Nhiều nhà thơ, nhất là các nhà thơ trẻ luôn khát khao một sự tìm tòi đổi mới về cả nội dung, hình thức thì Vương Trọng vẫn trung thành với quan niệm sáng tác của mình và với thơ ca truy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
PHONG CÁCH THƠ VƯƠNG TRỌNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội - 2010
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
PHONG CÁCH THƠ VƯƠNG TRỌNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 602234
Hướng dẫn khoa học: GS.TS Mã Giang Lân
Hà Nội – 2010
Trang 3MỤC LỤC
Trang
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 10
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
4 Phương pháp nghiên cứu 14
5 Cấu trúc luận văn 15
PHẦN NỘI DUNG 16
Chương 1: Vương Trọng - nhà thơ trận mạc, nhà thơ công dân 16
1.1 Thơ ca chống Mỹ và những đóng góp của nhà thơ Vương Trọng 16
1.2 Cảm hứng về con người trong chiến tranh và thời kỳ hậu chiến 18
1.2.1 Hình ảnh người lính 18
1.2.2 Cảm hứng về người vợ, người mẹ 35
Chương 2: Vương Trọng – nhà thơ thế sự 46
2.1 Chuyển biến trong thơ Vương Trọng thời kỳ đổi mới 46
2.2 Kiếp người nhỏ bé vô danh và những triết lý về số phận con người …… 47
2.3 Hình ảnh người thân và bạn bè 54
Chương 3: Ngôn ngữ - nét đặc sắc nổi bật trong nghệ thuật thơ Vương Trọng 64
3.1 Ngôn ngữ thơ giàu tính gợi cảm 65
3.2 Ngôn ngữ thơ giàu tính biểu tượng 73
3.3 Ngôn ngữ thơ giàu tính triết lý 79
3.4 Ngôn ngữ định danh 88
PHẦN KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhà thơ Vương Trọng tên khai sinh là Vương Đình Trọng, ông sinh ngày 1-8-1943 tại làng Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An - mảnh đất cỗi cằn, khắc nghiệt nhưng con người thì hiếu học, giàu
ý chí, nghị lực với truyền thống văn hóa lâu đời, đặc biệt là lòng yêu say văn chương như đã trở thành máu thịt truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác
Ngày nhỏ, Vương Trọng học giỏi cả văn lẫn toán Ông kể: "Thời còn học ở trường làng, mình đã mê thơ, đặc biệt là Truyện Kiều Năm học lớp 6
mình đã thuộc toàn bộ Truyện Kiều Tuy chưa phải "thần đồng thơ" nhưng
năng khiếu thơ ca đã sớm nảy nở ở tâm hồn Vương Trọng, nhất là ông lại sống cạnh người anh trai Vương Đình Trâm - một giáo viên dạy văn thích làm thơ và mê Kiều Hồi kháng chiến chống Pháp, làng Đông Bích lại được chọn làm nơi đặt trụ sở của Hội Văn nghệ cứu quốc liên khu IV Vương Trọng có may mắn không chỉ được biết mặt, biết tên nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng của đất nước như: Thanh Tịnh, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư mà còn được các nhà thơ truyền cảm hứng thưởng thức và sáng tạo văn chương Những áng thơ văn của các văn nghệ sĩ ấy đã ngân rung, thấm nhuần và trở thành mạch nguồn nuôi dưỡng hồn thơ Vương Trọng
Học phổ thông, được cử đi thi học sinh giỏi toàn quốc môn Văn nhưng Vương Trọng lại lựa chọn thi vào Tổng hợp Toán Dẫu vậy, cái nợ văn chương vẫn đeo đẳng nhà thơ Những năm tháng ngồi trên giảng đường Đại học là những năm tháng mà cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng
ác liệt Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1964, Vương Trọng rời giảng đường Đại học để bước vào cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc Từ một sinh viên, Vương Trọng đã sống cuộc đời của một người lính Lăn lộn trên khắp các chiến trường từ núi rừng Trường Sơn đến Trường Sa, Côn Đảo,
từ biên cương, hải đảo đến các vùng đất địa đầu Tổ quốc, từ Nam ra Bắc, từ
Trang 5đất mũi Cà Mau đến Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang… không đâu không có dấu chân hăm hở, nhiệt tình của người lính - nhà thơ Đi nhiều, thấy nhiều, vốn sống của nhà thơ ngày thêm phong phú Giai đoạn cống hiến nhiều nhất sức trẻ cho kháng chiến cũng là giai đoạn mà hồn thơ tài hoa Vương Trọng đã
thực sự khẳng định được tên tuổi của mình với chùm 3 bài thơ đoạt giải: "Bài thơ nằm võng", "Hội vật quê tôi", "Hoa trẩu"
Sau chiến tranh, trở về là một giáo viên dạy Toán của Trường Văn hóa
Bộ Quốc phòng, Vương Trọng được cử đi học lớp sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam Đến tháng 4-1974, Vương Trọng được điều đi B sáng tác, sau đó ông được chuyển về Tạp chí "Văn nghệ Quân đội" và trở thành nhà văn chuyên nghiệp từ đó Hiện nay, dẫu đã gần đến cái tuổi "xưa nay hiếm" nhưng
ngòi bút nhà thơ còn rất sung sức, nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa: "người
ta chỉ đẹp rực rỡ ở lứa tuổi trẻ trung và từng trải lịch lãm khi về già Vương Trọng lại rực rỡ ở cái tuổi sắp thành "trưởng lão" (37)
Vương Trọng là một thi sĩ có tài trong nền thi ca Việt Nam hiện đại Gần 40 năm chung thủy với văn chương, ông đã để lại nhiều tác phẩm thực sự
có giá trị Vương Trọng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn , bút ký, truyện cười nhưng ông nổi tiếng với danh hiệu nhà thơ
Tác phẩm thơ: 12 tập
1 Thơ người ra trận (in chung) 1972
2 Khoảng trời quê hương 1979
3 Cánh chim Phai khắt (truyện thơ) 1983
5 Về thôi nàng Vọng Phu 1991
6 Đảo chìm (trường ca) 1994
Trang 68 Mèo đi câu 1996
10 Ngoảnh lại (tuyển tập) 2001
12 Về thôi nàng Vọng Phu (tái bản) 2002
Tác phẩm đoạt giải
1 "Bài thơ nằm võng", "Hoa trẩu", "Hội vật quê tôi": giải 3 Báo Văn
nghệ (1969 - 1970)
2 "Về thôi nàng Vọng Phu": giải thưởng Hội Nhà văn (1991)
3 "Đảo chìm": giải thưởng Bộ Quốc phòng (1994)
4 "Mèo đi câu": giải thưởng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1996)
Vương Trọng là một nhà thơ đa cảm, có trái tim nhân hậu, bao dung Giữa dòng văn học nhiều ngả rẽ, ông đã lựa chọn cho mình một lối đi riêng Bên cạnh những trang thơ sôi nổi viết về người lính, Vương Trọng lầm lũi trở
về với cuộc sống thường nhật, với những mảnh đời bất hạnh, những số phận
éo le, những tâm trạng bộn bề với nhiều nỗi đau nhân tình thế thái Ở mảng
thơ thế sự, thơ Vương Trọng đằm thắm lạ lùng Ông tâm sự: "Tôi yêu Đỗ Phủ hơn Lý Bạch, yêu Nguyễn Du hơn Hồ Xuân Hương, bởi Đỗ Phủ, Nguyễn Du ngoài tài thơ ra còn có trái tim lớn đau nỗi đau của những cuộc đời bất hạnh Thơ sinh ra không phải để người đời chơi chữ, mà cốt để chuyển tải nỗi lòng Bài thơ hay nhiều khi không thấy thơ đâu mà chỉ thấy cuộc đời, tâm trạng và
số phận"(37) Lời bộc bạch chân thành và tâm huyết cô đúc hành trình gần trọn đời thơ Vương Trọng - đó là thơ của những "cuộc đời bất hạnh", mảng thơ thế sự đã trở thành một "mỏ quặng đích thực" của thơ ông Ở mảng thơ
này, có rất nhiều bài thơ có sức lan tỏa và sức sống thực sự bền lâu trong trái
Trang 7tim người đọc bởi nó đã đi vào từng góc khuất tâm hồn để viết lên những suy nghĩ đâu dễ sẻ chia
Thực tế hiện nay, thơ văn đương đại Việt Nam đã và đang xuất hiện
nhiều xu hướng "cách tân quyết liệt" Nhiều nhà thơ, nhất là các nhà thơ trẻ
luôn khát khao một sự tìm tòi đổi mới về cả nội dung, hình thức thì Vương Trọng vẫn trung thành với quan niệm sáng tác của mình và với thơ ca truyền thống bởi theo ông đó là tinh hoa đã được chắt lọc và khẳng định từ ngàn
năm Điều đặc biệt, những trang thơ ra đời từ cái tạng thơ phương Đông ấy
vẫn chiếm được cảm tình của số đông độc giả Điều này khẳng định độ chín với những bản sắc riêng trong thơ Vương Trọng
Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ phong cách thơ Vương Trọng” , cố gắng khảo sát , tìm hiểu để tìm ra những nét đặc sắc nổi bật trong thơ Vương Trọng trên phương diện nội dung cũng như nghệ thuật của thơ ông
Ở đây,chúng tôi cũng cố gắng khảo sát và đưa ra những quan điểm khác nhau khi tìm hiểu về phong cách với mong muốn tìm hiểu và đánh giá
chính xác nhất về phong cách thơ Vương Trọng.“Phong cách ngang ngửa bộn bề Từ phong cách không nằm trong từ vựng chuyên biệt Ngoài ra, nó không chỉ dành cho văn học, cũng không của riêng ngôn ngữ”(30) Bàn về
phong cách là một vấn đề khó, nhất là trong văn học Tuy vậy phong cách là
thuật ngữ để gọi “cái” mà người ta có thể cảm nhận được trong văn học,
