Ngôn ngữ thơ đậm chất văn xuô

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 85)

4. Ngôn ngữ thơ

4.1 Ngôn ngữ thơ đậm chất văn xuô

Gia tăng chất văn xuôi chính là một đặc điểm nổi bật trong thơ trẻ chống Mĩ. Đây chính là khuynh hướng của một thời, dẫn đến những bước ngoặt của thơ Việt Nam, tiêu biểu như Phạm Tiến Duật nổi lên năm 1969 với những câu thơ “bay là là văn xuôi” trong Lửa đèn, Gửi em, Cô thanh niên xung phong…Vân Long cũng vậy, đối với thơ ông thì chất văn xuôi đó đã tạo nên một phong vị riêng.

Thơ Vân Long thoát thai từ hiện thực của cuộc sống, từ những trải nghiệm xương máu trong cuộc chiến đấu ác liệt của dân tộc. Đó là những chất

nhằm phản ánh cuộc sống một cách chân thực nhất đồng thời tạo ra được hiệu quả thẩm mĩ mang dư vị riêng.

Nhiều bài thơ của ông không chỉ là sự ghi lại những dòng cảm xúc thông thường mà nó còn như một câu chuyện về những người công nhân trong cuộc chiến gay go và quyết liệt, họ phải hứng chịu những trận bom Mỹ rải thảm, những loạt pháo từ hạm đội Mỹ bắn vào, những vòng vây thủy lôi Mỹ vây kín vùng biển như bài: Cát lửa; Đọ sức, Người thủy thủ trở về, Ở thành phố những con tàu, Tầng đá gốc… Việc đưa chất văn xuôi vào trong thơ đã được Vân Long sử dụng một cách khá tài tình bằng những câu thơ dung dị mà chắc nặng. Bài thơ dài Hải Phòng- đêm mùa thu 1967 đã tái hiện một phần ký ức lịch sử, ký ức văn học về Hải Phòng bằng các chương các mục rất rõ ràng. Chương I ông lấy tên là: Những con đường từ cửa biển, chương II: Trời ta vốn xanh; Chương III: Bên miệng hố bom. Bài thơ đã tái hiện toàn bộ hoàn cảnh không gian, thời gian lịch sử mùa thu năm 1967 diễn ra trên thành phố Cảng cũng như cuộc sống vất vả của những con người vùng biển, họ không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà cả trong sản xuất

Phản lực Mỹ đánh Hải Phòng một ngày ba trận Ngày ba lần đống xác chúng cao thêm

Tên giặc lái gục đầu, mặt tối như đêm… Thợ đóng tàu biết thêm nghề chữa súng Cô gái Thảm Len dệt lửa lên không

Bác lái xe gòong vác đạn giỏi hơn người bốc vác Cần trục hàng trục pháo ngã ba sông

Mảnh bom mẹ, bom con đầy tủ kính Bảo tàng Bên chiếc mai cùn chôn vạn người năm đói Tội ác giặc cộm vào thời gian như núi Ta trả thù cho cả những ngày xưa…

Nhà Bảo tàng trang nghiêm một lâu đài cổ Ban đêm- hàng cọc Bạch Đằng

Mang vóc dáng của dàn tên lửa.

(Hải Phòng- đêm mùa thu 1967)

Cũng vậy, ở bài thơ Chuyện kể về một vùng biển nóng Vân Long chia ra làm bốn chương viết về những người dân đất Cảng. Đây là một bài thơ dài viết về cuộc vật lộn của những người hoa tiêu, những người thủy thủ, thợ máy, cả những người bốc vác nữa, chống lại hàng ngàn thủy lôi của giặc bủa vây - "thủy lôi như đàn thủy quái" - chống lại cái chết, sự huỷ diệt, để mở ra một con đường máu trên biển

Những thuyền trưởng, những hoa tiêu dầy dặn Thần kinh căng ra trong đêm tối bịt bùng… Tàu hỏa tiêu đi

từng chiếc cách xa nhau Dự trữ người cho con đường phải mở Đường Hồ Chí Minh trên biển

Quanh quất lạch vòng, núi hiểm Tàu hoa tiêu đi chọn bến, chọn hang Vùng biển quen mở ra trăm chuyện lạ

Người ca nữ nào xưa vọng tiếng hát oán than Hang Nhà Trò tạc hình người trên đá

Một hòn đảo lạnh tanh dẫy mộ

Xác lính viễn chinh chết bỏ quê người Nước giếng Cối ngọt lừ giữa lòng biển mặn Người dân đảo ân cần mời bát cháo khoai Người dân đảo tìm luồng, phát hiện thủy lôi Qua vùng chết, qua nghìn gian khó

Ta tìm ra ở giữa nước trời Đáp số của bài toán khó.

Nếu bỏ qua yếu tố nhịp điệu, hình ảnh và cảm xúc thì hẳn đây là một câu truyện đậm chất văn xuôi. Nhờ vảo khả năng biến hóa, linh hoạt trong kĩ năng tổ chức ngôn từ, Vân Long đã tạo nên một bài thơ dạt dào mà sâu lắng. Điều thú vị trong những bài thơ mang tính tự sự, đậm chất văn xuôi là sự trau chuốt một cách tối đa vỏ bọc cảm xúc để tạo nên những dòng thơ mang đậm cá tính sáng tạo vừa bình dị, lại vừa tài hoa, lịch lãm của nhà thơ. Đây cũng là một thế mạnh cho thấy Vân Long là một cây bút có sức sáng tác dồi dào và ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)