6. Bố cục của luận văn
2.4. Kiểu nhân vật kỳ ảo
Đây là kiểu nhân vật được Nguyễn Tuân sáng tác trong tình trạng khủng hoảng tinh thần. Nhân vật mang những đặc điểm kỳ lạ, gắn với những chi tiết hư ảo. Các nhân vật này xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân mà Nguyễn Đăng Mạnh đã tập hợp trong tập truyện Yêu ngôn (1999) theo đúng sở nguyện của tác giả khi còn sống.
Trước Nguyễn Tuân, văn học viết Việt Nam thời trung đại từng có những truyện có yếu tố kỳ ảo như Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, đặc biệt là áng “thiên cổ kỳ bút” Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Nguyễn Tuân là một nhà văn thế kỷ XX đã có sự tiếp nối đối với thể loại truyền kỳ này. Một số truyện của Nguyễn Tuân không chỉ là sự nối tiếp những đoản thiên trong Truyền kỳ mạn lục mà còn là lời “hồi đáp” (Nguyễn Nam) tư tưởng và nghệ thuật đối với tác phẩm cổ xưa. Truyện Trên đỉnh non Tản bàng bạc phong vị và hình ảnh của Từ Thức tiên hôn lục và Tản Viên từ phán sự lục. Còn truyện Loạn âm là “sự cải tác” đặc sắc của Dạ xoa bộ soái lục trong tập kỳ thư Truyền kỳ mạn lục. Nhân vật trong các truyện yêu ngôn của Nguyễn Tuân có sự pha trộn giữa thực và ảo, con người và hồn ma. Kiểu xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân khác hẳn với kiểu nhân vật của Bồ Tùng Linh (người – hồn ma, thực - ảo tách bạch) và rất gần với các nhân vật của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo mà các nhà văn Mỹ Lantinh xây dựng sau này. Mục đích của Nguyễn Tuân xây dựng các nhân vật này không nhằm phê phán hay răn đe với con người mà chỉ là sự khám phá, trải nghiệm của cảm giác mới lạ, khẳng định cái khác biệt và đi tìm cái đẹp ở một cõi khác.
67
Xác ngọc lam kể lại câu chuyện về một cây gió cổ thụ thành tinh, có người con gái áo chàm từ gốc cây đi ra dạo chơi thơ thẩn trong rừng và cất tiếng hát. Cô Dó là hồn của cái cây ấy. Sau khi đã lấy cậu Năm, cô Dó từ biệt núi rừng về xuôi, giúp gia đình cậu Năm làm giấy. Đêm đêm, cô thoát ra khỏi phiến đá, hát cho cậu Năm nghe, giúp cậu Năm làm giấy nổi tiếng cho nhà họ Chu làng Hồ Khẩu. Giấy nhà họ Chu vì vậy là thứ giấy quý hiếm, một sản vật kỳ diệu khó có thể làm được bởi bàn tay phàm tục. Cậu Năm chết đi, cô Dó trở thành người góa bụa. Số phận của người đàn bà đẹp lại trải qua những thăng trầm chìm nổi. Phiến đá rơi vào tay ông Huyện Khỏe, sau đó cô Dó chết đi và biến thành viên ngọc thạch. Sự thoát thai của cô Dó để đến với cõi trần, lối ăn uống sinh hoạt theo kiểu cõi âm của cô là những yếu tố huyền ảo tạo nên màu sắc lung linh cho câu chuyện. Tuy nhiên tình yêu của cô với cậu Năm là thứ tình yêu trần thế ngọt ngào, thủy chung mà thánh thần cũng không thể có được. Bí quyết làm giấy của nhà họ Chu và sự mất đi của một sản vật cũng được giải thích một cách khéo léo, thuyết phục qua sự tồn tại và mất đi của cô Dó.
