Vân Long với quan niệm về cuộc đời và nghệ thuật

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 26)

Thơ là một thể loại văn học truyền thống của dân tộc Việt Nam - “một dân tộc chứa nhiều chất thơ và tư duy thơ” (Mã Giang Lân). Trong lịch sử nghiên cứu, lý luận- phê bình văn học có rất nhiều định nghĩa về thơ, quan niệm về thơ, nhưng tựu trung thơ vẫn là nghệ thuật thể hiện tiếng nói của tâm hồn, tình cảm, là sự giãi bày tâm trạng, ký thác nỗi niềm trăn trở - suy tư, là sự thể hiện con người như đúng bản chất tồn tại và những mối quan hệ của nó; là sự bày tỏ những ước mơ, khát vọng; là sự thăng hoa của trí tưởng tượng; là sự phát tiết những lời ngợi ca, xưng tụng cao quý, là sự rung động trước cảnh đời, tình người…Tất cả đều được thể hiện dưới ngòi bút của các nhà văn với những phương thức trữ tình phong phú, kì diệu và ngôn ngữ cao đẹp… Do đó mà việc viết văn là không hề đơn giản khi nhận xét về công việc của người viết văn, L.Mrenbua có lần đã khẳng định : “ con mắt của nhà văn có thể ví với quang tuyến X. Mở cuốn sách nhìn ra, người đọc mong mỏi

rồi sẽ hiểu hơn những người mình quen biết… nghĩa là hiểu được chính bản thân mình và đời sống của mình đầy đủ hơn, kỹ càng hơn” [49, tr15]

Mỗi nhà văn thường có một mảnh đất thân thuộc để “dụng võ”. Và trong trường hợp ấy “quang tuyến X” của nhà văn được huy động ở mức cao nhất để nhận ra bản chất quy luật vận động, cũng như những nét đặc thù của sự vật. Đó cũng là lúc nhà văn chạm gặp chân lý đời sống để tái hiện nó bằng hình tượng nghệ thuật.

Trong suốt quá trình sáng tác, từ những tác phẩm đầu tiên trong tập Tia nắng cho đến những tác phẩm gần đây nhất, Vân Long luôn trăn trở, suy nghĩ tìm tòi để tạo cho mình một phong cách sáng tác riêng độc đáo.

Tập Tia nắng (1962) hình thành khi Vân Long đang là diễn viên Đoàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (thời điểm 1959-1965). Nhà thơ đã tận dụng những ngày nghỉ bù sau từng đợt biểu diễn để đi thăm những khu công nghiệp mới hình thành, như khu Công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên… và những chuyến đi ngắn quanh Hà Nội thăm những công trình trong giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, trong thơ ông chưa hiện lên những con người có cá tính, có tâm trạng bởi lẽ bản thân tác giả còn nặng về phản ánh hiện thực cùng phần đông những cây bút khác viết theo nhu cầu các báo giai đoạn đó.

Khi được biệt phái về Hải Phòng thì Vân Long bỏ hẳn cây đàn để toàn tâm toàn ý với cây bút, hòa nhập vào đội ngũ các nhà thơ trẻ Hải Phòng, họ đồng thời cũng là những người thợ lao động trong xí nghiệp, như Thanh Tùng, Đào Cảng và rất nhiều người khác. Qua đó, trên những thực tế mới lạ của Hải Phòng, chứng kiến quân dân Hải Phòng đang đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của không lực Mỹ. Nhà thơ sống trong trạng thái vừa hào hứng trong công việc, vừa rất cô đơn trong 10 năm “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” .Vì vậy nhà thơ có dịp gần gũi hơn với những người lao động Hải

Phòng. Trong thơ của Vân Long đã có con người, con người trực tiếp đối mặt với cuộc chiến tranh kỳ lạ ở một thành phố đông dân.

