyến đi này thực sự mang
lại cho văn ông hơi thở ấm nóng của vốn sống thực tế và không khí thời đại Nguyễn Tuân cũng là nhà văn luôn cảm thấy cô đơn Trước Cách mạng, lúc nào ông cũng cảm thấy chán cảnh, chán người, sống giữa quê hương mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương” Nguyễn đã lao vào giang hồ, xê dịch để hưởng cho hết những sinh thú bất thình lình và những cảm xúc không chờ đợi Với Nguyễn Tuân, giang hồ xê dịch đã trở thành một cứu cánh, một triết lý sống Ông cho rằng sống ở đời là phải được phơi mình ra trong gió bụi, được ngủ
Trang 26Như vậy ở Nguyễn Tuân là sự hội tụ đầy đủ những tố chất của người nghệ sỹ: cá tính, nhân cách, tài năng, thông tuệ và uyên bác về kiến thức văn hóa, từng trải và lịch lãm về vốn sống, thái độ nghiêm túc trong lao động nghệ thuật… Tất cả cá tính, phong cách sống và con người Nguyễn Tuân đã tạo nên thành công cho những trang viết của ông Nguyễn Tuân xứng đáng được
nhiều người tôn vinh là “một định nghĩa rất chuẩn về người nghệ sỹ chân
chính” (Nguyễn Minh Châu)
1.2 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân:
Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 30 nhưng thực sự nổi tiếng
từ tác phẩm Một chuyến đi (1938) Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân có
thể chia ra thành hai giai đoạn: trước và sau Cách mạng tháng Tám
1.2.1 Trước Cách mạng:
Các tác phẩm chính của Nguyễn Tuân trong giai đoạn này gồm:
Một chuyến đi (du ký, đăng báo từ 1938, Tân Dân, Hà Nội xuất bản
1941)
Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, đăng báo từ 1939, Tân Dân xuất
bản năm 1940)
Trang 2725
Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, Mai Lĩnh, Hà Nội, 1939)
Thiếu quê hương (tiểu thuyết, đăng báo từ 1940, Anh Hoa, Hà Nội xuất
bản 1943)
Tàn đèn dầu lạc (phóng sự, Mai Lĩnh, Hà Nội, 1941)
Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, Hàn Thuyên, Hà Nội, 1941)
Tùy bút I (Cộng lực, Hà Nội, 1941)
Tùy bút II (Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943)
Tóc chị Hoài (tùy bút, Lượm lúa vàng, 1943)
Nguyễn (tập truyện, Thời đại, Hà Nội, 1945)
Trước Cách mạng tháng Tám, nội dung tác phẩm của Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh ba đề tài: “xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời” và đời sống trụy lạc
“Chủ nghĩa xê dịch” vốn là một lý thuyết vay mượn của phương Tây, trong đó người ta chủ trương đi không mục đích, chỉ để thay đổi chỗ, tìm cảm giác mới lạ và thoát li trách nhiệm với gia đình, xã hội Nguyễn Tuân đã tìm đến lý thuyết này trong một tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc Trên con đường xê dịch, Nguyễn Tuân có dịp ghi lại những vẻ đẹp của thiên
nhiên đất nước, phong tục ở các vùng quê (Một chuyến đi, Thiếu quê hương,
Chiếc lư đồng mắt cua, Vang bóng một thời,…)
Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân tìm về với vẻ đẹp một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng Nguyễn Tuân đã dựng bảo tàng lưu giữ
vẻ đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc: những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh, tao nhã, những cách ứng xử giữa người với người
Trang 28thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh của nghệ thuật (Chiếc lư đồng mắt
cua)
1.2.2 Sau Cách mạng:
Các tác phẩm chính sau Cách mạng của Nguyễn Tuân gồm:
Chùa Đàn (Truyện, Quốc văn, Hà Nội, 1946)
Đường vui (Tập tùy bút, Hội văn nghệ Việt Nam, 1949)
Tình chiến dịch (Tập tùy bút, Hội văn nghệ Việt Nam, 1950)
Thắng càn (Truyện, Văn nghệ, 1953)
Chú Giao làng Seo (Sách Kim Đồng, 1953)
Bút ký đi thăm Trung Hoa (Văn nghệ, Hà Nội, 1955)
