Thủ pháp xây dựng kiểu nhân vật bổ sung

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 94)

6. Bố cục của luận văn

3.2.4. Thủ pháp xây dựng kiểu nhân vật bổ sung

Thủ pháp xây dựng kiểu nhân vật bổ sung là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Tuân. Nhà văn đặt hai nhân vật có nhiều nét tương đồng, gặp gỡ bên cạnh nhau để bổ sung cho nhau và làm nổi bật hơn tính cách của nhân vật chính. Đó là các nhân vật như Huấn Cao – viên quản ngục (Chữ người tử ), Phó Sứ - Mộng Liên (Đánh thơ),…

Viên quản ngục cùng những lời đối thoại với thầy thơ lại ngay từ đầu truyện đã gián tiếp làm tôn vinh cái tài của Huấn Cao – người có tài viết chữ nhanh và đẹp nhất tỉnh Sơn. Và chính sự xuất hiện của Huấn Cao cũng làm bật lên những bản chất tốt đẹp của viên quản ngục bấy lâu nay bị hoàn cảnh che lấp. Biết “đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền”, viên quản ngục là một người biết trân trọng và nâng niu cái đẹp. Chính “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục đã làm xúc động đến tâm lòng của Huấn Cao: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Họ cùng gặp gỡ nhau trong tấm lòng thành kính thiêng liêng đối với cái đẹp, nghệ thuật. Huấn Cao – nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp và quản ngục là người có sở nguyện cao quý, hết lòng tôn thờ cái đẹp. Viên quản ngục, thầy thơ lại, Huấn Cao, ba con người ở vị thế xã hội đối lập nhau nhưng thực sự họ đã trở thành tri âm, tri kỷ của nhau trong tấm lòng phụng thờ cái đẹp. Và chính họ đã làm tôn vinh thêm cho vẻ đẹp của nhau được tỏa sáng.

Cặp đôi Phó Sứ - Mộng Liên trong Đánh thơ là một đôi tri âm của nhau. Họ đã lấy nhau và cùng nhau thụ hưởng những tháng ngày lãng tử tài hoa với túi thơ, chiếu bạc văn chương và đàn hát. Tài năng và tính cách của họ cùng

93

bổ sung và làm tôn vinh nhau lên, người đàn – người hát, người đánh thơ – người ứng đối tài hoa,…

Không chỉ ở các nhân vật tài hoa, nghệ sỹ, lãng tử, kiểu nhân vật giang hồ cũng có những cặp nhân vật bổ sung làm tôn thêm nét tinh tế của tài năng, tính cách của nhau. Trong Một đám bất đắc chí ta bắt gặp một cây “bút chì” của Phó Kình, một cái lá chắn của Cai Xanh, một ngọn “bút chùng” của Lý Văn, mỗi người một vẻ đã làm tôn thêm tài năng của mỗi nhân vật. Ngay từ hình dáng bên ngoài đến khí phách ở họ có những điểm gặp gỡ, tương đồng khiến chúng ta có cảm giác họ thực sự là những người cùng hội, cùng thuyền, cùng trong “một đám bất đắc chí”.

Sương, Bạch, Tần trong tiểu thuyết Thiếu quê hương đã có cùng một sở thích “xê dịch”, cùng có những ý nghĩ về gia đình, người thân khá giống nhau nên họ đã rủ nhau cùng đi du lịch, ngao du đây đó cho thỏa mãn giác quan của mình.

Thủ pháp xây dựng nhân vật bổ sung để nhằm làm nổi bật một đặc điểm nào đó ta cũng đa từng bắt gặp thấp thoáng trong các hình tượng Chí Phèo – Thị Nở (trong Chí Phèo của Nam Cao), bà Phó Đoan – em Chã (trong Số đỏ

của Vũ Trọng Phụng). Tuy nhiên sử dụng thủ pháp này một cách hệ thống trong nhiều truyện khác nhau thì có lẽ là nét phong cách riêng ở Nguyễn Tuân.

3.3. Đặt nhân vật trong hoàn cảnh, môi trƣờng có tính điển hình:

Nguyễn Tuân có biệt tài tạo không khí cho câu chuyện. Ông thường đặt nhân vật trong một bối cảnh, không khí truyện đặc biệt.

Hoàn cảnh điển hình mà Nguyễn Tuân miêu tả khá thành công. Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” - một

94

bức tranh điển hình tạo ra không khí truyện vừa cổ kính, vừa hiện đại chứa nhiều dụng công dựng cảnh, tạo hình của tác giả. Một bức tranh bằng ngôn từ có thể là một gợi ý và đề tài cho nhiều tác phẩm hội họa khác.