Nhân vật Chiêu Hiện trong truyện cũng được xây dựng mang ít nhiều yếu tố kỳ ảo. Chiêu Hiện vốn quê ở xứ Bắc, vào Nam làm ăn, chẳng may gặp tai họa được ông Huyện Khỏe cứu giúp. Vì ơn cứu mạng đó mà Chiêu Hiện đã cố gắng tìm mọi cách và dốc sức tận tâm làm việc cho ông Huyện Khỏe. Chiêu Hiện cũng là người tài hoa nên đã biết được câu chuyện của cô Dó, hiểu được quy luật của người âm nên đã đánh tráo được phiến bạch thạch quý giá mang về cho Huyện Khỏe, tạo cách để cô Dó hiện ra. Để cho cô Dó phải chết, Chiêu Hiện rất đau buồn, hối lỗi, tiếc thương cho cái đẹp. Thế nhưng Huyện Khỏe lại là nhân vật đối lập, hắn không phụng sự nghệ thuật và cái đẹp mà chỉ tham tiền bạc mà thôi. Chiêu Hiện hối hận vì trót “thờ nhầm phải một người có nhân cách đê hạ”, đã quyết từ chối mọi tặng phẩm quý giá của tên bạo phú để trở về quê chịu chết trong cảnh nghèo đói: “Trời, thế này thì ra từ
68
bao nhiêu lâu nay, ông đã thờ nhầm phải một người có nhân cách đê hạ quá! Đã thấm chưa! Ở vào một trường hợp tang tóc ngập lòng này, lòng người ta phải đau rầu gấp bội lòng người chết vợ trẻ hiền, mà ông Huyện Khỏe đã vội tính đến nước bán xác ngọc, cùng là cho ngọc đi ở vào cửa hầu nhà khác thì tưởng không còn có sự tuyệt tình nào phụ bạc được hơn nữa. Nhớp đến thế là cùng. Một người đã vô sở bất chí đến như thế thì còn cái gì ở thế gian này mà hắn không làm đến. Có khi rồi, nếu không sớm liệu, thì ông ta sẽ bán đến cả mình nữa như bán một tên nô lệ cho chủ khác (…). Ở sát cạnh một người thiên về danh lợi quá đến nỗi không còn lấy mảy may tình ý về kỷ niệm; cứ ở gần kề đứa bạo ngược, không sớm liệu thì rồi vạ kéo đến cũng chỉ một sớm một chiều đấy thôi” [37, tr. 695 – 696]. Chiêu Hiện là một con người tài hoa và có nhân cách rất đáng nể trọng.
Truyện ngắn Khoa thi cuối cùng đưa người đọc đến với không gian trường thi mùa nước lụt. Đầu Xứ Anh, Đầu Xứ Em – những anh khóa văn hay chữ tốt nhưng trời không cho đỗ đạt nên bị hồn ma báo oán giữa trường thi: “Một người đàn bà trẻ, xõa tóc, ẵm con, hiện ngay lên dưới lều, ngay chỗ đầu chõng, kêu khóc giữ rịt lấy tay không cho viết quyển nữa” [36, tr. 649]. Lấy lý do kỳ ảo với hình ảnh ghê rợn của hồn ma người đàn bà trẻ, tác giả đã đưa ra thực trạng không thể hiểu nổi của xã hội không tạo điều kiện cho những con người thông minh, tài hoa được phát triển khả năng cá nhân. Và con người chỉ biết cam chịu chấp nhận định mệnh đó như một tất yếu, không thể vùng vẫy hay làm khác được. Đó là sự bế tắc trong tư tưởng – “một nguồn sống bồng bột tắc lối thoát”.
Trong Rượu bệnh, từ hình ảnh của thi sĩ Tản Đà, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra hình ảnh một “ẩm giả lưu kỳ danh” Bố Ô mang đậm chất liêu trai. Đó là một ông lão tóc trắng, râu trắng, mặt trắng lông mày trắng như một ông
69
tiên. Ông lão ngồi ăn xin rượu vào buổi sáng sớm với chiếc “chén gỗ to gần bằng cái lồng gỗ mít đóng oản của nhà chùa”, dáng điệu thì khuất nhục, ngôn ngữ lúc thì hóm hỉnh, chơi chơi thật thật cứ như là tiên hiện hình xuống để thử lòng khách bộ hành. Bố Ô có cách uống rượu hết sức đặc biệt, dùng một cái đinh thuyền chấm vào chén rượu mít mút một cái đánh chụt rất gọn. Thần thái của Bố Ô khi uống rượu đẹp đến mức các cô hàng rượu phải thốt lên: “Uống rượu ngon tệ, cứ ngọt sớt đi thôi. Chẳng bao giờ thấy nhăn mặt như người khác. Uống đẹp quá” [42, tr. 270]. Ngôi nhà của ông già cũng là một bí ẩn. Căn nhà chỉ có một gian nằm nếp sau mái đình cổ. Trong ngôi nhà đơn sơ, giản tiện ấy, cũng toát lên một vẻ bí ẩn. Hành động của ông lão cũng kỳ dị: sau mỗi sáng sớm uống rượu về, ông lấy nỏ tập bắn vào cái niêu đất có vẽ mặt người, sau đó cả đêm không ngủ, ngồi cười một mình trong bóng tối, tặc lưỡi thi với con mối trên vách hoặc dùng cái bát thổi sáo… Bố Ô gây bất ngờ cho mọi người còn bằng hành động khẳng khái, hiên ngang một mình dám xông vào dinh quan Thượng – kẻ “quyền trấn một góc trời, lấy đầu người trị hạ cứ dễ như bỡn” – la hét đòi thả một cô gái quê bị cậu ấm con quan bắt vào hãm hiếp. Nhân vật Bố Ô từ hình dáng đến cử chỉ, hành động, nơi ở đều toát lên vẻ cổ quái, vừa thực vừa ảo. Cái chết của Bố Ô cũng là một bí ẩn. Ông nghiện ruợu đến nỗi cả thân xác biến thành một khối men bốc lửa không gì dập tắt nổi. Dáng hình khi chết của Bố Ô cũng rất kỳ dị, mặt bị chuốt theo hình một cái hũ rượu trông rất cổ quái. Nhân vật Bố Ô – một con người độc ẩm, với nhiều điều huyền bí chứa đựng những trắc ẩn bên trong của một con người mang “tâm bệnh”. Nhân vật vẫn mang vẻ đẹp của nghĩa khí và tính cách sắc gọn.
