Thiếu nhi cũng là một đề tài được khá nhiều nghệ sĩ quan tâm.
Sáng tác cho trẻ thơ là một công việc đầy hạnh phúc nhưng cũng không ít khó khăn. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nhiều nhà thơ bền lòng với công việc này và đã có những đóng góp đáng trân trọng như: Huy Cận, Phạm Hổ, Võ Quảng, Định Hải, Xuân Quỳnh, Thanh Hào, Đặng Hấn, Nguyễn Hoàng Sơn… Một số nhà thơ khác mặc dù không chọn đề tài này làm công việc cả đời nhưng đã có những bài thơ hay. Nhiều tác phẩm cho trẻ thơ đã được chọn in trong sách giáo khoa, trong các tuyển tập thơ thiếu nhi, được phổ nhạc thành các bài hát được các thế hệ trẻ thơ yêu thích, góp phần hình thành và bồi dưỡng thế giới tinh thần của các em.
Xưa nay làm thơ hay đã khó, làm thơ hay cho trẻ em lại càng khó hơn rất nhiều. Cứ xem ở nước ta 100 năm qua có được mấy nhà thơ chuyên viết cho trẻ em. Trên thế giới cũng vậy.
Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến mảng thơ viết cho thiếu nhi của ông. Đây là một mảng thơ rất sáng giá, có nhiều bài thơ hay được tác giả tập trung trong tập thơ Nghìn cây số hoa (1970-1996).. Vân Long tuy chưa được coi là nhà thơ của thiếu nhi nhưng với 31 bài thơ chọn lọc dành cho con trẻ cũng có thể khẳng định được tài năng của ông. Những bài thơ Muối, Con voi em vẽ,
lứa tuổi nhỏ. Cái khó ở đây là nhà thơ biết nhập thân, hòa vào đúng tâm hồn, nếp cảm, nếp nghĩ với trẻ, tự nhiên thoải mái mà không hề miễn cưỡng.
Vân Long là một nhà thơ đã đi gần hết hành trình, đã tạo được một sự nghiệp văn chương phong phú. Dù viết ở thể loại nào Vân Long cũng đạt được những thành công nhất định. Ông thực sự đã tạo cho mình một phong cách nghệ thuật riêng.
Nói về thơ thiếu nhi ông không ngừng tìm tòi những nội dung, những hình thức biểu đạt phù hợp, khiến cho mỗi bài thơ là một niềm vui dành tặng cho các em. Khác với nhiều người Vân Long chọn con đường đi vào thế giới tâm hồn trẻ thơ. Nhà thơ Vân Long đã từng tâm sự: “Những trang viết này là phần sáng đẹp nhất mà tôi có thể có trong cuộc đời, Tôi là người hanh phúc khi viết cho các em, được các em đọc, tôi hạnh phúc thêm lần nữa! Đó là tuổi thơ của tôi được nối dài xa mãi…” (Lời cuối sách: Bìa 4 Chuyện nhỏ trong rừng NXB Kim Đồng tháng 4/2003). Rất nhiều lần ông đã phát biểu như vậy. Tinh thần đó được thể hiện ngay trong những bài thơ của ông. Ông thấy mình như được trẻ lại khi cảm nhận được tâm hồn trẻ thơ, với những nét ngây thơ đáng yêu của trẻ nhỏ. Nhà thơ Phạm Hổ khi viết cho thiếu nhi đã nói “Mỗi bài thơ khi viết cho các em phải là những ô cửa xinh xinh mở ra những ô trời xanh để các em đón hương lúa hươm và tiếng hót chim trời”. Vân Long cũng vậy khi viết cho thiếu nhi ông luôn tâm niệm phải mang lại cho các em niềm vui thật sự. Để làm được như vậy phải thực sự hiểu tâm hồn các em.
Nhà thơ Vân Long đã nhập vào thế giới trẻ thơ, sống với trẻ, coi các em như người bạn. Tâm hồn thi nhân hẳn phải thật trẻ, quan trọng hơn là yêu trẻ và biết cách yêu. Ta bặt gặp trong thơ Vân Long những gì quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như quả trứng, con mèo, con trâu… ví như bài “Mèo con vào thơ”
Ghé răng cắn ngòi bút Rồi nằm đùa giữa trang Bố mắng yêu mấy câu Dừng tay không viết nữa Dường như bố không nỡ Phá trò vui của Mèo! Hôm sau đọc thơ bố Có con mèo nghịch tinh Hóa ra mèo tự mình Nhẩy vào bài thơ đó.