Nhiều cảnh tượng hiếm hoi của một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng cũng được Nguyễn Tuân dụng công miêu tả và tái hiện lại hoàn chỉnh khung cảnh để nhân vật hiện lên thành công và không chút gượng gạo: cảnh đánh thơ, thả thơ, cảnh thưởng trà của những nhà nho cuối mùa, món ăn thanh tao đặc biệt “thạch lan hương”,….

Nguyễn Tuân đã biết dựng lại không gian văn hóa cổ xưa bằng khả năng của bút pháp, kỹ thuật hiện đại: khả năng phân tích tinh vi từ cảm giác, ý nghĩ của nhân vật đến đường nét, màu sắc của cảnh vật, và khả năng vận dụng cách quan sát của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, từ hội họa (Những chiếc ấm đất, Chữ người tử tù,…) đến điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo (Bữa rượu máu) [36, tr.56].

Thú ăn chơi hưởng lạc của những nhân vật giang hồ, xê dịch cũng được tái hiện trong một khung cảnh điển hình cao. Ở đó có những con người tài hoa nhưng bế tắc, tuyệt vọng đã sa vào ăn chơi, trụy lạc, lấy thú vui xê dịch là lẽ sống. Nguyễn Tuân không viết theo xu hướng hiện thực nhưng một cách gián tiếp, tác phẩm của ông đã cho thấy thực trạng của cả một tầng lớp trí thức trong xã hội đương thời. Họ bơ vơ, lạc lõng, không tìm được lối đi cho mình nên thấy cuộc đời vô nghĩa.

Hoàn cảnh điển hình trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng khác với hoàn cảnh điển hình trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng. Nguyễn Tuân không đi vào miêu tả hoàn cảnh xã hội bởi nhân vật trong văn của Nguyễn Tuân ít hoặc không có mối liên hệ chặt chẽ với hoàn

95

cảnh sống. Nguyễn Tuân khai thác con người tài hoa nghệ sỹ trên tiêu chí văn hóa, thẩm mỹ nên hoàn cảnh điển hình mà ông xây dựng để nhân vật thể hiện đó cũng là hoàn cảnh văn hóa, không gian văn hóa chứ không phải là các giai tầng xã hội.

Cấp độ điển hình trong ba thể loại văn học của Nguyễn Tuân là khác nhau. Ở truyện ngắn và tiểu thuyết cấp độ điển hình cao hơn là tùy bút. Nguyễn Tuân là nhà văn của thể loại tùy bút, “ông vua tùy bút”. Thế giới mà tùy bút muốn bộc lộ là thế giới nội tâm bên trong, những điều mà chủ thể trữ tình muốn bộc lộ chứ không phải ngoại cảnh khách quan. Ngoại cảnh chỉ là cái cớ để nhân vật bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng. Vì vậy hoàn cảnh điển hình trong thể loại tùy bút của Nguyễn Tuân không cao.

3.4. Ngôn ngữ:

Nguyễn Tuân là “một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều có như đóng một dấu triện riêng” (Anh Đức). Để thể hiện thành công nhân vật, Nguyễn Tuân đã sử dụng vốn ngôn ngữ phong phú, chính xác, độc đáo. Chúng tôi tìm hiểu khả năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân ở hai loại ngôn ngữ cơ bản: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện.

3.4.1. Ngôn ngữ nhân vật:

Ngôn ngữ nhân vật gồm hai loại ngôn ngữ: độc thoại và đối thoại. Độc thoại nội tâm là sự tự biểu hiện suy nghĩ, cảm xúc riêng của nhân vật, là sự phân thân của nhân vật để tự đối diện với chính mình nhằm rà soát thế giới nội tâm của mình. Khi sử dụng hình thức này, nhà văn sẽ tránh được áp đặt từ bên ngoài đối với nhân vật, để cho tâm lý nhân vật được bộc lộ theo nội tại của nó ở mức tự nhiên, chân thực và sâu sắc.

96

Độc thoại nội tâm không xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân. Ta bắt gặp sự ái ngại, đắn đo của ông Khóa khi phải nhờ vả vợ chồng ông Tú trong Đánh mất ví: “cái số anh Tú hôm nay thật là vào ngày “đại tiểu hao”. Mình có muốn lấy của anh ấy nữa đâu? Thật là hai vai có quỷ thần chứng minh… Thế nào vợ chồng anh Tú cũng phải đưa cho mình một món cầm về trong những ngày thất nghiệp…” [42, tr. 18].

