1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách thơ Vân Long

99 1,8K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Tuy nhiên, người đời nhắc tới ông nhưng không nhiều và chưa tương xứng với lượng sách nhà thơ đã viết, những việc ông đã làm cho đời sống văn học.Thơ Vân Long chưa thực sự được nghiên cứ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

PHONG CÁCH THƠ VÂN LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

PHONG CÁCH THƠ VÂN LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS LƯU KHÁNH THƠ

HÀ NỘI – 2012

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1 Lý do chọn đề tài

2 Lịch sử vấn đề

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Cấu trúc luận văn

SÁNG TẠO CỦA VÂN LONG

1 Một số vấn đề lí luận về phong cách nghệ thuật

2 Hành trình sáng tạo của nhà thơ Vân Long

2.1 Chặng thơ thứ nhất

2.2 Chặng thơ thứ hai

3 Vân Long với quan niệm về cuộc đời và nghệ thuật

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ TRONG

THƠ VÂN LONG

1 Những miền đất đi vào thơ Vân Long

2 Hình ảnh con người trong thơ Vân Long

3 Cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Vân Long

4 Thơ viết cho thiếu nhi

Trang 4

CHƯƠNG III; NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG

THƠ VÂN LONG

3.1 Giọng điệu thiết tha, sâu lắng

3.2 Giọng điệu triết lí, suy tưởng

4 Ngôn ngữ thơ

4.1 Ngôn ngữ thơ đậm chất văn xuôi

4.2 Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, sự sáng tạo trong ngôn

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một tác giả thực chất là tìm hiểu cái “riêng”, tìm hiểu những cống hiến nghệ thuật mà nghệ sĩ đó đóng góp cho văn học, xác định cách nhìn cuộc sống, cách xây dựng một thế giới nghệ thuật độc đáo, riêng biệt thể hiện trong các hệ thống cảm hứng, nhân vật, ngôn từ Nghiên cứu một phong cách nghệ thuật, còn là việc tìm hiểu vẻ đẹp thẩm mĩ độc đáo của tác giả trong tiến trình văn học nói chung, qua đó góp phần khẳng định những tài năng nghệ thuật trên con đường phát triển vừa phong phú, vừa

đa dạng của lịch sử văn học

Nhà thơ Vân Long sinh ngày 6/3/1934 tại Hà Nội, xuất thân là một

thanh niên tầng lớp trung lưu, quê ở Việt Hòa, Khoái Châu, Hưng Yên Vân Long một nhà thơ có sức sáng tạo bền bỉ, mạnh mẽ qua các giai đoạn từ những năm sau Hòa bình lập lại (1954) đến kháng chiến chống Mỹ và tiếp những năm đổi mới cho đến hôm nay, giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập Vào cái tuổi gần bát thập, Vân Long vẫn tiếp nối cuộc hành trình duyên nợ với thơ Trong thế hệ nhà thơ sau 1954, Vân Long được xuất

bản sớm nhất tập thơ đầu tay ở NXB Văn học với tập Tia nắng (1962) Theo

thống kê, hiện nay nhà thơ Vân Long là tác giả của trên 30 đầu sách gồm: thơ

11 cuốn, chân dung, tiểu luận, biên soạn 12 cuốn và sách cho các em thiếu nhi

là 11 cuốn Ông được trao hàng chục giải thưởng Văn học trong đó có ba giải thưởng đáng lưu ý với những đặc điểm như sau:

Một là giải thưởng Văn học Công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 5 năm trao một lần, riêng giai đoạn 1975-1980 lại có ý nghĩa tổng kết giai đoạn văn học thể hiện cuộc chiến đấu chống lại các hình thức chiến tranh phá hoại của Mỹ mà Hải Phòng là nơi phải đương đầu với những thủ

Trang 6

đoạn tàn khốc không nơi nào có: bom nổ chậm ném vào phố đông dân, thủy lôi phong tỏa khu vực biểu vào các luồng lạch Cảng Hải Phòng, bom 52 vào trung tâm thành phố (12 ngày đêm tháng 12/ 1972) Tác giả đã rời môi trường nghệ thuật hàn lâm ( Nhà hát giao hưởng hợp xướng Ca múa kịch) Hà Nội để hòa mình vào cuộc sống sản xuất, chiến đấu của những người lao động Hải Phòng mong có những trang viết sôi động chân thực (trong 10 năm từ năm 1965- 1975) Ông được coi là một trong số không nhiều những nhà thơ chủ lực của thành phố Cảng mà giải thưởng Văn học Công nhân 1975-1980 ghi nhận

Hai là giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hà Nội 5 năm ( 1986-1990) của Hội Liên Hiệp Văn Học nghệ thuật nhằm phát hiện, đánh giá thành tựu 5 năm đầu thời kỳ Đổi Mới của Văn học nghệ thuật thủ đô Giải thưởng đó có hai giải Đặc biệt (trong đó có một giải dành cho toàn bộ các tác phẩm nghiên cứu

về Hà Nội của cụ Hoàng Đạo Thúy), các hội chuyên ngành đều có giải nhất, như họa sĩ Lương Xuân Nhị với họa phẩm Chợ Tết, nhạc sĩ Hoàng Hiệp với

ca khúc Nhớ Hà Nội, Hoàng Kim Đáng với bức ảnh Thăng Long – Hà Nội, nhà văn Trần Chiến với cuốn Con bụi, Vân Long với tập thơ Vào thu…Nhưng sau, để làm rõ giá trị toàn bộ công trình và vị trí đóng góp lớn của cụ Hoàng Đạo Thúy (giải đặc biệt thứ hai là của ông Hoàng Tích Chù với hai tác phẩm Giã gạo xóm ngoại thành và Tiếng hát hòa bình), Ban tổ chức đổi tên Giải đặc biệt thành giải Nhất, nên các giải Nhất đầu bảng các hội chuyên ngành đều đổi tên thành giải Nhì có nghĩa những tập thơ ra đời 5 năm sau đổi mới ở Hà Nội chưa tập nào vượt tập Vào thu)

Ba là giải thưởng hàng năm của Hội nhà văn Hà Nội từ năm 2001 có quy chế: trao cho mỗi thể loại một giải: thơ, truyện và chân dung văn học

Giải thưởng chân dung văn học 2001- 2002 là tập Những gương mặt – những

trang đời của Vân Long

Trang 7

Những giải thưởng đã ghi nhận sức sáng tạo bền bỉ của thơ Vân Long trong nền thi ca hiện đại Việt Nam Đó không chỉ là sức sống của một trái tim

đa cảm, giàu trí tuệ mà còn là sức sống của một phong cách gần gũi, đậm chất suy tư, chân mộc mà vẫn tinh tế của người Hà Nội Tìm đến với thơ Vân Long sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều điều thú vị, sẽ được khám phá tâm hồn của một tài năng – một nhà thơ nội tâm sâu lắng

Chọn đề tài nghiên cứu thơ Vân Long người viết mong muốn ứng

dụng những lí luận về phong cách tác giả để góp thêm một tiếng nói khẳng định vẻ đẹp và những giá trị riêng biệt của một hồn thơ đa cảm, giàu bản lĩnh trong nền văn học hiện đại Việt Nam Qua đó, chỉ ra con đường vận động, biến đổi không ngừng của thơ nói riêng trong dòng chảy văn học dân tộc nói chung

2 Lịch sử vấn đề

Vân Long thuộc lớp nhà thơ chính thức xuất hiện sau năm một 1954 cùng

với Bùi Minh Quốc, Ngô Văn Phú, Võ Văn Trực, Nguyên Bao…Ông đã có rất nhiều cống hiến cho nền văn học hiện đại Việt Nam Tuy nhiên, người đời nhắc tới ông nhưng không nhiều và chưa tương xứng với lượng sách nhà thơ

đã viết, những việc ông đã làm cho đời sống văn học.Thơ Vân Long chưa thực sự được nghiên cứu một cách đầy đủ và chặt chẽ trên hai phương diện tư tưởng nghệ thuật và hình thức biểu hiện Nhưng nếu ai đã đọc và tìm hiểu thơ Vân Long lại thấy vô cùng tâm đắc như thể tác giả tri âm với mình, thấy được

sự day dứt, được mênh mang, thăng hoa với vùng tâm cảm Hiện nay thơ Vân Long đã và đang được nhiều bạn đọc quan tâm, chú ý như một tác giả có sức sáng tạo bền bỉ, mạnh mẽ qua các giai đoạn từ những năm sau Hòa bình lập lại (1954) đến kháng chiến chống Mỹ và tiếp những năm đổi mới cho đến hôm nay, giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập Vào cái tuổi gần bát thập, Vân Long vẫn tiếp nối cuộc hành trình duyên nợ với thơ bằng

Trang 8

bàn bạc theo dòng thời sự thơ đang bộn bề, thách thức Ông là một trong hiếm hoi thi sĩ đích thực, lấy ngọn đèn và trang giấy làm lý do tồn tại trên đời Thơ ông đã chiếm trọn trái tim bạn đọc và để lại niềm cảm phục cùng sự trân trọng trong lòng bè bạn

Vân Long được trao tặng đó là giải thưởng Văn học Công nhân

1975-1980 Đây giải thưởng đã ghi nhận những cống hiến của ông cho những trang

thơ ông viết dành tặng thành phố Cảng với tập thơ Qua những miền đất Với

tập thơ này đã có một số bài viết nghiên cứu và đánh giá như:

Đọc tập thơ Qua những miền đất tác giả Nguyễn Viết Lãm đã tinh tế

phát hiện ra được “Những tình cảm kính phục và yêu thương đối với con người trên thành phố Cảng trong thơ Vân Long Họ là những con người sẵn sang hy sinh để giữ cho ngọn đèn biển Long Châu không bao giờ tắt, là anh thuyền trưởng biết theo con đường của Đảng vạch cho, luôn luôn sáng tạo và

tự tin trên đại dương mênh mông”

Trần Lê Văn, ở tập Qua những miền đất đã khám phá ra một đặc điểm

tiêu biểu cho sáng tác của Vân Long qua tập thơ này : “Vân Long luôn trân trọng, cần cù quan sát, cảm nhận, ngưỡng mộ, ngợi ca Có khi anh ghi chép thực tế giống như một phóng sự thơ, bút ký thơ Có khi anh nhào nhuyễn thực

tế giống như một nhà nghệ thuật để tạo nên một sản phẩm ảo mà thật Dù bằng bút pháp nào, Vân Long cũng đạt được một hiệu quả là làm cho chúng ta thấy một Hải Phòng vốn đã đẹp lại càng đẹp trong gian lao thử thách.”