trong cuộc sống hay trong các lĩnh vực khác ( lịch sử nghệ thuật, nhân học, thời trang, hội họa…) Vậy thực chất phong cách là gì? Trong phạm vi lĩnh vực này người viết cố gắng khảo sát những ý kiến khác nhau xung quanh thuật ngữ này nhằm tìm đến một quan điểm đạt đến sự thống nhất khoa học Trước hết là vấn đề thuật ngữ
Thuật ngữ “phong cách”, theo viện sĩ Timophiep, bắt nguồn từ mẫu tự
Latinh Trước đây người Hy Lạp dùng từ Stylos để chỉ cái que một đầu nhọn, một đầu tù Người La Mã cũng dùng từ Stylus, cũng chỉ cái que đó nhưng đầu
Trang 8nhọn dùng để viết, đầu tù dùng để xóa, các chữ viết trên một tấm bảng như có thoa sáp Về sau người Pháp dùng từ Style, ban đầu với ý nghĩa nét chữ, về sau, nó dùng để chỉ bút pháp với những đặc điểm ngôn ngữ của văn học về
ngôn ngữ Khái niệm “phong cách” mới được sử dụng như cách hiểu hiện
nay
Khái niệm phong cách có ngoại diên rộng, được chia làm nhiều cấp độ khác nhau Mỹ học tư sản theo chủ nghĩa hình thức có lúc đồng nhất nó với phương pháp nghệ thuật, có khi thu hẹp nó trong thủ pháp sáng tác của người
nghệ sĩ Đ.Likhaep trong Thi pháp của văn học cổ lại nhấn mạnh mối quan
hệ giữa phương pháp với thế giới quan Ar Grigorian trong Vấn đề phong
cách nghệ thuật thì khẳng định “ phong cách không thể vô can với phương
pháp, với thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân người nghệ sĩ về thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta… Phong cách là sự thống nhất cao nhất của tất cả những phạm trù đó”.Turbin thì lí giải phong cách
theo kiểu ngôn ngữ học, xem phong cách như một hình tượng chủ yếu, thậm
chí hoàn toàn có tính chất ngôn ngữ Ông viết: “Phong cách- đó là ngôn ngữ được xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng , đó là tác động qua lại, thường xuyên giữa những khái niệm và những ý tưởng nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật”.Khác Turbin, V.Đnepvov nhấn mạnh
sự thống nhất giữa các yếu tố nội dung và hình thức của phong cách Ông cho rằng hình tượng phong cách là sự tổng hợp, là hệ thống các phương tiện miêu
tả và biểu đạt, hay nói một cách khác, phong cách được coi như là một hình
thức toàn vẹn có tính chất nội dung, “phong cách là mối liên hệ của những hình thức mối liên hệ đó và bộc lộ sự thống nhất của nội dung nghệ thuật”.Ya Elxberg phát biểu: “ phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có nội dung được hình thành trong sự phát triển, trong sự tác động qua lại và trong
sự tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật dưới ảnh hưởng của đối
Trang 9tượng và nội dung tác phẩm, của thế giới quan nhà văn và phương pháp của anh ta vốn thống nhất với thế giới quan…Phong cách - đó là sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là sức mạnh tổ chức của nó” Như vậy phong cách của nhà văn là khái niệm cơ bản của thi pháp
Ở Việt Nam, vấn đề phong cách nghệ thuật cũng được rất nhiều người
quan tâm Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng: “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ có tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả” Nhà thơ Hoàng Trung Thông thì khẳng định: “Phong cách và cá tính của nhà văn không phải một cái gì khó hiểu Đó là biểu hiện khác nhau của mỗi nhà văn trong khi xây dựng chủ đề nhân vật, trong khi vận dụng hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ văn học Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải tự tạo cho mình một
phong cách riêng, một điệu cảm xúc riêng Còn các tác giả trong cuốn “Lí luận văn học” (25) thì khẳng định: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng
cũng như nghệ thuật có phong cách thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú Nó đòi hỏi trước hết nhà văn phải đem lại tiếng nói mới
cho văn học” “Từ điển thuật ngữ văn học” (10) thì cho rằng: “Phong cách
là quy luật thống nhất của các yếu tố của chính thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật”
Như vậy, định nghĩa về phong cách có nhiều quan điểm, phong phú đa dạng khác nhau, khó đưa ra một định nghĩa đạt được sự nhất trí của mọi
người Tuy thế , hầu hết quan điểm đều thống nhất ở chỗ cho rằng: Phong cách biểu hiện những đặc điểm trong cá tính sáng tạo của nhà văn, là nhận thức của nhà văn về cuộc sống, là cái nhìn và sự cảm thụ thẩm mỹ của nhà văn đối với thế giới, là sự tổng hợp các hình tượng nghệ thuật trong sự thống nhất với nội dung
Trang 10Tuy nhiên, thực tế phát triển của văn học nghệ thuật trong nước và trên thế giới đều đã chứng minh rằng không phải nhà văn nào cũng tạo cho mình một phong cách riêng Cần phải xem phong cách là phẩm chất sáng tạo cao nhất của người nghệ sĩ trong quá trình đồng hóa nghệ thuật bằng thẩm mỹ Nghệ thuật đạt tới đỉnh cao chính là nhờ sản phẩm của những nhà văn có khả năng in dấu ấn của riêng mình vào việc cảm thụ và lý giải những hiện tượng
phức tạp của đời sống con người Nói như M Goorki: “Bạn hãy giữ lấy cái gì
là của riêng mình, làm cho nó phát triển tự do Lúc một người không có cái gì
là của riêng mình thì phải thấy ở người đó chẳng có gì hết” Phong cách của
nhà văn, đó là cái riêng, độc đáo, dị biệt và có tính bền vững Nếu thiếu tính bền vững, cái riêng độc đáo đó chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, nhất thời Tuy nhiên độc đáo thôi chưa đủ, vì như nhà thơ Vương Trọng phát biểu, người ta
có thể nổi tiếng vì xây đền nhưng người ta cũng có thể nổi tiếng vì đốt đền Trong văn học cũng vậy, có nhiều cái dở đến “ độc đáo” , gàn dở thì độc đáo
ấy gọi là “quái gở”, chứ không thể gọi là phong cách Vì thế phong cách phải mang tính thẩm mỹ Phẩm chất thẩm mỹ ở đây không chỉ đơn thuần mang tính kĩ xảo hình thức mà phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức,
giữa cái phản ánh và cái được phản ánh “Phong cách tuyệt nhiên không phải
là kỹ xảo, không phải là chiếc áo khoác Nếu ví con người là nghệ thuật thì phong cách là da trên cơ thể con người”
Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu phong cách của một nhà văn từ đâu? Sách
“Từ điển thuật ngữ văn học”(10): “Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có
phong cách Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo Cái nét riêng ấy được thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại ở các tác phẩm của nhà văn, làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau… Trong chỉnh thể “nhà văn”, cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút
Trang 11phỏp nghệ thuật phự hợp với cỏch cảm nhận ấy” Vậy là thực chất, phong
cỏch biểu hiện trong suốt quỏ trỡnh họat động sỏng tạo của nhà văn Yếu tố
“lặp đi lặp lại” được coi như một cỏ tớnh, sở thớch, nhu cầu, và cao hơn là
nguyờn tắc tổ chức hỡnh thức của tỏc phẩm Núi đến phong cỏch của nhà văn trước hết phải núi đến hệ thống hỡnh tượng nhõn vật mà nhà văn đú xõy dựng nờn Bởi vỡ thực chất của phong cỏch một phần cơ bản chớnh là ở chỗ nhà văn sỏng tạo ra được hệ thống hỡnh tượng, kể cả hỡnh tượng ngụn ngữ của riờng mỡnh, nghĩa là nhà văn phải sỏng tạo ra kiểu cảm thụ và phản ỏnh nghệ thuật của riờng mỡnh Phong cỏch toỏt lờn từ hệ thống nghệ thuật toàn vẹn nghĩa là đặc trưng của phong cỏch khụng phải ở yếu tố riờng lẻ này hay yếu tố riờng lẻ khỏc, do đú, việc tỡm hiểu phong cỏch chỉ cú thể đạt được kết quả khả quan khi chỳng ta đặt cỏc yếu tố cấu thành phong cỏch trong mối tương tỏc để tạo thành một chỉnh thể thống nhất Tư tưởng, chủ đề, hỡnh tượng, ngụn ngữ, thể loại, mụtip… và cuối cựng là cỏ tớnh nhà văn đó cú tỏc dụng quyết định tới sự
hỡnh thành của phong cỏch: “Mỗi nhà văn cú một tõm hồn riờng cũng như mỗi con người cú một nột mặt, một tớnh nết Cú nhà thơ là tiếng kốn xung trận, cú nhà thơ là tiếng sỏo vộo von, cú nhà thơ là dũng suối thầm thỡ, cú nhà
thơ là dũng thỏc dữ xụ đẩy” (Nguyễn Đỡnh Thi) Buffer núi: “Văn học là người.”