Tùy bút kháng chiến và hòa bình (tập I, Văn nghệ Hà Nội, 1955)
Tùy bút kháng chiến và hòa bình (tập II, Văn nghệ, 1956)
Truyện một cái thuyền đất (Sách Kim Đồng, 1958)
Sông Đà (tập tùy bút, Văn học, Hà Nội, 1960)
Trang 2927
Tôi đọc (Văn học, 1963)
Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (Hội văn nghệ Hà Nội, 1972)
Ký (Văn học, Hà Nội, 1976)
Tuyển tập Nguyễn Tuân (Văn học, Hà Nội, 1981, 1982)
Cảnh sắc và hương vị đất nước (Tác phẩm mới, Hà Nội, 1988)
Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã tham gia Cách mạng và kháng chiến, đem ngòi bút phục vụ chiến đấu Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo, tài hoa, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu và lao động sản xuất Hình tượng nhân vật chính của Nguyễn Tuân sau Cách mạng là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang Họ không chỉ dũng cảm mà còn là những con người tài hoa, nghệ sỹ
Sự sáng tạo của Nguyễn Tuân làm sang cho dân tộc: một dân tộc không chỉ kiên cường mà còn có tầm văn hóa cao
Cả trước và sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đều thể hiện một phong cách văn chương tài hoa, uyên bác Ông đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút và được coi là “ông vua tùy bút” Nguyễn Tuân có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam Ông có một kho từ vựng phong phú, khả năng sử dụng ngôn từ độc đáo, tổ chức các câu văn xuôi giàu giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng, câu văn “co duỗi nhịp nhàng” Với những đóng góp đó, Nguyễn Tuân xứng đáng được coi là một trong những nhà văn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại Ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân:
1.3.1 Một số vấn đề lí luận:
Trang 3028
Con người là đối tượng phản ánh trung tâm và chủ yếu của văn học Trong văn chương, dù nhà văn miêu tả thế giới nhân vật không phải là con người (thần linh, ma quỷ, đồ vật, con vật) nhưng vẫn phản ánh gián tiếp tâm
tư, suy nghĩ của con người Văn chương chân chính phải phục vụ cho cuộc sống của con người Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ xét cho cùng không phải là trò chơi chữ nghĩa cho các nhà văn, nhà thơ khoe tài Đó là tiếng nói thẳm sâu trong tâm hồn con người, vì con người mà sáng tạo Đúng như M Gorki từng quan niệm, nghệ thuật bắt đầu ở nơi mà người đọc quên mất tác giả, chỉ còn trông thấy và nghe thấy những con người do tác giả trình bày trước người đọc
Đứng từ góc độ thi pháp học, giáo sư Trần Đình Sử định nghĩa: “Quan
niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người
đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật đó” [32, tr.55] Hình tượng nhân vật trong văn học chính
là sự hóa thân của những quan niệm, cảm nghĩ chủ quan của nhà văn về con người, cuộc đời Các đặc điểm mang tính khách thể của nhân vật như phẩm chất, tính cách, ngoại hình, ngôn ngữ chưa phải là tiêu chuẩn đầy đủ về nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật về con người quan tâm đến cách cảm thụ chủ quan, cách khám phá, sáng tạo riêng của nhà văn về con người và biểu hiện ra một cách hoàn chỉnh qua hình tượng nhân vật chứ không quan tâm nhiều đến tính chân thực hay không của những đặc điểm khách quan mà nhân vật có Như vậy, khi xét đến quan niệm nghệ thuật về con người, cái mà chúng ta quan tâm không phải chỉ ở đặc điểm của chính nhân vật mà sâu xa hơn là cách cảm nhận, lý giải của tác giả - người “đẻ” ra nhân vật đó
Trang 3129
Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn chịu sự chi phối của điều kiện xã hội, văn hóa, tư tưởng, thời đại mà nhà văn sống Ngoài ra, cá tính của người nghệ sỹ, thể loại văn học khác nhau cũng tạo ra những quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người Sự lý giải, cắt nghĩa về con người của nhà văn phải mang tính phổ quát (lặp đi lặp lại ở nhiều nhân vật, có ý nghĩa khái quát về triết học) thì mới được coi là quan niệm nghệ thuật
“Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả” [30,
tr.61] Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn được biểu hiện ở nhiều khía cạnh: cách xưng hô, gọi tên nhân vật, cách miêu tả chân dung nhân vật, hành động, tâm lý, ngôn ngữ của nhân vật…
Quan niệm nghệ thuật của nhà văn có ảnh hưởng lớn đến cách miêu tả của nhà văn về nhân vật, cách nhà văn lựa chọn đến đối tượng để miêu tả, cảm nhận Chính vì vậy mà trải qua nhiều thời đại khác nhau, với hoàn cảnh khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng có sự vận động phát triển Riêng văn học dân gian, mặc dù không có tác giả cụ thể, nhưng tác giả tập thể là nhân dân lao động cũng đã thể hiện một cách vô thức quan niệm nghệ thuật về con người Đại đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng thần thoại là sản phẩm của người nguyên thủy và chưa phải là nghệ thuật Trong các sáng tác thần thoại, con người đã tạo ra các vị thần là nhân vật chính Mỗi
vị thần mang một quyền thế tối cao khác nhau, mang sức mạnh thần bí của thiên nhiên, vũ trụ, vì thế con người thần thoại là con người chức năng, con người biến hóa Con người sử thi là những anh hùng, là kết tinh sức mạnh và
lý trí, quan niệm của cả cộng đồng, dân tộc, đất nước Do đó đặc trưng nổi bật
của con người sử thi là con người cộng đồng “Khác với con người trong thần
thoại, là biểu hiện của thiên nhiên, vũ trụ, con người sử thi qua tâm tới bộ tộc, nghĩa vụ, danh dự… con người cổ tích lại quan tâm tới số phận cá nhân”
Trang 3230
[24, tr.264] Con người cổ tích là con người của chính nghĩa, “sống bằng lẽ
công bằng phổ quát chứ chủ yếu không phải bằng tài trí, tâm lý cá nhân” [32,
tr 68]
Con người trong văn học trung đại phương Đông là con người “đấng”,
“bậc”, thuộc tầng lớp trên của xã hội và mang tầm vóc vũ trụ Thiên nhiên, vũ trụ là chuẩn mực cho mọi cái đẹp của con người Đó là con người đạo đức, con người trách nhiệm Văn học Việt Nam đến thời đại của Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã xuất hiện “con người muốn sống cho riêng mình, tự
giải phóng khỏi mọi trách nhiệm về xã hội, quân thần theo quan niệm nho giáo” [32, tr.71] Đến thế kỷ XIX xuất hiện con người tài tử cả trong thực tế
và trong văn học Người tài tử đề cao tài tình, không còn coi trọng đạo đức, trực tiếp bày tỏ nhu cầu hưởng lạc, vui thú thanh sắc của mình (Nguyễn Công Trứ, Dương Lâm,…)
Theo Iu Lốtman, con người trong văn học Phục hưng, Khai sáng phương Tây là con người tự nhiên, trần thế, sống vui vẻ với đời sống bản năng của mình Trong chủ nghĩa lãng mạn có con người đóng vai ác quỷ, tên cướp để phá vỡ trật tự cũ, chống lại cái cũ
Theo giáo sư Trần Đình Sử, văn học Việt Nam cận hiện đại (trước năm 1945) có ba hiện tượng văn học lớn với những quan niệm nghệ thuật về con
người đáng lưu ý Trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, xuất hiện con người cá
nhân xung đột với gia đình truyền thống, muốn thoát ly khỏi mọi quan hệ xã hội để thỏa mãn tự do bản năng Thơ Mới là sự xuất hiện của rất nhiều cái tôi
cá nhân, thể hiện một cách thành thực những cảm xúc thầm kín, khát vọng
riêng tư của mình Văn xuôi hiện thực Việt Nam 1930 – 1945 “xem con người
là sản phẩm của hoàn cảnh, là tiêu bản của hoàn cảnh Mổ xẻ con người, khám phá tác động của hoàn cảnh lên con người Đó là quan niệm mới về con
Trang 3331
