1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học

124 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Trong chuyên luận Phương pháp luận nghiên cứu văn học 2004, một chuyên luận thuộc loại đầu tiên về lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp, là cuốn sách mang tính chất đúc kết thành tựu v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN KHÁNH THÀNH

Hà Nội, tháng 10 - 2009

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện được cuốn luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Khánh Thành - người đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị tri thức khoa học cho

em từ khi còn là sinh viên đến khi hoàn thành luận văn này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt của Đảng uỷ, Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng, Tổ bộ môn Ngữ văn của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Việt Trì - Phú Thọ

Qua đây xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân

đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2009

Người thực hiện

Bùi Tiến Dũng

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Thi pháp học xuất hiện rất sớm trong lịch sử nghiên cứu, phê

bình văn học trên thế giới với công trình "Nghệ thuật thi ca" (Poetika)

của Aristote (384 - 322 TCN) Nội dung của thi pháp học được khởi nguồn nuôi dưỡng bằng sự cộng hưởng của tư duy khoa học thời đại mà Aristote đề xuất: Đó là sự phát triển của tư duy khoa học duy vật biện chứng

về sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, xã hội; của lôgic học nghiêm ngặt; của sự đăng đối hài hòa giữa nội dung - hình thức của sự vật, hiện tượng Mà tinh thần xuyên suốt làm nên khuôn hình của thi pháp học là

tư duy khoa học duy vật biện chứng; là khả năng mã hoá, vật chất hoá thế giới tinh thần, thế giới nghệ thuật thông qua hệ thống công cụ, hệ thống hình thức khách quan

Hơn 2000 năm, hơn 20 thế kỷ từ ngày được định danh, trên trục thời gian xuyên thiên niên kỷ và trong chiều kích không gian vũ trụ toàn thế giới, tinh thần thi pháp học từ Aristote được tiếp thu, bổ sung trên cơ

sở những thành tựu của ngành khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là khoa học ngôn ngữ, chủ nghĩa thực chứng, khoa học lịch sử Do đó, thi pháp học hiện đại, khởi nguồn từ Trường phái hình thức Nga, đã phục hưng khoa học thi pháp trong thế kỷ XX và tiếp tục ở thế kỷ XXI Ngày nay, trong nghiên cứu, phê bình văn học, thi pháp học đã trở nên quen thuộc Trần Đình Sử gọi thi pháp là bộ môn khoa học cổ xưa nhất, đồng thời cũng là bộ môn hiện đại nhất của khoa học nghiên cứu văn học Trần Đình Sử khẳng định "Thi pháp học là một danh từ mới nhưng không xa lạ Đó là tên gọi một bộ môn cổ xưa nhất nhưng cũng là bộ môn hiện đại nhất của nghiên cứu văn học, đang đem lại cho ngành này những luồng sinh khí mới" [77, trg 7]

1.2 Trong lịch sử nhân loại, giao lưu là một xu hướng tất yếu trong các hoạt động của đời sống xã hội Giao lưu văn hóa luôn đi kèm với giao lưu kinh tế, giao lưu chính trị, con người Hoạt động giao lưu

Trang 4

trên các lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện sự phát triển, trình độ phát triển xã hội của dân tộc, giữa các dân tộc và khu vực trên thế giới Văn hóa Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng trên

Đặt thi pháp học trong dòng chảy của sự giao lưu văn hóa, chúng

ta có thể thấy sự xuất hiện, phát triển của bộ môn khoa học này trong suốt mấy chục năm qua là một xu hướng tất yếu

Hơn ba chục năm tồn tại và phát triển thi pháp học ở Việt Nam có

sự đóng góp công sức, trí tuệ của tập thể đông đảo các nhà nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học [46, trg 62-64; 78, trg 13-25] Nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu chọn thi pháp học, còn rất ít người vinh dự được thi pháp học chọn Hơn nữa, mỗi một lĩnh vực của đời sống xã hội đều có những nguyên tắc riêng chỉ có những người nào làm cho lĩnh vực mình chọn trở nên có hồn vía, phát triển thì mới được chính lĩnh vực ấy vinh danh Nhắc đến thi pháp học ở Việt Nam rất nhiều nhà nghiên cứu nhắc ngay đến Trần Đình Sử như một nhà khoa học tiêu biểu nhất

Để có được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thi pháp học ở Việt Nam, Trần Đình Sử phải nỗ lực để vượt lên chính mình, vượt qua ranh giới, giới hạn thời đại bằng sự say mê khoa học, bằng sự dũng cảm, bằng niềm tin vào tương lai và bằng ý chí "Sinh ư nghệ, tử ư nghệ" Mà tựu trung lại là xuất phát từ sự lặng thầm, miệt mài học tập, nghiên cứu thi pháp học Trong hơn nửa thế kỷ học tập, giảng dạy, nghiên cứu văn học Trần Đình Sử ghi được nhiều dấu mốc quan trọng Từ công việc giảng dạy, nghiên cứu, đến những công trình nghiên cứu và những giải thưởng cao quí [76, trg 7-8] Riêng về các công trình nghiên cứu thi pháp học,

nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học phải kể đến: Thi pháp thơ

Tố Hữu (1987), Những thế giới nghệ thuật thơ (1995), Lý luận và phê bình văn học (1996), Dẫn luận thi pháp học (1998) Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1999) Văn học và thời gian (2001), Thi pháp Truyện Kiều (2001)

Đó là những căn cứ để chúng ta chờ đợi những đóng góp quan trọng tiếp theo của Trần Đình Sử về thi pháp học

Trang 5

1.3 Hiện nay, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn là vấn đề mang tính thời sự, được đặt ra cấp thiết Mặc dù, đã có những kết luận mang tính pháp qui về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; tuy nhiên, trong thực tế, việc hiểu và thực hiện của giáo viên và học sinh vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất [97]

