Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 88)

4. Ngôn ngữ thơ

4.2 Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng

Bên cạnh những ngôn ngữ tự sự, đậm chất văn xuôi, thơ Vân Long mang vẻ đẹp hàm súc, cô đọng nhưng lại toát lên ý nghĩa sâu xa, giàu sức gợi với người đọc. Điều này được thể hiện rất rõ trong cách đặt tên bài của nhà thơ ở bốn tập thơ Vào thu, Những khối hình câm, Dưới lá xanh, Đỉnh gió rất ngắn gọn hầu như chỉ có hai từ và có một số bài chỉ duy nhất một từ, một âm tiết. Nhà thơ không cho phép thừa, không cho phép không thơ. Ta bắt gặp một loạt đầu đề có hai từ Thu cảm, Tiềm ẩn, Vào thu, Phố cũ, Phù sa, Sau bão, Vào tranh, Tự vấn, Vàng đêm, Dang dở, Mưa em, Ngày ấy, Gánh nặng, Nhớ con, Kỉ niệm, Chân trời… và một loạt những bài thơ chỉ có một từ như:

Chiều, Gặp, Rừng, Bóng, Rượu, Mẹ, Muối…Chỉ bằng một từ, hai từ thôi những mà khái quát được cảm xúc và ý tưởng của toàn bài. Có thể nói rằng, cách đặt tên đề hầu hết chỉ có một đến hai từ là đầy dụng ý nghệ thuật và là nét độc đáo trong nghệ thuật thơ Vân Long.

Không chỉ có thế, điều làm nên nét riêng trong phong cách nghệ thuật thơ Vân Long còn là cách sáng tạo, kết hợp từ độc đáo.

Tinh thần đổi mới của thơ hiện đại đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của mỗi cây bút. Vân Long không ngừng lao động tìm tòi nghệ thuật để tạo nên những vần thơ cách tân mới mẻ. Ông chủ động vận

ngữ sẵn có theo một trật tự hoàn toàn khác lạ. Sự kết hợp nêu trên thể hiện tinh thần đổi mới vừa tiếp thu xu thế hiện đại lại vừa bảo toàn được giá trị truyền thống dân tộc. Vươn cánh tay hòa nhập nước trời” (Phác thảo mùa xuân) ; ngàn búp tay xòe nâng bổng trời xanh (Đường xuân về đất Tổ), Hoa cúc vàng, hoa cúc vàng thu/ Mảnh nắng em cầm chập chờn ảo giác (Hoa cúc vàng). Trận mưa thu ào qua/ Nắng lại xoè diêm đầu lá ướt… (Vào thu).: Mùa thu không nắng mang mang gió/ Ngả tím lên màu tím mắt ai/ Mùa thu vắng bạn se se nhớ/ Thả lá, hòm thư động ngõ ngoài (Thu ngõ nhỏ), Thời gian củ hành tôi bóc vỏ/ Kỷ niệm làm trận gió/ Đụng dây đàn tiếng ngân (Kỷ niệm),

Tôi mua vé đời cho trái đất quay! (Khởi hành), Xanh màu xanh chếnh choáng/ Thi tứ lên bất ngờ/ Đồng cỏ đang trăn trở/ Vắt ngực mình ra thơ

(Sớm xuân châu Mộc). Hoa đại đầu thế kỷ/ Rụng vào tôi-bây-giờ (Ngõ Tràng An), Lem lém điếu thuốc cháy/ Tôi búng lên trời đầu mẩu thời gian (Thời gian II), Tôi phóng về em tốc - độ - hoa (Hoa mười giờ)... Cây ẩn mình như không còn mình nữa/ Bên cuộc diễu hành trăm sắc hoa! (Tiềm ẩn)…Lá mộng du suốt đêm qua/ vẫy tôi/ gọi cửa mọi nhà/ tôi và lá rủ nhau lang thang (Phố sớm), em thì vắng, bạn bè xa ngái/ Mưa thu bủa lưới thủy tình ( Nỗi buồn nhà mới), Xòe ra đôi sợi mang màu nắng/ Bắt chọt mùa thu vương kẽ tay. ( Thu cảm), Đêm qua/ mưa /hoa sữa/ khóc xanh mặt hè/ Tôi dẫm lên mùi hương úa/ Bàn chân/ run rẩy/ bạo tàn/ Mặt hè/ Như một vành tang tiễn mùa (Thời gian I). “Lật trang sách tiếng cá quẫy/ Đêm rơi đầy chiếc gạt tàn” (Vào tranh).

