Giọng điệu triết lý, suy tưởng

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 80)

2. Nghệ thuật cấu tứ

3.2. Giọng điệu triết lý, suy tưởng

Giai đoạn sau này, khi chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống mới với nhiều nỗi lo toan hơn, đó cũng là thời điểm nhận thấy rõ trong thơ Vân Long ngoài giọng điệu thiết tha, sâu lắng còn nổi bật lên trong thơ ông là giọng triết lý suy tưởng. Đó là những suy tưởng về cuộc đời, con người, thời gian, nghệ thuật…

Điểm mạnh của Vân Long là những bài thơ thiên về lập tứ. Vì vậy, có những câu thơ nhìn bề ngoài có vẻ ít cảm xúc, thế nhưng sức hấp dẫn của nó chính là suy tưởng bên trong. Trong các tập thơ Dưới lá xanh, Vào thu, Những khối hình câm chúng ta sẽ thấy được Vân Long đã đi sâu vào những tiềm ẩn trong tâm hồn mình.. Song phải thấy rằng cùng với thời gian và tuổi tác, tài năng và sự nhạy bén trong thơ ông đã đạt độ chín. Vì thế, giọng điệu suy tưởng đó ngày càng đậm lên trong sự lắng đọng của cảm xúc và chìm đắm trong suy nghĩ.

Đọc tập thơ Dưới lá xanh chúng ta bắt gặp một tâm trạng bất ổn, trong nỗi khắc khoải của rất nhiều hoài niệm và trong cả nỗi xao xuyến về một cảm thức thời gian đang không ngừng trôi chảy.

Bởi một cái gì đang tan biến, đang vụt qua trước mắt mà không sao cầm giữ được, bởi một tháng năm nào đóng đinh vào định mệnh đời ta mà

Rồi cũng đến tầm ấy thôi! Làm sao có thể thành mây Bay tới những miền chưa biết!

Cái ngọn cây kia cứ sục tìm chi khoảng biếc mà những nón lá cứ từng ngày, từng ngày tủa ra quyết liệt, người không biết thế nào là giới hạn, không biết đâu là mức độ. Nhà thơ đã cảnh báo

Lên đó để mà ngơ ngác Lên đó để mà cô đơn Để mà run rẩy

Từng cơn lạnh thấu linh hồn… (Ngọn cây)

Trịnh Thanh Sơn khi đọc bài thơ Ngọn cây đã nhận xét “ngọn cây này của Vân Long trong một niềm vui lặng lẽ, khó lòng chia sẻ bởi tôi hiểu một cách chắc chắn rằng, phía sau những lời lẽ nghiêm trang và hết sức duy lý này là một sự thức ngộ lớn lao, cho mình và cho người, mà trước tiên là cho bạn”. Nhà thơ Vân Long đã thực sự hòa cảm với câu thơ Pháp (Anatol France) rằng: “Mọi điều thay đổi/ Cả điều mình mong mỏi/ Đều mang nỗi buồn”. Và nhà thơ đã viết bài Nỗi buồn nhà mới

Từ những cơn “lạnh thấu linh hồn” của ngọn cây muốn vươn cao đến nỗi buồn của người có nhà mới là hai chuyện hoàn toàn khác, nhưng tâm thế của người viết hoàn toàn chỉ là một. Người ta đôi khi không thể chống lại sự thay đổi, nhưng bao giờ người ta cũng có cái quyền cảm xúc, mà thường là cái cảm giác buồn trước những đổi thay. Ngày xưa, Nguyễn Bính từng than:

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi…

Đó là nỗi buồn chỉ vì một người còn đây là nỗi buồn trước hoàn cảnh: Khi dọn về nhà mới vui sướng vì những tiện nghi mới chưa thấy đâu nhà thơ

Em thì vắng, bạn bè xa ngái Mưa thu bủa lưới thủy tinh Trời chật- nỗi buồn rộng rãi Nhớ nhau, mình lại thăm mình. (Nỗi buồn nhà mới)

Đây chính là nỗi cô đơn khi con người bỗng nhiên chuyển sang một hoàn cảnh khác, những thân quen thường nhật không còn chỉ còn lại:

Đất hàng xóm chưa xây mọc toàn lau cỏ Cỏ lau làm hàng xóm hai bên

Kiến chạy lút trú nhờ kệ sách Chữ thừa như kiến ngập trang in…

Đó chính là nỗi cô đơn của một người vắng bạn, nhớ bạn, nhưng phía sau đó là một tấm lòng yêu bạn.