Chúng tôi không có tham vọng bàn sâu về lý luận hay ứng dụng cho đổi mới phương pháp dạy học văn Bởi nội dung này là thiết thực, cấp bách nhưng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài Điều mà chúng tôi quan tâm là, thông qua tìm hiểu, nghiên cứu về thi pháp học và những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học trên cả hai bình diện lý luận và ứng dụng trong nghiên cứu văn học Việt Nam, sẽ góp thêm tiếng nói đổi mới phương pháp dạy học văn, khi đưa thi pháp học hướng dẫn học sinh, giáo viên tiếp cận giờ dạy văn Các lý do mà chúng tôi quan tâm:

1 Thi pháp học là một bộ môn khoa học Tính khoa học của thi pháp học đem lại tư duy khoa học cho người tiếp cận: Tư duy hệ thống cấu trúc,

tư duy lôgich, biện chứng, tư duy văn học, nghệ thuật, triết học, mỹ học

2 Các phạm trù của thi pháp học là lựa chọn có tính chất công cụ

và phương pháp để giúp người tiếp nhận có cái nhìn khoa học, chủ động, sáng tạo Vì thế, sẽ khắc phục lối bình tán chủ quan thiếu căn cứ, quan niệm tuyệt đối hóa nội dung, chỉ cần ghi nhớ nội dung văn học

3 Việc dạy học văn theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung của thế giới Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều điều kiện thuận lợi: Đội ngũ nhà thi pháp học hùng hậu, có nhiều chuyên luận, tiểu luận về việc đưa thi pháp học tiếp cận giờ giảng văn [81, 40, 30], nhiều nội dung của sách giáo khoa và đề thi coi trọng hơn tới hình thức nghệ thuật Hơn nữa, tinh thần thi pháp học phù hợp cho tư duy người giáo viên hiện đại Bởi vì: "người giảng văn phải giải mã được ngôn ngữ tác phẩm, khám phá ra cấu trúc nội tại, tìm ra ý nghĩa của từng yếu tố hình thức, kĩ thuật trong việc thể hiện nội dung Nếu nhà văn đi tìm cho nội dung một hình thức thích hợp nhất thì người giảng văn lại dựa vào hình thức để tìm đến nội dung của tác phẩm Như vậy, không có hình thức thuần túy mà chỉ có

Trang 6

hình thức của một nội dung nhất định mà thôi Tính nghệ thuật của tác phẩm chính là sự phù hợp nhất, thống nhất cao độ giữa hình thức và nội dung" [84, trg 118].

Dung hòa giữa những lý do khách quan và chủ quan, chúng tôi

chọn đề tài “Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học” làm

đối tượng nghiên cứu của luận văn này

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Sức bật của tuổi trẻ, cộng hưởng bởi niềm say mê khoa học, niềm tin vào sức mạnh dân tộc sau ngày giải phóng thống nhất đất nước là động lực thôi thúc Trần Đình Sử học tập, nghiên cứu thi pháp học ngay trên quê huơng của thi pháp học hiện đại Sau khi về nước với sự hiểu biết sâu rộng , Trần Đình Sử chủ động, tích cực đưa thi pháp vào nghiên cứu văn học Việt Nam Lần lượt những tiểu luận,chuyên luận về thi pháp học được Trần Đình Sử công bố (từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay)

đã gây được tiếng vang đặc biệt Sự thành công bước đầu ấy được nhiều đồng nghiệp và đông đảo giới nghiên cứu phê bình, cổ vũ, ghi nhận

Năm 1989 (nghĩa là sau gần 10 năm, kể từ khi những tiểu luận,

chuyên luận về thi pháp học của Trần Đình Sử được công bố) trên Tạp chí văn học số 3, Lã Nguyên "đánh" những tiếng trống cổ vũ đầu tiên

Rất quan tâm đến sự hấp dẫn của thi pháp học ở Việt Nam, Lã Nguyên nhận thấy: "quả là thơ Tố Hữu đã được phân tích đánh giá kĩ lưỡng ở nhiều cấp độ khác nhau trên cả mặt nội dung và hình thức, nhưng nghiên cứu tác phẩm của nhà thơ này từ góc độ tiếp cận của thi pháp học thì cho đến nay vẫn còn là mảnh đất trống" [61, trg 74]

Trên tinh thần khoa học nghiêm túc, dân chủ, Lã Nguyên thấy

được thành công của Trần Đình Sử ở Thi pháp thơ Tố Hữu trên hai

phương diện ứng dụng và lý luận thi pháp học Ứng dụng thi pháp học vào nghiên cứu một đơn vị cụ thể, chính là đưa lý luận vào thực tiễn Lã Nguyên viết: "trong chuyên luận của Trần Đình Sử, mọi đơn vị nghệ thuật, từ đơn vị vĩ mô như tác phẩm, thể tài đến đơn vị vi mô như nhịp điệu, câu, chữ đều được quy về một kiểu tư duy nghệ thuật, một kiểu quan hệ giữa chủ thể và khách thể phản ánh, giữa nhà thơ và phương

