Trước Cách mạng

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 26)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Trước Cách mạng

Các tác phẩm chính của Nguyễn Tuân trong giai đoạn này gồm:

Một chuyến đi (du ký, đăng báo từ 1938, Tân Dân, Hà Nội xuất bản 1941)

Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, đăng báo từ 1939, Tân Dân xuất bản năm 1940)

25

Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, Mai Lĩnh, Hà Nội, 1939)

Thiếu quê hương (tiểu thuyết, đăng báo từ 1940, Anh Hoa, Hà Nội xuất bản 1943)

Tàn đèn dầu lạc (phóng sự, Mai Lĩnh, Hà Nội, 1941)

Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, Hàn Thuyên, Hà Nội, 1941)

Tùy bút I (Cộng lực, Hà Nội, 1941)

Tùy bút II (Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943)

Tóc chị Hoài (tùy bút, Lượm lúa vàng, 1943)

Nguyễn (tập truyện, Thời đại, Hà Nội, 1945).

Trước Cách mạng tháng Tám, nội dung tác phẩm của Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh ba đề tài: “xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời” và đời sống trụy lạc.

“Chủ nghĩa xê dịch” vốn là một lý thuyết vay mượn của phương Tây, trong đó người ta chủ trương đi không mục đích, chỉ để thay đổi chỗ, tìm cảm giác mới lạ và thoát li trách nhiệm với gia đình, xã hội. Nguyễn Tuân đã tìm đến lý thuyết này trong một tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Trên con đường xê dịch, Nguyễn Tuân có dịp ghi lại những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, phong tục ở các vùng quê (Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Vang bóng một thời,…).

Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân tìm về với vẻ đẹp một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng. Nguyễn Tuân đã dựng bảo tàng lưu giữ vẻ đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc: những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh, tao nhã, những cách ứng xử giữa người với người

26

đầy nghi lễ nhịp nhàng… Tất cả được thể hiện qua những nhân vật là những nhà nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân. Đây là một đóng góp độc đáo của Nguyễn Tuân trong văn học hiện đại.

Nguyễn Tuân cũng hay viết về đời sống trụy lạc. Trong những tác phẩm này, nhân vật “tôi” hoang mang, bế tắc, tìm cách thoát ly trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vẫn vút lên những khát vọng một thế giới tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh của nghệ thuật (Chiếc lư đồng mắt cua).

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)