Truyện Trên đỉnh non Tản đưa người đọc với một thế giới thần tiên. Đó là nơi thần Tản Viên ngự trị, đá xanh, đá vàng là cơm, là xôi, đá trắng pha vào nước là rượu, hoa quả chim cá nhiều vô kể. Nơi đây cũng vô cùng bí hiểm với
70
lời thề độc: cái chết sẽ đến với những ai tiết lộ bí mật về những điều trông thấy ở núi Tản. Cái chết đột ngột của người thợ mộc từng lên sửa đền gắn với chiếc lá trúc nhọn đầu chỉ có cụ Phó Sần mới biết. Và đó là quả báo đối với những ai không biết giữ lời hứa với “Chúa Ngàn Thiêng”.
Trong Đới Roi, yếu tố kỳ ảo rất ít. Câu chuyện ban đầu được kể hoàn toàn là chất liệu hiện thực. Cậu ấm Đái sống trong nhung lụa, giàu sang, sa cơ lỡ vận trở thành người đi vót roi chầu cho anh chị làng chơi. Đới Roi dù bị bần cùng nhưng vẫn khảng khái, thà thắt cổ chết để làm con ma tài tử chứ không chịu nhận tình thương bố thí của một đào nương. Con người ấy chết đi trở thành một ông mãnh thiêng, một hồn ma tài tử đêm đêm hiện lên với những âm thanh kỳ lạ.
Loạn âm kể về một viên quan cõi âm trong một đêm hiện về gặp người bạn học cũ để báo cho biết Diêm Vương sắp gây ra nạn dịch tả vì ngài cần bắt nhiều phu xuống âm phủ để đắp đường. Ông Kinh Lịch họ Trịnh không vì tình riêng mà nhờ vì quan Ôn Lương chữa lại mệnh trời – xóa tên những người thân trong cuốn sổ bắt phu của Diêm Vương. Cũng nhờ đức tính này mà ông Kinh Lịch được Diêm Vương phong chức mà vẫn không phải xuống âm phủ.
Như vậy, dù là yêu ngôn nhưng các nhân vật kỳ ảo cũng thể hiện rất rõ phong cách riêng của Nguyễn Tuân: ma tài hoa, tài tử. Đó là những người suốt đời săn tìm cái đẹp, có thể bỏ một đống tiền để có được bức tranh cũ nát, thậm chí tiêu cả cơ nghiệp vào tiếng đàn giọng hát. Cả khi sống lẫn khi chết hồn phách vẫn không chịu rời bỏ chốn thanh lâu, hàng viện… và đặc biệt là luôn đắm đuối trong bể tình (dù là kẻ trần như Đới Roi hay người tiên như Cô Dó trong Xác ngọc lam).
71
Đi vào khám phá thế giới yêu ma có thể một phần do hoàn cảnh xã hội lúc đó đã đẩy nhà văn vào một trạng thái tinh thần bất an, có nhiều điều không tìm thấy trong thế giới thực tại. Đi vào thế giới yêu ngôn còn thể hiện sự bế tắc trong tư tưởng, nhận thức của Nguyễn Tuân trước Cách mạng.
Tìm vào thế giới yêu ma có lẽ còn do một nhu cầu khác của Nguyễn Tuân: thèm khát những cảm giác mới lạ và mãnh liệt - điều mà ông không thể tìm thấy trong xã hội lèm nhèm, lẹt đẹt và xám xịt, không tìm thấy ở cái nhân loại xung quanh, ở thời hiện tại và sự sống “nhỡn tiền”.
Thế giới yêu ngôn này về sau còn được kế tiếp ở các nhân vật trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân. Trong Chùa Đàn, tác giả dựng nên một cuộc đánh đàn chưa từng thấy để phá vỡ cái huyền ảo từ lời nguyền của chồng cô Tơ. Sự hi sinh của Bá Nhỡ đưa Lãnh Út và cả cô Tơ trở về thực tại. Nhà văn đã dùng yếu tố hư ảo, tưởng tượng để đánh thức nhân vật, giúp họ bước vào cuộc sống thực tại. Nguyễn Tuân đã dựng nên một cuộc cách mạng giữa con người cũ và con người mới, thức tỉnh con người sống có lý tưởng để cuộc sống thực sự có ý nghĩa.
