Giọng điệu thiết tha, sâu lắng.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 77)

2. Nghệ thuật cấu tứ

3.1. Giọng điệu thiết tha, sâu lắng.

Viết về chiến tranh hay tình yêu, tình bạn, các sáng tác của Vân Long luôn toát lên một niềm say mê cháy bỏng với thơ. Cộng thêm vào đó, lại vốn là người cởi mở, dễ gần và dù ở bất kì phương diện nào Vân Long luôn cố gắng sống thật với lòng mình. Ngay từ những sáng tác đầu tay đã bộc lộ một giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, mà thiết tha khi ông nói về tình yêu:

Qua dải sân mưa tôi ngắm em

Màn mưa nhòa những nét thân quen Tình yêu mới nở sao mà đẹp

Một thoáng nhìn nhau mưa cũng ghen!

(Qua mưa, 1962)

Bằng tài năng của mình ông đã khiến cho màn mưa như có linh hồn, nó trở lên sống động hơn bởi cảm xúc thiên nhiên dường như cũng “ghen” với tình yêu mới nở của con người, dăng một bức màn nước thưa thoáng, mát mẻ…Qua màn mưa “ghen” đó, người đang yêu, người được yêu hình như càng đẹp thêm, được tôn vinh hơn và càng gắn bó với nhau hơn!

Đó là ban mai trong trẻo của hồn thơ Vân Long, là cốt lõi tinh tế, ý vị, tự nhiên của phong cách thơ Vân Long. Bài thơ, gồm 28 chữ này, có vị trí rất tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác đầu tiên của Vân Long. Mười năm, từ những sáng tác ban đầu, kết tinh lại trong tập thơ riêng Tia Nắng (1962, NXB Văn Học), tập thơ in riêng đầu tiên như tấm bằng chứng nhận một tác giả đã sớm có riêng phong cách. Có thể nói đó là sự bắt đầu của sợi cảm xúc xuyên suốt đời thơ của ông.

Rồi mười năm sống nơi đất Cảng ông đem cái chất riêng, cái cốt cách hào hoa nơi Hà thành vào cuộc chiến đấu oanh liệt của thành phố. Trong những tháng ngày đó hồn thơ Vân Long như được mới lại, được “trẻ hóa” đánh dấu bước trưởng thành trong thơ ông. Mặc dù trong giai đoạn này thơ ông đậm chất tự sự hơn, gắn với văn xuôi nhiều hơn nhưng vẫn toát lên sự đằm thắm, thiết tha trong từng câu thơ, nó phù hợp với tính cách con người ông. Có thể nói Vân Long là người làm chủ được cuộc sống tinh thần của mình, dù trong biến động nào, vẫn là con người điềm tĩnh, mực thước, hết lòng với công việc, có trách nhiệm với thơ, sáng tác cũng như nghiên cứu…Đấy là mẫu mực của một nhà thơ - gắn bó đời thơ với Đất nước, đứng ở

Vân Long đem hồn thơ êm nhẹ, kín đáo, hòa vào cuộc sống lửa thép, bom đạn. Ông kéo sự nóng hổi, cuộn xiết của đời vào thơ. Chỉ bằng đôi nét phác thảo, ta đã thấy ngay thần thái một vùng đất, một con người, một tình huống. Với Hải Phòng “Còi tàu rúc thay tiếng gà gọi sáng” và “Hình như gió cũng có men như rượu” cũng đủ cho ta hình dung gương mặt một Hải Cảng. Còn tấm lòng với nó, thì cũng đủ sâu nặng qua đôi nét “Tôi - một - nửa sẽ ở đây vĩnh viễn…” vì với ông: “Mảnh đất ấy đâu chỉ là kỷ niệm!” (Mùa thu chia tay). Bởi “Tôi nhỏ xíu trước vô cùng của biển/ Lại lớn lên ý thức cái Vô cùng!”(Hải Phòng một sáng sương mù).

Trong bài Vào tranh tặng họa sĩ Thọ Vân, cũng chỉ cần hai câu, Vân Long đã vẽ nên thần thái con sông chảy qua thành phố, cuốn theo ánh sáng tâm hồn của người vẽ: “Trên tranh dòng sông ẩn hiện/ Trên sông xao một tâm hồn”. Cũng ở mảnh đất nhiều gắn bó ấy, Vân Long có được Thành phố trong tranh, một ký họa thành công về Hải Phòng những ngày quyết liệt chống Mỹ, ở bề sâu, ta còn thấy mối quan hệ qua lại giữa nghệ thuật và cuộc sống. Các nhân vật của họa sĩ vào tranhlại tự tranh ra. Nghệ thuật có cuộc sống tự thân và người thưởng thức nghệ thuật thì thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Còn riêng đối với Hà Nội, nơi sinh trưởng gắn bó cũng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn thơ trong ông, ông đã dành rất nhiều tình cảm, cảm xúc cho những trang thơ khi viết về mảnh đất này. Khi viết về Hà Nội, dường như nhà thơ Vân Long đều cố gắng nắm bắt những nét thật đặc trưng nhất, mang nhiều chất thơ, chất hoạ nhất. Đó chính là những câu thơ chưng cất từ tình yêu tha thiết, đằm thắm đối với mảnh đất này. Vân Long đã cho người đọc bắt gặp Hà Nội ở một vẻ đẹp thật độc đáo qua con ngõ nhỏ khi đọc Ngõ Tràng An:

Tôi thả bước lơ ngơ Trưa vàng

với “bóng mít, bóng cau” đọng mãi trong lòng người. Riêng hai câu xuất thần, lóa sáng, nó đã ghim mãi trong lòng của người đọc

Hoa đại đầu thế kỷ Rụng vào tôi-bây-giờ

(Ngõ Tràng An)

Có thể thấy rằng bằng giọng thơ thiết tha mà sâu lắng đã tạo được ấn tượng cho thơ ca Vân Long trong lòng người đọc, Đây cũng chính là nét khác biệt trong phong cách thơ Vân Long so với các nhà thơ cùng thời.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)