Giọng điệu

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 107)

6. Bố cục của luận văn

3.5. Giọng điệu

Trong đời sống, giọng điệu là chất giọng được phát ra, giúp nhận diện con người một cách cụ thể. Mỗi người có một chất giọng khác nhau vì thế giọng điệu là nhân tố quan trọng để nhận diện từng cá nhân.

Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống chúng ta chỉ cần nghe giọng nói là nhận ra con

106

người, thì trong văn học cũng vậy. Giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả, thấy được tình cảm, thái độ, ứng xử của tác giả trước hiện tượng đời sống. Theo M. Khrapchencô thì: “Hệ số tình cảm của lời văn, … được biểu hiện trước hết ở trong giọng điệu cơ bản”.

Giọng điệu trong văn học không chỉ biểu hiện bằng cách xưng hô, trường từ vựng mà còn bằng cả hệ thống tư thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm.

Nói như nhà nghiên cứu Đoàn Đức Phương thì: “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, nó có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn”. Mỗi nhà văn có một giọng điệu đặc trưng nổi bật riêng: giọng châm biếm của Nguyễn Công Hoan, giọng trào phúng chua cay của Vũ Trọng Phụng, giọng tỉnh táo, sắc lạnh nhưng cũng đằm thắm yêu thương của Nam Cao, giọng thủ thỉ, tâm tình, nhẹ nhàng mà sâu sắc của Thạch Lam… Còn Nguyễn Tuân nổi bật là giọng điệu khinh bạc. Ngoài ra còn có giọng trữ tình, hoài niệm, giọng châm biếm dí dỏm.

Giọng điệu khinh bạc được thể hiện nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá nhiều về giọng điệu này. Vũ Ngọc Phan vừa khen vừa chê: khen ở điểm có duyên, chê ở điểm thiếu trong sáng. Phan Cự Đệ thì cho rằng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân nhiều khi “kênh kiệu, dấm dẳng như đấm vào họng người ta”. Nguyễn Đăng Mạnh thì đồng tình với giọng điệu khinh bạc của nhà văn: “Giọng khinh bạc, gai góc của Nguyễn Tuân… ném mạnh vào những hạng người có đầu óc nô lệ”. [36, tr. 40].

Nhà văn Vũ Bằng đánh giá: “Khề khà, khinh bạc, dài dòng mà tế nhị, hơi điên điên nhưng lại thành thực lạ lùng, nặng về kỷ niệm tư tưởng hơn là

107

tả cảnh, khai thác tâm tư như Đôxtoiepxki nhưng lại phong phú tế nhị như Marcel Proust” và luận giải sở dĩ Nguyễn Tuân có giọng điệu đó là do “con người Nguyễn Tuân là sự kết tinh không biết bao nhiêu mâu thuẫn, con người Nguyễn Tuân là cả một bài tính đố mà một người nhất hiến vi kiến với anh không thể nào hiểu nổi” [1, tr. 311]. Trần Đình Sử cho rằng giọng văn của Nguyễn Tuân là “giọng văn mang nhiệt tình chống lại sự giả dối trong mọi trường hợp. Chống giả dối sao gọi là khinh bạc? Nguyễn Tuân đúng là có nhiều câu khinh bạc, đó là khi ông tỏ ra xem thường những cái vốn chẳng có gì cả theo quan niệm truyền thống. Nhưng đó lại là xung đột hiện đại với truyền thống trong văn ông” [22, tr. 79].

Giọng khinh bạc của Nguyễn Tuân đã được kế thừa từ các nhà nho tài tử trước đó như Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà,… Chất “ngông” và cá tính mạnh mẽ của Nguyễn Tuân là yếu tố tạo nên chất giọng khinh bạc đó. Suy cho cùng thì giọng khinh bạc của Nguyễn Tuân có cơ sở từ mối bất hòa và tuyệt vọng giữa ông với hoàn cảnh xã hội xung quanh.

Nguyễn Tuân còn dùng giọng khinh bạc để thể hiện thái độ với nhân vật Hồ, người quen với lối sống an phận, yên ổn: “Mày hèn lắm, Hồ. Không những mày là một thằng hèn mà mày lại còn là hành khách thiếu kỷ luật trong sự giao thông công cộng nữa. Thôi câm đi. Đưa bao diêm đây” [36, tr. 697]. Ở bài tùy bút Lại đi nữa, ông cũng châm biếm đôi uyên ương bằng giọng khinh bạc: “Đáng thương hại nhất là cặp uyên ương kia cứ sớm lại sớm, chiều lại chiều, lại nhìn ngắm nhau đến no cả mắt trong một gian phòng chung mà họ gọi là tổ ấm. Trong cái khăng khít của yên vui tầm thường, nếu hai linh hồn kia ở sát cạnh nhau mà không biết chán nhau thì cũng là sự đáng ngạc nhiên” [37, tr. 476].