Bên cạnh sự triết lí, suy ngẫm về cuộc đời, ông con suy ngẫm, chiêm nghiệm về thời gian. Cảm thức thời gian của Vân Long không hiện ra mờ mờ trong những cách nói bóng gió, đầy ám thị mà nó hiện hình trên những câu thơ với vẻ thành thực đến xót xa “Thoáng đã trưa/ Giấc muộn đã chiều /Thời gian ăn mòn kí ức/ Dĩ vãng cuốn phim mốc/ Lốm đốm/ Dị hình…” Để bất chợt có một cách đong đếm thời gian theo cách khác, cụ thể và đầy hình tượng:

Lem lém điếu thuốc cháy

Ta búng lên trời đầu mẩu thời gian

Cái thời gian được tính bằng đầu mẩu của những điếu thuốc. Ông hoảng hốt khi thấy thời gian trôi đi, ông trân trọng từng giây phút mình đang sống. Đằng sau tất cả mọi rời rã, chán chường vẫn đau đáu một niềm gửi gắm:

Rồi màn đêm che khuất Tôi với thế gian này Liệu tôi còn chưa tắt Một chút vàng trong ai?

Ám ảnh khá nhiều trong thơ Vân Long là mối quan hệ con người với thời gian. Thời gian trôi đi mình đã làm được gì cho cuộc sống? hay cũng trôi theo? đây là câu hỏi luôn băn khoăn và day dứt. “Viết chữ nhân lên nền trời/ Bầy chim trách người trườn mặt đất/ Chân trời là điều có thật/ Chân trời trên cánh bay!” Chân trời là nói đến sự cao rộng, ước mơ. Không phải bầy chim trách mà chính là con người tự trách: có dám cất cánh không? Có dám bay không một cuộc bay dài?

Cựa quậy trong thơ ông là sự đào xới những mơ hồ trong lòng mình, trong đời mình

Đêm dài quá nằm không ngủ Đời ngắn quá yêu chưa đủ Lặng đếm thời gian trôi

(Dưới lá xanh)

65 năm đối với một đời người thiết tưởng cũng đã đủ để nếm trải nhiều dư vị cuộc đời. Nhưng đối với một đời thơ như ông quả là không thấm vào đâu và đây chính là lí do nhà thơ luôn tự vấn lương tâm và cuộc đời, thao thức về những trang viết của mình ông hạ bút, tự trào:

Đã ngán trang thơ thóc lép

Con sẻ chén thơ ta cũng lép kẹp diều Thà cứ làm con gà nhép

May có ngày gọi được Mặt trời

(Thơ I)

Trong bài Dưới lá xanh nhà thơ đã từng tâm sự khi cảm thấy bất lực trước trang giấy ông đã tự đặt cho mình những câu hỏi, những điều tự chỉ trích:

Loạt soạt nghìn trang lạnh gió thổi Tay thì đã ngắn mong chi cánh

Chợt nhớ đến câu thơ của Beaudelaire “Nghệ thuật thì dài và thời gian quá ngắn!” Vân Long cũng như mỗi người sáng tạo dù ở chân trời nào, thời đại nào đều cảm thấy vũ trụ của nghệ thuật thì qua mênh mang mà mỗi chúng ta đều thấy bất lực. So với khoảng cách, hai tay trời cho còn không vươn dài ra được, dám mong chi mọc được đôi cánh để cất bay lên cao hơn, xa hơn. Nỗi day dứt thường xuyên trong ông là suy nghĩ về thơ.Do đó ông luôn khát khao sự trẻ hóa, muốn chống lại sự cằn cỗi của mình. Cho nên ông không chịu gò mình vào một khuôn khổ nào mà luôn luôn muốn bứt phá, cựa quậy cách tân đổi mới. Hoàng Nhuận Cầm đã từng nhận xét “Ông là một trong hiếm hoi thi sĩ đích thực, lấy ngọn đèn và trang giấy trắng làm lý do tồn tại trên đời” Vì vậy đã sát tuổi 80, nhưng ông vẫn làm việc say mê Chúng ta vẫn thấy dấu ấn cái nhìn trẻ trung của ông qua những trang thơ “Trẻ đến làm đau cả lá vàng” (Vào thu), vẫn có thể lắng nghe được trái tim gõ nhịp trên các nẻo đường

Và dòng nước – những buổi chiều vần vụ Chơp bể xa náo động thượng nguồn Ta vẫn soi mình trong nước ấy Vạt hoa chiều vẫn lặng lẽ hương

(Tuần hoàn)

Trước sự chuyển vần, trước sự tuần hoàn của dòng đời, nhà thơ là một vạt hoa lặng lẽ tỏa hương cho đến bông hoa cuối của mình. Theo sát hành trình thơ của ông chúng ta thấy trong đó sự thao thức, suy ngẫm, chiêm nghiệm mang tính triết lí. Thơ ông viết cho mình, nhủ lòng mình hơn là khuyên răn người khác. Đây chính là một trong những phẩm chất đích thực của thi ca và cũng là cốt cách sống của nhà thơ Vân Long, giúp nhà thơ tỏa sáng một cách kín đáo bên cạnh các cây bút tài năng của nền thơ hiện đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)