Sự kết hợp giữa cái hữu hình và vô hình không phải là một thủ pháp lạ trong thơ hiện đại nhưng ở Vân Long ông đã tạo ra được cái mới trên nguyên tắc chung. Cái mới đó gợi ra được nhiều liên tưởng độc đáo, hấp dẫn đối với bạn đọc, làm cho bạn đọc bị cuốn hút vào những câu thơ, những hình ảnh so sánh, nhân hóa giàu giá trị biểu cảm và làm cho cái vô hình trở lên gần gũi, dễ

Trong nhiều bài thơ, Vân Long thường bỏ qua lối diễn đạt thông thường, cố gắng sử dụng triệt để phương thức chuyển đổi nghĩa của từ tạo nên hiệu quả diễn đạt đầy khác lạ. Như miêu tả sự hoạt động của cần cẩu nhà thơ miêu tả Cần cẩu nổi như con cò lặn lội (Hải phòng- đêm mùa thu năm 1967) khiến cho câu thơ sống động hơn. Nhiều câu thơ cũng sử dụng lối viết đầy lãng mạn, Tôi vơ vẩn như người sầu xứ/ Lượm tấm trắng non ở cuối ngày

(Vào thu), Tôi là một giọt của mênh mông? Chìm trong mưa lại ngỡ không là (Nha Trang, nhớ), Tình yêu mới nở sao mà đẹp? Một thoáng nhìn nhau, mưa cũng ghen. (Qua mưa)

Trong nhiều đoạn thơ, những yếu tố trừu tượng và cụ thể đã chuyển nghĩa cho nhau tạo nên những nét nghĩa bất ngờ.

Anh cày lên từng ấn tượng Cày lên huyền thoại lửa Cày lên cõi buồn xanh

(Tư thế)

Bằng các phương thức chuyển đổi ấn tượng cùng với sự kết hợp giữa cái vô hình với cái hữu hình này đã tạo nên nét đặc trưng, phong phú, đa dạng cho thơ ca hiện đại nói chung và thơ Vân Long nói riêng. Góp phần khẳng định tính “lạ hóa” trong thơ, đây chính là một đòi hỏi, một cách thức quan trọng để các nhà thơ thỏa sức khám phá, vẫy vùng trong trường cảm xúc và liên tưởng của bản thân nhằm tạo nên những câu thơ tinh luyện, mới lạ, hàm súc. Đáp ứng nhu cầu mĩ cảm và nhận thức của con người trong thời đại mới. Và đó là con đường để các cây bút tạo ra phong cách riêng của mình.

Thơ là tiếng nói của tình cảm và cảm xúc cho nên trong thơ luôn tồn tại một hệ thống từ ngữ chỉ cảm xúc nhất định, tạo nên nét đặc trưng riêng phân biệt loại trữ tình với các thể loại khác. Trong quá trình sáng tác, để diễn tả mọi cung bậc của cảm xúc mỗi nhà thơ lại sử dụng những từ ngữ diễn tả khác

Vân Long là một nhà thơ mà chất dân tộc đã quyện thấm vào chất hiện đại, tạo nên một phong cách riêng- một dư vị riêng. Hơn nữa Vân Long rất có ý thức mài giũa ngôn từ để phản ánh một cách sâu sắc và truyền cảm hiện thức xã hội, thiên nhiên và đời sống con người. Hệ thống từ ngữ mà ông sử dụng luôn mang âm hưởng dân gian và dáng dấp của ngôn ngữ hịên đại. Những từ ngữ được lựa chọn vừa sát thực tối ưu vừa giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.

Nhìn vào bảng từ ngữ đa dạng, phong phú đó chúng ta thấy nổi lên hệ thống từ láy xuất hiện tương đối dày đặc, khoảng hơn 387 lần trong tuyển tập của ông. Các từ láy này chủ yếu diễn tả các trạng thái cảm xúc trung tính, vừa phải về mức độ có sự hạn chế tối đa các sắc thái gay gắt. Sự xuất hiện một cách tương đối dày đặc những từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn cũng như cách điệu và sự chuyên biệt hóa về nghĩa như mô phỏng âm thanh, sắc màu, hình dáng, biểu thị sự vật, thuộc tính, không gian, thời gian, cho thấy sự phong phú, đa dạng trong kho từ vựng riêng của nhà thơ Vân Long. Đó là các từ : hối hả, tưng bừng, mênh mông, lích trích, chí chách, lích rích, khúc khích, mong manh, lếch thếch, thình thịch, lấp lánh, khuyến khích, róc rách, tung tăng, ăm ắp, chất ngất, vời vợi, thao thức, lao xao , ngạt ngào, rộn rã, ngẩn ngơ, đăm đăm, từ từ, long lanh, đằm thắm, se se, lanh canh, xào xạc, lăn lóc, lóc cóc, gấp gáp, mây mù, khom khom, bịt bùng, ân cần, gầm gừ, lởm chởm, âm âm, lơ khơ, lung linh, nhấp nhô, chiu chit, chập chùng; lớp lớp, bộn bề, cất cánh, tí tách, lưa thưa, mạnh mẽ, bồi hồi, ran ran, bồng bềnh, bâng khuâng, độc đáo, bồn chồn, ràng ràng, ngọt ngào, mất mát, bối rối, lẽo đẽo, khắc khoải, tha thiết, đau đáu, lang thang, chập chờn, tưới tắm, nứt nẻ, khao khát, ngơ ngác, mờ mịt, rưng rưng, chếnh choáng, gân guốc, tù mù, ồm ồm, náo nức, tâm tình, lặn lội, đăm đăm, bềnh bồng, đăm đăm, trầm ngâm, hăm hở, lúng liếng, gay gắt, tục tử, xôn xao, rạo rực, dí dỏm, mới mẻ, đinh ninh,