Trong suốt một thời gian dài sau Cách mạng tháng Tám, do hoàn cảnh lịch sử: dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến. Mọi cố gắng đều tập trung vào cho mục tiêu: Tất cả để chiến thắng ngoại xâm, dành độc lập xao nhãng nhu cầu và sự tiềm ẩn nhiều mặt của con người. Con người không chỉ có phần hữu thức mà còn có phần vô thức, phần tiềm thức và tâm linh. Mọi người hầu như chỉ xử dụng hữu thức để hiểu sự vật, con người.

Nhà thơ đã rất đồng nhất quan điểm với nhà thơ Trần Lê Văn khi ông kiến giải rất xác đáng về nhóm Xuân Thu nhã tập: “…Chúng ta ít nói đến tiềm thức, tránh nói đến vô thức, càng tránh nói đến tâm linh , cho rằng những cái đó là siêu hình, là trái với chủ nghĩa duy vật . Có biết đâu con người là một sinh vất uyển chuyển và phồn tạp (un être ondoyant et divers) như lời một triết nhân xưa đã nói. Con người rất bé mọn nhưng cũng rất cao sâu. Tước bỏ những phần cao sâu nhất của con người là cắt xén kích thước của sinh vật cao đẳng ấy.”

Trong lời tự bạch trong cuốn Vân Long – tác phẩm tập thơ tuyển tập lần thứ 2 ( NXB Hội Nhà văn -2009) nhà thơ đã lược kể về quá trình mười năm nhà thơ chia lửa cùng với quân dân thành phố Hải Phòng để có phần thơ kháng chiến chống lại mọi chiến dịch đưa chiến tranh vào thành phố đông dân, rải cả bom nổ chậm, rải thủy lôi phong tỏa các luồng lạch và từ phao số không trở về Cảng Hải Phòng của không lực Mỹ, rồi bom B52 rải thảm…Những bài thơ chiến đấu của ông đã được in ngay trên các trang báo Văn nghệ, Văn nghệ quân đội… ở Hà nội trong từng chiến dịch khi nó đang tiếp diễn. Ông đã từng tâm sự: trong những năm tháng ấy “tuổi trẻ của mình đã không trôi qua vô ích, nhưng sao có điều mất mát không nhỏ vẫn day dứt trong tôi? Phải chăng tôi vẫn không thể hiện được cái tôi với cả những trăn

đơn cùng cực khi bỏ lại vợ con hàng trăm cây số nơi sơ tán. Thời điểm ấy, tôi cho rằng viết những điều đó ra chẳng có ích gì cho ai, khi mọi người đang bận những điều lớn lao hơn nhiều, như sự sống và cái chết… Chính vì suy nghĩ như vậy nên một thời gian dài trong thơ in lên mặt báo, ông không đưa vào

cái tôi, một số bài thơ riêng chỉ nằm trong sổ tay của ông.

Sau này khi ông đã phát hiện ra quy luật thơ ca của Nguyễn Du khi tô đậm chữ Tâm bên cạnh chữ Tài. Xuất phát từ chữ Tâm ấy, Vân Long tự vượt qua nhiều chặng đường gập ghềnh của bản thân, từng bước dùng nội lực để nhích dần lên, xóa bỏ khoảng cách với bạn bè cùng lứa tuổi gặp nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống để vươn lên trong văn nghiệp. Ông tự bạch (Với nhà thơ Pờ Sào Mìn) về thời gian khó của mình: Anh hòa tan, pha tạp chốn thị thàn / Bửa đời mình ra bán lẻ…về những ngày sống bằng tiếng đàn, hiệu sách cũ, bị nhồi lắc trên những con sóng Hải Cảng dầy đặc thuỷ lôi…càng thấy trong anh tiềm ẩn một nghị lực, một niềm say mê để bứt lên và tự thể hiện. Anh thầm lặng tích lũy: “Cây ẩn mình như không còn mình nữa/ Bên cuộc diễu hành trăm sắc hoa(Tiềm ẩn) để cho một ngày “Đốt mùa hè bỏng rực/ Châm ngòi cho tiếng ve ran….”