Trang 7

thức, phương tiện thể hiện Còn lôgíc phát triển của hình thức thơ trong sáng tác của Tố Hữu được lý giải thông qua sự vận động của các loại hình nội dung (từ thể tài đời tư, thế sự đến thể tài lịch sự - dân tộc) và sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người, về thế giới của bản thân tác giả Nhờ thế, qua chuyên luận này người đọc tiếp nhận được một cái nhìn bao quát về toàn bộ sáng tác của Tố Hữu như một chỉnh thể nghệ thuật không ngừng vận động trong sự thống nhất toàn vẹn của nó" [61, tr 76] Đồng thời, từ kiến giải thực tiễn sẽ nâng tầm lý luận, nâng tầm khoa học, trên tinh thần đó, Lã Nguyên đi đến khẳng định: "Thi pháp thơ Tố Hữu là một công trình khoa học nghiêm túc Không có gì là quá đáng nếu nói rằng chuyên luận này với việc đưa ra hàng loạt khái niệm phạm trù công cụ mới như hình thức quan niệm, quan niệm nghệ thuật về con người Trần Đình Sử đã góp phần hoàn thiện, nâng lên đỉnh cao mới một hướng thi pháp học hiện đại do ngành nghiên cứu văn học Xô Viết gợi ý… Đây là một trong những hướng thi pháp học hiện đại có nhiều triển vọng nhất, bởi nó mở ra khả năng giải quyết hàng loạt vấn đề mà mỹ học nhiều thế kỷ đặt ra nhưng chưa có câu trả lời thỏa đáng" [61, trg 78]

Năm 1991, Nguyễn Lai, qua Sức mạnh lý giải của hệ thống qua công trình "Thi pháp thơ Tố Hữu" in trong sách Ngôn ngữ và sáng tạo văn học [49], đã nhận ra khả năng ứng dụng cao của thi pháp học trong

nghiên cứu văn học Đó là, việc Trần Đình Sử bằng thao tác hai chiều, vừa phát hiện vừa lý giải - của phương pháp hệ thống thể hiện ở các cấp

độ, thể tài, hình tượng, ngôn ngữ, đã tạo thêm nhiều cái lý cho việc "tháo gỡ" quá trình sáng tạo nghệ thuật "Nói khác, trong thế lý giải để phát

hiện hệ thống ở đây, Trần Đình Sử đã cố gắng tạo ra cái lý từ sức sống đích thực của nghệ thuật để trả về cho sự lí giải đúng yêu cầu đặt ra của thi pháp

học" [49, trg 91-92] Và, cũng chính từ việc vận dụng tính hệ thống của thi pháp, Nguyễn Lai nhận thấy điểm nữa "Trần Đình Sử đã đưa lại một bước

tiến đáng kể trong việc nhận dạng và lí giải mối quan hệ giữa nội dung và

hình thức gắn với quá trình tạo nghĩa của nghệ thuật thơ" [49, trg 99]

Trang 8

Khi thi pháp học đi vào đời sống văn học, đi vào giảng đường đại học (qua nghiên cứu phê bình văn học, qua giảng dạy hướng dẫn nghiên cứu khoa học) thì cũng là lúc có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm hơn đến thi pháp học trên bình diện nghiên cứu khoa học, giao lưu văn hóa, tổng hợp đánh giá Vì lẽ đó, thi pháp học của Trần Đình Sử được trích dẫn, định hướng, ghi nhận đóng góp khá toàn diện

Nguyễn Văn Dân là tác giả quen thuộc trong giới nghiên cứu phê

bình văn học Việt Nam Trong chuyên luận Phương pháp luận nghiên cứu văn học (2004), một chuyên luận thuộc loại đầu tiên về lĩnh vực vô

cùng khó khăn và phức tạp, là cuốn sách mang tính chất đúc kết thành tựu về phương pháp luận và về phương pháp của ngoài nước lẫn trong nước, Nguyễn Văn Dân trên quan điểm biện chứng giữa cái chung và cái riêng, đi tìm cái chung trong cái riêng để chia tách các phương pháp nghiên cứu văn học, đã xếp thi pháp học vào mục phương pháp hình thức với quan niệm "phương pháp hình thức là phương pháp phân tích có khía cạnh hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học - nghệ thuật để rút ra ý

Tố Hữu của GS Trần Đình Sử, viết xong từ năm 1985 Đây là cuốn sách đầu tên gọi tên đích danh thuật ngữ thi pháp” [8, trg 89] Quan trọng

hơn, Nguyễn Văn Dân còn khẳng định qua việc lý giải thơ Tố Hữu bằng khoa học thi pháp, Trần Đình Sử đưa ra công thức rất tiện lợi cho nhiều người: "Từ đấy, công trình của Trần Đình Sử đã trở thành khuôn vàng thước ngọc cho một loạt các cuốn sách nghiên cứu về thi pháp” [8, trg 92]

Bốn năm sau, trong tiểu luận Văn học Việt Nam đổi mới trong bối cảnh giao lưu văn hóa quốc tế, Nguyễn Văn Dân cho rằng việc xuất hiện thi

pháp học ở Việt Nam là tất yếu trong xu thế giao lưu quốc tế của văn

Trang 9

học, văn hóa và đương nhiên Nguyễn Văn Dân vẫn bảo lưu quan điểm đánh giá cao vai trò, vị trí và khả năng ứng dụng nghiên cứu của thi pháp học mà Trần Đình sử học tập nghiên cứu và vận dụng [9]

Một lần nữa từ sự so chiếu, đối sánh với các mô hình tiếp cận khác các cách đọc khác (cách đọc triết học, đạo đức học, chính trị học ), Lã

Nguyên chứng minh Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử là cách đọc

văn hóa Cách đọc này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải sử dụng một hệ thống thao tác, phương pháp tương ứng Nhìn từ góc độ tiếp cận ấy, Lã Nguyên thấy "được chiếu rọi qua cái mô hình đọc theo hướng thi pháp học hiện đại của Trần Đình Sử, Truyện Kiều của Nguyễn Du bỗng ánh lên những vẻ đẹp mới, ý nghĩa mới mà trước kia, bằng những cách đọc

cũ, ta chưa thể phát hiện, không thể nhìn thấy” [62, trg 74]

