Kiểu nhân vật đi tìm thú vu iở cuộc sống trụy lạc

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 65)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Kiểu nhân vật đi tìm thú vu iở cuộc sống trụy lạc

Ông Thông Phu, cô Đào Tâm trong Chiếc lư đồng mắt cua là hai nhân vật tiêu biểu nhất cho kiểu nhân vật này của Nguyễn Tuân. Họ là những con người tài hoa, lỡ bước sa chân vào cuộc sống trụy lạc nhưng vẫn ngông nghênh, kiêu ngạo với tài hoa nghệ thuật của mình: “Ông Thông Phu là chủ nhà hát đã mười năm thực đấy, là một người nghiện nặng thật đấy, nhưng ngày lại ngày, ngồi rình tính tình ông, tôi nhận thấy ông có đủ phong thái của một người tài tử. Đánh trống rất xinh, tiếng trống không ra tiếng trống anh kép, làm thơ làm phú, làm văn tế rất hay, hay kết giao với đám anh em cơ nhỡ và thỉnh thoảng có kẻ ngu dại nào trong đám sinh tụng phải hậu tạ một số tiền để đền đáp cái lá đơn kiện có kết quả thì lại rủ vài anh em đi nhàn tản về vùng quê, tìm về những làng có mở hội nghe chèo, đánh cờ đất ăn giải, trong hành lý có một cỗ khay đèn a phiến nhỏ tiện và một bộ Quất Trung Bí” [2, tr. 291]. Anh chàng Nguyễn không tự hào về cuộc sống trụy lạc nhưng lại tự hào vì được đánh bạn với con người ấy. Và thực tế giữa họ cũng đã có một tình cảm rất hậu, trước sau như một, có thể coi là tri kỷ của nhau. Ông Thông Phu trước khi chết đã trao lại cho Nguyễn chiếc lư đồng mắt cua quý giá nhất đời mình. Nguyễn ân tình, chăm nom đến ông Thông Phu khi ông bị bệnh và liệt nửa người. Trong mắt người đời, họ là những kẻ ăn chơi, nghiện ngập.

64

Nguyễn Tuân đã khám phá ra trong những con người này vẫn là những tâm hồn ẩn chứa những điều tốt đẹp, khát vọng đáng quý: “ Tâm nhìn làn khói mà hát, mắt long lanh, tiếng hát có tinh thần và nhiều chữ mở, nhiều hơi mớm rất thần tình. Giọng hát đẹp này vẳng lên vào một trường hợp cảm động lúc năm đã hồ tàn hình như đủ gột hết khỏi người Tâm tất cả những bẩn thỉu trát vào kể từ lúc dấn thân vào nghề” [40, tr. 256]. Như vậy điều mà tác giả muốn nói không phải là cuộc sống trụy lạc của nhân vật mà là tâm trạng khủng hoảng cực độ, muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh mà bế tắc, bất lực không thể thoát ra được nên sa vào hành lạc như một cứu cánh, lấy cái ồn ào của truy hoan để khuấy động giả tạo những ngày tháng trống rỗng của mình. Tâm đã từ biệt cái nhà hát của ông Thông Phu ra đi, rồi cuộc đời Tâm sẽ đi tới đâu? Ông Thông Phu nói rằng: “Anh e đời Tâm rồi không được trọn vẹn đâu chú ạ. Và cả bọn mình rồi cũng đến vậy” [40, tr. 257]. Cuộc sống hiện tại của họ buồn tẻ, tương lai mờ mịt.

Phóng sự Ngọn đèn dầu lạc là lời tự sự của nhân vật tôi về những tháng ngày ăn chơi trụy lạc của mình. Nhân vật “tôi” “ăn ở với Ả Phiền” đã mười năm. “Tôi” cũng ý thức được rất rõ về những hành vi của mình, vì chìm đắm trong khói thuốc phiện “tôi đã hi sinh bao nhiêu là thứ tình thiêng liêng. Tình vợ, tình bạn, tình của một công dân trai tráng đối với đất nước giữa những giờ trọng đại” [37, tr. 15]. “Tôi” đã là một phế nhân: “Tôi tự phóng hỏa tôi, nếu tôi không lách mình ra khỏi cái cám dỗ của ánh sáng dầu lạc” [37, tr. 19]. Tìm đến với thuốc phiện là tìm đến với sự lãng quên, quên đi thực tại. Ta nhớ tới Chế Lan Viên cũng từng thốt lên:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!

65

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo” (Những sợi tơ lòng)

Nhân vật ý thức về hành vi của mình nhưng vẫn dấn thân, sa lầy trong trụy lạc chứng tỏ một tâm trạng bế tắc, cùng đường, không lối thoát.

Trong phóng sự Tàn đèn dầu lạc, ngoài nhân vật “tôi”, ta còn bắt gặp các nhân vật Ba Quynh, ông Ấm X. Họ đều là những người tài hoa, mê văn chương, sa vào lối sống ăn chơi hưởng lạc. “Lão Ba Quynh thú vị lắm. Truyện cổ tích Hà Nội lão biết cứ vanh vách. Lão là một tập ký ức sống của Hà Nội từ 1890 trở về đây. Tha hồ mà hỏi tài liệu” [37, tr. 128]. Ông Ấm X. có cái thú say thuốc xong rồi xem Liêu Trai và thấy “tiếc cho những người có chữ Hán, biết thưởng thức Bồ Tùng Linh mà không biết chơi a phiến” [37, tr. 141]. Cái tài hoa của ông Ấm thể hiện ngay trong sự ăn chơi trụy lạc của mình: “Rồi ông lấy kính hiển vi bắt tôi soi vào một mũi tiêm, thân tiêm có chạm chìm hai dòng thơ Đường thi, nét chữ chạm không nhòe, không mất lấy một cái chấm thủy, một nét mác” [37, tr. 147]. Đây đích thị là nhân vật của Nguyễn Tuân không lẫn vào đâu được. Nhân vật của ông dù ở hoàn cảnh nào, địa vị nào cũng luôn tỏ ra tài hoa, kinh lịch. Còn về nhân vật “tôi” cũng là một người sành sỏi, tinh tế trong thưởng thức văn chương với những cảm nhận về tác phẩm của Marcel Proust: “tập “Đi tìm thời gian lãng phí”, Proust đã dành 20 trang liên tiếp cỡ chữ 8 để tả một người cựa mình, vật mình trên giường” [37, tr.149].

Như vậy, các nhân vật thuộc kiểu thứ ba này thường đi tìm thú vui ở chốn cô đầu, ở những bàn đèn thuốc phiện, hoặc “phóng túng hình hài” trong những cuộc truy hoan … Lăn lóc mãi ở những chốn ăn chơi sa đọa, các nhân vật của Nguyễn Tuân nhiều khi cũng cảm thấy mệt mỏi, tự mình cũng chán mình. Đi

66

tìm thú vui ở cuộc sống trụy lạc, thực chất cũng là một cách để các nhân vật này chứng tỏ sự khác người, hơn đời của mình, đồng thời cũng là một sự phản ứng lại với hiện thực xã hội đương thời của Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)