Sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 87)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập

Nhân vật của Nguyễn Tuân được xây dựng theo bút pháp lãng mạn nên thường sử dụng nghệ thuật đối lập. Thế giới nhân vật mà Nguyễn Tuân yêu thích là những người tài hoa nghệ sỹ. Đối lập với họ là những kẻ tiểu nhân, phàm tục. Hai loại người này đặt cạnh nhau cũng tạo ra sự đối lập có tác dụng tô đậm vẻ đẹp khác thường, phi thường của những nhân vật tài hoa, nghệ sỹ.

86

Cụ Sáu, cụ Ấm đều là những đệ tử của trà đạo với nghệ thuật pha trà, thưởng trà đạt tới trình độ điêu luyện khác thường. Với họ trong một chén trà ngon có mùi thơ và có ý vị triết lý, phải thưởng thức nó bằng đời sống tâm tưởng bên trong. Đặt cạnh họ là những người phàm phu tục tử, uống trà để thỏa mãn cơn khát.

Cụ Phủ, cụ Nghè Móm, vợ chồng Phó Sứ - Mộng Liên đã dùng cái tài hoa của mình như một vũ khí để chơi lại bọn có tiền nhưng bất tài ngu dốt, nhưng háo danh, háo lợi phải bỏ tiền ra mua. Đó là một ông Thừa nào đó cũng tưởng là mình có tài, muốn bước chân vào cõi văn chương nhưng lại với mục đích thực dụng là kiếm tiền của thiên hạ. Trong cuộc chơi, ông lại lục vấn thế nào là chữ “chân” và cứ băn khoăn mãi không hiểu tại sao người ta lại đánh chữ “mộ” trong câu thơ thả “Vòng thượng mai khai, xuân hựu lão”, để rồi Phó Sứ phải cắt nghĩa bằng vẻ lễ phép nhưng đã ngụ ít nhiều sự coi thường. Hay một cụ Tuần nọ lộ nguyên hình là một con buôn vụ lợi trên mảnh đất văn chương, một ông huyện Bình Khê “người trông đứng đắn vậy mà nhảm lạ”. Ông ta đã giở những thói gian xảo trong cuộc chơi đầy tao nhã để vừa được tiếng là hay chữ, vừa được tiền. Vợ chồng Phó Sứ như sống cao hơn đời, nhìn xuống đời với những kẻ tầm thường bằng con mắt ngạo mạn.

Chiêu Hiện trong Lửa nến trong tranh là một người tận tâm dốc lòng phụng sự cái đẹp nhưng ông Huyện Khỏe lại là người chỉ ham tiền tài, vật chất. Sự đối lập giữa hai nhân vật chủ và tớ vừa làm cho vẻ đẹp của Chiêu Hiện tôn cao và thái độ coi thường hạng người chỉ ham tiền tài, vật chất của tác giả cũng bộc lộ rõ.

Các nhân vật của Nguyễn Tuân có khi được đặt trong những thế đối lập với nhân vật khác hoặc với hoàn cảnh (Huấn Cao, cậu ấm Hai,…). Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công thủ pháp tương phản, đối lập trong tác phẩm của

87

mình. Thủ pháp này được thể hiện rõ nhất trong cảnh cho chữ của Chữ người tử tù. Chơi chữ là một thú chơi tao nhã của người xưa thường diễn ra trong các thư phòng thanh tịnh nhưng lại được diễn ra nơi buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, phân chuột, phân gián. Vậy mà cảnh cho chữ diễn ra thật trang nghiêm, thiêng liêng. Người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng lại đang đậm tô nét chữ đẹp. Đây là một tình huống phi thường hiếm có. Con người tự do ngay trong cảnh tù ngục. Không còn là người tù nữa mà đã trở thành người nghệ sỹ đang sáng tạo ra cái đẹp. Cái đẹp, cái thiên lương chiến thắng cái ác, cái xấu xa trong một hoàn cảnh đặc biệt – sào huyệt của bóng tối và tội ác. Có một sự hoán đổi về địa vị giữa các nhân vật. Quản ngục thì “khúm núm”, thầy thơ lại thì “run run bưng chậu mực” còn Huấn Cao thì đường hoàng, uy nghi đậm tô nét chữ vuông vắn. Nghệ thuật đối lập đã tôn vinh sự thăng hoa và chiến thắng của cái đẹp tài hoa và thiên lương của nhân vật.

Trong Những chiếc ấm đất, Nguyễn Tuân đã viết về người ăn mày rất đặc biệt: “Hắn chọn lựa từng cửa mới vào ăn xin. Hắn toàn vào xin những nhà đại gia thôi và cố làm thế nào cho giáp được mặt chủ nhân rồi có xin gì thì hắn mới xin”. Người hành khất rất sành trong uống trà tàu. Bằng việc sử dụng thủ pháp đối lập giữa vẻ bên ngoài với cốt cách bên trong, Nguyễn Tuân đã làm người đọc hiểu hơn về cuộc sống, về cách đánh giá con người một cách cụ thể, chính xác hơn.

Nghệ thuật đối lập còn phát huy tác dụng khi Nguyễn Tuân miêu tả những hành động trái khoáy, kỳ quặc, thách đố với thiên hạ, cố tỏ ra khác đời, khác người của các nhân vật “tôi”, Nguyễn, Bạch, Vi, Hoàng…. Người ta mong được khỏe thì Nguyễn mong ốm. Thật ngược đời khi mọi người ốm thì Nguyễn lại thấy mình cần phải khỏe. Nguyễn thích nghe tiếng rừng trúc cháy

88

lách tách trong lửa. Khác với thiên hạ sống một cuộc đời nề nếp, an phận, Nguyễn muốn sống một cuộc đời vô định. Nguyễn luôn đối lập mình với xung quanh để khẳng định cái Tôi của mình.

Như vậy, bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập, Nguyễn Tuân đã miêu tả thành công vẻ đẹp tài hoa, nghệ sỹ của những con người của một thời vang bóng và tâm trạng chán chường, cố tỏ ra khác đời, khác người để khẳng định cái tôi của những nhân vật giang hồ, xê dịch.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)