người, khác với quan niệm con người là kẻ mang đạo lý chống lại kẻ vô đạo,
là anh hùng thay trời hành đạo trong văn học trung đại” [32, tr 74] Xung
quanh hình ảnh con người của hoàn cảnh này, thể hiện ra ở các nhà văn cũng rất khác nhau Với Nguyễn Công Hoan, con người bị tha hóa, vật hóa, là diễn
viên làm trò trên sân khấu hài kịch cuộc đời Ngô Tất Tố, với tiểu thuyết Tắt
đèn, con người hiện lên lại không hề bị tha hóa trước hoàn cảnh Đến Nam
Cao, con người bị tha hóa, dị dạng nhưng vẫn giữ được bản tính người tốt đẹp
ở bên trong
Ở Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, do yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, tất
cả “tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” đều được ưu tiên cho tiền tuyến Văn học giai đoạn này vì vậy chủ yếu phản ánh con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người phi thường Sau năm 1975, đất nước được độc lập thống nhất, nhiều điều kiện thuận lợi mới mở ra sự phát triển cho văn học Các nhà văn cũng có thời gian để nhìn nhận lại, trau chuốt hơn cho nghệ thuật và thấy cần thiết phải chấm dứt một quan niệm đơn giản, một chiều về con người, chấm dứt một nền văn học “minh họa” Bên cạnh con người công dân, con người cộng đồng, ở giai đoạn này các nhà văn cho người đọc thấy tính đa diện của con người với những góc cạnh trước đây không được khai thác hoặc bị né tránh Đó là con người đời tư, con người với những bản năng tự nhiên, con
người tâm linh, con người nhân loại, con người đa diện “cuộc đời đa sự, con
người đa đoan” (Nguyễn Minh Châu) Con người trong văn chương vì thế
thật hơn, gần gũi, hấp dẫn hơn với người đọc
Trong dòng chảy trôi liên tục của lịch sử văn học dân tộc kể trên, Nguyễn Tuân nằm ở vị trí nào, khúc nào của dòng sông văn học? Người ta vẫn nói đến Nguyễn Tuân với hai chữ “độc đáo”, vậy nét độc đáo của Nguyễn
Trang 3432
Tuân tạo nên bởi điều gì? Nghiên cứu thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân và quan niệm nghệ thuật về con người của ông sẽ giúp chúng ta
có được câu trả lời thỏa đáng
1.3.2 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân:
1.3.2.1 Nguyễn Tuân có quan niệm nghệ thuật về con người độc đáo
Nhà văn tiếp cận thế giới thiên về phương diện văn hóa, nghệ thuật, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa, nghệ sỹ Ông đánh giá, nhìn nhận con người dựa trên tiêu chí thẩm mĩ và văn hóa Theo đó, thế giới người trong cảm quan của Nguyễn Tuân trước Cách mạng có hai loại chính: Một là những người ở lớp trên tài hoa, uyên bác; đối lập lại là lớp người hạ đẳng, “ngồi xổm lên cái đẹp, nghệ thuật”
Nhìn nhận con người nghiêng về phương diện thẩm mỹ là một nét độc đáo của Nguyễn Tuân so với các tác giả văn học hiện đại khác Con người trong văn Nguyễn Tuân là con người mang vẻ đẹp tài hoa, nghệ sỹ chứ không
phải là con người cá nhân chống lại phong kiến như trong Tự lực văn đoàn,
hay con người cá nhân tự bộc lộ với những cảm xúc thành thực trong Thơ mới, con người bị tha hóa bởi hoàn cảnh trong văn Nguyễn Công Hoan, con người nạn nhân của hoàn cảnh nhưng không hề tha hóa trước hoàn cảnh trong văn Ngô Tất Tố, con người tha hóa những vẫn không nguôi khát vọng và mất
đi bản tính người tốt đẹp trong văn Nam Cao So với các tác giả cùng thời và sau đó, cách nhìn nhận con người của Nguyễn Tuân vẫn là “có một không hai”, đúng như Vũ Ngọc Phan từng đánh giá ông là nhà văn “đứng hẳn ra một phái riêng” cả về lối văn và về tư tưởng
Song nét độc đáo của Nguyễn Tuân còn ở ngay chính quan niệm của ông
về cái đẹp Theo quan niệm truyền thống của phương Đông, cái đẹp là cái hài
Trang 3533