Trong tập thơ Vào thu tác giả Trúc Thông cho rằng đây là tập thơ “nổi

lên sự quan sát sắc xói chính mình, phơi bày những góc sâu tối trong mình, bắt thóp những bâng quơ, mơ hồ của mình Vân Long cựa quẫy, tự vật lộn, gắng trung thành và tự do với chính mình, diễn đạt với một nỗ lực đầy lương tâm nghề nghiệp, nghĩa là chăm lo một cách khá nghiêm cẩn đến hoạt động đổi mới hệ thống thi pháp của mình”

Trang 9

Hay với tập thơ Dưới lá xanh tác giả Đỗ Ngọc Yên đã nhận xét “Dưới

lá xanh là sự thao thức của một người không thích ồn ã, sự thao thức của anh

là để cho con người và cuộc đời này thêm tốt đẹp hơn Sự thao thức ấy dường như còn quá thiếu ở thơ ca đương đại Thơ anh viết cho mình, nhủ lòng mình hơn là khuyên răn người khác Đây chính là một trong những phẩm chất đích thực của thi ca và cũng là cốt cách sống của anh Vân Long.”

Nhìn một cách tổng quát, hầu hết các bài viết, bài nghiên cứu đều nhận thấy ở Vân Long là một nhà thơ có phong cách sáng tạo Tác giả Băng Sơn đã nhận xét về Vân Long như sau: “ông không đi tìm thơ mà thơ tự đến Nó tự nhiên như nụ cười hồ ly tinh bất chợt của cô gái qua đường, như dòng sông không ai đẩy mà tự chảy, như chiếc lá tự xòe ra trong nắng sớm…”.Vân Long luôn có ý thức khai thác chiều sâu của cuộc sống, dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới

Trong quá trình khảo sát và điểm qua một số công trình nghiên cứu thơ Vân Long, người viết tự nhận thấy:

Việc xem xét đánh giá thơ Vân Long, chúng tôi thấy rằng hầu hết những bài đánh giá mang tính tổng quan về thơ Vân Long đều có điểm chung

là sự kính trọng đối với nhân cách thơ bên cạnh sự khai mở về thi pháp và tư tưởng của nhà thơ trong đời sống thi ca đương thời Tuy nhiên những nhận xét đánh giá này chỉ dừng lại ở những bài viết về một bài thơ, một tập thơ hoặc một phương diện nào đó chưa mang tính toàn diện, khái quát, chuyên

sâu Vì vậy, nghiên cứu Phong cách thơ Vân Long cho đến nay, vẫn là một

vấn đề mới mẻ, hấp dẫn, có sức thu hút lớn đối cới tất cả những ai yếu mến thơ Vân Long trong suốt thời gian qua

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong toàn bộ sự nghiệp thơ ca của nhà

Trang 10

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Các tập thơ của Vân Long: Tia nắng(1954-1962), Qua những miền đất

( 1962-1980);Gió và lửa (1980-1983); Vào thu (1983-1990); Những khối hình câm (1990-1993); Dưới lá xanh ( 1993-1999); Đỉnh gió ( 1999-2009);Nghìn

cây số hoa (1970-1996) Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo những tác phẩm

của nhà thơ Vân Long ở thể loại khác như tiểu luận phê bình, chân dung văn học và thơ của một số nhà thơ khác để có sự so sánh đối chiếu cần thiết

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu phong cách thơ Vân Long trên các phương diện nội dung và nghệ thuật Xác định những đóng góp của Vân Long đối với nền thơ Việt Nam hiện đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp thống kê - phân loại

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn

được triển khai qua 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật của nhà thơ và hành trình sáng tạo của Vân Long

Chương II: Đối tượng thẩm mỹ trong thơ Vân Long

Chương III: Nghệ thuật thể hiện trong thơ Vân Long

Trang 11

NỘI DUNG

CHƯƠNG I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA VÂN LONG

1 Một số vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật

Khi nói đến khái niệm phong cách là nói đến một vấn đề phức tạp bởi

từ trước đến nay chúng ta chưa đi tới một khái niệm phong cách thống nhất, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách

Ban đầu khái niệm phong cách xuất hiện trong các từ ngữ của một số ngôn ngữ trên thế giới Từ những nghĩa từ vựng cụ thể, dần dần khái niệm phong cách được hình thành trong các nghĩa chuyển của các từ đó, nhằm ám chỉ các đặc điểm cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn

Thuật ngữ phong cách có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ Người Hi Lạp dùng từ “Stylos” để chỉ một cái que đầu nhọn, đầu tù, người La Mã thì gọi là

“Stylus” cũng là để chỉ cái que đó nhưng đầu nhọn dùng để viết và đầu tù dùng để xáo trên một tấm bảng nhỏ có xoa sáp Về sau người Pháp dùng từ

“Style” nhưng ban đầu chỉ có nghĩa là nét chữ, sau dần có nghĩa là bút pháp với những đặc điểm ngôn ngữ và văn thể Giáo sư Nguyễn Lân cho rằng phong cách là cách diễn đạt riêng biệt của nghệ sĩ hoặc “Toàn bộ những nét riêng biệt tạo nên đặc trưng của một dân tộc” Thế nhưng cho đến nay những cuộc tranh cãi về phong cách chưa phải đã hoàn toàn đã chấm dứt Khái niệm này nhiều khi được hiểu theo một cách linh hoạt, được áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau: phong cách dân tộc, phong cách văn học…

Trang 12

Riêng trong lý luận văn học, khái niệm phong cách thường được dùng

để chỉ hai loại hiện tượng: nhà văn (phong cách Xuân Diệu, phong cách Hàn Mạc Tử…), hoặc một trào lưu văn học nào đó (phong cách hiện thực, phong cách cổ điển…) Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn học thường hay nói đến phong cách nhà văn, nhà thơ

Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu văn học đã trao cho khái niệm

này một nội hàm khá rộng Ví như Lêkhachop trong thi pháp văn học Nga cổ

đã quan niệm rằng phong cách nghệ thuật là sự thống nhất của cảm hứng chung về hiện thực, bản chất của nhà văn và phương pháp sáng tác.Trải qua một quá trình lâu dài của văn học và ngôn ngữ, khái niệm phong cách mới được hiểu và sử dụng như ngày nay Còn Grigoorrian thì bảo rằng phong cách không phải mang trong mình nó thế giới quan, các thủ pháp nghệ thuật, khả năng nhận thức của nghệ sĩ về thời đại, dấu ấn của một dân tộc…

Có thể nói cách quan niệm trên đây như chỉ ra được thực chất của khái niệm phong cách nghệ thuật Phong cách không thể bao hàm phương pháp sáng tác Giữa hai khái niệm này có mặt gần gũi nhưng không thể trùng khớp

vì xa về bản chất, phương pháp sáng tác là nguyên tắc phản ánh hiện thực

Giáo sư G.N Pospalôp trong “Dẫn luận nghiên cứu văn học” đã đưa ra một cách nhìn hợp lý hơn về phong cách nghệ thuật Ông viết “Sự thống nhất thẩm mỹ của mọi chi tiết hình tượng- biểu cảm của hình thức tác phẩm, phù

hợp với nội dung của nó, đó là phong cách” [48, tr 176]

Sự xuất hiện của hàng loạt ý kiến về phong cách cá nhân nghệ sĩ trong

lý luận Xô Viết những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ này nói lên rằng: phong cách là một khái niệm phức tạp Trong số đó, người ta thường nhắc đến

ý kiến của Viện sĩ Liên Xô M B Khrapchencô Nhà nghiên cứu này xem xét phong cách trong mối tương quan giữa hình thức và nội dung tác phẩm Giống như G.N Pospelôp cho rằng hình thức bao giờ cũng bộc lộ một nội

Trang 13

hợp nhuần nhuyễn, hợp lý với nội dung tư tưởng của tác phẩm M.B.Khrápchencô khẳng định: “phong cách được hiểu như cách biểu hiện sự khai thác hình tượng đối với hiện thực, như cách biểu hiện sự tác động tư tưởng tình cảm, không thể đồng nhất với nội dung Trong việc xây dựng phong cách nghệ thuât không chỉ thể hiện về đặc thù của những mặt nhất định của nội dung Cái mà người ta thường gọi là hình thức – ngôn ngữ nghệ thuật, cốt truyện, bố cục, nhịp điệu…tất cả những cái đó trong ý nghĩa chung của chúng là thuộc về phong cách, nhưng ngoài cái đó ra, phong cách còn bao gồm cả những đặc điểm của sự thể hiện tư tưởng, đề tài, của sự khắc họa các nhân vật, những yếu tố âm điệu của tác phẩm nghệ thuật Đặc trưng của phong cách không phải là những yếu tố riêng lẻ này hay những yếu tố riêng lẻ khác của hình thức và nội dung mà là tính chất đặc biệt của sự “ kết hợp” giữa chúng” [50, tr166-167]

Cái mà tác giả ý kiến này luôn chú ý là sự “kết hợp” một cách đặc biệt giữa hình thức và nội dung tác phẩm Bởi vì, phong cách không bao giờ được hình thành từ những yếu tố riêng lẻ, tách rời Nghiên cứu về phong cách M.B.Khrápchencô cũng đề cập đến khả năng “thuyết phục độc giả” của nhà văn Phương diện này rất gần với phạm vi nghiên cứu của lý thuyết tiếp nhận đang rộ lên trong những năm gần đây

Ở Việt Nam, khái niệm phong cách cũng được giới nghiên cứu văn học chú tâm giải thích và định nghĩa sao cho thỏa đáng Trong giáo trình lý luận giành cho sinh viên Đại học sư phạm, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “ Phong cách là tổng hòa những đặc điểm, cả về tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức biểu hiện, quy định bản sắc độc đáo của nghệ sĩ”[35, tr 120] Giáo sư Phương Lựu cũng nhận thấy phong cách là “ chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được tính trong sự sáng tạo của nhà văn” [39, tr178] Còn giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì quan niệm: khái niệm phong cách thực