108

Ngoài giọng điệu khinh bạc, chất giọng châm biếm cũng xuất hiện với tần số không nhỏ trong các sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng: Mất cái ví, Một vụ bắt rượu lậu, Chiếc dĩa sứ Giang Tây, Một cảnh rước dâu chạy tang, Đôi tri kỷ gượng. Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh: “Ông đã châm biếm, có lúc kín đáo nhẹ nhàng nhưng cũng có lúc quyết liệt, táo bạo, bọn thống trị đế quốc và phong kiến tay sai, từ những thằng Tây đoan, thằng cảnh sát, viên tri huyện hống hách, mọt dân, đến những tên Công sứ, tổng đốc tàn ác thậm chí cả tên vua bù nhìn Bảo Đại nữa (Một vụ bắt rượu lậu, Bữa rượu máu, Những ngày ở Thanh Hóa, Phong vị tỉnh xép, Xác ngọc lam,…) [36, tr.39-40]

Từ điển tiếng Việt giải thích: Châm biếm là chế giễu nhằm phê phán. Nói đến châm biếm là nói đến tiếng cười nhưng mà là cười đấy rồi cũng khóc đấy, cười ra nước mắt để lên án, phê phán. Còn trào lộng có tính chất chế giễu để đùa cợt, gây cười, trào phúng có tác dụng gây cười để châm biếm, phê phán. Các khái niệm này tương đối gần nhau nhưng với văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng thì giọng điệu châm biếm có lẽ phù hợp hơn.

Tiếng cười châm biếm trong văn Nguyễn Tuân không cay nghiệt như trong thơ Tú Xương. Cái cười trong văn Nguyễn Tuân là cái cười ý vị, hài hước, dí dỏm bởi nhà văn sử dụng những so sánh, liên tưởng mà thú vị.

Giọng điệu châm biếm của Nguyễn Tuân xuất hiện trong khi ông phê phán những cái xấu, cái lố bịch. Theo Phan Cự Đệ: “Đối với Nguyễn Tuân thời đó, nghệ thuật là tất cả. Xuất phát từ cái Đẹp nghệ thuật vị nghệ thuật, Nguyễn Tuân châm biếm bọn trọc phú, đã giàu sụ lên một cách hỗn láo, bất lương nhưng lại cứ tự xưng là tài hoa, rồi cũng bắt chước mọi người khinh thế ngạo vật, phỉ báng đồng tiền… Nguyễn Tuân dè bỉu hết lời những bọn lái

109

buôn cứ đòi đốt trầm nắn phím và đau lòng trước những cuộc tàn sát thi ca của những ông lãnh binh sính làm thơ…” [23, tr. 107].

Không chỉ cười người mà nhà văn còn cười giễu mình. Nhân vật Tôi trong tác phẩm Chiếc lư đồng mắt cua là một con người sống buông thả theo những ham muốn cá nhân, ích kỷ, vô trách nhiệm với gia đình vợ con. Đôi khi anh ta tự phê phán chính mình: “Thế này thì ra tinh thần tôi bạc nhược lắm rồi. Tôi tính lại liêm sỉ của tôi. Chao ôi, đấy là cái thành tích rực rỡ của những đêm trăng bên những bông huệ tàn. Thức nữa nào. Cười nữa đi. Uống mãi vào. Hít nữa vào… Ối! Ối tôi ơi! Ối những người bạn thân nhất của tôi ơi!” [37, tr. 319]. Nhà văn sử dụng nhiều câu mệnh lệnh, nhịp ba có âm hưởng như lời kết tội kẻ tha hóa, bạc nhược.

Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân viết bằng giọng văn khinh bạc nhưng cũng có khi rất đôn hậu, tinh tế. Sau Cách mạng giọng văn của ông ấm áp, chân tình, gần gũi với cuộc sống. Đọc Vang bóng một thời, nhà phê bình Đỗ Đức Hiểu nhận xét: “Có thể cảm nhận Vang bóng một thời như một bài thơ – một bài thơ với những nhịp mạnh xen lẫn những nhịp nhẹ, với những trùng điệp day dứt, những rung động mãnh liệt hay nhẹ nhàng, tỏa lan những đợt sóng dữ và những làn sương mờ” [13, tr. 172].