hòa, gắn với cái trẻ trung và đặc biệt là cái đẹp thường gắn với cái thiện, cái
có ích Là một nhà văn luôn ý thức rất rõ phải tạo ra sự độc đáo cho riêng mình, Nguyễn Tuân không bằng lòng với quan niệm thông thường đó Cái đẹp trong văn xuôi Nguyễn Tuân, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn thường không phải là cái trẻ trung mà là cái già dặn, không phải ở cái hài hòa mà là những cái dị thường, phi thường, không chỉ ở cái thiện mà còn ở những hành
vi bất thiện Nhân vật tài hoa, nghệ sỹ trong Vang bóng một thời mà Nguyễn Tuân ca ngợi phần lớn là những người già (cụ Sáu (Những chiếc ấm đất), cụ
Ấm (Chén trà trong sương sớm), Cụ Kép (Huơng cuội), ông cử Hai (Đèn
đêm thu),…) Đó là những con người có cốt cách và vẻ đẹp vững chãi chứ
không hề yểu mệnh Nguyễn Tuân có phần thiên ưu với những vẻ đẹp già dặn Ngay với hình ảnh một người phụ nữ đẹp, trong con mắt Nguyễn Tuân cũng phải là người đàn bà đứng tuổi, “sâu sắc nước đời”, giỏi ngón ăn chơi,
có học (Mộng Liên – Đánh thơ, bồ phu Nhân, chị Hoài) và có sức cuốn hút
riêng “ nũng nịu mà không hớ hênh, (…) làm dáng, làm đỏm mà vẫn không ra
ngoài nết đoan trang, buồn mà không tẻ, vui mà không ồn, và lúc phải thô thì không tục” [36, tr.657] Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân thường coi “cái gì đẹp quá thì chóng tàn” Sau Cách mạng, trong văn ông cái đẹp không còn gắn
với cái yểu mệnh nữa mà hiện hữu vững chãi trong cuộc đời
Cái đẹp với Nguyễn Tuân phải luôn gắn liền với cái dị thường, phi thường, cái chất đậm, gắt, nóng, mạnh vượt ra khuôn khổ của cái bình
thường Tất cả phải vượt lên trên cái “lèm đèm, lẹt đẹt, lờ mờ, luộm thuộm và
bằng lòng với tất cả chung quanh” Nguyễn Tuân luôn thích cảm giác mới lạ
Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh tuyệt mỹ, của gió bão, núi cao rừng sâu, thác ghềnh dữ dội,… Nguyễn Tuân không thích những cái gì bằng phẳng, nhợt
nhạt, yên ổn Nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù chính là kiểu nhân
Trang 3634
vật như thế với “cốt cách phi phàm, những “con người khổng lồ” nhưng có
khi phải ngụp lặn “dưới đáy” xã hội (…) đó là đặc trưng của bút pháp lãng mạn”, là “những mảnh hồn say đắm của tác giả hóa thân” [23, tr.252] Ở
Huấn Cao chính là một hình mẫu lý tưởng có sự kết hợp cái tài, cái tâm, thiên lương trong sáng, khí phách hiên ngang Đây cũng là nhân vật thể hiện mâu thuẫn và sự phức tạp trong chính quan niệm của Nguyễn Tuân Ông chủ trương cái đẹp hình thức, không khuynh hướng, vượt lên mọi thứ thiện ác ở đời nhưng nhân vật của ông có đôi khi vẫn thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc kín đáo mà sâu sắc Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã có những
lý giải thỏa đáng về tính phức tạp trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn
Tuân: “Cái tính chất không nhất quán, không dứt khoát giữa hai mặt tích cực
và tiêu cực trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ngay cả ở trong thời kỳ
bế tắc nhất, xét đến cùng là do cái thế giằng co giữa chủ nghĩa cá nhân và lòng yêu nước, tinh thần dân tộc Nó khiến ông không quay lưng hẳn được với hiện thực, muốn thoát ly đấy nhưng không thât đành lòng” [36, tr.98]
Thạch Lam quan niệm “văn chương phải tìm ra những vẻ đẹp ở những
chỗ không ai ngờ tới” Ca ngợi vẻ đẹp tản mát của cuộc sống, về điểm này
Thạch Lam và Nguyễn Tuân có sự gặp gỡ Tuy nhiên Thạch Lam thiên về miêu tả vẻ đẹp thuần hậu, vẻ đẹp của tình người nhẹ nhàng, trong trẻo còn Nguyễn Tuân lại thiên ưu với những vẻ đẹp cầu kỳ, khác lạ, gắn với một thời
đã xa nay chỉ còn “vang bóng”
Với Nguyễn Tuân “cái đẹp vượt lên mọi luân lý thời đại”, mọi điều thiện