Trang 14

nghệ thuật Tuy nhiên nhà nghiên cứu này chú ý nhấn mạnh mối quan hệ giữa phong cách và tư tưởng nghệ thuật “Nhưng nếu không nắm được tính độc đáo của tư tưởng nhà văn và tác phẩm - ở đây là tư tưởng – nghệ thuật (Idée poatstique) thì cũng khó quan niệm được phong cách một cách sâu sắc” [35,

tr 76-77]

Từ góc độ nghiên cứu của phong cách học Phan Ngọc đã trình bày cách hiểu của mình trong một tác phẩm nghiên cứu về Truyện Kiều Ông cho rằng tìm hiểu phong cách là tìm hiểu những đóng góp riêng nghệ sĩ mà “trước đó không ai làm được và sau đó cũng khó ai làm được” [38, tr9]

Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu văn học đều coi phong cách như

là sự độc đáo riêng biệt của nghệ sĩ thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật Nói như vậy cũng có nghĩa là không phải bất cứ nhà văn nào cũng tạo được phong cách Không hiếm những tác phẩm vừa mới ra đời đã bị quên lãng và tác giả của nó đã bị chìm khuất trong hàng triệu người bình thường khác Thời gian

là thước đo nghiêm ngặt nhất quy định sự tồn vong của tác phẩm Không phải ngẫu nhiên mà có lần Sacmisepxky đã lên tiếng: “Một nửa số tác phẩm của Sinde và chín phần mười tác phẩm của Gớt là những tác phẩm của tôi Thế nhưng những cái còn lại đã vượt hẳn lên tất cả những gì được viết bằng tiếng Đức” Còn “con sư tử” của nền văn học Nga LépTônxtôi thì đòi hỏi: “Nào, anh là con người như thế nào đây? Anh có gì khác với tất cả những người mà tôi đã biết, và anh có thể nói cho tôi một điều gì mới mẻ về việc cần phải nhìn cuộc sống chúng ta như thế nào”

Thật hiển nhiên “tuổi thọ” của tác phẩm chỉ có thể trông đợi và cái

“mới mẻ”, cái “ khác với tất cả mọi người” mà thôi, nó chỉ chấp nhận sự sáng tạo thực sự Để có được phong cách, nhà văn phải thực sự là người có tài

Theo Raymond Caver, một nhà văn hiện đại xuất sắc thế kỉ XX cho rằng: “mỗi nhà văn vĩ đại hay thậm chí mỗi nhà văn rất giỏi đều sáng tạo nên

Trang 15

thuật của nhà văn tương ứng thích với phong cách nghệ thuật của nhà văn đó Mối quan hệ qua lại này cho phép chúng ta đi từ văn bản nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra để chỉ ra đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn đó

“Đây là dấu ấn không thể nhầm lẫn và đặc thù của nhà văn trên mọi thứ anh ta sáng tạo Đây là thế giới của riêng anh ta chứ không phải của bất kỳ một ai khác Đây là một trong những điều phân biệt nhà văn này với nhà văn nọ (…) một nhà văn thì phải có cách nhìn đặc biệt nào đó về sự vật và phải in cách diễn đạt nghệ thuật lên cách nhìn đó” [33, tr356]

Theo nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Phong cách và cá tính nhà văn không phải là cái gì khó hiểu Đó là biểu hiện của mỗi nhà văn trong khi xây dựng đề tài, nhân vật, trong khi vận dụng hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ văn học Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải tự tạo cho

mình một phong cách riêng, một điệu cảm xúc riêng” [26, tr14]

Phong cách được hiểu đó là sự những khám phá nghệ thuật mang tính

cá nhân được hình thành những nét chủ đạo lặp đi lặp lại trong sáng tác của một tác giả nào đó Phong cách nghệ thuật trước hết là hình thành từ cá tính sáng tạo của tác giả, nhưng cá tính sáng tạo chưa phải là phong cách Nhìn chung khái niệm phong cách thường được định vị cho những nét nghệ thuật của những tác giả có đóng góp lớn, trong khi đó bất kỳ nghệ sĩ nào hoạt động

trong lĩnh vực nghệ thuật cũng đòi hỏi cá tính sáng tạo riêng Và nó là “thước

đo nghệ thuật” để khẳng định tài năng, vị trí nhà văn trên thi đàn

Chẳng hạn trong bài mở đầu có tựa đề Một thời đại trong thi ca, với con mắt tình đời của nhà phê bình văn học tài hoa và xuất chúng, tác giả Thi nhân Việt

Nam đã khái quát về phong cách văn học của phong trào Thơ mới trong mười

năm đầu (1932-1941) và phong cách nghệ thuật của một số nhà thơ mới tiêu biểu như sau: “ Một thời đại vừa chẵn mười năm…Tôi quả quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại nào phong phú như thời

Trang 16

mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.”

Như vậy, từ việc điểm qua những ý kiến tiêu biểu về khái niệm phong cách đã cho phép chúng ta nhận diện một cách đầy đủ hơn khái niệm phong cách nghệ sĩ Từ các ý kiến đó, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:

1- Phong cách thể hiện một cách nhìn mới mẻ, cách trình bày và kiến giải độc đáo những vấn đề mà nghệ sĩ quan tâm thông qua những hình tượng nghệ thuật đặc sắc

2- Nghiên cứu phong cách là nghiên cứu hình thức phù hợp với nội dung, hình thức bao giờ cũng phải mang tải, chứa đựng một nội dung tương ứng

3- Dĩ nhiên, sự “phù hợp”, “kết hợp” trên đây phải làm hiện lên sự thống nhất tất cả mọi dáng vẻ độc đáo của nhà văn Giữa phong cách và phương pháp sáng tác có sự khác biệt cần nhận thấy Nói đến phương pháp sáng tác là nói đến chân lý nghệ thuật, chiều sâu nhận thức về chất lượng lí tưởng, nói đến những giai đoạn phát triển trong lịch sử văn nghệ; còn nói đến phong cách là nói đến đặc sắc riêng của nhà văn Phong cách hiện ra như một phẩm chất, nó kết hợp một cách biện chứng hàng loạt những yếu tố khác nhau như thế giới quan, vốn sống, trình độ văn hóa, năng khiếu nghệ thuật, đặc biệt

là cá tính sáng tạo

Gần đây, người ta thường nói đến sự gần gũi giữa thi pháp và phong cách M.B Khrápchencô cho rằng khái niệm thi pháp rộng hơn khái niệm phong cách, nó có thể bao hàm cả phong cách sáng tạo Vì thế, trong luận văn, chúng tôi cố gắng sử dụng những hiểu biết có thể của mình để tìm hiểu

kỹ hơn về phong cách thơ Vân Long

Trang 17

2 Hành trình sáng tạo của nhà thơ Vân Long

Các chặng đường thơ của Vân Long trải dài theo hành trình sống phong phú của một con người tài hoa mà tính tình lại mực thước, lặng lẽ Năm nay

đã gần 80 tuổi, Vân Long vẫn tiếp tục cuộc hành trình duyên nợ, ông có cái

nhìn lão thực về vị thế khiêm tốn của mình: “ Tôi là loài cá ăn chìm / Thơ và

đời lặng lẽ…” Vâng, lặng lẽ nhưng quyết liệt, như những ngọn cây cứ “Sục

tìm trong khoảng biếc” thi ca!

Theo thống kê sơ bộ hiện nay nhà thơ Vân Long, là tác giả của 34 đầu sách, gồm thơ 11 cuốn, chân dung, tiểu luận, biên soạn 12 cuốn và sách cho thiếu nhi 11 cuốn Con số đó kể cũng đáng nể ở nước ta, tuy vậy ông vẫn không dừng ở đó mà vẫn miệt mài với hành trình của mình Nhìn lại chặng đường thơ của ông có thể chia ra làm hai chặng: Chặng thứ nhất từ năm 1954-

1980 và chặng hai từ năm 1980 đến nay Với những tập thơ tiêu biểu như: Tia

nắng (1962), Qua những miền đất (in chung năm 1980), Gió và lửa (in chung

năm 1983), Vào thu (1990), Những khối hình câm (1993), Dưới lá xanh

(1999)

Nhà thơ Vân Long sinh ngày 6/3/1934 tại Hà Nội, xuất thân là một

thanh niên tầng lớp trung lưu Ông có một cuộc đời với khá nhiều thăng trầm

Năm 1945, Vân Long lúc đó là chú bé 11 tuổi, nhờ sớm được sinh hoạt trong một đoàn Hướng Đạo có các huynh trưởng đang hoạt động bí mật chống Pháp Nhật, các anh tận dụng những buổi hội họp, đi cắm trại mà giác ngộ cho lứa trẻ mới vào Đoàn về tinh thần yêu nước Chú bé đã say mê hòa vào dòng người dự các cuộc mít tinh từ những ngày Hà Nội sục sôi cướp chính quyền 19 tháng Tám, dự cuộc mít tinh lớn nghe bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc Lập 2-9 Khi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), Vân Long đang trong hoàn cảnh gia đình éo le: Bố mẹ ly hôn từ khi anh vừa lọt lòng Rồi bố mẹ anh đều lập gia đình riêng, hai chị em anh được bà ngoại nuôi cho ăn học

Trang 18

anh già yếu buộc phải trả anh về với gia đình bố để anh tiếp tục được ăn học ở vùng quê kháng chiến

Nhưng ở một gia đình đông con, anh có tới 8, 9 người em cùng cha khác mẹ Gia đình khi đã cạn nguồn sinh sống, buộc phải “dinh tê” Hà Nội

Khỏi phải nói, Vân Long sa vào hoàn cảnh…như một “ốc đảo” giữa một gia đình lớn chưa quen thuộc, kể cả người cha mà lúc ấy anh mới biết mặt Về Hà Nội, anh phải nghỉ học để giúp bố tiếp tục mở hiệu sản xuất chè gói và quản lý một hiệu may cho các em được ăn học Một ngày làm việc hàng chục tiếng trong tâm trạng buồn khổ vì không được học tiếp, tương lai rồi sẽ ra sao? Rồi hoài nhớ những lớp học cùng bạn bè vùng kháng chiến đến

se thắt Rồi nỗi buồn một thiếu niên đang lớn dần vào tuổi thanh niên giữa một thành phố bị chiếm đóng, nhìn những cảnh trái tai gai mắt mà bất lực, anh như nạn nhân của mấy tầng bất công

Nhưng, “cùng tắc biến”, anh tìm thấy nguồn an ủi trong việc gửi tâm trạng mình trong những dòng thơ, và một thời gian ngắn, thơ anh được in trên các báo, nỗi buồn như được sẻ bớt Anh được in bài thơ đầu tiên từ năm 16 tuổi (1949) Ảnh hưởng cái “sầu vũ trụ” của mấy nhà thơ đàn anh Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng đang làm báo ở Hà Nội lúc ấy, trong bài thơ đầu được in,

có đoạn anh viết như một người già: “Đã một lần hơn tôi ước mong/ Địa cầu

vụt nổ giữa hư không/ Cho tan những mối sầu nghìn kiếp/ Chuyện thế vơi đầy giây phút xong!”