Đỗ Lai Thúy nhìn thi pháp học một cách khái quát, từ sự xuất hiện tới khi phát triển, chỉ ra được sự khác biệt khá rõ ràng giữa thi pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại, giữa thi pháp học Châu Âu và thi pháp học ở Nga Từ góc nhìn về sự lan tỏa của thi pháp học, Đỗ Lai Thúy thấy thi pháp học cập bến ở Việt Nam với sự đưa đường, chỉ lối của Trần Đình Sử và Đỗ Đức Hiểu Về phần Trần Đình Sử, Đỗ Lai Thúy

có đánh giá về Thi pháp thơ Tố Hữu và Thi pháp Truyện Kiều, nhưng

không đi ra ngoài những đánh giá của Lã Nguyên, Nguyễn Lai trước đó

Do cách tiếp cận "lấy sọt úp voi" ( Coi phương pháp phê bình thi pháp

học như toàn bộ khoa học thi pháp) nên Đỗ Lai Thúy chưa có cái nhìn thỏa đáng về thi pháp học của Trần Đình Sử [88]

Có lẽ nhờ cái duyên được làm Tuyển tập Trần Đình Sử mà Nguyễn

Đăng Điệp có điều kiện tiếp xúc với Trần Đình Sử một cách hệ thống, khoa học cả về con người lẫn con đường khoa học Chẳng lạ gì mà qua

Con đường khoa học của Trần Đình Sử [16], Nguyễn Đăng Điệp có cái

nhìn bao quát về thi pháp học của Trần Đình Sử Nguyễn Đăng Điệp đã chứng minh được vị trí, vai trò, ảnh hưởng của thi pháp học Trần Đình

Sử đối với nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam Nguyễn Đăng Điệp

viết: "Trần Đình Sử là người giới thiệu vào Việt Nam một cách đầy đủ

Trang 10

và có hệ thống nhất về thi pháp học, Phải đến Trần Đình Sử, thi pháp học hiện đại mới có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống nghiên cứu và phê bình văn học”[16, trg10] Bài viết này của Nguyễn Đăng Điệp là gợi

ý trực tiếp cho chúng tôi trong quá trình chuẩn bị luận văn

Gần đây, trên Nghiên cứu Văn học, Trần Đình Sử đã bình tĩnh nhìn

lại con đường nghiên cứu thí pháp học ở Việt Nam với đôi mắt của

người trong cuộc Trong bài viết Thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam thế kỷ XX, Trần Đình Sử lý giải vì sao thi pháp học

lại phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam; đặc biệt, là đóng góp của chính mình vào sự phát triển chung đó Từ việc học tập, tiếp thu ảnh hưởng thi pháp học từ các bậc tiền bối, đến việc vận dụng trong nghiên cứu ứng dụng, đánh giá một cách dân chủ, khách quan, Trần Đình Sử khẳng định mình

"là người đầu tiên giới thiệu và vận dụng các phạm trù thi pháp học quan trọng" và "đề ra mô hình: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, cốt truyện nghệ thuật, phương thức lời văn nghệ thuật Coi đó như một mẫu số chung để đi tìm đặc sắc riêng của thế giới nghệ thuật như là các tử số, chứ không phải để áp dụng trực tiếp một cách thô thiển" [78, trg 19-20]

Bài viết này là sự gợi ý trực tiếp, cùng với bài viết của Nguyễn Đăng Điệp, cho quá trình chuẩn bị luận văn của chúng tôi

Là một trong những nhà lý luận văn học hàng đầu hiện nay, Phương Lựu luôn trăn trở với sự phát triển của lý luận văn học nước nhà

Trong bài viết Lý luận văn học trên đường hội nhập và phát triển [56],

tác giả đã đánh giá sát đúng tình hình phát triển lý luận văn học ở Việt Nam Mặc dù ở phía trước còn nguyên đòi hỏi lý luận văn học của ta phải phát triển từ yếu tố lên cấp độ hệ thống Tuy vậy, Phương Lựu cũng

đã ghi nhận những thành quả của lý luận văn học Việt Nam đạt được Phượng Lựu đi đến khẳng định "Trong nghiên cứu, phê bình đều gắn với những tác phẩm cụ thể Thì có thể thấy hiện tượng vận dụng lý thuyết của một trường phái lý luận nhất định để triển khai vấn đề Nhưng tiêu biểu nhất về mặt này là những công trình về thi pháp của Trần Đình Sử" [56, trg 8] Nhận thấy thi pháp học của Trần Đình Sử được tiếp thu thành

Trang 11

tựu từ nhiều trường phái nên có sự phát triển đầy triển vọng, Phương Lựu viết "chính vì hút nhụy từ nhiều tinh hoa như vậy (tất nhiên không bao giờ có thể tận nguồn) cho nên thi pháp hóa ở Trần Đình Sử mang một xung lực mạnh, nó có thể và đã triển khai sự vận dụng vào việc nghiên cứu văn học nước nhà trên ba cấp độ nhưng ở mỗi cấp độ lại còn vẫn chứa đựng thêm những khía cạnh lý luận tương ứng"[56, trg 8]

Như vậy, qua những bài viết trên về thi pháp học của Trần Đình

Sử chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất: Đa phần các bài viết đều ghi nhận, cổ vũ những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học trên cả hai phương diện lý luận và ứng dụng

Thứ hai: Trong khi nhìn nhận, đánh giá, do cách tiếp cận, mà một

số bài viết chưa đánh giá thỏa đáng những đóng góp của Trần Đình Sử

về thi pháp học, trên phương diện lý luận, ứng dụng; ở sức lan tỏa tới tinh thần đổi mới tư duy nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam

Thứ ba: Mặc dù có những bài viết khá hệ thống về đóng góp của Trần Đình Sử nhưng theo chúng tôi, đó chỉ là những gợi ý để chúng tôi triển khai, phát triển luận văn theo một cấu trúc khác