ác ở đời Cái đẹp không mang tính xã hội, tính khuynh hướng giai cấp Cái đẹp có thể đến từ thế giới thanh cao nhưng cũng có thể đến từ địa ngục (kẻ cắp móc túi nhanh gọn, nghệ thuật chém đầu người) Hơn một lần, Nguyễn
Tuân từng thừa nhận điều này trong tác phẩm: “Mỹ thuật vốn không bà con
Trang 37hóa thì thường dễ dẫn đến những sai lầm: “Cái người nào trong suốt một đời
người mà không ngắm một mớ tóc tử tế thì cái thẩm mĩ quan của người ấy còn lung lay lắm, chưa lấy gì làm định” [37, tr.657] Bất cứ cô gái đẹp nào
chắc cũng phải “nổi đóa” lên trước quan niệm kỳ lạ của Nguyễn Tuân:
“Người đàn bà đẹp chỉ nên chết trẻ Những trang giai nhân tuyệt thế mà phải
sống lâu cho đến bạc đầu thì thực cũng là một điều đại bất hạnh lây cho người đồng thời” [37, tr 573]
Trong thời kỳ khủng hoảng tinh thần, Nguyễn Tuân sa vào ca ngợi cả vẻ
đẹp ma quái, ghê rợn: “Người ta vừa hát, vừa khóc và người ta đàn đến mức
hộc máu ra mà gục dưới nhạc khí” [36, tr.407] Thái độ phê phán của ông đối
với xã hội chủ yếu từ góc độ thẩm mỹ chứ không phải từ góc độ giai cấp như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,… Ông viết nhiều tác phẩm phê phán bọn thực dân, phong kiến tay sai vì chúng chà đạp lên cái đẹp, không
biết nâng niu trân trọng cái đẹp (Bữa rượu máu, Những ngày ở Thanh
Hóa,…) Ông dè bỉu bọn lái buôn “cứ đòi đốt trầm nắn phím” và đau lòng
trước cảnh “tàn sát thơ ca của những ông lãnh binh sính thơ ca”… Ông gọi
đó là những kẻ “chạy tuột vào nghệ thuật và ngồi xổm lên cái đẹp” Ông
châm biếm những gã trọc phú, cậy có tiền của, học đòi những kẻ tài hoa, bắt
chước người đời khinh thế ngạo vật Sau Cách mạng với tập tùy bút Sông Đà,
Nguyễn Tuân cũng phê phán trên phương diện cái đẹp, ông phê phán bọn
thực dân, đế quốc - những kẻ hủy hoại nghệ thuật và cái đẹp (Xòe)
Trang 3836
Nguyễn Tuân được mệnh danh là người nghệ sỹ “suốt đời đi tìm cái đẹp
và cái thật” (Nguyễn Đình Thi) Sự tận tâm và dốc lòng dụng công với cái
đẹp của Nguyễn Tuân đã trở thành một trong những nét tính cách thâm căn cố
đế trong con người ông Vương Trí Nhàn đã nói rất hay về điều này: “Có vẻ
như nếu trên đời này, có một ngôi đền dành để phụng thờ cái đẹp, thì Nguyễn Tuân chính là viên tư tế chuyên lo công việc đèn nhang cho người đến lễ”
[25] Sự nhạy cảm với cái đẹp và cách nhìn nghiêng về phương diện thẩm mỹ
đã tạo nên một Nguyễn Tuân nghệ thuật vị nghệ thuật trong văn chương cũng như trong cuộc sống Cái đẹp trở thành một tiêu chí đánh giá, một góc nhìn khiến ông phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, tinh tế, hấp dẫn với người đọc Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân toàn là những con người tài hoa, tài
tử, không chấp nhận thói đời ô trọc, tìm về với những vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao Các nhân vật của Nguyễn Tuân là những con người cốt cách nho nhã, có cách ứng xử đẹp, ăn đẹp, chơi đẹp và luôn kiếm tìm cái đẹp trong thú vui tao nhã của nghệ thuật thư pháp, hội họa, âm nhạc, nghệ thuật uống trà,
chơi hoa quý,… Cụ tú Hải Văn trong Những chiếc ấm đất là một trong
những nhân vật tài hoa của Nguyễn Tuân từng có hai câu đối:
“Họ lịch sự như tiên, phú quý như giời,
quất con ngựa rong chơi ngoài ngõ liễu
Ta trồng cỏ đầy vườn, vãi hoa đầy đất,
gọi hề đồng pha nước trước hiên mai” [42, tr.89]
Đó cũng có thể coi là một trong những tuyên ngôn sống của các nhân vật tài hoa nghệ sỹ trong truyện ngắn Nguyễn Tuân
Trang 3937
Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân có sự vận động và phát triển theo thời gian Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân tìm thấy chất tài hoa, nghệ sỹ không chỉ có trong những con người đặc tuyển, những tính cách phi thường mà ở ngay cả nhân dân đại chúng: anh bộ đội, chị dân công, người lái
