Kiểu nhân vật lãng tử giang hồ, xê dịch

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 56)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Kiểu nhân vật lãng tử giang hồ, xê dịch

Cũng mang trong mình vẻ đẹp tài hoa, tài tử như kiểu nhân vật tài hoa, nghệ sỹ của một thời vang bóng ở trên song những nhân vật thuộc kiểu nhân vật này hầu hết là những người trẻ, tràn đầy sinh lực và khát vọng tự do giải phóng cái tôi cá nhân, đam mê xê dịch và muốn tận hưởng cho no say mọi hương sắc cuộc sống trần thế trong thời hiện tại. Nếu như ở kiểu nhân vật tài hoa nghệ sỹ xuất hiện chủ yếu trong các tác phẩm truyện ngắn thì kiểu nhân vật lãng tử

55

giang hồ, xê dịch lại hiện hữu phần lớn trong các bài tùy bút của Nguyễn Tuân. Cá tính và phong cách của Nguyễn Tuân khiến ông tìm đến thể tùy bút như là một lẽ tất yếu. Thoạt đầu, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp của một thời vang bóng. Thế nhưng Nguyễn Tuân không thể ở mãi với một chiều quá khứ ấy được bởi vì ông cũng giống như nhân vật của ông luôn muốn được “thay đổi thực đơn cho giác quan”, muốn được tận hưởng niềm vui bất chợt và những đam mê nhất thời trong hiện tại. Nguyễn Tuân đam mê hiện tại đến mức ở nhiều tác phẩm ông để cho nhân vật phải thốt lên: “thấy được sống cũng là đủ là một cái tác phẩm rồi, chả cần phải làm việc gì nữa” (Nguyễn). Nếu như lẽ sống của các nhà nho cuối mùa là ở trong thú vui thanh cao cao, tao nhã thì với các nhân vật lãng tử, giang hồ là tận hưởng lạc thú trần gian, được “xê dịch” trong không gian.

Xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân là nhân vật tự thuật xưng “tôi” và nhân vật chàng Nguyễn. Nguyễn thích sống một cuộc sống vô định: “Không có bờ bến, không có ngày tháng, không có đầu, không có cuối” [37, tr. 877]. Chàng cảm thấy “sự giả dối của trí khôn. Trí khôn hay đánh lừa người ta lắm. Nó là sự phản phúc. Chỉ có cảm giác là thành thực thôi” [36, tr. 449]. Đó là cái tôi cá nhân đầy mâu thuẫn, với những biểu hiện trái ngược nhau. Người ta mong được khỏe mạnh, Nguyễn lại mong được ốm: “Ốm đã là một thói quen. Lúc ốm còn là một dịp để đình chiến với cuộc sống, bỏ dở những công cuộc làm chung với những bọn ngu tợn, bướng mà lỡ gặp phải trên đường đời” [37, tr. 227]. Khi ốm, Nguyễn lại mong mình cần phải khỏe: “Mình cần phải khỏe. Khỏe để mà gánh lấy việc, lấy tai mắt mình ra làm chứng cho thời đại” [37, tr. 230]. Nhân vật của Nguyễn Tuân có khi là bản sao của chính ông đã cố tình tạo ra những cách khác người, đối lập với xung quanh. Nguyễn thích chơi với lửa và cảm thấy sung sướng khi nghe thấy tiếng lửa cháy lách tách của rừng trúc do chính tay mình châm mồi. Cách ăn chơi, phá phách, cố tỏ ra khác người ấy của Nguyễn là một cách tự khuyếch

56

trương, tự khẳng định cái độc đáo, cái khác người của mình trước thiên hạ. Nhu cầu thể hiện cái “tôi” cá nhân có lần đã được Nguyễn Tuân đã bộc bạch trong Thiếu quê hương: “Người lỗi lạc sống một cách đặc biệt không giống ai và không cho ai bắt chước được mình, chết là mang cả cái bản chính đi, chứ không để lại một bản sao nguyên nào cả” [37, tr. 801]. Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng phương Tây hiện đại, ông cũng yêu thích tác phẩm của Đôxtôiepxki nên dường như nhân vật của ông cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, nói như nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ thì “họ cũng muốn tung hê nổi loạn như các nhân vật của Đôxtôiepxki, muốn chống lại một thứ trật tự giả dối” [37, tr. 109].