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử khá phong phú gồm hàng chục chuyên luận về lý luận văn học, về văn học sử nhưng chúng tôi chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học trên cả hai bình diện: Lý luận và thực tiễn nghiên cứu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát những công trình lý luận về thi pháp học, những chuyên luận, tiểu luận nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học của Trần Đình Sử, những bài viết về các công trình thi pháp học của Trần Đình Sử

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phân tích, tổng hợp là phương pháp khá quen thuộc của người nghiên cứu văn học Thi pháp học của Trần Đình Sử là cả một hệ thống,

Trang 12

một chỉnh thể toàn vẹn Muốn tìm hiểu người viết cần phải tháo gỡ, chia tách hệ thống, chỉnh thể thành bộ phận để đánh giá xem xét; đồng thời, phải khái quát để nâng cao vấn đề Mục tiêu là đánh giá thỏa đáng đóng góp về thi pháp học của Trần Đình Sử

4.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống

Phương pháp tiếp cận hệ thống đòi hỏi người nghiên cứu phải có tri thức hệ thống về quan hệ biện chứng, lý luận văn học, văn học sử Tóm lại là hài hòa giữa hệ thống và tính cụ thể Bản thân khoa học thi pháp là một hệ thống tri thức đa ngành, do đó tiếp cận hệ thống sẽ thấy được tính ổn định cũng như vận động phát triển của đối tượng

4.3 Phương pháp so sánh văn học

So sánh là phương pháp phổ biến trong tư duy nhận thức của con người Phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn học vừa có thuộc tính phổ biến vừa mang tính đặc thù Chúng tôi sử dụng so sánh đồng đại và lịch đại để thấy được bản chất của đối tượng trong so sánh Do khả năng nhận thức còn hạn chế luận văn này dừng lại ở mức độ thấp, đặt Trần Đình Sử bên cạnh những nhà thi pháp học đương đại và lịch đại để nhận diện rõ hơn, chính xác hơn vị trí, vai trò, đóng góp của Trần Đình Sử

4.4 Phương pháp tiếp cận lịch sử - xã hội

Đối tượng nghiên cứu của luận văn hình thành và phát triển trong bối cảnh lịch sử - văn hóa Do đó chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử - xã hội, nhằm đặt đối tượng vào đúng vị trí, tọa độ để đánh giá Thi pháp học là khoa học nghiên cứu khách quan hình thức nghệ thuật đó là lý do chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu này tránh những suy diễn chủ quan

5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương

- Chương 1: Thi pháp học và tình hình nghiên cứu thi pháp học

- Chương 2: Những đóng góp của Trần Đình Sử về lý luận thi pháp

- Chương 3: Thành tựu nghiên cứu văn học của Trần Đình Sử từ

Trang 13

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

THI PHÁP HỌC VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM

Thi pháp học là bộ môn khoa học có hàng nghìn năm tuổi, đeo trên

ngực hàng chục "huân chương cao quí" do giới nghiên cứu, phê bình văn học sắc phong vì có "chiến công" "giải phóng" hình thức nghệ thuật,

nâng hình thức nghệ thuật trong cái nhìn độc lập, biện chứng với nội dung của chỉnh thể nghệ thuật và giữ cho văn học hương vị đặc trưng nghệ thuật được thanh khiết, cao quí Hình dung như thế để thấy rằng, không thể viết một tiểu luận, chuyên luận về thi pháp học là có thể phản ánh được toàn diện

sự vận động và phát triển cũng như đặc trưng của thi pháp học

Viết luận văn này chúng tôi có đặt thành một chương: Thi pháp học và tình hình nghiên cứu thi pháp học hiện đại ở Việt Nam Đặt tên chương như vậy, nhưng chúng tôi chỉ hướng tới mục tiêu trong giới hạn hẹp:

- Làm rõ nội dung các thuật ngữ, khái niệm liên quan tới phạm vi, đối tượng của luận văn

- Đánh giá, nhận xét một cách khái quát về thi pháp học trên thế giới và thi pháp học ở Việt Nam

- Mục tiêu là dựng dòng chảy của thi pháp học trên thế giới từ cổ đại tới đương đại, của thi pháp học hiện đại ở Việt Nam từ những năm 80 trở lại đây Qua đó, nhằm tạo phông nền để đánh giá khách quan, thỏa đáng đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học Do vậy, mọi sự đi sâu, đánh giá toàn diện về thi pháp học nói chung đều nằm ngoài lựa chọn của chúng tôi

1.1 THI PHÁP HỌC VÀ CÁC PHẠM TRÙ THI PHÁP

1.1.1 Khái niệm thi pháp, thi pháp học

Khái niệm thi pháp, thi pháp học được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm không chỉ ở quan niệm về một ngành khoa học mà chính là ở quan niệm thường trực về bản thể luận văn học

Trang 14

Các công trình, tiểu luận về thi pháp học hoặc nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học đều khẳng định thuật ngữ thi pháp xuất hiện từ

thời cổ đại, trong công trình "kinh điển" của Aristote "Nghệ thuật thi ca"

(cách đây hơn 2300 năm) Thuật ngữ thi pháp (poetics, póetique) có nội hàm khởi thủy là cách, biện pháp, phương pháp mô phỏng, bắt chước để sáng tạo văn học Nội hàm này được Aristote đề xuất: "Sử thi, bi kịch thì cũng như hài kịch và thơ ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền - tất cả những cái đó, nói chung đều là, những nghệ thuật

mô phỏng, giữa chúng có ba điểm khác nhau; hoặc thực hiện sự mô phỏng bằng cái gì hoặc mô phỏng cái gì; hoặc mô phỏng như thế nào - cho nên không phải lúc nào cũng giống nhau cả" [1, trg 11-12] Về sau,

các nhà nghiên cứu thường dịch là nghệ thuật thơ ca, phép làm thơ Từ điển Tiếng Việt [95] năm 1997, Hoàng Phê chủ biên, hiểu thi pháp là phương pháp, qui tắc làm thơ; Sổ tay từ Hán Việt do Phan Văn Các, Lại

