Cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Vân Long

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 50)

Mùa thu là một trong những đề tài quen thuộc trong thi ca từ xưa đến nay. Không phải ngẫu nhiên nói đến thơ thu xưa người ta nghĩ đến ngay những hình ảnh của hoa cúc, rừng phong, lá ngô đồng…Những hình ảnh thiên

Việt Nam đã dành cho thi đề này sự quan tâm, ưu ái như Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương…ở đó mùa thu hiện lên với nhiều cung bậc và đường nét.

Trong thơ xưa, gương mặt mùa thu hiện ra với vẻ đẹp thanh bình, yên ả, trong sáng. Vẻ đẹp ấy có thể bắt gặp ở rất nhiều vùng quê Việt. Ta tìm thấy trong chùm thơ thu (Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm) của cụ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợi tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

(Thu điếu ) Hay

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào…

(Thu vịnh)

Mùa thu hiện lên với một chiếc ao thu, thuyền thu, sông thu, lá vàng mùa thu, gió thu, mây trời thu (Thu điếu) , một bầu trời cao xanh vời vợi, cành trúc lay động trước gió, làn nước xanh biếc, ánh trăng, nhưng chùm hoa trước hiên nhà (Thu vịnh). Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên hài hòa giữa màu sắc, âm thanh và hình khối.

Có khi đó là gương mặt mùa thu đẹp cổ kính, trang nghiêm:

Long lanh đáy nước in trời

Nàng thu hiện ra lộng lẫy, đài các với sắc xanh của mây trời, cây cỏ, và sắc vàng của nắng thu. Sự soi chiếu mặt nước, bầu trời cùng hình ảnh bức tường thành hùng vĩ, những dãy núi trùng điệp uốn quanh tạo ra không gian thu vừa có độ cao, bề rộng, chiều sâu thăm thẳm, vời vợi.

Có rất nhiều nhà thơ văn lấy mùa thu làm chủ đề. Riêng trong kho tàng văn hóa Việt Nam thì mùa thu được nhiều tác giả mượn làm khung cảnh cho sáng tạo và sáng tác như bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?

Hay ba bài thơ trong chùm thơ thu "nức danh" của Nguyễn Khuyến sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà là "Thu điếu", "Thu vịnh" và "Thu ẩm"

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

ngác nhìn quanh. Nếu như không có mùa thu, sẽ không còn những vẻ đẹp ấy. Sắc màu của mùa thu đã tô điểm cho làn da xanh mát của bầu trời. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã có những câu thơ rất hay khi phác thảo trên bầu trời thu Hà Nội:

Hà Nội mùa thu Hà Nội gió Xôn xao con đường xôn xao lá

Nhòa phố mong manh, nhòe phố mưa Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa

Mùa thu Hà Nội không chỉ có gió heo may, không chỉ có nắng mật ong mà còn nhiều hơn thế. Đây chính là nguồn cảm hứng vô tận cho những nhà văn, họa sĩ và nhất là các thi sĩ trong đó nhà thơ Vân Long cũng không ngoại lệ khi nhà thơ cảm nhận về mùa thu:

Lá phượng lăn tăn rơi suốt đêm Sớm dậy, nắng vàng như nhựa sánh Anh biết mùa thu đã đến

Xa rồi năm- tháng- không- em!

Vân Long đã cảm nhận, đã quan sát rất tinh tế để phát hiện ra thời khắc chuyển giao mùa của thiên nhiên đất trời:

Nắng như sánh hơn Lá cây trong hơn

Tưởng nghe được mùa thu nhẹ buớc Lao xao trên thảm cỏ mềm

Một gánh ổi thơm vào phố

Chùm nhãn đung đưa tay trẻ nhỏ Trái thị vàng một sắc dân gian

(Vào Thu)

mới, cứ mỗi lần gió heo may mơn man trên mái phố, ông lại muốn tung bút

“ghim Hà Nội lại”

Mở cửa- Đường thơm hoa sữa gọi Phải bùng ra phố phải đi thôi Hà Nội trời xanh màu cốm mới Tôi nhập vào thu với mọi người

Thế là “chẳng ai đòi ai bắt” nhà thơ ùa ra phố theo tiếng gọi của trái tim mà hòa vào dòng chảy, mà “nhập vào thu với mọi người”...

Tất cả đều là những thi liệu cũ. Thì vẫn là thu Hà Nội, với những đặc trưng tiêu biểu, nhưng cái hấp dẫn ở cách thể hiện, cho thấy một tâm trạng náo nức, tràn đầy hứng khởi, trẻ trung và tươi rói, khi bất chợt mùa thu đến

Mùa thu đến từng hơi thở Thu đến từng thi tứ chín cây Ai may áo mới cho Hà Nội Vồng ngực ai căng đợi tỏ bầy.