Vương Trọng là một nhà thơ trưởng thành từ cuộc khỏng chiến chống
Mỹ của dõn tộc Suốt 40 năm , trải qua biết bao biến thiờn của cuộc sống, bao
đổi thay của lịch sử, đất nước đang “thay da đổi thịt” từng ngày, Vương
Trọng vẫn gắn bú với cụng việc của một “phu chữ”, chắt chiu, gom gúp những mảnh ghộp cuộc đời để tạo nờn thơ Càng ngày Vương Trọng càng tỏ
ra sung sức với một phong cỏch đó định hỡnh và được khẳng định Đó cũng chính là quan điểm sáng tác của thơ ông Không đao to búa lớn, không cầu kỳ hoa mỹ, thơ V-ơng Trọng là thứ thơ chiếm lĩnh trái tim độc giả bằng chính sự giản dị chân tình và thành thực của trái tim thi sĩ, "trái tim lớn đau nỗi đau của
Trang 12những cuộc đời bất hạnh" Tuy mãi đến sau này nhà thơ mới bộc bạch những suy nghĩ về thơ mình nh-ng quan điểm ấy t-ơng đối nhất quán trong suốt cả
đời thơ ông ngay từ những vần thơ đầu tay ra đời trong đạn lửa chiến tranh Bởi với V-ơng Trọng cái quan trọng nhất không phải là hình thức thơ đ-ợc viết nh- thế nào, biểu hiện ra sao mà một bài thơ muốn có sức sống lâu bền,
"đ-ợc nhiều ng-ời yêu thích" cốt lõi là ở chỗ nhà thơ viết cái gì, viết để làm
gì ? Tiếng thơ V-ơng Trọng là thơ đ-ợc "chắt từ máu" của một trái tim giàu
nhân ái
V-ơng Trọng là một nhà thơ quân đội Sau khi rời giảng đ-ờng Đại học, ông nhập ngũ Những vần thơ đầu tiên của ông cũng là những vần thơ viết về ng-ời lính và cuộc chiến hào hùng của dân tộc Trở về Hà Nội, làm công việc của một biên tập viên cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội, điều đó khiến nhiều ng-ời hiểu lầm mảng thơ sở tr-ờng của Đại tá quân đội V-ơng Trọng là mảng thơ về ng-ời lính Thực tế, ngòi bút V-ơng Trọng khá đa dạng Hăm hở và lăn lộn trên khắp các nẻo đ-ờng Tổ quốc, đến đâu, V-ơng Trọng
cũng tìm thấy nguồn mạch dồi dào, phong phú cho thơ mình "Đi, đọc, viết là
ba khâu đ-ợc anh phối hợp khá nhịp nhàng Trong anh, sôi nổi và thâm trầm một nhà thơ, mẫn cán và cần cù nhà báo" Chất liệu thực tế đ-ợc chắt chiu từ
cuộc sống nhuần nhuyễn trong tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đã tạo nên một
V-ơng Trọng đa thanh Tuy vậy "cuộc đời, con ng-ời, số phận" trong thơ ông
theo sự chuyển mình của thời đại cũng đã có sự vận động và biến đổi Trên cơ
sở những cố gắng tìm tôi, đổi mới của đề tài thơ V-ơng Trọng, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu thơ ông ở hai mảng chủ đạo: mảng thơ trận mạc và mảng thơ thế
sự để có đ-ợc cái nhìn toàn diện và sự đánh giá chính xác nhất về thơ ông
Trang 132 Lịch sử vấn đề
Vương Trọng là một nhà thơ mặc áo lính Ông nổi tiếng trước hết với những vần thơ trận mạc: Lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng là giọng điệu chung của thơ ca chống Mỹ Đương thời, Xuân Diệu, Hoài Thanh rất thích bài
thơ này – Bài thơ nằm võng, đặc biệt hai câu thơ:
"Nằm võng thấy cây rừng chao động Tán lá như sàng các vì sao"
(Bài thơ nằm võng)
Cái nhìn ngộ nghĩnh, thú vị và rất mơ mộng, lãng mạn của chàng lính trẻ trong khói bom lửa đạn đã tạo nên sức sống cho bài thơ và tên tuổi Vương Trọng
Tuy nhiên, phải đến sau này, khi nhà thơ phát hiện ra "mỏ quặng đích thực của thơ mình" là mảng thơ thế sự thì sự nổi tiếng và sức lan thấm của
những vần thơ ấy mới tạo được chú ý của các nhà phê bình và báo giới
Trong bài viết Ngoảnh lại, một tuyển tập thơ có chất lượng (34), tác
giả Nguyễn Bùi Vợi cho rằng: "đây là một tập thơ của cả một đời người những gì tinh túy nhất của Vương Trọng đều có ở đây” Khái quát toàn bộ
hành trình thơ Vương Trọng qua tập "Ngoảnh lại", nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi
đã nhìn thấy gương mặt tâm hồn của Vương Trọng, đó là con người có cái
"sôi nổi thâm trầm một nhà thơ, mẫn cán và cần cù của một nhà báo”(34)
Hơn nữa, Nguyễn Bùi Vợi thấy được sự thông minh hóm hỉnh của một tư duy toán học, nhưng cũng rất đa cảm, đa tình của một thi nhân Thơ Vương Trọng
là những vần thơ "vừa nỗi niềm, vừa tài hoa"
Trần Đăng Khoa trong Đọc tuyển tập thơ Vương Trọng (38) đã tìm
thấy ở nhà thơ cái chất "thông minh" của một "thi sĩ có tài" Theo Trần Đăng
Khoa, đóng góp lớn nhất của Vương Trọng cho nền thơ ca hiện đại chính là ở
Trang 14mảng thơ thế sự Đây là một nhận định rất có giá trị đã đánh giá một cách chính xác những thành công của Vương Trọng , nhất là giai đoạn hậu chiến
Võ Văn Trực khảo sát khá kỹ mảng thơ thế sự và tìm thấy ở trong thơ
Vương Trọng "những trái tim đồng vọng"
Vũ Quần Phương viết về Vương Trọng: "Vương Trọng tìm chất thơ trong đời thường khi vui hóm, khi bâng khuâng cả tâm trí nhưng bao giờ cũng thành thật Nó là chất thơ vốn có trong đời, không đắp điếm, không ngụy tạo, càng không điệu bộ ngôn từ Thơ ấy ít tạo những dư luận bùng nổ nhưng lại
có sức thấm, cứ lặng lẽ xuống lòng người "(34)
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú đã có nhìn nhận, đánh giá rất sắc sảo về mảng thơ thế sự của Vương Trọng Tác giả đặc biệt chú ý đến những nghịch cảnh thế sự và khẳng định thơ Vương Trọng là thơ về những nghịch cảnh thế
sự Những bài thơ hay nhất của Vương Trọng, theo tác giả, là những bài thơ viết về nghịch cảnh những số phận, những cảnh đời Vì thế mà mỗi bài thơ lại mang dáng dấp một câu chuyện có tình tiết, có nhân vật Thơ của ông là thứ thơ gợi nhiều hơn cả Bài thơ đọc xong không trơn tuột mà để lại những
dư âm trong lòng, thường là nỗi day dứt hay sự băn khoăn về một câu
chuyện trái ngang nào đó Từ đó, Ts Nguyễn Thanh Tú khẳng định: "Hình như với anh, không có một trường phái, một chủ nghĩa nào Thơ anh là thơ dành cho số đông bạn đọc đang cầm súng, cầm cày, cầm búa "
Bên cạnh những bài viết có giá trị ghi nhận những đóng góp to lớn của thơ Vương Trọng với nền thơ ca Việt Nam hiện đại, còn có rất nhiều các bài phỏng vấn, nói chuyện của nhà thơ Vương Trọng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Qua các cuộc trò chuyện chân thành và cởi
mở của Vương Trọng, Văn Châu thấy ở Vương Trọng sự "hóm hỉnh, dí dỏm của người lính, sự sâu sắc, thâm trầm đậm chất triết lý của ông đồ Nghệ", còn Nguyễn Xuân Hải thấy ở Vương Trọng "dáng vẻ thầy đồ" và thơ Vương Trọng là thứ thơ "tải đạo giúp đời"
Trang 15Như vậy, tuy chưa có một công trình nào thực sự lớn viết về thơ Vương Trọng, nhưng qua những bài nằm rải rác trên các mặt báo, các tác giả đã có sự ghi nhận với những đóng góp to lớn của nhà thơ trên nhiều phương diện đối với thơ ca hiện đại Việt Nam Trên cơ sở đó, đã có một số sinh viên mạnh dạn lựa chọn thơ Vương Trọng làm đề tài nghiên cứu khoa học hay khóa luận tốt nghiệp của mình
Đề tài nghiên cứu đầu tiên về thơ Vương Trọng là của sinh viên Nguyễn Thị Thanh Nhung , Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với tiêu
đề: "Vương Trọng - một hồn thơ nhân ái" Ở đề tài này, tác giả Nguyễn
Thị Thanh Nhung đã tiếp cận thơ Vương Trọng và bước đầu nhận thấy giá trị nhân đạo trong tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ
Công trình nghiên cứu lớn hơn là khóa luận tốt nghiệp: "Số phận con người thời hậu chiến trong thơ Vương Trọng" của sinh viên Dương Thị