Cao Nguyện biên soạn năm 1989 [7], hiểu thi pháp có hai nghĩa: 1 Phép

làm thơ, 2 Nghệ thuật thơ văn Còn Từ điển của Pháp 1998 cho biết thi pháp xuất phát từ động từ tiếng Hi Lạp nghĩa là "làm" Nó có ba nghĩa:

1 Nghệ thuật cấu tạo thơ 2 Lý thuyết thuộc về bên trong của văn bản

3 Toàn bộ những lựa chọn thuộc về văn học được nhà văn thực hiện trong tác phẩm [31, trg 30] Như thế, thuật ngữ thi pháp từ khởi thủy tới hiện đại được bổ sung, mở rộng nội hàm Tuy vậy, thuật ngữ này luôn bảo lưu hai nét nghĩa: 1 Cách làm thơ 2 Tính nghệ thuật được nhà văn lựa chọn để sáng tạo văn chương

Ở Trung Quốc, thuật ngữ thi pháp thường được các học giả từ đời

Tống trở đi nói tới: Thế kỷ XIII có sách Thi pháp chính tông của Yết Khê Tư; thế kỷ XVI có Thi pháp chính luận của Phó Nhược Kim Nội

dung được nói tới của thuật ngữ thi pháp thường là phép làm thơ, vận luật thơ, hay là những nguyên tắc tạo hình, cấu tứ, cốt cách [69, trg 55]

Ở Việt Nam, khái niệm thi pháp, thi pháp học xuất hiện khá muộn, phải đến những năm 80 của thể kỷ XX mới được xác định Theo Nguyễn

Trang 15

Xuân Kính thuật ngữ thi pháp, thi pháp học xuất hiện sớm nhất trong các

bài báo: Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian với văn học viết của Lê Kinh Khiên (1980), Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian của Chu Xuân Diên (1980), Chung quanh khái niệm thi pháp trong khoa nghiên cứu văn học Xô Viết hiện nay của Vương Trí

Nhàn (1981) [46, trg 53-56] Và, chỉ đến Trần Đình Sử trong chuyên

luận Thi pháp thơ Tố Hữu năm 1985, thi pháp, thi pháp học mới được

hiểu, sử dụng theo nội hàm hiện đại Nguyễn Văn Dân cho rằng, thuật ngữ thi pháp, thi pháp học,qua cách hiểu, giải thích và tiếp nhận ở Trần Đình Sử, đã mang tính nghề nghiệp, có khả năng ứng dụng cao Nguyễn Văn Dân viết:“thuật ngữ thi pháp hay thi pháp học được dùng để chỉ một khái niệm nghề nghiệp mới, dễ có khả năng khái quát hóa thành các công thức, các

mô hình, các qui phạm có khả năng vận dụng, thao tác” [9, trg 23]

Giữa thi pháp và thi pháp học có mối quan hệ qua lại biện chứng,

đó là: quan hệ giữa đối tượng - khoa học về đối tượng ấy,giữa nghệ thuật

- khoa học, giữa cụ thể - trừu tượng, khái quát Về quan hệ giữa thi pháp

và thi pháp học, Nguyễn Xuân Kính giải thích: "thi pháp là một tồn tại

khách quan, là cái có trước, nó xuất hiện từ khi loài người bắt đầu biết sáng tạo nghệ thuật một cách tự giác Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp, là cái có sau” [46, trg 20] Chính vì thi pháp có nội hàm rộng chứa đựng trong nó vừa là văn học, vừa là quá trình văn học; do đó, thuật ngữ thi pháp và thi pháp học thuộc vào số những thuật ngữ được sử dụng sớm nhất và có sức sống lâu dài nhất của khoa nghiên cứu văn học

Trong các ngành khoa học, chúng ta thấy có hiện tượng tên gọi

của khoa học thường trùng khít hoàn toàn với tên gọi của đối tượng mà

nó nghiên cứu như: Lịch sử vừa là lịch sử trong thực tế vừa là sử học; phong cách vừa là đối tượng của phong cách học vừa là khoa học về phong cách Thuật ngữ thi pháp cũng vậy, "khái niệm này cũng vừa chỉ khoa học nhưng cũng vừa chỉ các thuộc tính của các hiện tượng văn học

mà nó nghiên cứu" [44, trg 32] Ở Việt Nam, mặc dù có sự phân biệt thi

pháp và thi pháp học, nhưng trong nghiên cứu vẫn đồng nhất tên gọi vừa

Trang 16

là đối tượng vừa là khoa học về đối tượng ấy, ví như: Thi pháp thơ Tố Hữu, Thi pháp Truyện Kiều (Trần Đình Sử), Thi pháp ca dao (Nguyễn Xuân Kính), Thi pháp thơ Huy Cận (Trần Khánh Thành)

Nếu như nội dung thuật ngữ thi pháp được hiểu khá thống nhất thì khái niệm thi pháp học cho đến nay còn nhiều sự khác biệt [xem thêm trong 77, 31, 90, 91] Điều này có thể xuất phát từ chính sự mở rộng biên

độ nội hàm của đối tượng nghiên cứu.Vì thế, dẫn đến sự mở rộng phạm

vi nghiên cứu của thi pháp học Hơn nữa, sự tiếp cận, nghiên cứu thi pháp học của các học giả phần lớn đều dựa trên những tiền đề khoa học, triết học, phê bình khác nhau: Chủ nghĩa cấu trúc, hiện tượng học, phân tâm học, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hình thức, ngôn ngữ học, dẫn đến những định nghĩa, khái niệm chưa đồng nhất