Trong Một chuyến đi, nhân vật “tôi” là trung tâm ham mê xê dịch: “Đối với tôi, sự đổi chỗ trong không gian là một cớ thoát ly mầu nhiệm nhất, thoát ly khỏi hoàn cảnh tủn mủn của cuộc đời đứng yên mãi một chỗ; thoát ly khỏi sự trói buộc bần tiện của cuộc đời hàng ngày dạy mãi cho người những thói quen nô lệ” [36, tr. 241]. Đi là một trong những điều quý giá nhất đem lại hạnh phúc: “Cái gì quý giá đó tức là thi vị ngụ trong sự được đi mà không bao giờ phải ngừng” [36, tr. 247]. “Tôi” đã tự giải thích cho cái máu giang hồ, xê dịch của mình bằng cái gen có từ ông nội và cha. Tâm hồn của nhân vật luôn mơ tưởng đến hình ảnh của “cái viễn tưởng tương lai mình chứa đựng vào một lá buồm phông trắng lừ lừ trên một vùng nước xanh rờn không đầu không cuối và không có tuổi [36, tr. 234]. Đôi khi con người ấy cũng tự dằn vặt về lối sống ích kỷ, vô trách nhiệm với gia đình của mình: “Tỉnh cái mộng, tôi tự hỏi tôi nhiều về cái thiên Hạnh Phúc. Con người ta, - khi đã tìm đúng được cái định thức hạnh phúc của mình là phải ở chỗ xê dịch rồi – một khi đem gửi cả hạnh phúc mình vào lòng một lá buồm chửa phồng lên những gió sớm, như thế có đễn nỗi là ích kỷ và có tội nặng đối với những người thân nhất và gần nhất quanh mình không?” [36, tr. 234]. Đôi khi cũng rất nặng

57

lòng với quê hương đất nước: “Phải sống một ngày giai tiết ở nơi đất khách, không có bánh chưng, không có cây nêu, hoàn toàn thiếu mất những hương vị dịu êm của quê hương, nhiều anh em cho thế là một sự bất hạnh lớn trong đời một người An Nam” [36, tr. 18]. Con người sống không lý tưởng, đi không phương hướng mục đích ấy đôi khi cũng bị rơi vào cảnh chán nản, tuyệt vọng khi rơi vào cảnh hết tiền, hết rượu: “Vì một điếu thuốc người ta hóa ra hèn hạ, quái gở và một khi làm hỏng việc lớn nữa” [36, tr. 306].

Mở đầu tiểu thuyết Thiếu quê hương Nguyễn Tuân đã lấy câu nói nổi tiếng của Paul Morand làm châm ngôn: “Ta muốn sau khi ta chết đi, có người thuộc da ta làm chiếc va ly”[36, tr. 669]. Đó vừa là châm ngôn của tác giả cũng vừa là châm ngôn của nhân vật. Nhân vật chính của tiểu thuyết Thiếu quê hương là Bạch, một người luôn thích đi, “thèm đi”, đi để “thay thực đơn cho giác quan”, đi để thoát khỏi mọi trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, đất nước, quê hương, đi không cần mục đích: “lấy nguyên cái việc đi làm cái thú ở đời” [36, tr. 840]. Nếu không được đi “Bạch lấy làm đau khổ vô cùng… Bạch thấy mình bây giờ đã hết là mình rồi và những ngày sống chỉ còn là rất dài và rất nhạt thôi” [36, tr. 735]. Bạch muốn đi để tận hưởng mọi cảm giác, thoát ly khỏi mọi cái tủn mủn của cuộc sống hàng ngày, thoát khỏi trách nhiệm với gia đình, xã hội. Hạnh phúc gia đình không có nghĩa lý gì với Bạch “chỉ có nhà ga, bến tàu, con đường thiên lí, mặt nước rộng là mới gợi được cho Bạch ý nghĩa của đời sống đích đáng” [36, tr. 847]. Bạch đã tìm ra mọi cớ để ghét vợ, để ly dị vợ mặc dù người vợ rất mực yêu chồng, thương con: “Bạch đâm ra buồn bã và bực dọc khi sực nhớ thấy mình cũng là một người đàn ông có vợ” [36, tr.748]. Vợ con như những cục chì níu giữ chân Bạch khiến Bạch không thực hiện được bản ngã của mình.