Đó là sự nghĩ ngợi, phân vân của viên quản ngục trước câu nói của thầy thơ lại trong Chữ người tử tù: “Có lẽ lão bát này cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn không phải là kẻ xấu hay vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu” [42, tr. 132]. Điều băn khoăn, khó hiểu của Huấn Cao trước thái độ biệt đãi của kẻ cầm quyền cũng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại: “Hay là hắn muốn dò la đến những điều bí mật của ta? Không, không phải thế, vì bao nhiêu điều quan trọng, ta đã khai bên ti niết cả rồi. Ta đã nhận cả. Lời cung ta ký rồi. Còn có gì nữa mà do cho thêm bận” [42, tr. 135].

Trong Khoa thi cuối cùng ta cũng gặp ngôn ngữ độc thoại trong những phút lo lắng triền miên của ông Đầu Xứ Anh về cái nợ báo oán sẽ tái diễn, cản trở đường công danh của em trai mình: “Mình không đi. Chú nó đi khoa này, hay dở sao đây…” [42, tr. 194].

Chiêu Huyện trong Lửa nến trong tranh ngỡ ngàng, buồn rầu khi biết mình thờ nhầm “người có nhân cách đê hạ quá. (…) Ở ngay sát cạnh một người thiên về danh lợi quá đến nỗi không còn lấy mảy may tình ý về kỷ niệm;

97

cứ ở gần kề đứa bạo ngược, không sớm liệu thì rồi vạ kéo đến cũng chỉ một sớm một chiều đấy thôi” [42, tr. 265 – 266].

Độc thoại nội tâm góp phần làm rõ nét hơn phẩm chất của nhân vật: sự biết điều của ông Khóa, cái tâm trong sáng của viên quản ngục, khí phách của Huấn Cao, cốt cách thanh cao của cụ Thượng Nam Ninh, nhân cách của Chiêu Hiện,… Như vậy tiếng nói vang lên từ trong tâm tư nhân vật là tiếng nói của nhân cách hơn là tiếng nói của tính cách. Sự xuất hiện của các mẩu độc thoại nội tâm khá tự nhiên do một tác động nào đó của hoàn cảnh để giải quyết ngay tâm lý của nhân vật, không hề có một sự chuẩn bị trước đó hoặc sau nó có một sự tiếp nối nào.

Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Tuân chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Đối thoại thường thúc đẩy cốt truyện tiếp diễn, thường có yếu tố mâu thuẫn, đối nghịch. Tuy nhiên trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân, đối thoại diễn ra trên cơ sở tương đồng giữa các nhân vật, nếu có dị biệt cũng chỉ là tạm thời. Sau mỗi cuộc đối thoại, nhân vật của nhà văn trở nên gần gũi với nhau hơn về nhân cách, quan niệm, tư tưởng. Ví dụ cuộc đối thoại giữa cụ Sáu và ông khách sành trà tàu trong Những chiếc ấm đất. Sau hồi đàm đạo về các loại trà, các loại ấm pha trà, về cách phân biệt độ sôi của nước… cuối cùng cả chủ và khách đều thấy sự hòa hợp trong ý nghĩ, tâm hồn:

Thế rồi, trong khi cụ Sáu tháo bã trà vào cái bát thải rộng miệng vẽ Liễu Mã, ông khách nâng cái ấm quần ẩm lên, ngắm nghía mãi và khen:

- Cái ấm của cụ quý lắm đấy. Thực là ấm Thế Đức màu gan gà. “Thứ nhất Thế Đức gan gà; thứ nhì Lưu Bội; thứ ba Mạnh Thần”. Cái Thế Đức của cụ cao nhiều lắm rồi. Cái Mạnh Thần song ẩm của tôi ở nhà mới dùng nên cũng chưa có cao mấy.

98

Cụ Sáu vội đổ hết nước sôi vào ấm chuyên, giơ cái ấm đồng cò bay vào sát mặt khách:

- Ông khách có trông rõ mấy cái mấu súi sùi ở trong lòng ấm đồng không? Tàu họ gọi là kim hỏa. có cái kim hỏa thì nước mau sủi tăm lắm. Đủ năm cái kim hỏa đấy.

- Thế cụ có phân biệt thế nào là nước sôi già và nước sôi sủi không? - Lại “ngư nhãn giải nhãn” chứ gì. Cứ nhìn tăm nước to bằng cái mắt cua thì là sủi vừa, và khi mà tăm nước to bằng mắt cá thì là nước sôi già chứ gì nữa.

Chủ khách cả cười, uống thêm mỗi người hai chén nữa. Cụ Sáu tiễn khách ra cổng với một câu:

- Thỉnh thoảng có đi qua tệ ấp, xin mời ông khách ghé thăm tôi như một người bạn cũ. Mỗi lần gặp nhau ta lại uống vài tuần nước. Hà, hà” [42, tr. 88-89].