Người xưa thường nói: Văn là Người. Quả thật là đúng vì bất kì một trang nào, bài thơ nào trong tập thơ cũng đều mang dấu ấn đậm nét về cốt cách nhà thơ Vân Long

Đêm dài quá, nằm không ngủ Đời ngắn quá, yêu chưa đủ Lặng đếm thời gian trôi

(Dưới lá xanh)

Một đời người biết bao đêm dài trăn trở. Nhất là với tuổi 80 của người đã nếm trải bao thăng trầm của cuộc sống, ông đâu chỉ sống cho riêng ông, mà còn đau cái đau buồn, mất mát của người khác. Vì vậy, cuộc đời đã ngắn

càng thêm hữu hạn… Phải chăng đây chính là nguyên nhân khiến nhà thơ thao thức.

Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt trong thơ ông là tâm trạng của một người luôn canh cánh những nỗi lo: lo, chờ, buồn, nhớ. .. từ nhớ về một vùng biển Nha trang trong ( Nha Trang nhớ) hay nhớ về một miền quê xa ngái như nước Nga

Theo sương mù từ vịnh Phần Lan Cánh hải âu bay vào thành phố Một tiếng chim xa gợi nhớ

“Ngôi sao cháy bùng trên sóng Nhêva” (Gợi nhớ)

Vân Long còn nhớ về những người bạn vong niên quá cố như Văn Cao, Yến Lan, Hồ Minh Hà…cũng có khi nhớ về thuở hồng hoang của loài người

Tiếng máy dội vào thung tĩnh lặng Con đường khai núi đón người lên Mới hay muốn tỏ mình hoang dã Nguyên thủy rừng xưa hết vẹn nguyên

( Nguyên thủy)

Thơ là một trong những loại hình kỳ diệu nhất, “cõi thơ là cõi bồng phiêu” (Bùi Giáng). Đi tìm bản thể của thơ luôn là một hành trình đầy bí ẩn. Chính vì lẽ đó, ở bất cứ nền văn học nào, việc kiến tạo hệ thống quan niệm lý luận về thơ là vấn đề lý thuyết vô cùng quan trọng, góp phần định hướng cho việc nghiên cứu và sáng tác thi ca.

Thơ ông dù ngắn hay dài, dù viết về cái gì, ở đâu đều để lại trong lòng bạn đọc, nhất là lớp người "có tuổi" những ấn tượng và suy ngẫm riêng. Theo tôi, nhà thơ Vân Long là một trong số những người khá trung thành với quan điểm "văn dĩ tải đạo" mà các cụ ta ngày xưa vẫn thường dạy thế. Tức là hầu

hết thơ ông đều có ý trước khi có lời. Lời chỉ cần đủ để chở ý chứ không cần khoa trương. Vì thế xu hướng kiệm lời trong thơ ông ngày càng rõ nét hơn.

Trong nghệ thuật, không ít những thành công thường bắt đầu từ sự bứt mình ra khỏi lối mòn của xu thế chung đương thời và cũng có khi là một hướng đi ngược chiều để tìm kiếm một khoảng trời tự do cho mình và cho tư duy sáng tạo. Còn đối với Vân Long - Tác phẩm, tôi có cảm giác rằng luôn có sự thao thức, giằng co giữa cái thực và cái ảo, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên, cái nhất thời và cái bất biến để rồi cuối cùng là sự chấp nhận, hòa đồng đặng tìm một hướng đi mà không nhất thiết cần phải đối đầu với thực tại. Âu đấy là cách riêng của Vân Long.