Từ đó đến tháng 10 -1954, anh có hàng dăm chục bài thơ in báo, kể cả một kịch thơ in trong giai phẩm Xuân Đẹp, cùng với những danh sĩ vùng tạm chiếm như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng Anh chuyển dần về bút pháp (già dặn hơn, thoát dần khỏi những ước lệ và khuôn sáo cũ), về tư tưởng và phong cách, anh đã được ảnh hưởng những nhà văn đàn anh mới rời kháng chiến về, như Sao Mai, Hoàng Công Khanh Nhiều người “được phép” trở về Hà Nội

Trang 19

làm báo công khai Cùng với những tin chiến thắng từ kháng chiến vọng về,

bộ máy kiểm duyệt lơi lỏng dần, để Vân Long có thể in bài thơ Lửa Yên Khê trên báo Đời Mới (25 tháng 3 – 1954, xuất bản tại Sài Gòn)

Với cuộc đời nhiều sóng gió như vậy nhưng bằng chính những cố gắng,

nỗ lực của bản thân, ít ai ngờ sau này ông đã trở thành nhà thơ, chuyên viên biên tập thơ hàng chục năm ở NXB Hội Nhà văn, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội

nhà văn Hà Nội một thời gian và đảm trách phần văn nghệ cho báo Sức khỏe

và đời sống sau khi nghỉ hưu ở NXB Hội Nhà văn cho đến nay Trước và

trong khi làm một nhà thơ ông đã từng là một diễn viên đàn violon trong dàn nhạc giao hưởng Chính bản thân ông đã từng giễu mình khi bỏ giàn nhạc để chuyển sang làm thơ là chuyển từ một nghề “nghèo nhì” sang nghề “nghèo nhất” Và phải chăng chính bởi gia cảnh xuất thân với nhiều trắc trở như vậy

mà ông càng trở nên lặng lẽ, thâm trầm cả trong đời lẫn trong thơ Nếu ai đã từng có dịp gặp gỡ hay tiếp xúc với nhà thơ Vân Long đều có một cảm nhận chung về vẻ điềm đạm, kiệm lời, có phần lặng lẽ Bởi lẽ ông thuộc lớp người

cũ, vốn thích suy ngẫm nhiều hơn là nói ra thành lời, thích sự chiêm nghiệm, thấu đáo hơn là vẻ ồn ào, náo động của cuộc sống hiện đại Nhà thơ luôn tỏ ra không bằng lòng với mình, không chịu yên vị, luôn trăn trở làm mới thơ mình Ông luôn linh hoạt, biến hóa qua các đề tài, hình thức, để không lặp lại chính mình

Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành cùng với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật

Dù trữ tình hay tự sự, hướng nội hay hướng ngoại, thơ Vân Long luôn

để lại những dấu ấn sáng tạo – dấu ấn lao động trong thơ góp phần đem đến

sự đa dạng, nhiều màu sắc trong nền thơ ca dân tộc

Trang 20

2.1 Chặng thứ nhất

Vân Long bắt đầu sáng tác và có thơ in báo năm ông 16 tuổi Mười

năm từ những sáng tác ban đầu, kết tinh lại trong tập thơ Tia nắng 1962-

NXB Văn học, tập thơ in riêng đầu tiên như tấm bằng chứng nhận một tác giả

đã sớm có phong cách riêng Ở chặng thơ này cùng với đất nước, năm 1965

là năm biến động lớn trong đời thơ Vân Long Một tháng sau khi cưới vợ, ông phải chuyển công tác xuống Hải Phòng để lại người vợ trẻ ở Hà Nội Rồi mười năm chiến tranh ác liệt nhất của thành phố Cảng là mười năm ông sống đơn lẻ viết và sáng tác Có thể nói Vân Long là người làm chủ được cuộc sống tinh thần của mình, dù trong biến động nào, vẫn là con người điềm tĩnh, mực thước, hết lòng với công việc, có trách nhiệm với thơ, sáng tác cũng như nghiên cứu… Đấy là mẫu mực của một nhà thơ- gắn bó đời thơ với Đất nước, đứng ở vị trí người công dân tận tụy, gương mẫu, sáng tạo

Trong chặng thơ này, Vân Long trải qua rất nhiều vùng đất, dấn mình trong gió và lửa của cuộc sống, nhưng để lại những ấn tượng mạnh mẽ hơn cả vẫn là mảng thơ viết về Hải Phòng

Vân Long đã đưa lên được những ký họa, khắc được những nét sắc cạnh về cuộc sống bề bộn và năng động, cái dáng vóc vạm vỡ và dầu bụi của thành phố Cảng trong khói lửa chiến đấu ác liệt với máy bay Mỹ

Thành phố mang hơi thở đại dương Những đại lộ

đạn bom còn khét nồng mặt nhựa

…Những hình khối lớn cao Lầm lũi đi trong mùi dầu xe quyến rũ Hải Phòng căng bầu ngực khổng lồ Dòng sữa không ngừng chẩy đi khắp ngả

(Hải phòng- Đêm mùa thu 1967)

Trang 21

“Chuyện kể về một vùng biển nóng” là một bài thơ dài được ông viết về

cuộc vật lộn của những người thủy thủ, thợ máy, cả những người bốc vác nữa

chống lại hàng ngàn thủy lôi của giặc bủa vây “thủy lôi như đàn thủy quái”-

chống lại cái chết, sự hủy diệt Trong cuộc sống ác liệt đó con người luôn phải đổi đầu với cái chết nhưng Vân Long vẫn có thể phát hiện ra được cái tư thế

và tâm thế tự tin, yêu đời của con người đất Cảng trong chiến tranh qua bài

thơ Thành phố trong tranh Giặc ném bom, phòng triển lãm hội họa vẫn mở

ban ngày Tranh vẽ về bộ đội, thợ thuyền, lính hải quân anh lái xe, cô tự vệ… Khách vào xem cũng chính là những nhân vật ấy ngoài đời, cứ như là họ bước vào tranh, người đội mũ rơm, người mang cả mùi xăng vào…

Còi báo yên khai mạc phòng triển lãm Khách yêu tranh vác cả súng vào xem

Cô gái nghiêng chiếc mũ rơm đỏm rang

Di động giữa phòng một đốm sáng vàng chanh

(Thành phố trong tranh)

Chợt có tiếng còi báo động: “Họ vào tranh, họ lại tự tranh ra”.Nhà thơ

đã tạo ra mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật

Có một điều cần nhấn mạnh ở đây là mặc dù nhà thơ bị hiện thực cuộc sống bề ngoài cuốn hút nhưng Vân Long không quên dành phần cho cái tôi trữ tình bên trong của mình Đó là sự gắn bó máu thịt mười năm với đất Cảng

để đến lúc chia tay còn để lại bao lưu luyến trong lòng của nhà thơ:

Tôi đã sống một thời gian như sóng Chia gian lao cùng thành phố mến thương Vai áo bạc những bờ xa muối đọng

Vết thương ai trong vệt lửa bùng

(Với em thành phố lúc chia xa) Nhìn chung trong chặng thơ này ta thấy được ngòi bút Vân Long xông

Trang 22

thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội, có đôi chút chưa nhuần nhụy và lắng đọng Cái hướng ngoại lúc đó cũng có lý do chính đáng của nó là muốn được phục vụ ngay cho cuộc chiến đấu Tuy vậy Vân Long cũng có được một số bài trữ tình như chúng ta thấy trên, đấy cũng là bước mở ra một hướng phát triển cho chặng thơ sau của nhà thơ

2.2 Chặng thơ thứ hai

Chặng thứ hai của thơ Vân Long kể từ những năm 1980 đến nay với ba

tập thơ khá chắc tay: Vào thu, Dưới lá xanh và Những khối hình câm

Ở chặng này thơ Vân Long thiên về chất trữ tình, hướng nội nhưng không xa rời cuộc sống xã hội

Có hai điều thấy rõ ở chặng thơ này so với chặng thơ trước đó là Vân Long đã đi sâu vào những tiềm ẩn trong tâm hồn mình Với tuổi vào thu, nhà thơ suy ngẫm, chiêm nghiệm về mình, về mình với cuộc đời, về mình với thời gian, Cùng một lúc ông dấn sâu hơn vào con đường thơ ca Ông luôn trăn trở, vật vã với mình để tìm tòi, tránh con đường mòn, luôn luôn ý thức mình phải đổi mới mình trong thơ Nếu trước đây trong thơ ông còn những bài sôi nổi,

với tứ thơ vội vã thì trong chặng này không còn nữa Thơ ông đã chín: “Thu

đến từng thi tứ chín cây” Thu cảm chính là bài thơ tiêu biểu cho sự chín ấy

Em như con gió thổi qua ngang Trẻ đến làm đau cả lá vàng

Trước đây tứ thơ của ông có phần hơi khô thì sang chặng thơ này nó đã

có sự nung nấu, tứ và cảm xúc đã có sự hòa quện tạo nên nhưng câu thơ sâu lắng làm rung động trái tim bạn đọc

Ở chặng thơ thứ hai này, thơ trữ tình của nhà thơ Vân Long giàu chất liệu nội tâm, mà những chất liệu nội tâm ấy không rời xa những chất liệu cuộc sống xã hội Tự vấn hay tâm vấn tâm là một cách sống mà mỗi con người muốn thực sự tồn tại và phát triển không thể bỏ qua được Những người làm

Trang 23

Trăm chuyện tầm phào ngày thường sao kể hết Cuộc đời anh ngún khói từng giây

Như dây mìn cháy chậm Mìn sẽ nổ khẽ khàng không tiếng Kim đồng hồ dừng lại, thôi quay Nếu anh đốt đời anh như điếu thuốc Còn lại gì, hay một chút tàn bay?