58

Đằng sau nhân vật Bạch chính là hình bóng của tác giả. Nhiều khi nhân vật cảm thấy chán nản, cô đơn, bế tắc trong chính cái sự đi của mình: “Bạch chỉ chờ đợi tàu cặm luôn luôn và giữ mình làm trọng đứng thủ thế vạn toàn trong song loan, chàng thoáng thấy buồn: không dám sống với nguy hiểm nữa rồi sao? Chàng ngờ chàng bắt đầu sợ sống…” [40, tr. 177]. Cái tôi của nhân vật thể hiện những mâu thuẫn, vừa khát khao đi tìm một vùng đất mới để thoát khỏi tù túng, chật hẹp song cũng là người không hoàn toàn quay lưng ngoảnh mặt với quê hương. Cùng với Bạch, những người bạn của chàng như Sương, Tần cũng là những người thèm đi, “những bệnh nhân của không gian” [36, tr. 793]. Ba người đã cùng nhau đi chơi. Kết lại tiểu thuyết là chuyến đi hụt ra hải ngoại của Bạch. Cái tết đầu tiên Bạch ở nhà ăn tết với gia đình, vợ con nhưng trong lòng vẫn hướng tới chuyến lãng du với niềm ngậm ngùi. Bạch đang ở nhà nhưng lại giống như người khách lạ trong ngôi nhà của mình, đang ở giữa giữa quê hương mà vẫn thấy “thiếu quê hương”. Tâm trạng của Bạch cũng là tâm trạng của cả một thế hệ trí thức đương thời, khát khao giải phóng cá nhân, chưa tìm được đường đi, lý tưởng cho mình nên bế tắc,bơ vơ, không lối thoát. Thơ Mới thể hiện rất rõ cái tôi đó:

“ “Ta là ai?” như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt “Ta vì ai” khẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh

(Hai câu hỏi – Chế Lan Viên)

Trong bài tùy bút Những ngày nhạt nhẽo, ta bắt gặp lại anh chàng Nguyễn xê dịch quen thuộc của Nguyễn Tuân. Khi đã phá phách, tung hê, xê dịch chán, chàng Nguyễn lại rơi vào trống rỗng, vô nghĩa: “Chàng hằn học

59

với chàng. Chàng cảm thấy cuộc đời sao trống rỗng thế?” [36, tr. 416]. Nguyễn đi lang thang trên những dãy phố quanh hồ Hoàn Kiếm và thấy nhiều người cũng đang bước đi rời rạc như mình, cũng đang sống những “ngày không có giờ như chàng”. Và đó thực sự là “một cuộc tự tử chậm, nếu những ngày trống rỗng như thế này cứ kéo dài và kết khít lại thành một kiếp người” [36, tr. 416-417].

Các nhân vật của Nguyễn Tuân ham thích sự tự do trong xê dịch nhưng đôi khi sực tỉnh đam mê vẫn có những phút dằn lòng. Trong tùy bút Về quê ta gặp tâm trạng của nhân vật tự thuật như thế: “Ta cũng có một nơi về thăm như mọi người. Ta cũng có một người vợ và một lũ trẻ có quyền mong mỏi ta. Sao ta cứ phải đi tìm những nơi nào cho mệt óc. Đã lâu ta lìa bỏ mái nhà chân thật, hiền lành kia, hẳn bây giờ ta về đấy, ta sẽ cảm động lắm. Và cuộc du lịch tầm thường từ đây về nhà, chắc không đến nỗi thất vọng lắm đâu” [36, tr. 424].

Những con người lãng tử là những người có tài, có nhân cách, không chịu gò bó, không chịu luồn cúi trong vòng danh lợi. Họ thích đi đó đây cho thỏa thích và khẳng định mình. Đôi tài tử Phó Sứ - Mộng Liên trong truyện Đánh thơ đã từng đặt chân trên khắp các tỉnh Trung Kỳ với túi thơ bầu bạn: “Suốt một dải Trung Kỳ, họ đi về như là trẩy chợ. Tới mỗi nơi, ở mọi chốn, quan Phó Sứ lại mở một cái túi đựng toàn bài thơ đố ra cho mọi người đặt tiền và bên chiếu bạc văn chương Mộng Liên lại đàn lại ca để làm vui cho cuộc đỏ đen rất trí thức này” [40, tr.64]. Mỗi tuần trăng đôi tài tử lại đi một tỉnh: “Bất kể lúc lên voi, lúc xuống chó, lứa đôi này đã để dấu giày trên mọi chốn và tha lê đi khắp nơi cái túi thơ và cái túi phách ăn người của họ (…) Quê hương của họ là Cờ bạc và đàn hát. Nhà cửa của đôi lưu đãng ấy gửi vào trong cái truy hoan của thiên hạ” [40, tr. 65]. Cuộc sống của họ dường như chỉ biết có ngày hôm nay,

60

không cần biết đến ngày mai ra sao. Họ sống trên cõi đời này là để mua vui cho thiên hạ và cuối cùng Phó Sứ chết ở chân đèo Ngang trên bước đường giang hồ xê dịch của mình.

Trong Một đám bất đắc chí tác giả xây dựng những nhân vật giang hồ như Lý Văn, Cai Xanh, Phó Kình, người nào trông cũng gian ác, hung bạo. Nhưng thực ra họ là những người sống có bản lĩnh, có nhân cách cao thượng: “lấy của người giàu chia cho anh em khác nghèo hơn mình” [3, tr. 110]. Trước một “đám cướp lớn” họ đã sắp xếp và chuẩn bị rất chu đáo: “Cứ như lệ cũ mà theo, vẽ vời cắt đặt lại làm chi cho thêm phiền ra. Thì cũng lại cần hai lá chắn là anh Cai và đánh “bút chì” là em chứ còn ai đây. Nếu có neo người thì anh Lý nhà đỡ cho một cây “bút chùng” kèm sát bên cạnh em cho em vững tay ở những con đường độc đạo. Còn các chú nó đây – Phó Kình xòe tay chỉ mấy người ngồi ăn từ nãy chưa nói gì – thì chia nhau ra mà đỡ lấy việc vặt” [40, tr. 109].

Truyện ngắn Con sư tử một năm Quý Sửu cho ta gặp bốn tay chơi có cái tên ngộ nghĩnh ở một làng chơi sư tử đất Bắc vào đời hai vua Thành Thái và Duy Tân: Ngồ Béo, Vạng Sài Gòong, Trưởng Lỡ, Sường Sáu Ngón. Họ đều là những nhân vật ngỗ ngược. Ngồ Béo có cái thú vui múa đầu sư tử vào dịp trung thu: “Trong cái đời Ngồ Béo, nhất sinh, kẻ thất phu ấy chỉ lấy việc múa sư tử làm một điều khoái hoạt nhất. Đời sống của Ngồ Béo, cả một năm hình như chỉ có một ngày rằm tháng tám là đáng kể. (…) nếu được ước “ngày nào cũng là một ngày tết Trung thu” [37, tr. 232]. Cùng với các nhân vật khác, Ngồ Béo đã phá hoại biết bao nhiêu là sách thánh hiền của cổ nhân để làm đầu sư tử. Cuộc sống không lý tưởng, nhân vật đã sa vào ăn chơi trở thành những kẻ giang hồ, du côn, gây ra sự náo loạn, hỗn độn khiến mọi người khiếp sợ.

61

Đây là kiểu nhân vật xem việc đi như là một cứu cánh, một phương tiện để giải thoát sự bế tắc của cuộc đời. Nhân vật muốn đi để tìm hiểu mình, khẳng định cá tính của mình và cũng là để tìm mình trong nhân loại. Đó là con người của chốn đông người, của thành thị, phố xá, nhà ga, bến tàu, ca lâu, tửu quán, hí viện, trà đình. Kiểu nhân vật này lúc nào cũng cảm thấy tù túng, bức bối và gia đình là gánh nặng, là cục chì trói buộc mình. Các nhân vật ở đây đều là những hóa thân của cùng một con người, biến điệu của cùng một tính cách. Các nhân vật với những tên gọi khác nhau như Bạch, Vi, Nguyễn … nhưng thực chất là cái bóng của tác giả soi xuống mà thôi. Nhà nghiên cứu Hà Văn Đức có nhận xét về các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân: “Nhiều nhân vật trong tác phẩm, Nguyễn Tuân sử dụng đại từ nhân xưng thứ nhất Tôi và thậm chí các nhân vật khác của ông mặc dù tên gọi có khác nhau: Vi, Bạch, Hoàng, Nguyễn… thì thực chất vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả” [23, tr. 139]. Nét tính cách chủ yếu của kiểu nhân vật này là sự thèm đi.

Kiểu nhân vật mang dáng dấp từ loại hình nhân vật nhà nho tài tử trong thơ văn giai đoạn trước đó của Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát qua Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Tản Đà và chính trong hình bóng của các nhà nho cuối mùa trong văn Nguyễn Tuân. Đó là những con người thị tài, đa tình, học rộng tài cao, không chấp nhận cuộc sống ràng buộc, chật hẹp. Họ muốn phá cách, muốn khẳng định sự khác biệt với cái ngông nghênh, kiêu bạc, coi thường danh lợi, vượt lên nỗi “lèm đèm lẹt đẹt lờ mờ, luộm thuộm và bằng lòng của tất cả chung quanh”. Họ lấy sự rong chơi làm niềm vui:

Trời đất cho ta một chữ tài

62

Sự phát triển nội tại của nền văn học dân tộc xét cho cùng chính là sự phát triển và thay thế của các loại hình tác giả và đặc biệt là loại hình nhân vật văn học. Loại hình nhân vật tài tử với các tác phẩm Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Nguyễn Khuyến… đã tạo nên những thành tựu rực rỡ nhất của nền văn học dân tộc. Nguyễn Tuân chính là một kiểu người vang bóng hay nói cách khác những phẩm chất của người tài tử còn rơi rớt lại trong Nguyễn Tuân rất đậm nét. Nhưng khác với phong cách tài tử của các tác giả trước đó hay cùng thời là Lưu Trọng Lư, chất tài tử của Nguyễn Tuân tuy say mà vẫn rất tỉnh. Đó là sự

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)