Điều khác biệt ở nhà thơ Vân Long so với các nhà thơ khác đó là ông cho rằng với trẻ con bên cạnh dòng truyện cổ tích phải nuôi dưỡng trí tưởng tượng và giáo dục trẻ hướng đến thiện, lên án cái ác… cần phải cho trẻ tiếp xúc với cuộc sống công nghiệp ở dạng trẻ thơ để cân bằng lại.
Bằng giọng thơ hóm hỉnh, khai thác trí tưởng tượng của trẻ bằng những hình ảnh mới lạ, bài thơ ở nhà máy gà ra đời đã vẽ nên bức tranh sinh động và hấp dẫn về những chú gà công nghiệp:
Những chú gà công nghiệp Thật khác chú gà nhà Được ấp trong lò điện Tự mổ vỏ mà ra
Người đầu tiên chú thấy Áo choàng trắng thướt tha Chắc là mẹ mình đấy Mẹ đẹp như tiên sa! …Gà mà chẳng ở chuồng
Bè bạn cứ vàng ươm Hát suốt ngày liếp nhiếp”.
Là một nhà thơ không chuyên về mảng văn học thiếu nhi nhưng nhà thơ Vân Long lại viết rất nhiều cho thiếu nhi ở cả hai thể loại thơ và truyện. Với cả hai thể loại ấy ông đều muốn làm sao để trẻ tiếp xúc cuộc sống công nghiệp, làm sao đưa cái mới trong đời sống hòa hợp với thiên nhiên quen thuộc để trẻ em hòa nhập dần vào đời sống xã hội.
Chính vì vậy mà không chỉ trong Ở nhà máy gà mà với những trường hợp khác nhà thơ Vân Long cũng khai thác ở khía cạnh đó. Trong tập thơ “Nghìn cây số hoa” phần nhiều các bài thơ của ông đều tìm được góc nhìn độc đáo về hình thức sản xuất mới, đặt bên cạnh những hình ảnh quen thuộc, đem đến cho trẻ những đối sánh thú vị, đầy hứng thú. Như khi viết về những chú ong “công nghiệp” được chuyển bằng máy bay từ vùng này tới vùng khác, mở rộng diện trường lấy mật hoa, nhà thơ Vân Long đã viết:
“Đã từng lên tàu hỏa Đã từng đáp ô tô Cô ong xinh xinh ấy Đi tàu bay nữa cơ …
Ơ này những đóa mây Cũng hồng tươi tím biếc Hóa ra ở giữa trời
Mật cũng nhiều phải biết …
Bác khổng lồ hạ cánh Sân bay người xôn xao Khách nào mà sang thế? Xách va li bé tí
Lấy cảm hứng từ chính cuộc sống, nhưng nhà thơ Vân Long khẳng định, cái gốc của việc viết thơ cho thiếu nhi vẫn phải là lòng yêu trẻ, yêu cái trong sáng, ngây thơ và ngộ nghĩnh của chúng. Ông nói “Chơi với trẻ con là một điều rất thú, có khi mình buồn vì những âu lo cuộc sống chỉ cần thấy nụ cười trẻ thơ là những lo âu đó như tiêu tan hết. Khi chơi với con tôi, và bây giờ là những đứa cháu, tôi học được ở chúng rất nhiều. Trẻ con rất thích những từ đồng âm khác nghĩa,, có khi nghĩa đi rất xa so với từ nhưng chính điều đó làm phát triển trí thong minh của chúng, bản thân mình khi chơi cùng trẻ con, “ nghịch ngợm” chữ nghĩa ấy cùng chúng cũng tạo cho mình nhiều ý tưởng, sự linh hoạt trong suy nghĩ. Như khi giải nghĩa cho trẻ “mộc nhĩ là tai của gỗ, từ đó lại khiến mình liên tưởng tới trại nuôi nấm, sản xuất nấm của các cô bộ đội phục viên sau chiến tranh…”
“Tai gỗ nâu hồng bé nhỏ Xòe ra nghe đủ chuyện rừng: Những đôi chim vừa kết tổ
Những con suối thèm mênh mông Tai gỗ mượt mềm lấp ló
Xòe ra nghe đủ chuyện người: Cô bộ đội Trường Sơn ấy Đang làm cây nấm sinh sôi…”
(Trích Mộc nhĩ – tai của gỗ)
Mỗi đứa trẻ là một kho báu để người lớn vừa hồi tưởng vừa xem lại mình. Viết cho trẻ em là để hồi lại cái phần trong sáng của tâm hồn mình mà cuộc sống bon chen đã làm vẩn đục, bởi thế khi viết về thiếu nhi nhà thơ như được trẻ lại.