Thủ pháp so sánh liên tưởng đầy chất thơ và chất triết lý

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 92)

6. Bố cục của luận văn

3.2.3.Thủ pháp so sánh liên tưởng đầy chất thơ và chất triết lý

Nghệ thuật so sánh khiến cho câu văn của Nguyễn Tuân giàu hình ảnh và chất thơ. Nhà văn Trung Quốc Quách Mạt Nhược từng cho rằng: “Trong tiểu thuyết và trong kịch, nếu như không có chất thơ giống như rượu bia và nước hoa đã bay hết hơi mùi, giống như một xác ướp không có linh hồn” [31, tr. 214]. Đọc văn Nguyễn Tuân ta thấy bàng bạc một chất thơ “hoài cựu”. Nguyễn Tuân vì vậy còn được mệnh danh là “nhà thơ bị đóng đinh trên cây thập tự của văn xuôi. Chất thơ này góp phần thành công xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân. Chất thơ nằm ngay trong những hình ảnh sống giản dị -

91

cảnh người nô bộc gánh nước về pha trà: “Trên đường cát khô nồi nước tròng trành theo bước chân mau của người đầy tớ già đánh rỏ xuống mặt đường những hình ngôi sao ướt và thẫm màu. Những hình sao ướt nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn ngoèo như lối đi của loài bò sát. Ví buổi trưa hè này là một đêm trăng dãi, và ví cổng chùa Đồi Mai là một cửa non đào thì những giọt sao kia có đủ cái thi vị một cuộc đánh dấu con đường về của khách tục trở lại trần gian” [36, tr. 501-502].

Nguyễn Tuân có những hình ảnh so sánh thú vị: “mớ tóc trần quấn rất chắc ấy đổ tung xuôi xuống như một trận mưa rào đen nhánh. Rồi mớ tóc mây dài một sải rưỡi ôm lấy gáy, ấp lấy bả vai” [1, tr. 657]. Đó là một người phụ nữ đẹp nhưng “quãng đời chị Hoài cũng không khác vại dưa muối hỏng mấy”[36, tr. 663].

Miêu tả tiếng nói của một người đẹp Nguyễn Tuân đã so sánh thật lạ: “tiếng đâu mà trong như thủy tinh, ấm áp như hạnh phúc. Giai nhân nói một hồi,…”[36, tr. 261].

Bút pháp miêu tả độc đáo của Nguyễn Tuân khiến người đọc có cảm giác cụ thể: “Cô Tú cười. Nét cười dè dặt lần có mùi vị của hy sinh” [40, tr. 90].

Mỗi lần có một người đụng mạnh vào rò lan đen, cụ Kép lại xuýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình…” [40, tr. 91]

Trong cuộc sống, vướng víu thêm một người, là lại thêm ít bổn phận gây ra ràng buộc phiền phức nó bó kết lại thành một quả chì dính vào gót chân người bộ hành” [40, tr. 716].

Như vậy, các phép so sánh độc đáo, sáng tạo cũng là một thủ pháp quen thuộc mà Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công trong khắc họa nhân vật của

92

mình. Cái độc đáo, có một không hai trong cách so sánh của Nguyễn Tuân góp phần làm nổi bật cá tính khác người của nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 92)