Cả đất trời Hà Nội đều nhuốm vẻ thu, đều chín màu thu và rưng rức căng tròn như vồng ngực ai kia, đang “đợi tỏ bầy”! Đây là nét độc đáo chỉ có trong thơ của Vân Long, khiến cho mùa thu thêm trẻ lại, khiến tâm hồn thi sĩ cũng muốn cựa quậy, cũng muốn “bùng ra”. Cái khác biệt ở mỗi người cảm nhận mùa thu Hà nội là do sự khác biệt của tâm trạng, tuổi đời, những kỉ niệm riêng về mối tình…đối với Vân Long, một nhà thơ từng trải, đã đứng ở bên kia đỉnh dốc cuộc đời nhìn lại mà lòng đầy tiếc nuối.

Chỉ với hai câu, nhà thơ cho ta một bức tranh thơ tinh khôi, sinh động và nhuần nhụy:

Trận mưa thu ào qua

Nắng lại xòe diêm đầu lá ướt

Đó là thiên nhiên “xòe diêm” hay lửa tâm hồn thi sĩ “xòe diêm”? Vân Long cảm thông với chiếc lá nuối tiếc âm thầm thời lộc biếc non tơ. Trước tác động của sức trẻ cô gái, trong tâm trạng con người đã tuổi vào thu ông chưa lúc nào dừng yêu, trái tim ông vẫn luôn thổn thức, vẫn rung lên một cách dữ dội khi bất chợt mùa thu đến, bất chợt “em” đi ngang qua ngõ như một “ cơn gió

Em như con gió thổi qua ngang Trẻ đến làm đau cả lá vàng

Mùa thu đã đẹp vào trong thơ ông lại càng đẹp hơn nữa. Trong báo Người đại biểu nhân dân số 1 tháng 9/2006, Hà Thành trong cuộc trò truyện với nhà thơ Vân Long về mùa thu Hà Nội, nhà thơ đã tâm sự lí do vì sao ông say mê sáng tác thơ về chủ đề mùa thu bởi lẽ sắc thái mùa thu với gam màu dịu nhẹ cả về cảnh sắc và thời tiết rất phù hợp với tâm hồn một thanh niên như ông “ tình yêu mùa thu ấy lại gắn bó rất hữu cơ với những kỉ niệm mà lứa tuổi chúng tôi đã trải”. Khi đề cập đến mùa thu trong cuộc Cách mạng tháng Tám ông kể rằng “dù chỉ là một chú bé đánh trống trong Đội nhi đồng, chúng tôi cũng thấy được tầm vóc lớn lao của Mùa thu ấy, rồi đến ngày Giải phóng Thủ đô 10/10-1954 cũng lại một mùa thu đáng nhớ biết bao, nhất là nó xẩy ra đúng vào thế hệ tuổi 20 của chúng tôi. Hình như ngay cả những câu thơ cảm tác về thiên nhiên, không nhắc gì đến những sự kiện ấy vẫn mang bóng dáng của chúng” Những năm xa cách Hà Nội, khi trở về trước những thay đổi lớn rộng của Hà Nội ông không khỏi bỡ ngỡ. Ông đã viết bài thơ Trở lại mùa thu:

Từ im lặng thu về thơm gốc cũ

Làn rêu nào ngai ngái một chiêm bao Mấy xa cách cho cây thành đại thụ Linh hồn cây ngờm ngợp lá trên cao

Đông. Trong phong trào Thơ mới, mùa thu đến mang nỗi buồn muôn thuở lan tỏa từ cảnh vật thiên nhiên đến tâm hồn con người.

Mùa thu trong thơ của Vân Long có những điểm khác biệt so với các nghệ sĩ khác.Vẫn là những đám mây mang hơi nước ngổn ngang trên bầu trời nhưng hình như nó ngổn ngang cả trong lòng người khi tác giả bước vào giai đoạn Mùa thu của cuộc đời, mà sự nghiệp còn lam nham dang dở, cái đích đến của cuộc đời còn xa tắp.

Gặp mùa thu lòng mình

Nửa thế kỉ gánh trên vai cái tuổi Mùa thu vầng trán trầm tư

Khi viết về thu, ông tự tạo cho mình một khoảng riêng yên tĩnh để nuôi sự xôn xao trong lòng, để lắng nghe từng hơi thở của mùa thu như trong bài thơ Thu ngõ nhỏ ông viết:

Mùa thu không nắng Mang mang gió

Ngả tím lên màu tím mắt ai Mùa thu vắng bạn se se nhớ Thả lá

Hòm thư động ngõ ngoài.