đò sông Đà… Quan điểm về người nghệ sỹ được mở rộng ra trong cách nhìn của Nguyễn Tuân Đó không chỉ là những người làm nghệ thuật mà là cả những người thành thạo, điêu luyện trong công việc của mình Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân thiên về miêu tả cái đẹp nội tâm, sau Cách mạng ông ngả sang bao quát ngoại giới
1.3.2.2 Nguyễn Tuân không chỉ nhìn con người ở phương diện tài hoa,
nghệ sỹ dựa trên tiêu chí thẩm mỹ, văn hóa mà ông còn nhìn con người với tư cách là con người cá nhân với sự thức tỉnh của cái “tôi” và cá tính phát triển mạnh mẽ Đó là con người ưa xê dịch, tự do, thích cảm giác mãnh liệt, mới lạ, muốn tận hưởng cuộc sống hiện tại Kiểu nhân vật này thường xuât hiện trong các tùy bút của Nguyễn Tuân Nét tính cách duy nhất làm nên bộ mặt hấp dẫn của kiểu nhân vật “độc tấu” trong tùy bút của Nguyễn Tuân đó là căn bệnh
“thèm đi” Đó là những chàng trai trẻ Nguyễn, Vi, Hoàng, Bạch đều muốn hăm hở đi để thưởng ngoạn cho “no nê thanh sắc” mọi hương vị cuộc đời,
được tự do bay bổng Các tác phẩm Thiếu quê hương, Tùy bút I, Tùy bút II,
Nguyễn đều thể hiện con người cá nhân ưa tự do, xê dịch này Nếu như ở
trong các truyện ngắn của Vang bóng một thời, chúng ta thấy Nguyễn Tuân
ca ngợi vẻ đẹp của những cụ già luống tuổi – những con người của một thời
đã xa nay chỉ còn vang bóng với thú vui tao nhã thì ở trong những trang tùy bút lại là hình ảnh của những chàng trai tràn đầy khát vọng, háo hức, hăm hở muốn đi và tận hưởng mọi lạc thú trần gian trong hiện tại Những lãng tử thời hiện đại này chính là phần rơi rớt còn sót lại từ hình mẫu của những nhà nho tài tử trước đó (Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh
Trang 4038
Trinh, Dương Khuê, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và chính Nguyễn Tuân cũng
là một kiểu người “vang bóng”) Con người cá nhân “xê dịch” của Nguyễn Tuân vì vậy mang vẻ đẹp kết hợp của cả những giá trị truyền thống và hiện đại
Nếu như con người trong văn Phạm Duy Tốn, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao có quan hệ gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh sống thì con người cá nhân trong văn Nguyễn Tuân gần như không liên quan đến hoàn cảnh, đối lập với hoàn cảnh Hoàn cảnh khách quan không có
gì đáng kể, cái đáng kể nhất là hình ảnh cái “tôi” nghênh ngang, bướng bỉnh
đi giữa cuộc đời, với một bận tâm lớn nhất là làm thỏa những cảm xúc, cảm
giác của mình: “Rồi cái tôi vênh váo đi giữa cuộc đời như một viễn khách
không có quê hương nhất định, cái gì cũng ngờ hết, duy chỉ tin chắc ở cái kho cái vốn tình cảm và cảm giác của mình” [37, tr.655-656] Nhân vật của
Nguyễn Tuân không có nghề nghiệp xác định, không thiết tha gắn bó với gia đình, nhà cửa, không màng sự nghiệp, tiền tài Họ chỉ có một niềm đam mê lớn nhất là được đi, quan tâm đến chính thực đơn cảm giác cảm xúc của mình
và khắc họa lại chân dung tinh thần khác người của mình ấy trước đồng loại Đẩy lên đến cực đoan, con người cá nhân của Nguyễn Tuân sa vào ăn chơi trụy lạc nhưng vẫn không thôi khát vọng một thế giới tinh khiết, thanh cao
(Chiếc lư đồng mắt cua) Có lần Nguyễn Tuân từng tâm sự: “viết văn là để
yêu sống, để tìm nhân loại, để tìm thấy mình trong nhân loại, để được thấy nhân loại trong mình, cái phòng làm việc của người ấy đặt ngay giữa cuộc đời” [37, tr.589] Như vậy, Nguyễn không chỉ đi tìm chính mình mà còn tìm
nhân loại, đây cũng là một nét mâu thuẫn trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân