Những miền đất đi vào thơ Vân Long

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 33)

Trong hành trình của cuộc đời mình, Vân Long đi nhiều và viết nhiều. 60 năm làm thơ nếu tính từ bài thơ in báo đầu tiên (1949) với 269 bài thơ được tuyển trong Vân Long – tác phẩm (1954-2009). Từ bài thơ đầu được viết tới những bài thơ cuối tập trên, khi nhà thơ đã bước sang tuổi 75, cái tuổi vào thu của cuộc đời nhưng ông vẫn không ngừng sáng tác và tìm tòi sự cách tân sáng tạo cho thơ mình. Ông là một nhà thơ tài hoa, đa cảm, song lại rất chừng mực trong đời sống. Ông làm thơ tưởng như khá dễ dàng, ở mọi nơi, mọi miền đất ông qua, mọi sự vật ông tiếp xúc, ông đều hướng chúng vào tầm ngắm của tư duy: Một dòng sông Cấm, sông Hương, sông Liễu, đến một miền quê Hưng yên, một thành phố Việt Trì,…nhất là Thành phố Hải Phòng những năm tháng khói lửa bộn bề, tất cả đều đi vào trong thơ ông, sống động, suy tư trên những trang giấy. Nắm được điều này là do ông nắm bắt rất nhạy cái thần thái của sự vật và thể hiện chúng bằng ngôn ngữ thi ca Vân Long thường nói “Với người làm thơ thì mỗi chuyến đi dù ngắn hay dài cũng đều không uổng phí”.

Trong những năm 1950-1954 cuộc chiến đang sôi sục, tiếng bom, tiếng đại bác vọng vào các thị trấn, thành phố vùng tạm chiến nhà thơ đã dành những tình cảm tha thiết cùng với bao nỗi xót xa khi viết về cái làng nhỏ quê hương Khoái Châu, Hưng yên của nhà thơ

Ai về Yên Khê trong chiều gió lộng? Ai về Yên Khê tơi bời thép súng Ngói xô đình vỡ, gạch ướt mồ hôi Từ mái tranh nghèo xơ xác giậu Như trăm nghìn mái lá quê tôi

Ai về Yên Khê Làng tôi xưa bé nhỏ

Tan tành rồi! gần trăm trái phá qua thăm! Có con sông đỏ máu trai làng

Một chiều nào chuyến đò nâng bước Đoàn người vũ khi sang ngang Gót sắt băm bờ ruộng

Lửa bừng xém lũy tre Súng gầm tan cối đá

Máu người ngâm cho thóc nảy mầm

Nhà thơ đã phơi bày cái hiện thực khắc nghiệt của quê hương. Bên cạnh đó, lại có hình ảnh người con gái Yên Khê vừa dứt bỏ quê hương, nhập vào cuộc sống phồn hoa, quên mái tóc mây trời và những trưa nắng, mồ hôi tình nghĩa!...bài thơ hàm chứa đau xót cho quê hương, cho một số phận…

Ai về Yên Khê

Nói nhỏ với dòng sông ấy Rằng người thiếu nữ miền quê Mái tóc mây trời ngày nọ Uốn lên rồi!

Và cũng quên rồi: Trưa nắng! Mồ hôi! Ở đây son phấn đã mờ khói tranh Từng tràng cười khoái lạc

Nghĩa gì đâu nhịp liên thanh!... Ai về Yên Khê

Nhờ nói với ruộng hoang Nơi đây có gã trai làng

Lầm phố phường: những luống cày thân Ôi Yên Khê!

Ngày nao ta về nhìn xanh màu quê?

(Đây là bài thơ in tuần báo Đời Mới ngày 25 tháng Ba - 1954 tại Sài Gòn, phát hành tại các đô thị đang trong vòng kiểm soát của chính quyền tay sai Pháp, chứng tỏ lưỡi kéo kiểm duyệt của chúng sắp trở nên vô dụng!) Tiếp sau đó là thời gian Vân Long làm diễn viên đàn violon của Đoàn nhạc Giao hưởng thời điểm 1959-1965. Nhà thơ đã tận dụng những ngày nghỉ bù sau từng đợt biểu diễn để thăm những khu công nghiệp mới hình thành, như khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Thái Nguyên:

Nắng Trung du đổ bạc xuống lòng sông Xuyên kẽ lá, ửng trái hồng anh cắn dở

Trái hồng Hạc đã từng ăn, hôm nay thêm vị lạ Vì anh đang ăn trên đất Việt Trì

Như con tàu khỏe đẹp lúc ra đi Em bỗng lớn và xinh thêm gấp bội Giữa Việt Trì ngày đêm tỏa khói

Ngợp tiếng cười, người với máy - rền vang (Lớn giữa Việt Trì)

Nhà thơ đã tìm ra những nét đẹp trong cuộc sống mới, những công trình trong giai đoạn xây dựng XHCN ở Miền Bắc.

Năm 1965 là năm đầy biến động trong đời thơ Vân Long. Một tháng sau khi cưới vợ, ông phải chuyển công tác xuống Hải Phòng để lại người vợ trẻ ở Hà Nội. Rồi mười năm chiến tranh ác liệt nhất của thành phố Cảng là mười năm ông sống đơn lẻ và viết ở đó. Trong suốt mười năm ở Hải Phòng cùng với những nhà thơ trẻ Vân Long đã tham gia vào những chuyến đi thực tế. Trong mỗi chuyến đi thực tế đó ông lại ghi lại những cảm xúc, những dấu

thơ êm nhẹ, kín đáo, vào cuộc sống lửa thép, bom đạn. Đồng thời anh kéo sự nóng hổi, cuộn xiết của đời vào thơ…Đó là cuộc đấu tranh tạo một thế giới hài hòa giữa ảo và thực, của đôi cánh mơ mộng chân trời với bước chân trần trên mặt đất chông gai, khúc khuỷu…” Hải Phòng, cái thành phố pháo đài cửa biển ấy đã cuốn hút nhà thơ vào không khí sôi động quyết liệt của cuộc chiến. Một loạt bài: Thành phố này tôi yêu, Hải Phòng đêm mưa xuân, Ngày và đêm trên bến cảng, Người thủy thủ trở về, Thành phố những con tàu… đã ra đời vào những năm tháng đó.

Ở thành phố Cảng ngoài sự hoành tráng, dữ dội nhà thơ con phát hiện nét dịu hiền, cần mẫn và bao dung:

Những hình khối lớn cao

Lầm lũi đi trong mùi dầu xe quyến rũ Hải Phòng căng bầu ngực khổng lồ Dòng sữa không ngừng chẩy đi khắp ngả

(Hải Phòng- Đêm mùa thu 1967)

Ông luôn có cái nhìn, cái phát hiện mới mẻ. Cũng là dòng sông Tam Bạc ai cũng biết, nhiều người đã vẽ, đã viết về dòng sông, nhưng Vân Long nhìn nó có cạnh sắc đặc biệt. Chắc hẳn giới hội họa Hải Phòng cũng phải chạy đua với ông để có thể dựng lên cảnh sắc đa dạng của một thành phố hoa phượng đẹp đến vậy:

Mùa xuân đến trên dòng Tam Bạc Nắng đặc quánh, nước sông như mật Gió lúng túng qua những cọt buồm Vấp phải bờ sông vạt phố cong

Nhưng con sông cần lao ấy không phải chỉ suốt đời lam lũ, cực nhọc. Ngay cả trong chiến tranh, dòng sông Tam Bạc ấy vấn có thể là dòng sông hạnh phúc. Bài thơ vào đoạn kết trở nên long lánh sắc màu và vui biết bao

Đám cưới thuyền ai hoa đỏ khoang Đò nhà trai tới khách theo sang Dòng sông mặc áo hồng đưa đón Chẳng khác cô dâu mới ngỡ ngàng

(Mùa xuân trên dòng sông Tam Bạc)

Nắng như cầm nắm được, nước sông sóng sánh và san sát những cột buồm khiến gió như đứa trẻ ngu ngơ cũng phải lúng túng, va vấp… màu đỏ nổi trên dòng sông hồng hào…Nét màu nhộn nhịp của một lễ hội!..

Khi viết về Hải Phòng ông không quên viết về mỏ đá Tràng Kênh, một mỏ đá xa xưa hùng vĩ:

Ở đỉnh cao này, chim cũng ngại bay qua Con dê núi leo chuyền vất vả

Chỉ có màu nguyên thủy đá xanh Và sắc trắng sơ khai hoa trinh nữ

(Tràng Kênh và những người thợ đá)

Đây chính là cái tài, sự tài tình của thi sĩ, Thơ như vẽ, hiện lên một bức tranh thủy mặc, đặc tả được cái hồn cốt cuả Tràng Kênh: núi cao, hoang dã, còn là một di tích lịch sử, nơi Trần Hưng Đạo điều binh khiển tướng đánh trận Bạch Đằng

Những buổi mù trời gió nước vang âm Tưởng nghe tiếng quân reo từ quá khứ…

Vân Long còn tái hiện cho bạn đọc thấy được một thành phố bình tĩnh, xốc vác, đầu sóng ngọn gió, giữa bom đạn mà vẫn ánh lên những tươi đẹp non tơ. Ông hăm hở khám phá, say mê yêu thương người và đất, nỗi đau và niềm tin…

Càng sâu đằm sau mọi bão giông Tôi nhỏ xíu trước vô cùng của biển Lại lớn lên; ý thức cái vô cùng!

(Hải Phòng một sớm sương mù)

Ở thành phố này ông hòa mình thân thiết với các bạn thơ trẻ kém ông đến hàng chục tuổi như Thi Hoàng, Đào Cảng, Nguyễn Tùng Linh.

Tất cả đã tạo nên một Vân Long thơ gân guốc, đằm thắm. Mười năm gắn bó máu thịt trên mảnh đất Hải Phòng nhà thơ đã thực sự coi đất Cảng là quê hương thứ hai của mình. Ông bồng bềnh với con sóng Hải Phòng, ông thở dồn dập nhịp thở Hải Phòng.

Bến Cảng ở ngay sau nhà tôi Tiếng còi tàu đốt lòng như lửa vậy Đầu giường là những con tàu ấy Nên ban đêm giấc ngủ cứ bềnh bồng Những suy nghĩ tưởng cạn dòng-Vụt mở.

(Ở thành phố những con tàu)

Vân Long chân thành hết mức với Hải Phòng, như với chính mình. Một sớm nhà thơ nhìn thấy thành phố qua màn sương mà tự nhủ:

Thành phố này với tôi thân thuộc

Tôi nhìn bằng mười năm làm lụng của mình.

(Hải Phòng một sáng sương mù)

Đến lúc chia tay với Hải Phong, Vân Long cảm thấy một sự giằng xé và da diết, tự trách mình:

Hạnh phúc đó trách mình chưa hiểu hết Môi khô khát giữa nguồn nước xiết

Lúc rời xa thành phố đẹp không ngờ

Khi hết chiến tranh ông được trở về Hà Nội, tạm dừng 5 năm ở Sở Văn hóa Hà Sơn Bình, chuẩn bị xây dựng Hội VHNT tỉnh. Như để bổ sung hiểu biết của ông về mọi vùng đất nước, nhà thơ đã biết đến vùng biển, nay biết thêm miền núi Hòa Bình, đang xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình… Rồi vùng dân tộc Mường, vùng văn hóa Hà Tây, quê hương của nhiều vị khoa bảng và những đền chùa di tích nổi tiếng đã đi vào thơ ông.

Trở lại Hà Nội, Vân Long đã thực sự là con người trưởng thành, hiểu biết về đất nước, con người từ vùng biển đến đồng bằng và miền núi, thực tiễn cuộc sống đã bổ sung cho sách vở.

Là người con sinh ra trên mảnh đất Cố Đô Hà Nội là trái tim thiêng liêng ngàn năm của cả nước. Ông cũng như bao nhiêu những nhà thơ, nhà văn khác đều dành những tình cảm đặc biệt khi viết về Hà Nội. Với người cầm bút, chuyên hay không chuyên, Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội đã trở thành đề tài, trở thành nguồn cảm hứng lớn lao, bất tận.

Hà Nội xưa - nay đã cách nhau hàng ngàn năm lịch sử, vẫn còn đây những lối cũ rêu phong. Màu thời gian ngưng đọng khiến ta nhớ đến câu thơ tiêu tao của người xưa:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

(Thăng Long thành hoài cổ- Bà Huyện Thanh Quan) Thăng Long với Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn trong hoài niệm. "Xe ngựa", "lâu đài" là những hình ảnh tượng trưng cho quyền uy và cơ đồ nguy nga của các tiên triều giờ chập chờn như trong giấc mộng:" hồn thu thảo", "bóng tịch dương". Cái ngày xưa hiện hữu, cái đương thời mong manh hư ảo. Đó là nỗi xót xa, luyến tiếc đến day dứt, khắc khoải. Vẫn biết rằng quy luật khắc nghiệt của lẽ thịnh suy là tất nhiên, nhưng những câu thơ này vẫn gợi

không chỉ bởi tình yêu Hà Nội mà còn bởi nó gợi nhắc những kỷ niệm huy hoàng trong quá khứ.

Nhắc đến thủ đô là nhắc đến Hồ Gươm. Hà Nội thật dấu yêu trong đôi mắt hồn nhiên, trẻ thơ, giàu sức tưởng tượng của Trần Đăng Khoa:

Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao.

(Hà Nội)

Giản dị như một chân lý, Hà Nội trở thành niềm tự hào của bao nhiêu nhà thơ trong đó có nhà thơ Vân Long. Trong suốt cuộc hành trình văn chương - nghệ thuật của nhà thơ Vân Long, phần lớn thời gian và tâm huyết ông đều hướng về Hà Nội. Tuy nhiên, ông không phải là người chuyên viết về Hà Nội, nhưng trong hồn thơ, giọng điệu, ngôn ngữ thể hiện... cũng như những trang viết của ông, người đọc có thể dễ dàng nhận ra đấy đích thị là hồn cốt của người Hà Nội, không lẫn vào đâu được.

Là người con của đất Hà Thành, ông gắn bó cuộc đời của mình với Hà Nội, vui buồn với từng nhịp thở của phố phường Hà Nội xưa và nay. Trong chùm thơ Phố cũ nhà thơ Vân Long đã làm mới lại, trẻ lại bản sắc Hà Nội vốn thanh lịch và tinh tế của họa sĩ Bùi Xuân Phái khi vẽ về Hà Nội. Xem tranh của họa sĩ chúng ta có thể thấy cả một Hà Nội được thu gọn trong đó, ta có thể đắm chìm trong ký ức Hà Nội xưa trong ngôn ngữ thơ ca mà Vân Long thể hiện.

Hà Nội xưa - nay đã cách nhau hàng ngàn năm lịch sử, vẫn còn đây những lối cũ rêu phong trong thơ của Vân Long: “Ngẩn ngơ bước cuối năm/ Ngắm rêu phong ngói cũ/ Cửa kính nhà ai sương nhòa hơi thở.”

Dĩ vãng đi qua

Dấu chân trên tầng ngói rạn Bờ tường thoáng nét mày chau

(Phố cũ)

Nhà thơ đã cảm nhận chúng không chỉ bằng nhãn quan mà còn bằng linh cảm, bằng nhịp thức của trái tim hoài niệm. Không ồn ào, cầu kỳ, những vần thơ của Vân Long lắng đọng, neo giữ vững bền trong tâm hồn người đọc. Những câu thơ buồn ẩn chứa bao kỉ niệm một thời, những kỉ niệm không bao giờ quên những năm tháng khó khăn của Hà Nội.

Căn gác hẹp vài gang tay Nhớ những ngày tù đọng Dồn ép dẫy nhà như đèn xếp Mái buồn hất mặt nhìn lên

Những ngôi nhà chật chội, những căn gác xép buồn rầu, một Hà Nội xưa nghèo khó gian nan. Nhưng những tâm hồn nghệ sĩ luôn rộng mở đón nhau với ngất ngây men cay. Vân Long tái hiện lên một Hà Nội cổ vẫn là những đáng yêu với nét xưa cũ không phai mờ trong ký ức. Còn đâu đây kỉ niệm về những món bò khô, khế dầm, kẹo kéo… gắn liền với tuổi thơ học trò.

Món thịt bò khô góc ấy tuổi học trò Vị ớt cay rộp lưỡi đến giờ!

Nhắc đến Hà Nội không thể không nói đến những ngõ phố thân thương, để rồi nó đi vào tâm thức của nhà thơ. Những lối ngõ ngoằn nghèo, đi lâu rồi cũng thuộc, nhắm mắt vào cũng đến được nhà mình Ngõ phố này tôi quá quen/ Hè khấp khểnh nhắm mắt đi không vấp. Phải thật sự yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội cho nên những con phố nhỏ mới thấm đượm tình cảm nhà thơ đến thế! Năm tháng thời gian vẫn không phai mờ bao kỷ niệm!

chưng cất từ tình yêu tha thiết đối với mảnh đất này. Hà Nội trong ấn tượng của người đọc là một thành phố nghiêng về vẻ đẹp tinh thần hơn là vật chất. Vì thế không có sự hữu hình thuần tuý. Với Sương mù Hồ Tây, Vân Long đã cho người đọc bắt gặp Hà Nội ở một vẻ đẹp thật độc đáo:

Trời mộng du cùng nước mộng du Cảm thương lá rụng giữa hư vô Mặt hồ lãng đãng sương nhòa nước Huống cánh chim sa cõi tuyết mù!.

Hồn tĩnh lặng để lắng nghe tất cả những thanh âm, màu sắc dội về từ một tâm thức xa xôi nào đó, như phút giác ngộ của một thiền nhân. Mặt Hồ Tây linh thiêng, hư ảo. Những câu thơ này không thể cảm nhận một cách thông thường trên bề mặt ngôn ngữ. Nó được cảm nhận bằng trường liên tưởng quá khứ- hiện tại, thực - mộng, bằng cả tình yêu thơ như một thứ tôn giáo. Vân Long thật tài hoa khi thể hiện cái thần của cảnh vật Hồ Tây. Vẻ đẹp ấy như được thoát thai từ một câu hát cổ, một triều đại nào đã xưa. Cánh hạc trắng ảo mộng hơn là thực. Quá khứ đang hiện về thực tại. Vẫn là một ý tưởng về Hà Nội ngàn năm văn hiến, Hà Nội cổ kính, thiêng liêng nhưng đã được nhà thơ khẳng định thêm một giá trị vĩnh hằng: "Gió Tây Hồ thổi mãi mái rêu phong".

Sương mù Hồ Tây là một tứ thơ rất lạ trong rất nhiều bài thơ hôm nay. Đó là tứ thơ biểu đạt trạng thái phiêu du, thoát tục, bằng an và tĩnh tại. Khônggian, thời gian như đang ngưng đọng để trầm tư, mặc tưởng. Hồ Tây đã trở thành linh hồn được vật thể hoá của Hà Nội giống như Hồ Gươm và Tháp Bút...Trong dòng chảy ào ạt của cuộc sống đô thị hôm nay, những câu thơ của Vân Long tựa như một lời ru làm yên ả tâm hồn.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)