Vũ Ngọc Phan thì cho rằng: “Văn Nguyễn Tuân buồn, buồn lắm, dùng lối văn ấy để viết về những cái đã qua, những cái đã chết, thì không có lối văn nào thích hợp bằng” [26, tr. 27].

Đối với những cái ngày xưa, giọng văn của Nguyễn Tuân bao giờ cũng đôn hậu, trữ tình: “Cùng một buổi chiều ấy”, “Thế là từ hôm ấy”, “Nội cỏ trước dinh quan Đổng Lý quân vụ một buổi chiều thu đã quyết đổi màu”… (Bữa rượu máu); “Năm ấy nước sông Nhị Hà lên to”, “năm sau”, “Ông

110

khách năm nọ”, “Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này”… (Những chiếc ấm đất); “Bỗng một buổi chiều năm ấy” (Trên đỉnh non Tản),… Có những khi giọng điệu tha thiết cùng hòa điệu với cảnh với người: “cây cỏ nơi Túy lan trang đều một loạt ủ rũ như để tang cho người thiên cổ. Tơ liễu khóc mưa, tóc tùng reo gió, bóng tre lìa bụi, đều ngậm một cái tình buồn trước cái hương trời lăn lóc khoảnh vườn hoang. Lan đã biết tạ chủ, thời cỏ cây kia há kém ai!” [36, tr.142].

Trong tác phẩm Thiếu quê hương người đọc còn nhận ra giọng văn trữ tình, đằm thắm của nhà văn trong những trang viết về cảnh đẹp của quê hương đất nước. Nhà văn không hề ngoảnh mặt quay lưng với đất nước mà vẫn thể hiện một cách tinh tế tình cảm của mình. Sau này chất giọng trữ tình còn tiếp tục được phát huy khi ông ca ngợi vẻ đẹp của con sông Đà: “Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…” [41, tr. 72]

Như vậy trong các tác phẩm văn xuôi trước Cách mạng, Nguyễn Tuân thể hiện ba giọng điệu cơ bản: khinh bạc, châm biếm, trữ tình đằm thắm. Việc tạo ra được giọng điệu riêng và biến hóa linh hoạt về giọng điệu đã góp phần tạo nên sự thành công của tác giả trong xây dựng nhân vật. GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã đánh giá cao về giọng điệu trong văn Nguyễn Tuân: “Một lối văn đã tìm đúng được cái giọng điệu riêng của nó: khi thì trang nghiêm, cổ kính, khi thì đùa cợt, bông phèng, khi thì thánh thót, trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa” [36, tr. 47].

111

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Tuân là một nhà văn xuất sắc, có vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam. Việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng là một góc nhìn thêm một lần nữa cho chúng ta thấy tài năng và những đóng góp của Nguyễn Tuân đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học. 2. Nguyễn Tuân là nhà văn có quan niệm nghệ thuật về con người độc đáo. Ông luôn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sỹ, lấy cái đẹp, văn hóa làm tiêu chí đánh giá, phân loại con người “thượng đẳng” và “hạ đẳng”. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân nghiêng về cái đẹp đã là một nét độc đáo bởi ông không nhìn con người dưới góc độ nạn nhân của hoàn cảnh xã hội như phần lớn các nhà văn đương thời khác. Thế nhưng còn độc đáo hơn ở chính quan niệm về cái đẹp của ông cũng khác người, khác với quan niệm truyền thống. Cái đẹp đối với ông không nhât thiết phải gắn với cái hài hòa, cái thiện ác ở đời. Nguyễn Tuân yêu thích những vẻ đẹp phi thường, tuyệt đỉnh, những gam màu sắc, đậm, gắt… Chính quan niệm độc đáo và cách thức khám phá mới mẻ, tư duy hiện đại đã khiến cho tác phẩm của ông có một vị trí riêng, không ai thay thế được.