cháng váng, ảo ảnh, rạo rực, xừ xang, chành chọe, xao xác, tĩnh mịch, chao chát, cần mẫn, nông nổi, trống rỗng, bứt rứt, chòng chọc, bềnh bồng, ngơ ngẩn, lạnh tanh, lòa xòa, rưng rưng, tưng bừng, mảnh mai, bần bật, ríu rít, tưởng tượng, rạch ròi, lấm tấm, ùn ùn, ngúc ngoắc, biền biệt, lăng nhăng, lầm lũi, chút chit, xót xa, lém lỉnh, thong dong, thơm thơm, thanh thản, dịu dàng, khắc khoải, lầm lụi, hoang hoải, nựng nịu , đằng đẵng, mâng mẩng, lõa xõa, bộn bề, lim dim, líu ríu, ve vẩy , bận rộn, sửa sang, tươi cười, hời hợt, hối hả, loa lóa, vồi vội, tung tăng, thướt tha, liếp nhiếp,ăm ắp, lanh lảnh,náo nức,dai dẳng, nghênh nghênh,giăng giăng, răng rắc, mê mải, chật chội….

Vân Long chủ yếu sử dung các từ láy mang vần bằng gợi cảm giác lâng lâng, mênh mang. Nhiều từ láy chỉ trạng thái, mức độ của nó nhằm giảm nhẹ hơn so với sắc thái ban đầu. Vì thế, đọc thơ Vân Long bạn đọc như được lạc vào thế giới cảm xúc đằm thắm mà chừng mực. Điều này thể hiện một hồn thơ tinh tế, tài hoa luôn chủ động nắm bắt những biến thái tinh vi nhất của sự vật cũng như con người.

Sự mới lạ và sức hấp dẫn của bất cứ một tác phẩm nào phụ thuộc rất nhiều vào tài năng và sức sáng tạo đặc biệt của tác giả. Kể từ khi xuất hiện trên thi đàn, Vân Long đã chinh phục được nhiều giải thưởng với sự ra đời đều đặn của các tập thơ. Có được những thành công trên là do Vân Long luôn ý thức cao trong việc vừa đi sâu khai thác cái hay cái đẹp của dân gian lại vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới. Trên phương diện thể thơ, giọng điệu, ngôn ngữ và sự phát hiện những tứ thơ mới cho chúng ta luôn tìm thấy một niềm đam mê và sáng tạo không ngừng. Ngoài việc chủ động nắm bắt xu thế mới, Vân Long rất khéo léo khi kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố hiện đại với nét truyền thống, góp phần tạo nên vẻ đẹp giản dị, gần gũi mà không hề xa lạ. Thơ Vân Long là cuộc hành trình từ dân tộc đến hiện đại, từ trữ tình, lắng đọng đến triết lí, trầm tư… Và đó chính là sức

KẾT LUẬN

Mỗi khi nhắc đến phong cách nhà văn, người ta thường nghĩ đến sự thụ cảm và miêu tả hiện thực một cách độc đáo của nghệ sĩ. Chỉ những phong cách nghệ thuật giầu sáng tạo mới không bị mờ đi theo năm tháng. Ngược lại cùng với thời gian, nó càng hiện ra những vẻ đẹp mà trước đó có khi còn khuất lấp.