Hệ thống nhân vật trong tác phẩm văn xuôi trước Cách mạng của Nguyễn Tuân không nhiều, không đa dạng. Mỗi tác phẩm gần như chỉ có một nhân vật chính xuất hiện từ đầu đến cuối, các nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua mờ nhạt, chỉ là phông nền cho nhân vật chính. Kiểu loại nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân cũng chưa thật phong phú.
Những nhân vật trong các sáng tác đầu tay của Nguyễn Tuân theo xu hướng hiện thực không in dấu thuộc một kiểu loại người nào cả. Đó là một anh dân quê Nhiêu Tỉn thông minh, một anh Khóa khách sáo, hai người bạn gặp lại nhau trong một tình huống éo le, một anh phóng viên bị mắc lừa, một ông tri
72
huyện gặp phải cái vạ vịt,… Họ chỉ là những nhân vật nhỏ lẻ, thuộc túyp người bình thường, không tiêu biểu, không khái quát lên được thành một kiểu người nào. Mỗi nhân vật là một dạng đơn lẻ, không thể tạo thành một hệ thống kiểu loại nhân vật.
Lạc vào quá khứ rồi lại quay trở về hiện tại, đắm mình trong bước chân xê dịch hay sa vào trụy lạc Nguyễn Tuân đôi khi vẫn không tìm thấy được niềm vui và người tri kỷ. Chính vì vậy, ông xây dựng nên những nhân vật là hình ảnh của những con người cũ còn sót lại như Bồ phu nhân, chị Hoài. Vẻ đẹp già dặn, kín đáo, duyên dáng, đài các và những nếp sinh hoạt bình dị một thời xa xưa của Bồ phu nhân đã được tác giả dành nhiều ưu ái. Còn chị Hoài có một cái tên rất xanh và rất xa, “đẹp như lá non thùy dương” với mái tóc dài thướt tha, lối sinh hoạt phong lưu, đài các, tao nhã… thực sự khiến tác giả thần tượng. Ông coi đó là những nơi ẩn dật khi đã quá mệt mỏi, là “bến nước thiên nhiên khuất nẻo yên tĩnh cho tâm óc ông tìm đến thả neo”. Nhân vật này không nhiều nên cũng không thể xếp ra thành một kiểu loại nhân vật riêng trong sáng tác của Nguyễn Tuân.
Trong khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Tuân dường như đã bỏ qua những yếu tố về mặt xã hội của nhân vật, nhân vật gần như không có quan hệ với hoàn cảnh và thời cuộc xã hội. Nhân vật chỉ được xây dựng ở những nét tính cách chuyên nhất. Sự trao đổi và tác động qua lại giữa các nhân vật trong một tác phẩm không nhiều. Mỗi nhân vật là một thế giới riêng, tự ý thức sâu sắc về giá trị của mình, tự xác lập cho mình lẽ sống và quan niệm nhân sinh vững vàng, có thế giới tinh thần ổn định, luôn biểu lộ cốt cách tĩnh tại trước mọi biến thiên của cuộc sống, mọi hoạt động của nhân vật chỉ cốt thực hiện cho tới cùng bản tính và sở nguyện của mình. Nhân vật vì vậy có tính cách một chiều, ít xáo trộn và bị tác động của ngoại giới. Huấn Cao sẵn sàng đối mặt
73
với án tử hình vì ông không ân hận, tiếc nuối khi đã chọn lối sống kiên trung vì cái đẹp, cái thiên lương, cụ Sáu tiêu tan cả sản nghiệp vẫn không nuối tiếc, chỉ cốt thỏa cái thú vui nghệ thuật của mình bởi vì “ông ta thực đã coi cái phú quý nhỡn tiền không bằng một ấm trà tàu” [36, tr. 504], ông Kinh Lịch họ Trịnh không vì tình riêng mà chống lại mệnh trời, một công sứ Pháp đã hi sinh một bức tranh đắt tiền để cho mọi người thấy được sự kỳ diệu, tài tình của nghệ thuật, một Nguyễn, Bạch, Vi, Hoàng không màng danh vọng, tiền tài chỉ có một đam mê duy nhất là được đi, một Thông Phu, Phó Sứ trọn đời gắn với nghệ thuật đàn hát… Nhân vật không chút bận bịu với ngoại giới và dường như chỉ có họ với nghệ thuật và cái đẹp ở đời. Cách xây dựng nhân vật