Một nỗi buồn man mác với cảnh thu nhạt nhòa, vắng vẻ, một chút “ bâng khuâng”, một chút cô đơn “ trống trải”, đã gieo lại một chút hương thu buồn đánh thức một tiếng thu sâu thẳm trong lòng người thi sĩ:

Bất giác đưa tay lên hất tóc Bỏ quên đầu mái tóc xanh dày Xòe ra đôi sợi vương màu nắng Bắt chợt mùa thu vương kẽ tay

Quả thật, nếu không yêu mùa thu tha thiết thì làm sao nhà thơ có những cảm nhận, những quan sát tình tế và rất riêng như vậy khi viết về mùa thu Hà Nội.

Thơ Vân Long không ồn ã, tài hoa, nhưng lại hồn nhiên chân thực. Chính sự hồn nhiên dung dị đó đã khiến cho những trang thơ khi ông viết về mùa thu Hà Nội có sức lay động đến trái tim người đọc. Một trong số những bài thơ viết về mùa thu của ông đã được Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn phổ nhạc đó là bài

Thu Cảm sau đổi nhan đề là Đường thơm hoa sữa gọi.

Đối với các thi nhân phần lớn rất ít chọn mùa hè làm nguồn cảm hứng song trong thơ Vân Long lại rất đặc biệt, nhà thơ có cảm hứng khi viết về mùa hè. . Đằng sau cái nắng gay gắt, cái nắng oi nồng của xứ nhiệt đới thi sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp khoáng đạt, trong trẻo qua bài thơ Hương sắc Mùa hè

Mây trắng dừng bên cửa sổ

Hoa phượng soi vào nắng sắc da cam Chùm nụ xinh gói từng giọt lửa

Nhỏ dần từng giọt giữa không trung..

Bức tranh hè đã phác khoảng không gian rộng lớn với những đám mây trắng bồng bềnh và tô điểm trên nền trời đó là mảu đỏ của hoa phượng trong sắc nắng vàng cam của màu hè như những giọt lửa nhỏ giọt trong không gian.

Bằng sự quan sát tinh tế với những cảm nhận hết sức tỉ mỉ, sâu sắc Vân Long còn cho chúng ta thấy mùa hè Hà Nội còn là mùa của hoa thơm trái ngọt, mùa của quả chín thơm ngon:

Mở cửa ra ta đón hè về

Mùa quả chín, trái dưa vàng mát lự Tiếng ve ran ran như nung như ủ

Chùm vải rám hồng ứa nước chân răng

Trưa hè biết vườn quê xanh tịch mịch Quả ổi vàng ăn mát ngọt như kem.

Sau bao nhiêu năm xa Hà Nội, được quay trở về với mảnh đất thân yêu khiến nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.

Mùa hạ này ta vẫn chưa quen

Hương sắc lộng, bông bênh tầng lá mới, Nghe sắc hương trăm năm nơi về hội tụ Trên thảm cây xanh Hà Nội của mình.

Những cảm xúc về thiên nhiên đất trời trong thơ Vân Long thật tinh tế, êm ả và riêng biệt như khi nói đến mặt sông mùa xuân “ Nắng đặc quánh nước sông như mật/ Gió lúng túng quanh những cột buồm/ Vấp phải bờ sông vạt phố cong” Hay một cảnh sương tan cũng nảy nở trong tình thơ Vân Long “ Sương đã tan, thành phố cồn như biển/ Nghe nắng đổ bốn bề bạc rắc, vàng rơi/ Thành phố đẹp bất ngờ tôi choáng váng/ Chẳng bao giờ tôi hiểu biển đến nơi”.

Trong thơ của ông có một điều dễ nhận thấy Vân Long viết khá nhiều và cũng khá hay về lá:

Lá mộng du suốt đêm qua Vẫy tôi

Gõ cửa mọi nhà

Tôi và lá rủ nhau lang thang…

(Phố sớm)

Cây bàng

Trút chiếc lá cuối cùng Vào hồn năm tháng

(Lá rụng)

thâm trầm mà sâu lắng qua những vần thơ đang trong thời kỳ sung mãn và đằm chín.

Quả thật nếu không yêu thiên nhiên đến tha thiết thì làm sao Vân Long có được những cảm nhận, những quan sát tinh tế và tỉ mỉ khi đặc tả về thiên nhiên như vậy. Phải sống với thiên nhiên, hòa mình, đắm chìm vào thiên nhiên thi sĩ mới có cái nhìn khách quan đối với thiên nhiên đến vậy. Vân Long vẽ cảnh nhưng ẩn tình, nhìn toàn cảnh mới thấy được cái tình, và lấp lánh trong đó cũng chính là cái tài và cái tâm của nhà thơ Vân Long.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)