Hay cuộc đối thoại giữa cụ Nghè và người bạn đồng song trong Thả thơ

sau bao phân vân, ngại ngần; họ vẫn cùng đi đến quyết định tổ chức cuộc thả thơ. Rất nhiều mẩu đối thoại trong truyện Đánh thơ, gồm một chuỗi đối đáp, chọn lựa nhằm tìm ra câu chữ hợp lý nhất, hay nhất.

Đoạn đối thoại giữa cô Tú, cậu Chiêu trong Ngôi mả cũ xoay quanh câu chuyện của cụ Hồ kết cục cả hai đều cảm thấy khâm phục hơn cái ông lão cầu kỳ, trước kia đã từng có một huyền sử về một thời lừng lẫy,…

Màu sắc riêng về ngôn ngữ đối thoại như âm sắc, giọng điệu, ngữ khí, nghề nghiệp, cá tính,… của nhân vật Nguyễn Tuân hình như không có. Đọc truyện Ngô Tất Tố, ta dễ dàng nhận ra ngôn ngữ của nhóm nhân vật cường

99

hào như: Trương Tuần, Lý trưởng, chánh tổng, phó lý, hương trưởng, cai lệ, lính cơ,… - những nhân vật thường biểu lộ thái độ đe dọa, chửi bới, nhiếc móc, quát mắng,… Ngôn ngữ nhóm nhân vật bị áp bức thì lại chủ yếu là van xin, năn nỉ,… Truyện của Vũ Trọng Phụng cũng có sự nổi bật của thứ ngôn ngữ vỉa hè ở bọn lưu manh, ngôn ngữ trang trọng, rởm đời của bọn trưởng giả,… Chỉ cần nghe nhân vật nói là có thể đoán định được phẩm chất của nhân vật.

Ngôn ngữ nhân vật Nguyễn Tuân thì lại chủ yếu mang màu sắc của một hạng người, một lớp người. Ta thấy sự kiểu cách, câu nệ, ý tứ, khuôn mẫu; lớp từ cổ kính trong cách nói của người thượng lưu hay của người xưa. Ngôn ngữ này tạo không khí rất riêng cho câu chuyện.

Cách tổ chức đa thoại – kiểu đối thoại có sự tham gia của nhiều nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân cũng có sự khác biệt. Trong truyện Đánh thơ

có cuộc đối thoại khá dài, dàn trải đến gần ba trang viết, diễn ra giữa các thầy Thừa Phái ở các ty Phiên, ty Niết và những ông Hậu Bổ, Thông Phán tỉnh, Kinh Lịch bàn tán về cặp vợi chồng tài tử Phó Sứ - Mộng Liên. Đối thoại gần như xen vào giọng kể của tác giả xuyên suốt từ đầu tới cuối cuộc đối thoại, ngôn ngữ nhân vật không thấy có sự cá biệt nào.

Nguyễn Tuân thường hay ban phát cho nhân vật của mình cách nói năng, cá tính lẫn quan điểm của chính ông. Nó cũng lý giải phần nào về sự thiếu vắng những bóng dáng chân thực của đời sống hằng ngày trong thế giới nhân vật truyện trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước Cách mạng.

3.4.2. Ngôn ngữ người kể chuyện:

Người kể chuyện và điểm nhìn của người kể chuyện giữ vai trò quan trọng. Người kể chuyện là người tham gia vào câu chuyện như một nhân vật,

100

chứng kiến mọi chuyện và kể lại, đánh giá, xem xét các nhân vật và sự việc trong tác phẩm. Ngôn ngữ của người kể chuyện chiếm số lượng nhiều nhất trong toàn bộ sự phân bố các lớp ngôn ngữ trong tác phẩm. Đó là phương tiện để nhà văn miêu tả đặc điểm, phẩm chất nhân vật.

Ngôn ngữ người kể chuyện của Nguyễn Tuân độc đáo. Nhà văn ít kể ở ngôi thứ nhất, chỉ thấy có hai truyện viết theo lối này là Chiếc dĩa sứ Giang Tây và Giá đồng quan giám sát. Nhân vật người kể chuyện xưng tôi đóng vai trò trung tâm, kể từ đầu đến cuối truyện.

Cách kể chuyện của Nguyễn Tuân thường đứng ở ngôi thứ ba, kể theo quan điểm của nhân vật, người kể ẩn kín, đứng sau nhân vật, câu chuyện như được tự kể. Tuy không xuất hiện, cũng không tham dự vào quá trình diễn biến

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)