6. Bố cục của luận văn
3.1.2. Miêu tả hành động
Theo GS. Trần Đình Sử hành động nhân vật được lặp đi lặp lại cũng thể hiện một quan niệm con người. Trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên các nhân vật chính hầu như chỉ làm các hành động chứng tỏ lẽ sống, như nhận lời làm vợ, bán mình chuộc cha, thấy giặc thì đánh, thấy người gặp nạn thì cứu,… Họ không làm các việc hằng ngày. Các nhân vật của Thạch Lam thì hầu như chỉ sống bằng nội tâm, “làm” các việc nội tại như nghe thấy, cảm thấy những đổi thay rất tinh tế ở ngoại cảnh và tâm hồn [32, tr. 62].
Phần lớn là các hành động của nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng là sống và chăm chút cho cái đẹp, cái tài hoa: uống trà, thưởng hoa, ngâm thơ, đánh cờ…
81
Đó là hành động thể hiện tài năng của Bát Lê – một đao phủ: “Bát Lê đã múa đao chém lia lịa vào thân một cây chuối (…). Bát Lê nhảy nhót trong vườn chuối, đưa lưỡi gươm qua phải, múa lưỡi gươm qua trái, thanh gươm hai lưỡi đã gọn gàng, nhanh nhẹn phạt qua thân mấy trăm cây tươi còn nặng trĩu sương đêm…”. Hành động rất dứt khoát, có sự chăm chút của nhân vật. Hay đó còn là hành động chắc chắn, chuẩn xác của một lối “ném bút chì” và “bút chùng” trong Một đám bất đắc chí.
Cụ Ấm cầu kỳ, chậm rãi, công phu trong cách thức pha trà Chén trà trong sương sớm, cụ Kép trong Hương cuội, cụ Thượng Nam Ninh và ông Cử Hai trong Đèn đêm thu.
Hành động của Huấn Cao trong Chữ người tử tù lạnh lùng, điềm nhiên chúc gông trước mặt bọn cường quyền, hách dịch, ông từ chối lòng tốt biệt đãi của viên quan coi ngục, mọi cử chỉ lời nói rất tự chủ, đàng hoàng. Tất cả làm nổi rõ lên một khí phách hiên ngang, bất khuất, không chịu khuất phục trước quyền uy. Cảnh cho chữ được tác giả miêu tả chi tiết từng hành động:
“Trong không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
82
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những đường nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời người. (…) Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
(…) Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” [42, tr. 137].
Sự miêu tả hành động của Nguyễn Tuân ít mà tinh. Hành động của ba nhân vật chậm rãi, nhịp nhàng, cùng hướng tới cái đẹp, cái cao cả.
Hành động nhân vật của Nguyễn Tuân thường bình thản, không ồn ã, dồn dập, thể hiện sự dụng công, tâm huyết, chăm chú, cầu kỳ, tỉ mỉ của nhân vật trong từng hành động. Mỗi hành động không chỉ thể hiện tính cách mà còn là cốt cách con người. Hành động chủ yếu hướng tới cái đẹp, hướng tới nghệ thuật.