Hường, Đại học Khoa học xã hội - Nhân văn.Ở khóa luận này, Dương Thị Hường tập trung khai thác xoáy sâu vào số phận, cuộc đời, tâm sự của những con người thời hậu chiến trong thơ Vương Trọng như hình ảnh người mẹ chờ con, người vợ chờ chồng, hay những mảnh đời éo le, bất hạnh của "hai chị em" có bố mẹ ly hôn, tâm sự của người mẹ "với đứa con ngoài giá thú" Tác giả đã so sánh tương quan những con người thời hậu chiến với một số nhân vật trữ tình trong thơ Vương Trọng thời kỳ kháng chiến, từ đó phát hiện ra
"tấm lòng nhân ái" qua "cách nhìn mới" về số phận con người của nhà thơ
Vương Trọng
Một khóa luận được viết khá công phu và chất lượng - đó là khóa
luận: "Những tìm tòi đổi mới của thơ Vương Trọng sau 1975" của tác giả
Trần Thị Thu Hương, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Ở khóa luận của mình, tác giả Trần Thị Thu Hương đã cho thấy một quá trình lao động miệt mài, nỗ lực tìm tòi đổi mới của thơ Vương Trọng sau 1975, chứng tỏ
"quá trình vận động thơ Vương Trọng từ chủ đề, đề tài, tư tưởng, chủ yếu là
Trang 16sự thay đổi trong quan niệm con người, tư tưởng nhân văn, nhân ái của nhà thơ trước cuộc sống "(36) Tác giả đã chỉ ra nét nổi bật trong thơ Vương
Trọng sau 1975 cả về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật, đặc biệt là những đổi mới về ngôn ngữ thơ
Công trình gần đây nhất là khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Tạ Thị
Thu Hằng, Đại học Đà Lạt: "Về tuyển tập thơ "Ngoảnh lại" của Vương Trọng" Tập trung khảo sát một tuyển tập thơ của nhà thơ Vương Trọng, Tạ
Thị Thu Hằng đã cố gắng khái quát hành trình thơ Vương Trọng hơn 30 năm
và nhận thấy "Ngoảnh lại - một tuyển tập thơ hay", "phong phú, sâu sắc về nội dung trữ tình và nhuần nhuyễn ở nghệ thuật thể hiện", "thơ Vương Trọng thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng đội, tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình"(37) Cuối cùng tác giả khẳng định: "Vương Trọng đã hướng thơ mình đến mục đích cao cả, phục vụ đông đảo công chúng"(37) Đó
là điều đáng trân trọng nhất ở thơ của ông
Những công trình nghiên cứu của sinh viên, những bài viết của các nhà phê bình, nhà báo đã phát hiện ra ở thơ Vương Trọng những nét đặc sắc, độc đáo có tính chất khu biệt, định danh nhưng mới chỉ dừng lại ở từng mảng đề tài, hay ở bài thơ, tập thơ Với lòng yêu mến, đồng cảm tiếng thơ Vương Trọng, người viết bài này mong muốn đi suốt đời thơ Vương Trọng để khái quát lên một "phong cách thơ Vương Trọng", giúp người đọc nhận diện một
gương mặt "thi sĩ có tài trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại"(38.)
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thơ Vương Trọng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Các tập thơ của Vương Trọng
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 17Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
4.1 Phương pháp hệ thống
Sáng tạo thơ ca là một hình thức lao động "khổ hạnh" Nhà thơ là "phu chữ" Mỗi bài thơ, tập thơ ra đời, đánh dấu sự hoàn tất một quá trình miệt mài lao động và sự trưởng thành của từng ngòi bút Đặt trong một hệ thống sẽ
giúp chúng ta có được một cái nhìn toàn diện, đầy đủ, chính xác từ đó có được những nhận định thỏa đáng khi đánh giá một phong cách thơ
4.2 Phương pháp thống kê
Phương pháp này giúp chúng ta có thể tìm tòi, phát hiện ra những dấu hiệu đặc trưng của nhà thơ, đặc biệt trên phương diện nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng ) từ đó, góp phần phát hiện ra những sở trường, thế mạnh của nhà thơ
4.3 Phương pháp lịch sử
Văn học là sự phản ánh con người và thời đại một cách chân thực nhất
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi có thể thấy được sự tìm tòi, đổi mới, sự trưởng thành của nhà thơ Vương Trọng qua từng chặng đường sáng tác của riêng ông trong tương quan với các chặng thơ của thơ ca đương thời
4.4 Phương pháp so sánh
So sánh các tập thơ, các giai đoạn trong suốt hành trình thơ của nhà thơ với nhau để tìm ra sự vận động trong thơ Vương Trọng; so sánh phong cách thơ Vương Trọng với thơ ca đương thời, với phong cách thơ của các nhà thơ khác để thấy được sự đóng góp của nhà thơ với nền thơ cơ Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của thơ Vương Trọng trong đời sống và trong văn học
4.5 Các phương pháp khác
Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác khi viết luận văn này: phương pháp phân tích, bình giảng, v.v
Trang 185 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vương Trọng - nhà thơ trận mạc, nhà thơ công dân
Chương 2: Vương Trọng - nhà thơ thế sự
Chương 3: Ngôn ngữ - nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Vương Trọng
Trang 19PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: VƯƠNG TRỌNG - NHÀ THƠ TRẬN MẠC, NHÀ THƠ CÔNG DÂN
1.1 Thơ ca chống Mỹ và những đóng góp của nhà thơ Vương Trọng
“Thơ là sự phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp”(11)
Qua thơ văn, độc giả không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp tâm hồn, chiều sâu tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan của cá nhân tác giả, qua thơ, người đọc còn thấy hừng hực hơi thở cuộc sống, hơn hết là tinh thần của cả một dân tộc trong từng thời đại Còn đó, sang sảng thơ thần lời hùng thiêng sông núi của
Lý Thường Kiệt bên bờ sông Như Nguyệt; còn đó áng “Thiên cổ hùng văn”
của nhà quân sự, nhà văn hóa, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi thay mặt
Lê Lợi bố cáo với muôn dân trong thiên hạ về một thời đại huy hoàng; còn đó niềm căm phẫn xót đau, lòng yêu nước cuộn trào trong khao khát chiến thắng của vị Quốc Công Trần Quốc Tuấn; còn đó, những vần thơ thấm lệ của đại thi hào Nguyễn Du xót thương kiếp người lưu loạn… Văn thơ là vậy, nhà văn
nhà thơ đâu phải chỉ là ngừời “thư kí trung thành” của thời đại, ghi lại tường
tận từng sự kiện, biến cố, mà quan trọng hơn, qua từng sự kiện biến cố đó, nhà văn làm sống dậy tinh thần, linh hồn sức sống của cả một dân tộc Thơ văn chống Mỹ cũng đã đảm trách nhiệm vụ, chức năng đó một cách đầy xuất sắc
Nói đến thơ văn chống Mỹ cứu nước, chúng ta phải thấy được sự hiện diện của ba thế hệ nhà văn nối tiếp trưởng thành Thế hệ các nhà thơ thành danh từ giai đoạn trước cách mạng, kinh qua giai đoạn chống Pháp và tiếp tục cống hiến trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ Ở thế hệ các nhà thơ
Trang 20này, chúng ta thấy được những nỗ lực không mệt mỏi của nhiều nhà thơ lớn
mà tên tuổi của họ gắn liền với phong trào Thơ Mới Xuân Diệu – “ông hoàng của thơ tình” với niềm khao khát giao cảm với đời đã nỗ lực bắt mạch vào
cuộc sống và nguồn sáng của cách mạng một cách nhanh chóng tuy có khi còn nhiều đau đớn và chưa theo kịp với sự đổi mới, sự chuyển mình của cuộc
sống Tuy vậy, trong hành trình trở về với “cha tôi là nhân dân, mẹ tôi là Tổ quốc”, Xuân Diệu đã tạo nên một phong cách mới và cũng thành công không kém ở kháng chiến chống Mỹ Vượt qua thung lũng đau thương đến với cách đồng vui”, Chế Lan Viên với chất trí tuệ sắc sảo đem đến cho thơ chống Mỹ
một phong cách chính luận độc đáo với Hoa ngày thường & Chim báo bão