3. Nguyễn Tuân đã hình tượng hóa quan niệm của mình bằng một hệ thống nhân vật với bốn loại chính: nhân vật tài hoa nghệ sỹ của một thời vang bóng, nhân vật lãng tử, giang hồ xê dịch, nhân vật tìm thú vui trong cuộc sống trụy lạc, nhân vật kỳ quái. Mỗi kiểu loại nhân vật của ông đều có những đặc điểm độc đáo riêng so với các nhân vật của các nhà văn khác trước đó và cùng thời. Nhân vật của Nguyễn Tuân mang đậm dấu ấn cá tính của chính ông. Mà cá tính của ông là “độc đáo vô song”, không để cho ai có thể bắt chước được. Nguyễn Tuân đã có đóng góp đáng kể cho sự hiện đại hóa nền

112

văn học bởi sự phát triển của mỗi nền văn học xét cho cùng chính là sự chuyển đổi của các loại hình tác giả, loại hình nhân vật.

4. Để xây dựng thành công các nhân vật của mình, Nguyễn Tuân đã kết hợp linh hoạt và sáng tạo các phương thức, biện pháp, thủ pháp nghệ thuật. Ông thường miêu tả ngoại hình, hành động, tâm lý nhân vật theo cách riêng nhằm làm tô đậm vẻ tài hoa, nghệ sỹ của họ. Nhân vật của Nguyễn Tuân được đặt trong một môi trường văn hóa điển hình. Các thủ pháp tương phản, lý tưởng hóa, phi thường hóa nhân vật, so sánh, liên tưởng giàu chất thơ và chất triết lý được Nguyễn Tuân sử dụng phổ biến trong thể hiện nhân vật. Và ông luôn cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của mình với giọng văn linh hoạt, biến hóa đầy sáng tạo, vừa cổ kính, vừa hiện đại.

5. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tuy chưa thật phong phú đông đảo như sau Cách mạng hay như trong tác phẩm của các tác giả khác. Tuy nhiên giá trị mà tác phẩm của Nguyễn Tuân đọng lại và đóng góp cho nền văn học đó là nét độc đáo trong cách nhìn nhận con người. Nguyễn Tuân đã lưu giữ lại trong nền văn học những hình mẫu nhân vật đã và sẽ “một đi không trở lại”. Đó là những con người “làm sang” cho dân tộc, khẳng định dân tộc ta không chỉ là một dân tộc anh hùng mà còn rất đỗi tài hoa, lịch lãm và có tầm văn hóa cao. Tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước Cách mạng dù có những đánh giá khác nhau và có số phận khá thăng trầm nhưng có lẽ là vẫn là phần đặc sắc nhất trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân.

113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Bằng (2001), Bốn mươi năm nói láo, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

2. M. Bakhin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

3. Nam Cao (1999), Tuyển tập, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Tân Chi (tuyển chọn, biên soạn) (1999), Thạch Lam văn và đời, Nxb Hà Nội.

5. Nguyễn Dữ (2001), Truyền kỳ mạn lục giải âm, Nxb KHXH, Hà Nội. 6. Phan Cự Đệ tuyển tập (2006) (Lý Hoài Thu tuyển chọn), tập 3, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

7. Hà Văn Đức (1998), Nguyễn Tuân và quá trình nhận đường trong văn học của ông, Tạp chí Khoa học (KHXH – ĐHQG Hà Nội), số 2.

8. Hà Văn Đức (2003), Quan điểm thẩm mỹ qua một số hình tượng nghệ thuật trong của Nguyễn Tuân, Tạp chí Văn học, số 4.

9. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lý luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, Hà Nội. 30. Hà Văn Đức (1991), Nguyễn Tuân – một bậc thầy về ngôn ngữ, Tạp chí Khoa học (KHXH – Đại học Quốc gia Hà Nội), số 5.

10. Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Tuân – trái núi cao xanh,vnexpress.net, http://evan.vnexpress.net/news/phe-binh/phe-binh/2010/07/3b9aeb6a/, Thứ hai, 05/07/2010, 11:10.

11. Nguyên Hồng – Tế Hanh (1957), Cùng đặt một số vấn đề - phê bình “Phở” của Nguyễn Tuân, tuần báo Văn số 15 – 1957, tr. 7 – 15.

12. Nguyễn Công Hoan (1943), Thanh đạm, Nxb Đời mới, Hà Nội. 13. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội. 14. M. Khravchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

114

15. Thạch Lam (1999), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 16. Thạch Lam (2000), Hà Nội băm sáu phố phường, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

17. Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Đăng Mạnh (1991), Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình Lịch sử Văn học Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thanh Minh (2004), Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)