Về phương diện định nghĩa, khái niệm, chúng tôi nêu định nghĩa

khái niệm của Từ điển thuật ngữ văn học, chủ biên: Lê Bá Hán, Trần

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: "Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật

Xét các chỉnh thể văn học thi pháp có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ thể, thi pháp một trào lưu thi pháp văn học một thời đại, thời kỳ lịch sử

Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể loại thi pháp của phương pháp, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ

Xét về cách tiếp cận, thi pháp học đại cương (còn gọi là thi pháp học lí thuyết, thi pháp học hệ thống hóa hay thi pháp học vĩ mô), thi pháp học chuyên biệt (hay còn gọi là thi pháp hóa miêu tả vi mô) và thi pháp học lịch sử

Thi pháp học đại cương lại được chia thành ba bộ phận, tương ứng với ba phương diện của văn bản; ngữ âm, từ vựng và hình tượng Mục

Trang 17

đích của thi pháp học đại cương là xây dựng một hệ thống trọn vẹn các thủ pháp (tức là các yếu tố tác động thẩm mĩ), bao quát cả ba phạm vi trên, từ các biện pháp ngữ âm cho tới các hình tượng, môtip, cốt truyện Phương tiện thi pháp hình tượng ít được nghiên cứu hơn cả, vì một thời gian dài người ta cho rằng thế giới nghệ thuật không khác gì so với thực tại, do đó đến nay lĩnh vực này vẫn chưa có một hệ thống hóa được chấp nhận phổ biến về các phương tiện nghệ thuật

Thi pháp học chuyên biệt tiến hành việc miêu tả tất cả các phương tiện nói trên của sáng tác văn học nhằm xây dựng "mô hình" - hệ thống

cá biệt của các thuộc tính tác động thẩm mĩ của tác phẩm Vấn đề chính

ở đây là kết cấu, tức là các tương quan của tất cả các yếu tố nói trên trong chỉnh thể nghệ thuật

Các khái quát cuối cùng mà sự phân tích các phương tiện nghệ thuật sẽ dẫn đến là hình tượng thế giới (với đặc điểm cơ bản của nó là không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và hình tượng tác giả Tác động qua lại của hai khái niệm này tạo nên điểm nhìn nghệ thuật có tác dụng quy định tất cả mọi điều cơ bản của cấu trúc tác phẩm

Thi pháp học chuyên biệt có thể miêu tả tác phẩm văn học cá biệt, cũng như cụm tác phẩm trong sáng tác của một nhà văn, của một thể loại, một trào lưu hoặc một thể loại văn học

Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự tiến hóa của các biện pháp nghệ thuật cũng như hệ thống các biện pháp ấy bằng phương pháp so sánh lịch sử nhằm vạch ra các đặc điểm chung của các hệ thống văn học thuộc các nền văn hóa khác nhau, xác định cội nguồn của chúng cũng như các quy luật chung của ý thức văn học nhân loại Vấn đề chính của thi pháp học lịch sử là sự phát sinh phát triển của thể loại trong ý nghĩa rộng nhất của từ đó, là ranh giới phân chia phạm vi văn học và ngoài văn học với tất cả sự thay đổi lịch sử của chúng

Thi pháp học đại cương trùng với bộ phận lí luận văn học nghiên cứu cấu trúc sáng tác văn học Thi pháp học chuyên biệt và lịch sử cung cấp bức tranh đa dạng và phát triển tiến hóa của các mô hình và phương tiện nghệ thuật

Trang 18

Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của tác giả cũng như nắm bắt mã văn hóa nghệ thuật của các tác giả và các thời kỳ văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng lực

thụ cảm tác phẩm” [94, trg 256-258]

Theo chúng tôi việc dẫn định nghĩa trên có mấy lý do:

Một là, định nghĩa nằm trong tập hợp hơn 300 thuật ngữ văn học Công trình này tiếp thu tư tưởng khoa học, học thuật chủ yếu từ Nga nhưng được tập thể biên soạn Việt hóa, với tôn chỉ "chú ý nên các định nghĩa tổng quát nhất, các diễn biễn có tính lịch sử chỉ được giới thiệu phần nào”

Mục từ thi pháp và thi pháp học, được định nghĩa khá dài, đó chỉ

là về mặt câu chữ; xét về tổng thể, đây là định nghĩa có tính khái quát nhất về thi pháp học: vừa nêu được đối tượng nghiên cứu, các cấp độ, chính thể nghệ thuật của thi pháp học vừa thể hiện được hình thức, tính nghệ thuật và quá trình vận động của các chỉnh thể nghệ thuật

Hai là, cuốn từ điển thuật ngữ này có tính chất phổ thông được nhiều chuyên luận, các nhà nghiên cứu phê bình văn học viện dẫn Hơn nữa trong xu thế đưa thi pháp học để góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn ở phổ thông cần có định nghĩa thống nhất vì học sinh thường thi chung một đề, có chung một đáp án

Ba là, Từ điển thuật ngữ văn học được xây dựng bởi một tập thể

đông đảo các nhà khoa học chung sức cùng làm, trong đó có sự đóng góp quan trọng của một trong ba đồng chủ biên là Trần Đình Sử, đặc biệt là việc xây dựng hệ thống các thuật ngữ, phạm trù quan trọng của thi pháp học

1.1.2 Thi pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại

1.1.2.1 Thi pháp học truyền thống

Thi pháp học truyền thống được bắt đầu từ Aristote cho đến hết thế

kỷ XVIII, XIX Tinh thần của thi pháp học truyền thống là cái nhìn một chiều từ người sáng tác đến tác phẩm như: Cách thức viết, mô phỏng như thế nào, từ việc xác định dung lượng, kết cấu đến lựa chọn ngôn ngữ, nhân vật Nghĩa là, thi pháp học truyền thống coi sáng tác văn chương như một nghề, có thể dạy cho nhau được, có thể bắt chước được