Trong thơ Vân Long chúng ta còn thấy hiện lên mối quan hệ giữa hiện thực và lãng mạn. Thơ là cuộc hôn phối giữa con người và vũ trụ. Thơ luôn tìm về với cuộc sống, thơ ở trong cuộc sống nên “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị rằng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử” (Saint John Perse). Như vậy, dù ý thức hay vô thức, thơ vẫn chảy trong biển lớn cuộc đời và nhà thơ không thể đứng ngoài dòng chảy ấy. Và “nhà thơ trước hết phải dám lao thân vào cuộc thử lửa. Nếu chỉ ở thành phố , trong một thính phòng, trong cái không khí trưởng giả của một đô thị thanh bình mà hô hào lớn tiếng và phản kháng như thế, thi ca sẽ chỉ còn là cơn bạo hành ngôn ngữ” (Cao Thế Dung).Từ “Thơ có thể vừa là thực, vừa là không thực. Thực vì bắt đầu từ cuộc đời hằng ngày, không thực vì bao giờ cũng vượt xa nó. Thơ đưa chúng ta vào một thế giới huyền ảo, sâu xa của tưởng tượng, tôn giáo, thần thoại. Thế giới đó không phủ nhận cuộc đời hằng ngày nhưng chỉ khác biệt thôi” (Hoàng Thái Linh).

Phản ánh hiện thực là qui luật muôn đời của văn học nói chung và thi ca nói riêng. “Thơ là sự biểu lộ ý nghĩa huyền bí của cuộc sống bằng tiếng nói của con người thu về nhịp thuần túy nhất” (Stéphane Mallarme). Như vậy

đã trở thành tiếng nói mầu nhiệm của đời sống tâm hồn. Thơ đã trở thành một thứ vũ trụ tâm linh không những của nhà thơ mà của cả người tiếp nhận. “Thơ làm tôi sống lại - Thơ giải thoát tôi ra khỏi vòng tù hãm nhọc nhằn của cuộc sống. Thơ đặt tôi trước đời sống” (Phạm Công Thiện). Hiện thực phản ánh trong thơ là một hiện thực đa phương, đa chiều.

Qua các tập thơ của mình, Vân Long đã thể hiện một phong thái, một cá tính riêng trên con đường thi ca của mình. Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm khi viết về phong cách thơ Vân Long ông nói: “Vân Long biết cách sử dụng khá thuần thục hai yếu tố hiện thực và lãng mạn , đã có một thủ pháp khá tinh tế trong lúc kết hợp chất hiện thực và chất mơ trong sáng tác của anh.” [11, tr10] Trong bài Vào tranh tặng họa sĩ Thọ Vân, cũng chỉ cần hai câu, Vân Long đã vẽ nên thần thái con sông chảy qua thành phố cuốn theo ánh sáng tâm hồn của người vẽ: “Trên tranh dòng sông ẩn hiện/ Trên sông xao một tâm hồn.” Cũng ở mảnh đất nhiều gắn bó ấy, Vân Long có được Thành phố trong tranh, một ký họa thành công về Hải Phòng những ngày quyết liệt chống Mỹ, ở bề sâu, ta còn thấy mối quan hệ qua lại giữa nghệ thuật và cuộc sống. Các nhân vật của họa sĩ vào tranh và lại tự tranh ra. Nghệ thuật có cuộc sống tự thân và người thưởng thức nghệ thuật thì thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Đối với Vân Long con đường sáng tạo thơ là cả một hành trình lao động thực thụ. Ông không ngừng tìm tòi, khám phá và sáng tạo, luôn ý thức đổi mới trong thơ mình. Đặc biệt cuốn tiểu luận, phê bình Ngẫm trong thơ

cho thấy Vân Long có cái nhìn phát hiện tinh tế đối với các giá trị thơ ca. Sự luôn đổi mới thơ mình ở Vân Long đem đến cho ông sự tin cậy của bạn đọc. Qua thơ của ông chúng ta có thể hiểu thêm, hiểu sâu hơn một điều mà có thể nhà thơ đã gián tiếp nhắn gửi một cách âm thầm lặng lẽ qua những trang viết: “Hãy gắng sống hết mình, rung cảm trung thực, trăn trở và lao động không tiếc sức, từng ngày tự vượt lên, mạnh bạo xoá bỏ những sáo mòn, nhàm

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Vân Long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)