Trải qua một chặng đường sáng tác với gần sáu mươi năm góp mặt trên thi đàn, nhà thơ Vân Long đã sớm tìm cho mình một lối đi riêng. Phong cách thơ Vân Long là qui luật thống nhất những nét riêng độc đáo trong nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, biểu hiện qua sự kết hợp hài hòa giữa tính triết lí- trữ tình với tính dân tộc- hiện đại, vừa sắc sảo tinh tế vừa gần gũi, bình dị. Nét riêng này, đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng văn học cao quý và điều quan trọng hơn cả chính là sự in dấu đậm sâu trong tâm hồn của nhiều bạn đọc. Đặc biệt, có một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc và trở thành những ca khúc trữ tình sâu lắng.

Phong cách nghệ thuật của Vân Long được định hình và phát triển qua hai chặng đường sáng tác: Từ đầu những năm Hòa bình lập lại 1954 đến 1975 và từ năm 1975 đến nay. Về cơ bản, phong cách nghệ thuật được tạo nên từ nhiều yếu tố chủ quan như: tài năng, kinh nghiệm sống, học vấn và cá tính sáng tạo. Ngoài ra, còn có những yếu tố khách quan bên ngoài tác động tới gồm: gia đình, quê hương, thời đại lịch sử dân tộc. Là một người kín đáo, giàu mẫn cảm vì thế từng tập thơ của Vân Long , luôn in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của ông - một chất giọng thiết tha, sâu lắng, thiên về nội tâm, đậm chất triết lí và suy tưởng.

Ông quan niệm nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời và với con người để có thể phát hiện ra những nét đẹp trong con người lao động. Ông đã sống mười

sống và con người nơi đây tiêu biểu như: Chuyện kể về một vùng biển nóng, Thành phố trong tranh, Hải Phòng- một sáng sương mù, Thành phố tôi yêu…. Và cũng giống như nhiều nhà thơ của thế hệ mình, những năm tháng chiến đấu ác liệt đó đã quyết định chất hiện thực trong thơ ông. Giai đoạn sau này, cảm hứng sử thi bị thay thế và lấn át bởi cảm hứng thế sự. Xuất hiện trong thơ Vân Long là giọng thơ trầm lắng, nhiều suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, con người và thời gian. Nhà thơ sống trong một tâm trạng không yên, trong nỗi khắc khoải của rất nhiều hoài niệm và trong cả nỗi xao xuyến về thời gian trôi đi mà chúng ta thấy rõ trong suốt chặng đường sáng tác của Vân Long .

Thơ là tiếng nói kín đáo, biểu lộ mọi cung bậc thăng trầm của tình cảm. Sứ mạng cao cả đó đã được Vân Long thực hiện một cách triệt để trong toàn bộ sáng tác của mình. Nét nổi bật trong thơ Vân Long chính là sự hòa quện nhịp nhàng cân xứng giữa chất triết lý- trữ tình với tính dân tộc- hiện đại. Vân Long luôn suy nghĩ về ý nghĩa trách nghiệm thiêng liêng của thơ, của những người làm thơ, về cuộc đời, không phải bằng những lời lẽ to tát mà bằng những triết lí giản dị được chắt lọc từ những thử thách của cuộc chiến đấu và từ cuộc sống đầy thăng trầm thời mở cửa.

Trên con đường sáng tạo nghệ thuật Vân Long đã tìm cho mình một lối đi riêng. Ông cố gắng vứt bỏ những “phụ tùng” không cần thiết và tìm cách thăng hoa trong cảm xúc. Nhà thơ từng nói: “Cái đích của tôi không phải là sự tròn xoe…” Vì vậy thơ ông dễ ghim vào lòng bạn đọc. Ông là một trong số những thi sĩ đích thực, lấy ngọn đèn và trang giấy trắng làm lý do tồn tại trên đời. Nhà thơ đã có một cuộc hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Đã quá tuổi “xưa nay hiếm” nhưng nhà thơ vẫn làm việc, vẫn suy nghĩ, vẫn giữ được sức trẻ cho ngòi bút của mình. Những đóng góp của Vân Long đối với nền thi ca dân tộc là không nhỏ. Nhà thơ đã tạo cho mình một chỗ đứng trong

làng thơ Việt Nam hiện đại. Ông đã khẳng định mình với một phong cách thơ độc đáo, mang đậm chất suy tưởng, triết lí.

Nhìn lại công trình nghiên cứu về thơ Vân Long, người viết nhận thấy vấn đề về phong cách luôn là một mảnh đất màu mỡ, hứa hẹn nhiều kết qủa thú vị. Với đề tài Phong cách thơ Vân Long, chúng tôi mong muốn đóng góp những khám phá mới nhằm làm rõ hơn những yếu tố tạo nên phong cách riêng của ông. Cuối cùng người viết hy vọng thơ Vân Long sẽ ngày càng nhận được nhiều sự đồng cảm và chia sẻ hơn nữa từ các bạn đọc nhiều thế hệ.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)