Huy Cận - người đi “lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não” giai đoạn trước cách mạng, thời kì này ông đóng góp
cho thơ chống Mỹ liên tục nhiều tập thơ có giá trị : Đất nở hoa , Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em,…
Bên cạnh các nhà thơ “lão thành” là các nhà thơ trưởng thành từ giai
đoạn kháng chiến chống Pháp, trong những năm hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nông Quốc Chấn, Hoàng Trung Thông, … Và đặc biệt, thơ ca chống Mỹ “tươi trẻ”, khỏe khoắn hơn với sự xuất hiện ngoạn mục của thế hệ các nhà thơ trẻ với nhiều tên tuổi: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Dương Hương Ly, Thanh Thảo So với đội ngũ nhà thơ chống Pháp thì các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ đã tạo ra cho thế hệ mình một phong cách riêng: trẻ trung, năng nổ, xông xáo, nhiệt huyết và luôn phơi phới niềm hân hoan và niềm tin tất thắng
Cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh toàn dân, chiến tranh
vệ quốc vĩ đại của dân tộc Đáp ứng nhiệm vụ xây dựng pháo đài tâm hồn dân tộc, làm sáng tỏ mục đích cao cả của cuộc chiến đấu, tác động vào tình cảm,
Trang 21nâng cao năng lực và ý chí chiến đấu bất khuất giành chiến thắng, thơ ca thời
kỳ này biểu hiện sâu sắc lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống, về thắng lợi hiện tại và niềm tin vào tương lai Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội dung chủ yếu , là cảm hứng chủ đạo được thơ khai thác và biểu hiện với nhiều sắc thái khác nhau Thơ ca thời kỳ này xoáy sâu vào đề tài Tổ Quốc, vào cuộc chiến đấu xây dựng và bảo vệ đất nước Nằm chung trong mạch nguồn sôi nổi
ấy, tiếng thơ Vương Trọng thời kỳ này đã hòa vào dàn đồng ca chung ngợi ca đất nước , bộc lộ niềm tin tưởng , lạc quan vào chiến đấu và chiến thắng của dân tộc, thể hiện sức mạnh của tuổi trẻ, chất lính trẻ trung, tếu táo của một nhà thơ mặc áo lính
1.2 Cảm hứng về con người trong chiến tranh và thời kỳ hậu chiến
1.2.1 Hình ảnh người lính
Khi viết “Đôi lời giữa cuộc thi thơ”, nhà thơ Vương Trọng khẳng
định: “Đề tài chiến tranh, quân đội là một vùng đất màu mỡ và có nhiều vấn
đề làm trái tim người đọc rung động mạnh”(18) Đó là nhận định của một nhà
thơ quân đội nhiều trải nghiệm cả đã thành danh trên mảng đề tài vốn đã có nhiều người khai thác Hình ảnh người lính trên các chiến trường đối mặt với gian nguy và thầm lặng hy sinh vì sự bình yên của Tổ quốc luôn luôn ám ảnh nhà thơ Ông đã viết về họ bằng một trái tim đồng cảm, xót đau nhưng rất đỗi
tự hào
Trong thơ, hình ảnh người lính đã thu hút nhiều bút lực Anh giải phóng quân mang theo nhiều vẻ đẹp qua thơ Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Dương Hương Ly Người chiến sĩ trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ xuất hiện ở một tư thế đẹp, tài hoa, dũng cảm và có trình độ Có một dấu nối rất đẹp giữa người chiến sĩ hôm qua với người chiến sĩ hôm nay, người chiến
sĩ chống Pháp với người chiến sĩ thời chống Mỹ cứu nước Nhưng, như Giáo
Trang 22sư Mã Giang Lân nhận xét “người chiến sỹ hôm nay có thêm chiều cao, tầm vóc chưa từng thấy”
“Anh đi xuôi ngược tung hoành Bước dài như gió lay thành chuyển non Mái chèo một chiếc xuồng con
Mà sông núi dậy sóng cồn đại dương”
(Tố Hữu- Tiếng hát sang xuân)
Cái bản chất, cái mục đích là một, nhưng tư thế, suy nghĩ, hành động đã màu sắc, đã lung linh hơn” (16) Trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ của
dân tộc, những vần thơ Vương Trọng ra đời trong bom đạn chiến tranh, trong cái không khí chung của một thời đại anh hùng Hình ảnh người lính trong thơ ông cũng mang trong mình vẻ đẹp lãng mạn, nhiều mộng mơ:
“Nằm võng không có gối vẫn êm Không trở mình suốt đêm không mỏi Nằm ngoài trời mà nắng sương không tới Bởi cây rừng biết chiều ý ta”
(Bài thơ nằm võng)
“Bài thơ nằm võng” là một trong những tác phẩm đầu tay của Vương Trọng, đó là bài thơ đạt giải báo Văn nghệ năm 1969 – 1970 Bài thơ ra đời
năm 1969, năm khốc liệt nhất, khó khăn nhất của của cuộc kháng chiến chống
Mỹ Cả nước hừng hực khí thế “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”
Trên khắp nẻo đường Tổ quốc, từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến
miền ngược, từ Nam ra Bắc đâu đâu cũng một tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn
đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”( Tố Hữu) Nằm trong mạch
nguồn ấy, “Bài thơ nằm võng” là khúc hát mê say, lạc quan, tin tưởng Ở đó
hình ảnh người lính hiện lên thật thi vị, lãng mạn Sau những trận đánh hay
Trang 23lúc hành quân mệt mỏi, tạm dừng chân trú quân trong rừng rậm, cánh võng trở thành nơi lý tưởng nhất để ngả lưng
“Nằm võng thấy cây rừng chao động Tán lá như sàng các vì sao”
Bầu trời nhìn qua cánh rừng trong đôi mắt người lính thật lấp lánh: “Tán lá như sàng các vì sao” Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, thú vị có lẽ chỉ
bắt gặp trong tâm hồn mơ mộng, lãng mạn của những chàng lính trẻ yêu đời,
hồn nhiên, trong trẻo Tuy nhiên, “Bài thơ nằm võng” không chỉ đẹp bởi tâm
hồn trẻ trung, mộng mơ của người lính, bài thơ đẹp còn bởi ở đó, người đọc bắt gặp lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng cao cả của họ Nằm võng suốt đêm, không có gối, không trở mình sao mà không mỏi, nằm võng ngoài trời sao mà nắng sương không tới, không thấm vào da thịt? Đó không chỉ là cách nói mà còn là cách sống, là lý tưởng sống của họ Phải ở nơi tận cùng của khó khăn, nguy hiểm, phải đứng ở ranh giới của sự sống và cái chết, phải chứng kiến sự ra đi của những người đồng đội hôm qua còn sát cánh bên mình, hôm nay đã về với đất mẹ thì mới thấy được niềm lạc quan, tin tưởng, thái độ ung dung, thảnh thơi đó cần thiết, đáng quý biết bao Không khí của thời đại thúc giục con người phải sống mạnh mẽ, yêu đời hơn Sống, chiến đấu, và chiến thắng là nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng của cả dân tộc, và cả thế hệ mỗi cá nhân Vương Trọng là một người lính Ông hiểu hơn ai hết trách nhiệm, nghĩa
vụ của người lính Trường Sơn Ông hòa mình trong dòng thác mãnh liệt của thời đại, sống và tận hiến cho cuộc sống, lý tưởng mà mình đã lựa chọn Vì thế, thơ ông rất thực, rất đời Không cầu kì hoa mỹ mà vẫn toát lên cái khí thế của cả một thời kỳ lịch sử Những người lính Trường Sơn là vậy, họ sống
bằng niềm lạc quan và niềm tin chiến thắng: “Một hàng quân bước, hai hàng người vui”(Ngọc Tấn); “Mỗi trang thơ đều rộn tiếng ta cười”(Chế Lan Viên) Trong đôi mắt họ “ra chiến trường như trẩy hội mùa xuân”(Xuân Thiêm)
Trang 24Trong đôi mắt Vương Trọng người lính, vì thế mà mỗi chuyến xe chở hàng ra
mặt trân cũng đều hiện lên rất chân thực mà nên thơ Bài thơ “Chiến hào ra trận” đã khắc họa những khoảnh khắc kiên hùng và lãng mạn đó của người
lính lái xe:
“Xe chạy nhanh
Bỏ lại sau lưng nhiều vết đạn
Xe dừng đột ngột Ném ra phía trước một hố bom
Xe rung trong tiếng rít gầm Người lái xe nhô đầu ngoài buồng số Bám từng chiếc máy bay
Và cứ thế, xe khi dừng khi chạy
“Bom nổ gần nổ xa Đạn cày ngang cày dọc Đất tung lên bám vào đầu vào mặt Đất tung lên lấp đầy mui xe.”
( Chiến hào ra trận)
Trang 25Những khó khăn, nguy hiểm, thách thức đã trở nên nhỏ bé trước sức chiến đấu phi thường của người lính, sức mạnh nội lực được hội tụ bởi sức mạnh thời đại và dân tộc:
“Ấy là khi Mắt người lái xe bốc lửa Sáng hơn ánh chớp đạn bom Bắp tay cuộn tròn
Lái xe như chở chiến hào ra trận”
( Chiến hào ra trận)
Ở “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, người
lính hiện lên có cái đáng yêu, cái say sưa, khinh thường nguy hiểm mà không
có chút gì phiêu lưu mạo hiểm Họ ngang nhiên, xông xáo, xe vỡ hết cả kính vẫn cứ đi, đi vì nhiệm vụ:
“Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Họ đi vì mỗi người lính lái xe đều mang trong lồng ngực một trái tim thắp lửa:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Trang 26Thì đôi mắt người lái xe trong “Chiến hào ra trận” cũng chính là trái tim
Đankô sáng rực như than lửa, sáng hơn sao và át cả cánh chớp đạn bom được thắp lên bằng ngọn lửa của niềm tin chiến thắng Hình ảnh người lính lái xe mang vẻ đẹp của những anh hùng sử thi một thuở Sức mạnh của họ là sức mạnh của niềm tin, của lòng căm thù, sức mạnh của khát khao chiến thắng Vượt lên khó khăn, đạp bằng nguy hiểm, những người lính lái xe vẫn hiên
ngang chở “một chiến hào ra trận” – một hình ảnh thực, đẹp và nên thơ
“Đặc điểm nổi bật trong tâm trạng của người chiến sĩ quân đội mà thơ
ca đã thể hiện là tinh thần lạc quan yêu đời, tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh và quyết tâm đánh giặc đến cùng”(22) Trong thơ Nguyễn Đình Thi,
Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Chính Hữu, Xuân Thiều , hình ảnh người lính thời chống Mỹ đã được khắc họa với đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn ấy Tuy nhiên, không phải thơ đã thi vị hóa, lý tưởng hóa mà chính đó là tâm
trạng điển hình cho đời sống nhân dân ta thời đánh Mỹ “Có như vậy, chúng
ta mới giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh ác liệt 20 năm” (22)
Người lính hiện lên trong thơ Vương Trọng mang tâm trạng điển hình
đó của hình tượng người lính cụ Hồ Trong khốc liệt của bom đạn chiến tranh, cái chết luôn luôn rình rập, thơ Vương Trọng vẫn ngời lên sự sống, đốt cháy
lên niềm hy vọng vào một tương lai tươi đẹp “Tiếng trẻ học bài” là một thứ
âm thanh kì diệu, trong trẻo và vang vọng đánh thức sự sống, mang bình minh tràn ngập trận địa, gieo hạt xuân trở mình trên cỗi cằn:
“Ở đây gần chiến trường Không gian rung nhiều tiếng động Vẫn có phút giây yên lặng
Cho rễ làm củ, cho nụ làm hoa Bình minh về đậu trên trang sách Mang tiếng trẻ học bài vang xa”
Trang 27(Tiếng trẻ học bài)
Giữa “không gian rung nhiều tiếng động”, đôi tai nhạy cảm của nhà thơ
Vương Trọng đã bắt được thứ âm thanh trong trẻo diệu kỳ vang ngân từ tiếng trẻ học bài – những “mầm non” đất nước, âm thanh đó là động lực chiến đấu,
là ý chí chiến thắng, là niềm tự hào về sức sống và tình yêu đất nước Nó là những mầm sống nảy sinh từ cái chết, là tiếng ca thúc giục:
“Khẩu trung liên trên đê Khẩu pháo ngoài trận địa Cởi áo bạt lắng nghe
Tiếng trẻ học bài”
(Tiếng trẻ học bài)
Có thể thấy người lính trong thơ Vương Trọng mang trong mình những phẩm chất của những người vì lý tưởng cách mạng Họ đã chiến đấu, đã hy sinh và quên mình cho Tổ quốc Trái tim họ, luôn rực lửa đấu tranh, tâm hồn
họ luôn trẻ trung, lạc quan và khát khao hòa bình, khát khao chiến thắng Sức mạnh thời đại, sức sống dân tộc tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
Viết về những người lính, các nhà thơ không chỉ khai thác cái “bề nổi”, khắc họa những trận đánh, những hành động anh dũng kiên cường ngoài trận địa, họ còn tập trung làm nổi bật thế giới tâm hồn, tình cảm của những người cầm súng Tình cảm đồng chí, đồng đội, tình cảm quân dân cá nước đã làm
xúc động người đọc bao thế hệ Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” đã viết:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí”
( Đồng chí )
Trang 28Tình cảm của người lính “là một thứ tình cảm mới, cùng chung một ý thức, một nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Mới nhưng vẫn thấy như là thứ tình cảm
xa xưa quen thuộc của dân tộc” (11)
Hình ảnh hai người chiến sĩ:
“Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng Quờ tay tìm hơi ấm đêm mưa”
(Nhớ - Hồng Nguyên)
đã làm xúc động bao nhiêu thế hệ Tình cảm bình dị, gần gũi nhưng ấm áp sẽ còn chảy mãi trong mạch nguồn thơ ca, trong sự sáng tạo không ngừng của nghệ thuật Vương Trọng là một người lính Ông hiểu hơn ai hết những vất vả nguy hiểm trên suốt cuộc hành trình chiến đấu Bom đạn kẻ thù đã là một lẽ, nhưng sự khắc nghiệt của thời tiết cũng nguy hiểm không kém Thời chống Pháp, Quang Dũng viết về những người lính Tây Tiến sốt rét dọc đường hành quân bằng vẻ đẹp lãng mạn:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Ở “Điểm tựa các anh”, Vương Trọng cũng tái hiện một không gian
khắc nghiệt và nguy hiểm của thiên nhiên: Mùa đông dài, giá lạnh, tuyết phủ
quanh năm, đến nỗi “thư đến, tay run không bóc được”, đất thì “cằn khô vàng
uá lá sồi”, “trời khắc nghiệt cỏ gianh không mọc nổi” chứ nói gì đến rau
xanh; những người lính chốt giữ những đỉnh núi cao ấy đã tựa vào nhau, tìm hơi ấm đêm đông:
“Lên đây rồi, đừng hỏi tựa vào đâu
Trang 29Cứ ở lại cùng những người đồng đội Quàng vai nhau ngồi bên bếp củi
Và anh cười Tôi quên hiểu nỗi lo Hiểu điểm tựa đỉnh cao này là thế Tựa vào lòng dân, tựa vào tuổi trẻ
Tựa rộng dài đất nước phía sau lưng.”
( Điểm tựa các anh)
Chứng kiến cái khắc nghiệt của mùa khô Trung Lào, nhìn những người đồng
đội “khát cháy lòng”, Vương Trọng không khỏi xót xa:
“Lặng nhìn đồng đội mà thương Nắng nôi theo suốt chặng đường hành quân Đất tơi trì trật bàn chân
Tóc tai màu bụi áo quần màu tro Cúi người đã nặng ba lô
Để xương vai bạn gầy nhô vai đồi
Bi đông cạn nước lâu rồi Cạn khô cả giọt mồ hôi đường dài”
(Đi dọc mùa khô)
Cái “lặng nhìn” của Vương Trọng chứa đựng biết bao ân tình, bao nỗi niềm thương mến, xót xa Đó là thứ tình cảm đâu dễ cất thành lời, là “cái tình cảm
đa dạng, phong phú, tế nhị như một mạch nước ngầm thấm vào từng thế hệ,
từng hoàn cảnh cụ thể” (15) Hơi ấm của “Bếp lửa Lũng Cú”- cái địa danh
chót vót bản đồ đã sưởi ấm tình đồng đội, chứng kiến niềm hạnh phúc ngọt ngào của những người lính khi quây quần bên bếp lửa:
“Tôi hơ tay vào lửa
Trang 30Muốn lặng yên Tận hưởng hạnh phúc vừa bén tới Được ngồi sưởi cùng những người đồng đội Bao nhiêu chốt giữ đất này”
( Bếp lửa Lũng Cú )
Được sống trong tình đồng đội, được sẻ chia mọi vui buồn, ấm lạnh của cuộc đời, đó là niềm hạnh phúc vô bờ của người chiến sĩ trong mỗi phiên gác, mỗi trận đánh và mỗi cuộc hành quân
“Trao phiên gác, trao áo bông cho bạn Mây mù ngưng, ẩm ướt nặng hai vai”
(Bên bếp lửa Lũng Cú)
Ở người lính còn có một thứ tình cảm mà chỉ có những người trong cuộc mới biết, nói như nhà thơ Trần Ninh Hồ:
“Hai đứa cười mà lệ tràn trên má
Ai cũng nghĩ phía bạn mình bom rơi nhiều hơn”
(Phía này, phía kia)
Đó là sự lo lắng, sợ hãi khi nghĩ về bạn, lo cho bạn mình liệu có còn sống sót sau trận bom hay không, là thái độ không yên lòng khi nghĩ về bạn, và là niềm vui mừng đến trào nước mắt khi thấy bạn còn sống Những cung bậc tình cảm ấy chỉ có thể có ở người lính – những người vào sinh ra tử, thường xuyên giáp mặt tử thần
Tình đồng đội, đồng chí được thể hiện trong thơ Vương Trọng với nhiều sắc thái Có khi là niềm hạnh phúc nhỏ bé được sưởi ấm cùng đồng đội,
là cái “lặng nhìn” xót xa, thương cảm, là cái nắm tay, là cái trao lời hát, là chung rượu cần nhường nhau trong đêm hội Tất cả góp phần khắc họa thế giới tâm hồn, tình cảm đa dạng của những người lính Trường Sơn
Trang 31“Hình ảnh anh bộ đội là hình ảnh tập trung nhất, rõ nét nhất của con người Việt Nam trong chiến đấu Trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ
đó, người Việt Nam đã chịu đựng biết bao hy sinh, biết bao tổn thất Nhưng không phải mọi nỗi đau của con người đều đi vào thơ Thơ hiện đại không nói nhiều về nỗi đau thương của con người trong chiến tranh Ngay cả nỗi buồn, nỗi nhớ đôi khi cũng cần phải cân lượng để không làm thơ yếu mềm, thiếu tính chiến đấu” (22) Vương Trọng là người trực tiếp chiến đấu trên các chiến
trường Ông chứng kiến tất cả những vất vả, gian nan, những chịu đựng, hy sinh của người lính Không trốn tránh hiện thực đó, ông đã viết về những gian khổ, những hy sinh của những người lính một cách chân thực, không chút khoa trương, phóng đại Viết không phải để kể khổ Viết để người đọc hiểu
hơn về người lính, để “thế hệ sau biết về thế hệ trước nhiều hơn” (Lời Vương
Ám ảnh lớn nhất trong thơ Vương Trọng phải kể đến những cơn khát
của người lính – những cơn khát cháy họng, khát đến “khô cả giọt máu hồng”
Trang 32Không còn đủ ngụm Cho đồng chí bị thương
Cơn khát tưởng chừng đã quên Bỗng kéo về bỏng rát”
(Một ngày giữ chốt)
Sau trận “phản kích thứ sáu trong ngày”, những người lính tưởng
chừng có thể quên đi cơn khát, nhưng khí hậu khô khốc của nắng gió Trung Lào tưởng như vắt kiệt nốt chút sức lực còn lại của họ Những ai đã từng đi qua nơi đây, những ai đã từng ngủ trưa ở Phú Lợi mới hiểu thế nào là nắng, là gió:
“Không mây Không gió Bầu trời Treo Mặt trời – quả lửa Không cây
Không ngọn cỏ Đất hút tầm Cát nỏ Rang Nhà tôn Mái tôn Vách tôn Những người lính cởi trần Nằm ngủ”
(Trƣa Phú Lợi)
Trang 33Có thể thấy nắng nóng đã trở thành một nỗi kinh hoàng, trở thành một nỗi ám ảnh khôn khuây Những đợt hành quân trong mùa khô, những đợt hành quân trong nắng hạn, chứng kiến điều đó mới thấu hiểu những hy sinh, những gian khổ chịu đựng của người lính thật sự phi thường, mới thấy được lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và lý tưởng cách mạng sáng ngời trong tim họ:
“Mùa khô khắc nghiệt Trung Lào Rừng le như rạ ai cào ai phơi Cây cà – boong cạn nhựa rồi đứng trơ
Ve gầy kêu xác rừng thưa Tiếng chim Pơ – tốc nhớ mưa gọi khàn
Lại rừng khộp, lại rừng le Ngàn cây không chiếc lá che mái đầu Chúng mình nghiêng bóng che nhau
Đi qua khắc nghiệt của Trung Lào mùa khô”
(Đi dọc mùa khô)
Vương Trọng không trốn tránh thực tế khi viết về những gian lao, vất
vả của đội quân tình nguyện ở Sư đoàn 330 “Tà Sanh” là bài thơ tái hiện
một cách chân thực nhất những khốc liệt của chiến tranh, của quân thù và của
cả thiên nhiên Lời thơ giản dị, chân tình Từng lời, từng lời là trải nghiệm của chính ông
Bài thơ này ra đời khi đất nước ta đã giành được độc lập, thống nhất, chỉ còn một bộ phận quân tình nguyện còn đang làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Lào Ông viết về họ với một thái độ ngợi ca, viết về những hy sinh gian khổ để cảm thấy và thấu hiểu, để trân trọng hơn những người lính dũng cảm, kiên trung Khác với những dòng thơ đánh Mỹ , âm hưởng chủ đạo là
âm hưởng lạc quan chiến thắng, không khí hừng hực sức sống của những mùa
Trang 34ra trận – mùa vui bao trùm toàn bộ giọng điệu chung của thơ ca giai đoạn này
thì “Tà Sanh” là những gì nhọc nhằn, vất vả nhất Ở “Tà Sanh”, người đọc
được chứng kiến địa bàn chiến đấu của bộ đội ta bên nước bạn thật lắm khó khăn, nhiều trở ngại, nhất là thiên nhiên – những khu rừng mùa khô rụng hết
lá, trơ cành, những con voi già trụi lông sốt rung rừng, những dòng suối khô cạn nước, mọi vật đứng trên cái ngưỡng chết chóc, tử khí bao trùm không gian:
“Con voi rừng trụi lông Sốt rung rừng lá mùa khô rơi rụng Khe lá mục cạn dòng nước uống Con nai khát ăn nhầm lá độc Chết vắt ngang thân mục gỗ chắn đường Cánh kền kền – từng mảng trời – rơi xuống
Xé nhau xác chết, thét vang rừng Con voi già trụi lông
Quay đầu về Bát đom bong”
(Tà Sanh)
Mùa khô ở Trung Lào, sáu tháng không có một giọt mưa, bầu trời lúc nào cũng xanh ngăn ngắt, nắng nóng chang chang khô như rang, vạn vật héo
úa, cây cối chết chóc, trụi lá khô cằn, con người cũng kiệt sức vì mất nước:
“Bạn tôi nằm héo khô trên mặt đất Đất đồi khô, khô cả giọt máu hồng”
(Tà Sanh)
Những cơn khát khô môi, khát đến khi không nói được, muốn nói phải
nguệch ngoạc viết lên mặt hầm, những cơn khát “đến khi không đi được, nằm nhìn trời mà tưởng nhớ dòng sông” Sự thật là trong cuộc chiến đấu giữa
rừng Tà Sanh, nhiều người lính đã ngã xuống, không phải vì bom đạn, kẻ thù
Trang 35mà bởi cái khắc nghiệt, nghiệt ngã của khí hậu khô cằn Sống trong hoàn cảnh
ấy, họ có những ước mơ thật bình dị, nhưng nghĩ mà xót xa mà ám ảnh:
“Ước một cây chuối rừng Bập răng vào nhai cho thỏa thích Nhắc khế chua miệng không sinh nước bọt
Mắt nhìn trời cầu mong một cơn mưa”
( Tà Sanh)
Nhưng mưa chỉ nằm trong chiêm bao, mưa chỉ nằm trong cổ tích, còn những
người lính vẫn khát khô cả hồng cầu Ngòi bút của Vương Trọng chân thực Ông không ngại phơi bày sự thật Cái sự thật mà mỗi khi nghĩ tới chỉ thấy xót lòng
“Tà Sanh” còn ám ảnh Vương Trọng bởi những cơn sốt rét rừng Đây
là nơi “Tàn quân Pôn Pốt đến / lẩn quất cùng vi trùng sốt rét/ cùng muỗi vằn Anôphen/ cùng lạnh nước đen ngòm lá độ/ Lũ giết người bằng búa bằng dao/
lũ giết người bằng gặm nhấm hồng cầu/ kết bạn” Hình ảnh những người lính
sống, chiến đấu trong khu rừng rậm rạp, nơi những đàn muỗi vằn Anôphen hoành hành, thì việc họ bị những cơn sốt rét rừng hành hạ đã trở nên quen thuộc
“Và người ơi, cơn sốt rừng nhớ lấy Hai mươi tuổi bạn tôi chống gậy Chỉ còn hơn một triệu hồng cầu
Người Pa-lin đi dân công hỏa tuyến
Vài tuần thôi về sốt trọc đầu”
(Tà Sanh)
Trang 36Quen thuộc mà vẫn quá xót xa khi những người lính mới hai mươi tuổi, cái
tuổi sinh lực cường tráng nhất đã phải chống gậy bởi “chỉ còn hơn một triệu hồng cầu” Biết là nguy hiểm, biết là gian khó nhưng làm sao tránh nổi
Nhưng người lính trong thơ Vương Trọng không vì vậy mà bi lụy mà nhụt chí, thối lui Họ vẫn sẵn sàng đi, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng chiến đấu, vì bản thân họ mang sẵn lý tưởng cách mạng cao đẹp, bởi họ hiểu và nhận lãnh sứ mệnh thiêng liêng mà dân tộc giao phó Họ đi vì nghĩa lớn
Hình ảnh người lính còn ám ảnh trong thơ Vương Trọng bởi những cơn đói, những cơn đói quay , đói quắt
“Suốt ngày gạo sống không kịp bốc ăn Giặc tan rồi mới hay mình đang đói Túi gạo sấy trúng đạn nhiều lần vung vãi Tay đói run nhặt gạo lẫn đất hầm
Tay lấm lem đầu súng và thuốc đạn
Gạo nhặt rồi rơi xuống bàn chân ”
(Tà Sanh)
Những câu thơ chân thật giống như một thước phim dựng lại những năm tháng oai hùng mà gian khổ Những câu thơ nghẹn ngào xót thương Những câu thơ ấy làm sáng lên một sự thật không thể phủ nhận: Những người lính
Việt Nam, những người lính trong đội quân của “Con hổ xám miền Tây” – Sư
đoàn 330 là hình tượng vĩ đại cho tinh thần đoàn kết quốc tế, sẵn sàng xả thân
vì hòa bình thế giới của dân tộc ta
Chiến tranh không chỉ được Vương Trọng nhìn bằng đôi mắt lạc quan, bằng niềm vui hân hoan trong ngày chiến thắng của cậu bé ngồi trên vai cha nhìn thằng Mỹ cuối cùng cút khỏi miền Bắc , chiến tranh trong trái tim đa cảm nhiều nỗi đau ấy luôn khắc khoải những vết thương khó lành
Trang 37Vương Trọng không né tránh khi viết về sự hy sinh của người lính Với ông, bao nhiêu con người đã ngã xuống, bao máu xương đã đổ Mỗi tấc đất đều trộn máu cha anh, mỗi tấc đất là niềm đau nhức nhối Vọng từ thẳm sâu, tiếng đất hay tiếng người nghẹn ngào thổn thức
“Vết thương chảy máu bây giờ còn đau Người ơi, đừng để mai sau
Nỗi đau mặt đất xoáy sâu lòng người”
(Tiếng đất)
“Ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn”, nhà thơ bồi hồi xúc động lắng
nghe lời thông hát ru, dòng sông vỗ về để nỗi đau dịu lại giữa vùng đất thiêng liêng, mỗi bước chân đi phải thật nhẹ vì sợ làm đau thêm người nằm dưới mộ
“Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn Nơi gặp gỡ những người con Thời gian không thêm tuổi Nơi chiến trường và hậu phương xích lại Tên liền dòng trên bia đá xanh
Cách nhau nửa quãng đời tuổi trẻ”
( Ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn)
Ngàn vạn tấm bia mộ được dựng lên ghi tên ngàn vạn con người đã ngã
xuống để “những nhịp cầu, con đò cho cuộc sống đi qua”, đó cũng là bấy
nhiêu tội ác của kẻ thù, là bấy nhiêu tình yêu thương, tự hào của nhân dân cả nước, nhưng đó cũng là niềm đau của những người còn đang sống Xúc động ngậm ngùi, nhà thơ chỉ còn biết cúi đầu trước mỗi dòng tên:
“Không đủ vạn bông hoa Cắm lên mộ từng người đồng chí Tôi bước nhẹ bằng đôi chân chiến sĩ
Trang 38Đến cúi đầu trước mỗi dòng tên”
(Ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn)
Nằm chung trong dòng cảm xúc về những đau thương, những hy sinh mất mát, Vương Trọng không chạy trốn thực tế, cũng không tô hồng cho sự ra
đi của các anh thêm lý tưởng như thơ văn chống Pháp Nhà thơ chân tình giản
dị khi viết vế sự ra đi của đồng đội:
“Vải bạt dần dần khuất Thôi xa rồi anh ơi Tình thương chìm vào đất Theo dòng nước mắt rơi”
một đôi mắt tin yêu, ngưỡng vọng “Bằng mảng thơ này, Vương Trọng đã hòa mình vào đội ngũ của những nhà thơ khoác áo lính”(Trần Đăng Khoa)
1.2.2 Cảm hứng về người vợ, người mẹ
Theo Vương Trọng “xung quanh chúng ta, dấu ấn chiến tranh để lại mọi nơi, nhìn về phía nào cũng gặp Đó là đường hằn trên vầng trán của cha, nếp nhăn trước tuổi ở cuối đuôi mắt của chị và của bà mẹ hàng xóm sống côi cút một mình vì đứa con duy nhất đã hy sinh thời chống Mỹ” Ở thơ mình,
ông đã dành một phần không nhỏ để viết về họ, những người phụ nữ đã âm
Trang 39thầm hy sinh chốn hậu phương, để chồng để con ra trận Những người phụ nữ
ấy vẫn lặng lẽ vào ra với ngổn ngang tâm sự đâu dễ tỏ bày
Trong thơ ca Việt Nam, người đọc đã quen thuộc với sự xuất hiện của những người phụ nữ Đây là một đề tài truyền thống của thơ ca dân tộc ta Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau, hình ảnh người phụ nữ cũng được nhìn nhận, đánh giá ở một góc độ khác nhau Trong thơ văn trung đại, người phụ
nữ đã khẳng định được vẻ đẹp tài hoa, đức hạnh của mình nhưng nhìn chung
họ đều có chung số phận bất hạnh (Thúy Kiều, Vũ Nương, ) Giai đoạn chống Pháp, vị trí của người phụ nữ đã đổi thay Họ mang tâm hồn, tầm vóc mới: đảm đang việc nước, nghèo nhưng giàu lòng thương con, thương bộ đội
như con mình, ân cần chăm lo chu tất Các bài thơ Phá đường, Bà bủ, Bầm
ơi (Tố Hữu), Người đàn bà Ninh Thuận, Bà mẹ canh biển (Tế Hanh), Cắn răng (Phạm Hổ), Kể chuyện Vũ Lăng (Anh Thơ), Thăm lúa (Trần Hữu Thung), Mẹ(Nguyễn Bính), Gửi mẹ trong vùng giặc chiếm (Chế Lan
Viên) tất cả đều nhìn nhận người phụ nữ dưới một ánh sáng mới “Tất cả đều chan hòa trong một cảm xúc chung gắn bó với anh bộ đội, hình ảnh cuộc kháng chiến gian khổ, anh hùng”(22) Đến giai đoạn chống Mỹ, hình ảnh
người mẹ gắn liền với hình tượng Tổ quốc – mẹ Việt Nam anh hùng là biểu tượng vĩ đại nhất về sự hy sinh âm thầm mà cao cả
Viết về người mẹ trong chiến tranh đã nhiều, Vương Trọng cũng góp thêm tiếng thơ để hoàn thiện bức tranh chung về người mẹ anh hùng Số lượng thơ viết về người mẹ trong chiến tranh ở thơ Vương Trọng không nhiều nhưng đủ để người đọc hiểu được tấm lòng yêu thương, trân trọng và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với những người mẹ Thơ của Vương Trọng viết về
mẹ dung dị, đôn hậu và gần gũi: Đó là người mẹ đồng chiêm (Mẹ đồng chiêm), người mẹ vùng cao (Mẹ Bắc Kạn), người mẹ Miền Nam(Bóng dừa, bóng má) và dù mỗi người mẹ ở một vùng miền khác nhau nhưng họ đều
Trang 40mang trong mình vẻ đẹp của những người mẹ Việt Nam: giàu lòng nhân đạo, giàu đức hy sinh, hết lòng vì chồng con, vì đất nước
Cũng giống như bao bà mẹ khác, người mẹ trong thơ Vương Trọng là hình ảnh gắn liền với quê hương, với làng quê thân thuộc, nơi nhà thơ đã lớn khôn Với ông, người mẹ giữ một vị trí vô cùng thiêng liêng trong suốt cả cuộc đời, nhất là những năm đánh Mỹ Hình bóng người mẹ luôn theo sát bước chân hành quân của ông, giữ vững niềm tin cho ông suốt những năm dài chiến đấu gian khổ:
“Con đến đâu cũng có bát cơm đầy Bát cơm nào cũng gợi về nơi mẹ Hạt thóc quê mình ngàn năm vẫn trẻ
Đủ sức theo con hết cuộc trường kỳ”
Mẹ trở về chạng vạng dáng đi”
(Mẹ đồng chiêm)
Người mẹ Việt Nam muôn đời vẫn tần tảo, chịu thương, chịu khó như thế,
vẫn hai sương một nắng “Chân ngập trong bùn, lưng còng trong nắng” Thời gian và khó nhọc khắc hình lên trong “chạng vạng dáng đi” Nhưng thời gian
khó nhọc chẳng thể nào khuất phục nổi ý chí kiên cường của mẹ Trong những năm dài đánh Mỹ, mẹ luôn là hậu phương vững chắc cho con, cho đồng đội của con Mỗi hạt gạo, mỗi bát cơm thơm thảo mẹ gửi ra chiến