(Tự vấn)

Khi đọc bài thơ Tự Vấn tác giả Ngô Quân Miện đã từng nhận xét: “Vân

Long đã tinh nhạy phát hiện ra cái nguy cơ tiềm ẩn trong mỗi con người.”

Suy ngẫm về cái chung và cái riêng, cái lớn và cái nhỏ, cái lâu dài và cái trước mắt, ông không triết lí tự biện mà đã đưa ra một hình ảnh sinh động

có sức gợi lên những hình ảnh trong một xã hội kinh tế thị trường

Mình đã bửa cuộc đời ra bán lẻ Những niềm riêng nhỏ bé…

Ám ảnh khá nhiều trong thơ Vân Long là mối quan hệ giữa con người với thời gian Thời gian trôi đi, mình đã làm được gì cho cuộc sống, hay cũng

để trôi theo

Đến một tuổi nào

Người ta chẳng cần hoa Không cần quả

đã chiều thời gian ăn mòn ký ức

Trang 24

Dĩ vãng cuốn phim mốc Lốm đốm

Dị hình

(Thời gian II) Vân Long tự vệ trước thời gian bằng hành động, bằng công việc sáng tạo của mình

Cây xương rồng khắc khổ Khoe loạt nụ tím hồng Nhựa cằn mà vẫn cố

(Tuần hoàn) Rồi

Và dòng nước những buổi chiều vần vụ Chớp bể xa náo động thượng nguồn

Ta vẫn soi mình trong nước ấy Vạt hoa chiều vẫn lặng lẽ hương…

Nỗi cô đơn của người viết, nhất là lúc đã Vào thu có lẽ không ai có thể

tránh khỏi Ngồi một mình khát khao bao nhiêu nhưng chuyến đi đem lại những cảm xúc mới lạ

Ngồi tương tư những chuyến đi Nỗi buồn vô ảnh tái tê dại người

Một nỗi day dứt thường xuyên nữa của Vân Long là suy nghĩ về thơ

Đó là nỗi niềm mà đồng thời với việc thực hiện bằng bút pháp, ông đã nói lên một tâm sự:

Ta cũng có chuỗi hạt cườm Gặm nhấm trong tim

Không gáy lên được

(Cu cườm ơi)

Trang 25

Đó là nỗi khổ tâm khi cảm thấy mình bất lực trước trang giấy Ông rất

sợ những câu thơ không có sức ấm nóng của cuộc đời “Loạt xoạt nghìn trang

lạnh gió thổi…” và “Chữ nghĩa xào xạc thua lá xanh”

Trong bài Thơ I ông đã từng nói về nhưng trang thơ vô thưởng, vô phạt

khá hài hước, trí tuệ cũng như những lời tự răn mình

Đã ngán những câu thơ thóc lép Con sẻ chén thơ ta cũng lép kẹp diều Thà cứ làm con gà nhép

May có ngày gọi được mặt trời

Trong thơ ông không muốn lặp lại mình, luôn muốn cựa quậy, bứt phá làm mới chính bản thân mình

Đây là một cuộc hành trình giúp tác giả suy ngẫm, chiêm nghiệm về mình và cuộc đời, về con người với thời gian Vân Long luôn trăn trở vật vã

để tìm tòi, tránh con đường mòn, luôn ý thức phải đổi mới mình trong thơ Trong suốt hành trình thơ, ông luôn cố gắng tìm tòi, đổi mới, giữ được phong cách riêng nhưng không lặp lại mình

Thơ ông ngày càng đằm chín hơn so với những chặng thơ trước nhưng Vân Long vẫn không ngừng tiếp tục cuộc hành trình của mình Không chỉ sáng tác thơ Vân Long còn bàn về thơ, viết chân dung bạn bè thơ Trên 30 đầu sách lớn nhỏ, quả là ông đã kịp “ làm bao việc” Nhưng ông có cái đức giấu mình đi để lặng lẽ dâng hiến như ông từng kí thác ý tưởng ấy trong hình tượng cây hoa phượng giữa mùa xuân

Cây ẩn mình như không còn mình nữa Bên cuộc diễu hành trăm sắc hoa!

(Tiềm ẩn) Hiểu biết mình, hiểu “mệnh trời” như nhà thơ Vân Long kể cũng không khó hiểu Vốn chưa bao giờ ông đánh giá mình cao hơn những gì mình làm

Trang 26

được, cộng thêm với một phần tư thế kỷ “tri thiên mệnh”, ông thường thích thú nhắc đến hai câu thơ của bậc đàn anh:

Chiều êm ả ngấm như men rượu Tôi đang già chẳng vội già đi

(Ngô Quân Miện) Đây cũng là nhịp sống ung dung nhưng không uổng phí thời khắc nào của người thơ quên tuổi Vân Long

Theo suốt hành trình thơ của Vân Long, ta luôn thấy ông không ngừng tìm những tứ thơ mới với nhịp điệu mới để nội dung thơ quyết đinh hình thức mỗi bài thơ Tuy nhiên không phải lúc nào ông cũng thành công, nhưng rõ

ràng chúng ta thấy được sự cố gắng với ý thức vượt lên chính mình “Nhựa

cằn mà vẫn cố” Thực ra ông không cằn nhưng với tuổi tác, thơ ông đã chín

hơn, đã có độ nung nấu hơn

Ông vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình …

3 Vân Long với quan niệm về cuộc đời và nghệ thuật

Thơ là một thể loại văn học truyền thống của dân tộc Việt Nam - “một dân tộc chứa nhiều chất thơ và tư duy thơ” (Mã Giang Lân) Trong lịch sử nghiên cứu, lý luận- phê bình văn học có rất nhiều định nghĩa về thơ, quan niệm về thơ, nhưng tựu trung thơ vẫn là nghệ thuật thể hiện tiếng nói của tâm hồn, tình cảm, là sự giãi bày tâm trạng, ký thác nỗi niềm trăn trở - suy tư, là

sự thể hiện con người như đúng bản chất tồn tại và những mối quan hệ của nó; là sự bày tỏ những ước mơ, khát vọng; là sự thăng hoa của trí tưởng tượng; là sự phát tiết những lời ngợi ca, xưng tụng cao quý, là sự rung động trước cảnh đời, tình người…Tất cả đều được thể hiện dưới ngòi bút của các nhà văn với những phương thức trữ tình phong phú, kì diệu và ngôn ngữ cao đẹp… Do đó mà việc viết văn là không hề đơn giản khi nhận xét về công việc của người viết văn, L.Mrenbua có lần đã khẳng định : “ con mắt của nhà văn có thể ví với quang tuyến X Mở cuốn sách nhìn ra, người đọc mong mỏi

Trang 27

rồi sẽ hiểu hơn những người mình quen biết… nghĩa là hiểu được chính bản thân mình và đời sống của mình đầy đủ hơn, kỹ càng hơn” [49, tr15]

Mỗi nhà văn thường có một mảnh đất thân thuộc để “dụng võ” Và trong trường hợp ấy “quang tuyến X” của nhà văn được huy động ở mức cao nhất để nhận ra bản chất quy luật vận động, cũng như những nét đặc thù của

sự vật Đó cũng là lúc nhà văn chạm gặp chân lý đời sống để tái hiện nó bằng hình tượng nghệ thuật

Trong suốt quá trình sáng tác, từ những tác phẩm đầu tiên trong tập Tia

nắng cho đến những tác phẩm gần đây nhất, Vân Long luôn trăn trở, suy nghĩ

tìm tòi để tạo cho mình một phong cách sáng tác riêng độc đáo

Tập Tia nắng (1962) hình thành khi Vân Long đang là diễn viên Đoàn

nhạc Giao hưởng Việt Nam (thời điểm 1959-1965) Nhà thơ đã tận dụng những ngày nghỉ bù sau từng đợt biểu diễn để đi thăm những khu công nghiệp mới hình thành, như khu Công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên…

và những chuyến đi ngắn quanh Hà Nội thăm những công trình trong giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, trong thơ ông chưa hiện lên những con người có cá tính, có tâm trạng bởi lẽ bản thân tác giả còn nặng về phản ánh hiện thực cùng phần đông những cây bút khác viết theo nhu cầu các báo giai đoạn đó

Khi được biệt phái về Hải Phòng thì Vân Long bỏ hẳn cây đàn để toàn tâm toàn ý với cây bút, hòa nhập vào đội ngũ các nhà thơ trẻ Hải Phòng, họ đồng thời cũng là những người thợ lao động trong xí nghiệp, như Thanh Tùng, Đào Cảng và rất nhiều người khác Qua đó, trên những thực tế mới lạ của Hải Phòng, chứng kiến quân dân Hải Phòng đang đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của không lực Mỹ Nhà thơ sống trong trạng thái vừa hào hứng trong công việc, vừa rất cô đơn trong 10 năm “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” Vì vậy nhà thơ có dịp gần gũi hơn với những người lao động Hải

Trang 28

Phòng Trong thơ của Vân Long đã có con người, con người trực tiếp đối mặt với cuộc chiến tranh kỳ lạ ở một thành phố đông dân

Trong suốt một thời gian dài sau Cách mạng tháng Tám, do hoàn cảnh lịch sử: dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến Mọi cố gắng đều tập trung vào cho mục tiêu: Tất cả để chiến thắng ngoại xâm, dành độc lập xao nhãng nhu cầu và sự tiềm ẩn nhiều mặt của con người Con người không chỉ có phần hữu thức mà còn có phần vô thức, phần tiềm thức và tâm linh Mọi người hầu như chỉ xử dụng hữu thức để hiểu sự vật, con người

Nhà thơ đã rất đồng nhất quan điểm với nhà thơ Trần Lê Văn khi ông kiến giải rất xác đáng về nhóm Xuân Thu nhã tập: “…Chúng ta ít nói đến tiềm thức, tránh nói đến vô thức, càng tránh nói đến tâm linh , cho rằng những cái đó là siêu hình, là trái với chủ nghĩa duy vật Có biết đâu con người là

một sinh vất uyển chuyển và phồn tạp (un être ondoyant et divers) như lời

một triết nhân xưa đã nói Con người rất bé mọn nhưng cũng rất cao sâu Tước bỏ những phần cao sâu nhất của con người là cắt xén kích thước của sinh vật cao đẳng ấy.”

Trong lời tự bạch trong cuốn Vân Long – tác phẩm tập thơ tuyển tập

lần thứ 2 ( NXB Hội Nhà văn -2009) nhà thơ đã lược kể về quá trình mười năm nhà thơ chia lửa cùng với quân dân thành phố Hải Phòng để có phần thơ kháng chiến chống lại mọi chiến dịch đưa chiến tranh vào thành phố đông dân, rải cả bom nổ chậm, rải thủy lôi phong tỏa các luồng lạch và từ phao số không trở về Cảng Hải Phòng của không lực Mỹ, rồi bom B52 rải thảm…Những bài thơ chiến đấu của ông đã được in ngay trên các trang báo Văn nghệ, Văn nghệ quân đội… ở Hà nội trong từng chiến dịch khi nó đang tiếp diễn Ông đã từng tâm sự: trong những năm tháng ấy “tuổi trẻ của mình

đã không trôi qua vô ích, nhưng sao có điều mất mát không nhỏ vẫn day dứt trong tôi? Phải chăng tôi vẫn không thể hiện được cái tôi với cả những trăn

Trang 29

đơn cùng cực khi bỏ lại vợ con hàng trăm cây số nơi sơ tán Thời điểm ấy, tôi cho rằng viết những điều đó ra chẳng có ích gì cho ai, khi mọi người đang bận

những điều lớn lao hơn nhiều, như sự sống và cái chết…” Chính vì suy nghĩ

như vậy nên một thời gian dài trong thơ in lên mặt báo, ông không đưa vào

cái tôi, một số bài thơ riêng chỉ nằm trong sổ tay của ông

Sau này khi ông đã phát hiện ra quy luật thơ ca của Nguyễn Du khi tô đậm chữ Tâm bên cạnh chữ Tài Xuất phát từ chữ Tâm ấy, Vân Long tự vượt qua nhiều chặng đường gập ghềnh của bản thân, từng bước dùng nội lực để nhích dần lên, xóa bỏ khoảng cách với bạn bè cùng lứa tuổi gặp nhiều thuận

lợi hơn trong cuộc sống để vươn lên trong văn nghiệp Ông tự bạch (Với nhà

thơ Pờ Sào Mìn) về thời gian khó của mình: Anh hòa tan, pha tạp chốn thị

thàn / Bửa đời mình ra bán lẻ…về những ngày sống bằng tiếng đàn, hiệu sách

cũ, bị nhồi lắc trên những con sóng Hải Cảng dầy đặc thuỷ lôi…càng thấy trong anh tiềm ẩn một nghị lực, một niềm say mê để bứt lên và tự thể hiện

Anh thầm lặng tích lũy: “Cây ẩn mình như không còn mình nữa/ Bên cuộc

diễu hành trăm sắc hoa” (Tiềm ẩn) để cho một ngày “Đốt mùa hè bỏng rực/

Châm ngòi cho tiếng ve ran….”

Người xưa thường nói: Văn là Người Quả thật là đúng vì bất kì một trang nào, bài thơ nào trong tập thơ cũng đều mang dấu ấn đậm nét về cốt cách nhà thơ Vân Long

Đêm dài quá, nằm không ngủ Đời ngắn quá, yêu chưa đủ Lặng đếm thời gian trôi

(Dưới lá xanh)

Một đời người biết bao đêm dài trăn trở Nhất là với tuổi 80 của người

đã nếm trải bao thăng trầm của cuộc sống, ông đâu chỉ sống cho riêng ông,

mà còn đau cái đau buồn, mất mát của người khác Vì vậy, cuộc đời đã ngắn

Trang 30

càng thêm hữu hạn… Phải chăng đây chính là nguyên nhân khiến nhà thơ thao thức

Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt trong thơ ông là tâm trạng của một người luôn canh cánh những nỗi lo: lo, chờ, buồn, nhớ từ nhớ về một vùng

biển Nha trang trong ( Nha Trang nhớ) hay nhớ về một miền quê xa ngái như

nước Nga

Theo sương mù từ vịnh Phần Lan Cánh hải âu bay vào thành phố Một tiếng chim xa gợi nhớ

“Ngôi sao cháy bùng trên sóng Nhêva”

( Nguyên thủy)

Thơ là một trong những loại hình kỳ diệu nhất, “cõi thơ là cõi bồng

phiêu” (Bùi Giáng) Đi tìm bản thể của thơ luôn là một hành trình đầy bí ẩn

Chính vì lẽ đó, ở bất cứ nền văn học nào, việc kiến tạo hệ thống quan niệm lý luận về thơ là vấn đề lý thuyết vô cùng quan trọng, góp phần định hướng cho việc nghiên cứu và sáng tác thi ca

Thơ ông dù ngắn hay dài, dù viết về cái gì, ở đâu đều để lại trong lòng bạn đọc, nhất là lớp người "có tuổi" những ấn tượng và suy ngẫm riêng Theo tôi, nhà thơ Vân Long là một trong số những người khá trung thành với quan điểm "văn dĩ tải đạo" mà các cụ ta ngày xưa vẫn thường dạy thế Tức là hầu

Trang 31

hết thơ ông đều có ý trước khi có lời Lời chỉ cần đủ để chở ý chứ không cần khoa trương Vì thế xu hướng kiệm lời trong thơ ông ngày càng rõ nét hơn

Trong nghệ thuật, không ít những thành công thường bắt đầu từ sự bứt mình ra khỏi lối mòn của xu thế chung đương thời và cũng có khi là một hướng đi ngược chiều để tìm kiếm một khoảng trời tự do cho mình và cho tư

duy sáng tạo Còn đối với Vân Long - Tác phẩm, tôi có cảm giác rằng luôn có

sự thao thức, giằng co giữa cái thực và cái ảo, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên, cái nhất thời và cái bất biến để rồi cuối cùng là sự chấp nhận, hòa đồng đặng tìm một hướng đi mà không nhất thiết cần phải đối đầu với thực tại Âu đấy là cách riêng của Vân Long

Trong thơ Vân Long chúng ta còn thấy hiện lên mối quan hệ giữa hiện thực và lãng mạn Thơ là cuộc hôn phối giữa con người và vũ trụ Thơ luôn tìm về với cuộc sống, thơ ở trong cuộc sống nên “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị rằng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử” (Saint John Perse) Như vậy, dù ý thức hay vô thức, thơ vẫn chảy trong biển lớn cuộc đời

và nhà thơ không thể đứng ngoài dòng chảy ấy Và “nhà thơ trước hết phải dám lao thân vào cuộc thử lửa Nếu chỉ ở thành phố , trong một thính phòng, trong cái không khí trưởng giả của một đô thị thanh bình mà hô hào lớn tiếng

và phản kháng như thế, thi ca sẽ chỉ còn là cơn bạo hành ngôn ngữ” (Cao Thế Dung).Từ “Thơ có thể vừa là thực, vừa là không thực Thực vì bắt đầu từ cuộc đời hằng ngày, không thực vì bao giờ cũng vượt xa nó Thơ đưa chúng

ta vào một thế giới huyền ảo, sâu xa của tưởng tượng, tôn giáo, thần thoại Thế giới đó không phủ nhận cuộc đời hằng ngày nhưng chỉ khác biệt thôi” (Hoàng Thái Linh)

Phản ánh hiện thực là qui luật muôn đời của văn học nói chung và thi

ca nói riêng “Thơ là sự biểu lộ ý nghĩa huyền bí của cuộc sống bằng tiếng nói của con người thu về nhịp thuần túy nhất” (Stéphane Mallarme) Như vậy

Trang 32

đã trở thành tiếng nói mầu nhiệm của đời sống tâm hồn Thơ đã trở thành một thứ vũ trụ tâm linh không những của nhà thơ mà của cả người tiếp nhận “Thơ làm tôi sống lại - Thơ giải thoát tôi ra khỏi vòng tù hãm nhọc nhằn của cuộc sống Thơ đặt tôi trước đời sống” (Phạm Công Thiện) Hiện thực phản ánh trong thơ là một hiện thực đa phương, đa chiều

Qua các tập thơ của mình, Vân Long đã thể hiện một phong thái, một

cá tính riêng trên con đường thi ca của mình Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm khi viết về phong cách thơ Vân Long ông nói: “Vân Long biết cách sử dụng khá thuần thục hai yếu tố hiện thực và lãng mạn , đã có một thủ pháp khá tinh tế trong lúc kết hợp chất hiện thực và chất mơ trong sáng tác của anh.” [11, tr10]

Trong bài Vào tranh tặng họa sĩ Thọ Vân, cũng chỉ cần hai câu, Vân

Long đã vẽ nên thần thái con sông chảy qua thành phố cuốn theo ánh sáng

tâm hồn của người vẽ: “Trên tranh dòng sông ẩn hiện/ Trên sông xao một tâm

hồn.” Cũng ở mảnh đất nhiều gắn bó ấy, Vân Long có được Thành phố trong

tranh, một ký họa thành công về Hải Phòng những ngày quyết liệt chống Mỹ,

ở bề sâu, ta còn thấy mối quan hệ qua lại giữa nghệ thuật và cuộc sống Các

nhân vật của họa sĩ vào tranh và lại tự tranh ra Nghệ thuật có cuộc sống tự thân và người thưởng thức nghệ thuật thì thêm sức mạnh trong cuộc sống

Đối với Vân Long con đường sáng tạo thơ là cả một hành trình lao động thực thụ Ông không ngừng tìm tòi, khám phá và sáng tạo, luôn ý thức

đổi mới trong thơ mình Đặc biệt cuốn tiểu luận, phê bình Ngẫm trong thơ

cho thấy Vân Long có cái nhìn phát hiện tinh tế đối với các giá trị thơ ca Sự luôn đổi mới thơ mình ở Vân Long đem đến cho ông sự tin cậy của bạn đọc

Qua thơ của ông chúng ta có thể hiểu thêm, hiểu sâu hơn một điều mà có thể

nhà thơ đã gián tiếp nhắn gửi một cách âm thầm lặng lẽ qua những trang viết:

“Hãy gắng sống hết mình, rung cảm trung thực, trăn trở và lao động không tiếc sức, từng ngày tự vượt lên, mạnh bạo xoá bỏ những sáo mòn, nhàm

Trang 33

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ TRONG THƠ VÂN LONG

1 Những miền đất đi vào thơ Vân Long

Trong hành trình của cuộc đời mình, Vân Long đi nhiều và viết nhiều 60 năm làm thơ nếu tính từ bài thơ in báo đầu tiên (1949) với 269 bài thơ được

tuyển trong Vân Long – tác phẩm (1954-2009) Từ bài thơ đầu được viết tới

những bài thơ cuối tập trên, khi nhà thơ đã bước sang tuổi 75, cái tuổi vào thu của cuộc đời nhưng ông vẫn không ngừng sáng tác và tìm tòi sự cách tân sáng tạo cho thơ mình Ông là một nhà thơ tài hoa, đa cảm, song lại rất chừng mực trong đời sống Ông làm thơ tưởng như khá dễ dàng, ở mọi nơi, mọi miền đất ông qua, mọi sự vật ông tiếp xúc, ông đều hướng chúng vào tầm ngắm của tư duy: Một dòng sông Cấm, sông Hương, sông Liễu, đến một miền quê Hưng yên, một thành phố Việt Trì,…nhất là Thành phố Hải Phòng những năm tháng khói lửa bộn bề, tất cả đều đi vào trong thơ ông, sống động, suy tư trên những trang giấy Nắm được điều này là do ông nắm bắt rất nhạy cái thần thái của sự vật và thể hiện chúng bằng ngôn ngữ thi ca Vân Long thường nói “Với người làm thơ thì mỗi chuyến đi dù ngắn hay dài cũng đều không uổng phí” Trong những năm 1950-1954 cuộc chiến đang sôi sục, tiếng bom, tiếng đại bác vọng vào các thị trấn, thành phố vùng tạm chiến nhà thơ đã dành những tình cảm tha thiết cùng với bao nỗi xót xa khi viết về cái làng nhỏ quê hương Khoái Châu, Hưng yên của nhà thơ

Ai về Yên Khê trong chiều gió lộng?

Ai về Yên Khê tơi bời thép súng Ngói xô đình vỡ, gạch ướt mồ hôi

Từ mái tranh nghèo xơ xác giậu Như trăm nghìn mái lá quê tôi

Trang 34

Ai về Yên Khê Làng tôi xưa bé nhỏ Tan tành rồi! gần trăm trái phá qua thăm!

Có con sông đỏ máu trai làng Một chiều nào chuyến đò nâng bước Đoàn người vũ khi sang ngang Gót sắt băm bờ ruộng

Lửa bừng xém lũy tre Súng gầm tan cối đá Máu người ngâm cho thóc nảy mầm

Nhà thơ đã phơi bày cái hiện thực khắc nghiệt của quê hương Bên cạnh đó, lại có hình ảnh người con gái Yên Khê vừa dứt bỏ quê hương, nhập vào cuộc sống phồn hoa, quên mái tóc mây trời và những trưa nắng, mồ hôi tình nghĩa! bài thơ hàm chứa đau xót cho quê hương, cho một số phận…

Ai về Yên Khê Nói nhỏ với dòng sông ấy Rằng người thiếu nữ miền quê Mái tóc mây trời ngày nọ Uốn lên rồi!

Và cũng quên rồi: Trưa nắng! Mồ hôi!

Ở đây son phấn đã mờ khói tranh Từng tràng cười khoái lạc

Nghĩa gì đâu nhịp liên thanh!

Ai về Yên Khê Nhờ nói với ruộng hoang Nơi đây có gã trai làng Nghèo như cát bụi kinh thành

Trang 35

Lầm phố phường: những luống cày thân

Ôi Yên Khê!

Ngày nao ta về nhìn xanh màu quê?

(Đây là bài thơ in tuần báo Đời Mới ngày 25 tháng Ba - 1954 tại Sài Gòn, phát hành tại các đô thị đang trong vòng kiểm soát của chính quyền tay sai Pháp, chứng tỏ lưỡi kéo kiểm duyệt của chúng sắp trở nên vô dụng!) Tiếp sau đó là thời gian Vân Long làm diễn viên đàn violon của Đoàn nhạc Giao hưởng thời điểm 1959-1965 Nhà thơ đã tận dụng những ngày nghỉ

bù sau từng đợt biểu diễn để thăm những khu công nghiệp mới hình thành, như khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Thái Nguyên:

Nắng Trung du đổ bạc xuống lòng sông Xuyên kẽ lá, ửng trái hồng anh cắn dở Trái hồng Hạc đã từng ăn, hôm nay thêm vị lạ

Vì anh đang ăn trên đất Việt Trì

Như con tàu khỏe đẹp lúc ra đi

Em bỗng lớn và xinh thêm gấp bội Giữa Việt Trì ngày đêm tỏa khói Ngợp tiếng cười, người với máy - rền vang

(Lớn giữa Việt Trì) Nhà thơ đã tìm ra những nét đẹp trong cuộc sống mới, những công trình trong giai đoạn xây dựng XHCN ở Miền Bắc

Năm 1965 là năm đầy biến động trong đời thơ Vân Long Một tháng sau khi cưới vợ, ông phải chuyển công tác xuống Hải Phòng để lại người vợ trẻ ở Hà Nội Rồi mười năm chiến tranh ác liệt nhất của thành phố Cảng là mười năm ông sống đơn lẻ và viết ở đó Trong suốt mười năm ở Hải Phòng cùng với những nhà thơ trẻ Vân Long đã tham gia vào những chuyến đi thực

tế Trong mỗi chuyến đi thực tế đó ông lại ghi lại những cảm xúc, những dấu

Trang 36

thơ êm nhẹ, kín đáo, vào cuộc sống lửa thép, bom đạn Đồng thời anh kéo sự nóng hổi, cuộn xiết của đời vào thơ…Đó là cuộc đấu tranh tạo một thế giới hài hòa giữa ảo và thực, của đôi cánh mơ mộng chân trời với bước chân trần trên mặt đất chông gai, khúc khuỷu…” Hải Phòng, cái thành phố pháo đài cửa biển ấy đã cuốn hút nhà thơ vào không khí sôi động quyết liệt của cuộc chiến

Một loạt bài: Thành phố này tôi yêu, Hải Phòng đêm mưa xuân, Ngày và đêm

trên bến cảng, Người thủy thủ trở về, Thành phố những con tàu… đã ra đời

(Hải Phòng- Đêm mùa thu 1967)

Ông luôn có cái nhìn, cái phát hiện mới mẻ Cũng là dòng sông Tam Bạc ai cũng biết, nhiều người đã vẽ, đã viết về dòng sông, nhưng Vân Long

nhìn nó có cạnh sắc đặc biệt Chắc hẳn giới hội họa Hải Phòng cũng phải chạy

đua với ông để có thể dựng lên cảnh sắc đa dạng của một thành phố hoa phượng đẹp đến vậy:

Mùa xuân đến trên dòng Tam Bạc Nắng đặc quánh, nước sông như mật Gió lúng túng qua những cọt buồm Vấp phải bờ sông vạt phố cong

Nhưng con sông cần lao ấy không phải chỉ suốt đời lam lũ, cực nhọc Ngay cả trong chiến tranh, dòng sông Tam Bạc ấy vấn có thể là dòng sông hạnh phúc Bài thơ vào đoạn kết trở nên long lánh sắc màu và vui biết bao nhiêu

Trang 37

Đám cưới thuyền ai hoa đỏ khoang

Đò nhà trai tới khách theo sang Dòng sông mặc áo hồng đưa đón Chẳng khác cô dâu mới ngỡ ngàng

(Mùa xuân trên dòng sông Tam Bạc) Nắng như cầm nắm được, nước sông sóng sánh và san sát những cột buồm khiến gió như đứa trẻ ngu ngơ cũng phải lúng túng, va vấp… màu đỏ nổi trên dòng sông hồng hào…Nét màu nhộn nhịp của một lễ hội!

Khi viết về Hải Phòng ông không quên viết về mỏ đá Tràng Kênh, một

mỏ đá xa xưa hùng vĩ:

Ở đỉnh cao này, chim cũng ngại bay qua Con dê núi leo chuyền vất vả

Chỉ có màu nguyên thủy đá xanh

Và sắc trắng sơ khai hoa trinh nữ (Tràng Kênh và những người thợ đá)

Đây chính là cái tài, sự tài tình của thi sĩ, Thơ như vẽ, hiện lên một bức tranh thủy mặc, đặc tả được cái hồn cốt cuả Tràng Kênh: núi cao, hoang dã, còn là một di tích lịch sử, nơi Trần Hưng Đạo điều binh khiển tướng đánh trận Bạch Đằng

Những buổi mù trời gió nước vang âm Tưởng nghe tiếng quân reo từ quá khứ…

Vân Long còn tái hiện cho bạn đọc thấy được một thành phố bình tĩnh, xốc vác, đầu sóng ngọn gió, giữa bom đạn mà vẫn ánh lên những tươi đẹp non

tơ Ông hăm hở khám phá, say mê yêu thương người và đất, nỗi đau và niềm tin…

Thành phố biển, những cuộc như biển

Trang 38

Càng sâu đằm sau mọi bão giông Tôi nhỏ xíu trước vô cùng của biển Lại lớn lên; ý thức cái vô cùng!

Bến Cảng ở ngay sau nhà tôi Tiếng còi tàu đốt lòng như lửa vậy Đầu giường là những con tàu ấy Nên ban đêm giấc ngủ cứ bềnh bồng Những suy nghĩ tưởng cạn dòng-Vụt mở

(Ở thành phố những con tàu) Vân Long chân thành hết mức với Hải Phòng, như với chính mình Một sớm nhà thơ nhìn thấy thành phố qua màn sương mà tự nhủ:

Thành phố này với tôi thân thuộc Tôi nhìn bằng mười năm làm lụng của mình

(Hải Phòng một sáng sương mù) Đến lúc chia tay với Hải Phong, Vân Long cảm thấy một sự giằng xé

và da diết, tự trách mình:

Hạnh phúc đó trách mình chưa hiểu hết Môi khô khát giữa nguồn nước xiết

Trang 39

Lúc rời xa thành phố đẹp không ngờ

Khi hết chiến tranh ông được trở về Hà Nội, tạm dừng 5 năm ở Sở Văn hóa Hà Sơn Bình, chuẩn bị xây dựng Hội VHNT tỉnh Như để bổ sung hiểu biết của ông về mọi vùng đất nước, nhà thơ đã biết đến vùng biển, nay biết thêm miền núi Hòa Bình, đang xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình… Rồi vùng dân tộc Mường, vùng văn hóa Hà Tây, quê hương của nhiều vị khoa bảng và những đền chùa di tích nổi tiếng đã đi vào thơ ông

Trở lại Hà Nội, Vân Long đã thực sự là con người trưởng thành, hiểu biết về đất nước, con người từ vùng biển đến đồng bằng và miền núi, thực tiễn cuộc sống đã bổ sung cho sách vở

Là người con sinh ra trên mảnh đất Cố Đô Hà Nội là trái tim thiêng liêng ngàn năm của cả nước Ông cũng như bao nhiêu những nhà thơ, nhà văn khác đều dành những tình cảm đặc biệt khi viết về Hà Nội Với người cầm bút, chuyên hay không chuyên, Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội đã trở thành

đề tài, trở thành nguồn cảm hứng lớn lao, bất tận

Hà Nội xưa - nay đã cách nhau hàng ngàn năm lịch sử, vẫn còn đây những lối cũ rêu phong Màu thời gian ngưng đọng khiến ta nhớ đến câu thơ tiêu tao của người xưa:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

(Thăng Long thành hoài cổ- Bà Huyện Thanh Quan)

Thăng Long với Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn trong hoài niệm "Xe ngựa", "lâu đài" là những hình ảnh tượng trưng cho quyền uy và cơ đồ nguy nga của các tiên triều giờ chập chờn như trong giấc mộng:" hồn thu thảo",

"bóng tịch dương" Cái ngày xưa hiện hữu, cái đương thời mong manh hư ảo

Đó là nỗi xót xa, luyến tiếc đến day dứt, khắc khoải Vẫn biết rằng quy luật khắc nghiệt của lẽ thịnh suy là tất nhiên, nhưng những câu thơ này vẫn gợi

Trang 40

không chỉ bởi tình yêu Hà Nội mà còn bởi nó gợi nhắc những kỷ niệm huy hoàng trong quá khứ

Nhắc đến thủ đô là nhắc đến Hồ Gươm Hà Nội thật dấu yêu trong đôi mắt hồn nhiên, trẻ thơ, giàu sức tưởng tượng của Trần Đăng Khoa:

Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao

(Hà Nội)

Giản dị như một chân lý, Hà Nội trở thành niềm tự hào của bao nhiêu nhà thơ trong đó có nhà thơ Vân Long Trong suốt cuộc hành trình văn chương - nghệ thuật của nhà thơ Vân Long, phần lớn thời gian và tâm huyết ông đều hướng về Hà Nội Tuy nhiên, ông không phải là người chuyên viết về

Hà Nội, nhưng trong hồn thơ, giọng điệu, ngôn ngữ thể hiện cũng như những trang viết của ông, người đọc có thể dễ dàng nhận ra đấy đích thị là hồn cốt của người Hà Nội, không lẫn vào đâu được

Là người con của đất Hà Thành, ông gắn bó cuộc đời của mình với Hà Nội, vui buồn với từng nhịp thở của phố phường Hà Nội xưa và nay Trong

chùm thơ Phố cũ nhà thơ Vân Long đã làm mới lại, trẻ lại bản sắc Hà Nội vốn

thanh lịch và tinh tế của họa sĩ Bùi Xuân Phái khi vẽ về Hà Nội Xem tranh của họa sĩ chúng ta có thể thấy cả một Hà Nội được thu gọn trong đó, ta có thể đắm chìm trong ký ức Hà Nội xưa trong ngôn ngữ thơ ca mà Vân Long thể hiện

Hà Nội xưa - nay đã cách nhau hàng ngàn năm lịch sử, vẫn còn đây

những lối cũ rêu phong trong thơ của Vân Long: “Ngẩn ngơ bước cuối năm/

Ngắm rêu phong ngói cũ/ Cửa kính nhà ai sương nhòa hơi thở.”

Bài thơ là sự kết hợp giữa ngôn ngữ hội họa và thơ ca.Chỉ bằng vài câu

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vân Long (1957), Đường vào tim - NXB Hội Nhà văn 2. Vân Long (1962), Tia nắng - NXB Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường vào tim "- NXB Hội Nhà văn 2. Vân Long (1962), "Tia nắng
Tác giả: Vân Long (1957), Đường vào tim - NXB Hội Nhà văn 2. Vân Long
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn 2. Vân Long (1962)
Năm: 1962
3. Vân Long (1962-1980), Qua những miền đất - NXB Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qua những miền đất
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
4. Vân Long (1980- 1983), Gió và lửa , NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gió và lửa
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
5. Vân Long (1987), Thành phố Ban Mai - NXB Hội nhà văn 6. Vân Long (1990), Vào thu - NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Ban Mai" - NXB Hội nhà văn 6. Vân Long (1990), "Vào thu
Tác giả: Vân Long (1987), Thành phố Ban Mai - NXB Hội nhà văn 6. Vân Long
Nhà XB: NXB Hội nhà văn 6. Vân Long (1990)
Năm: 1990
7. Vân Long (1990- 1993), Những khối hình câm , NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khối hình câm
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
8. Vân Long (1993- 1999), Dưới lá xanh - NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới lá xanh
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
9. Vân Long (1999- 2009), Đỉnh gió - NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỉnh gió
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
10. Vân Long ( 1970- 1996), Nghìn cây số hoa - NXB Hội nhà văn 11. Vân Long (2002), Hành trình thơ - NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghìn cây số hoa "- NXB Hội nhà văn 11. Vân Long (2002), "Hành trình thơ
Tác giả: Vân Long ( 1970- 1996), Nghìn cây số hoa - NXB Hội nhà văn 11. Vân Long
Nhà XB: NXB Hội nhà văn 11. Vân Long (2002)
Năm: 2002
12. Vân Long (2009), Vân Long- Tác phẩm- NXB Hội nhà văn. Chân dung, bút kí nhân vật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vân Long- Tác phẩm-
Tác giả: Vân Long
Nhà XB: NXB Hội nhà văn. Chân dung
Năm: 2009
13. Vân Long (1994), Ngòi bút với thời gian- NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngòi bút với thời gian
Tác giả: Vân Long
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1994
14. Vân Long (2001), Những gương mặt- Những trang đời -NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những gương mặt- Những trang đời
Tác giả: Vân Long
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2001
15. Vân Long ( 2006), Những bông hoa không tàn - NXB Lao động 16. Vân Long ( 2007), Gặp giữa đời - NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bông hoa không tàn" - NXB Lao động 16. Vân Long ( 2007), "Gặp giữa đời
Nhà XB: NXB Lao động 16. Vân Long ( 2007)
17. Vân Long (2010), Những người … rót biển vào chai - NXB Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những người … rót biển vào chai
Tác giả: Vân Long
Nhà XB: NXB Hội
Năm: 2010
18. Vân Long ( 2006), Ngẫm trong thơ - NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngẫm trong thơ -
Nhà XB: NXB Thanh niên
19. Vân Long, Anh Ngọc (2008), 35 bài thơ Người lính – NXB Thanh niên Biên soạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: 35 bài thơ Người lính
Tác giả: Vân Long, Anh Ngọc
Nhà XB: NXB Thanh niên  Biên soạn
Năm: 2008
20. Vân Long ( 1995), Xuân Quỳnh- Thơ và đời - NXB Văn hóa 21. Vân Long (1999), Thơ mùa thu - NXB Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Quỳnh- Thơ và đời" - NXB Văn hóa 21. Vân Long (1999), "Thơ mùa thu
Tác giả: Vân Long ( 1995), Xuân Quỳnh- Thơ và đời - NXB Văn hóa 21. Vân Long
Nhà XB: NXB Văn hóa 21. Vân Long (1999)
Năm: 1999
22. Vân Long (2001), Thơ hay có lời bình (100 bài), NXB Thanh niên.II. NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ hay có lời bình (100 bài)
Tác giả: Vân Long
Nhà XB: NXB Thanh niên. II. NGHIÊN CỨU
Năm: 2001
23. Băng Sơn (1991), Một tính cách một hồn thơ, NXB Người Hà Nội. Bùi Văn Nguyên- Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một tính cách một hồn thơ, "NXB Người Hà Nội. Bùi Văn Nguyên- Hà Minh Đức (2006"), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại
Tác giả: Băng Sơn (1991), Một tính cách một hồn thơ, NXB Người Hà Nội. Bùi Văn Nguyên- Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Người Hà Nội. Bùi Văn Nguyên- Hà Minh Đức (2006")
Năm: 2006
24. Đỗ Ngọc Yên (1999) , Một tâm hồn thức dưới lá xanh, NXB Giáo dục thời đại chủ nhật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một tâm hồn thức dưới lá xanh
Nhà XB: NXB Giáo dục thời đại chủ nhật
25. Hà Minh Đức (1978), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân- Luận án PTS Khoa học Ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân-
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 1978

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w