Trang 19

Vì thế, thi pháp học truyền thống có những đặc trưng sau:

- Nhấn mạnh nghiên cứu thể loại, ngôn từ để chỉ đạo sáng tác, đề

xuất các lời khuyên (ở Trung Quốc, Việt Nam quan niệm "Thi dĩ ngôn

chí", "văn dĩ tải đạo", "thuật nhi bất tác" là thể hiện đặc trưng này)

- Được xem là hiện tượng bất biến và cấu trúc văn học được xét theo nguyên tắc nguyên tử luận - nghệ thuật do các yếu tố nhỏ nhất liên kết với nhau mà thành, tác phẩm là tổng cộng các yếu tố riêng lẻ Nguyên tắc thi pháp được hiểu thành những quy phạm, giáo điều

- Vì đặc trưng thi pháp là tình qui phạm, giáo huấn, và dù làm nên

sự phong phú uyên bác nhất định, nhưng thi pháp học truyền thống không đáp ứng được nhu cầu nhận thức về hệ thống hình thức nghệ thuật của người hiện đại

1.1.2.2 Thi pháp học hiện đại

Thi pháp hiện đại phát triển từ sự dừng lại của thi pháp truyền thống, nghĩa là nó được cung cấp bởi hàng loạt thế giới qua khoa học hiện đại của chủ nghĩa hình thức Nga, chủ nghĩa cấu trúc, hiện tượng học, lý thuyết phân tâm học Do đó thi pháp học hiện đại đã xác lập như một hệ thống cách tiếp cận mới đối với văn học:

- Văn học được xem như một sáng tác tạo bằng chất liệu, có đời sống lịch sử độc lập với tác giả

- Văn học là một hệ thống ký hiệu, có bản chất biểu tượng, được tổ chức một cách đặc biệt để biểu hiện một nội dung nghệ thuật đặc thù

Trần Đình Sử chọn thi pháp học hiện đại để dịch, nghiên cứu và ứng dụng vào nghiên cứu văn học đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết từ yêu cầu của đời sống nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam Và những thành quả mà Trần Đình Sử đã cống hiến cho nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam cũng chính là từ hai bình diện của thi pháp học hiện đại là

lý luận và ứng dụng trong nghiên cứu

Vì thế, cùng với các xu hướng nghiên cứu khác, thi pháp học hiện đại đang gánh trên vai trọng trách, sứ mạng đổi mới và phát triển lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam

Trang 20

1.1.3 Các chỉnh thể văn học và các phạm trù thi pháp

1.1.3.1 Các chỉnh thể văn học mang thi pháp thường là một hệ

thống các nguyên tắc và phương thức, phương tiện thể hiện nghệ thuật Đối với các nhà nghiên cứu, các chỉnh thể văn học gồm: Tác phẩm văn học, tác giả sáng tác văn học, sáng tác văn học một thời hoặc một trào lưu, các thể loại văn học dân tộc Ngay trong một tác phẩm văn học, những yếu tố cấu thành cũng được biểu hiện sinh động, nhưng được cấu trúc trong thể thống nhất giữa hình thức và nội dung của chỉnh thể nghệ thuật Các chỉnh thể văn học khác: Tác giả, trào lưu, thể loại, giai đoạn, dân tộc cũng có những phương diện, bộ phận sinh động, biến đổi nhưng nhìn trong tính hệ thống, các chỉnh thể trên vẫn được tổ chức theo những nguyên tắc ổn định của chỉnh thể nghệ thuật

Trong hệ thống thi pháp Trần Đình Sử nghiên cứu thì chỉnh thể nghệ thuật văn học được quan tâm đặc biệt ở các cấp độ:

- Thi pháp tác phẩm: Thi pháp Truyện Kiều

- Thi pháp tác giả: Thi pháp thơ Tố Hữu

- Thi pháp giai đoạn văn học: Thi pháp văn học trung đại Việt Nam

Đây là hướng mà đề tài nghiên cứu của chúng tôi quan tâm

1.1.3.2 Các phạm trù thi pháp

Trong hệ thống thi pháp học, các phạm trù thi pháp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của khoa học thi pháp Nhiệm vụ của thi pháp học là phát hiện, miêu tả các phạm trù thi pháp cụ thể của chỉnh thể văn học với nội dung độc đáo, không lặp lại của chúng Văn học phụ thuộc vào đời sống của tính sáng tạo của nhà văn Sức sống ấy được đong đầy trong cấu trúc hình thức nghệ thuật của chỉnh thể thẩm

mỹ Do đó các phạm trù thi pháp hữu hiệu phải mang nội dung lịch sử cụ thể và sắc thái cá tính

Bên cạnh các phạm trù của thi pháp học truyền thống, Trần Đình

Sử rất quan tâm đến các phạm trù của thi pháp học hiện đại như: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian, kiểu tác giả, chi tiết nghệ thuật Ở quan hệ biện chứng giữa lý luận và ứng dụng trong

Trang 21

hệ thống thi pháp học mà Trần Đình Sử quan tâm, nghiên cứu, thì bình diện lý luận có sức nặng riêng tạo được nhiều năng lượng để thu hút và tạo thành xu hướng nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học ở Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua

1.2 VÀI NÉT VỀ THI PHÁP HỌC TRÊN THẾ GIỚI

Đến nay, các nhà nghiên cứu văn học đều khẳng định rằng, thi pháp học ra đời từ thời cổ đại Người khai sinh ra ngành khoa học này là

Aristote (384 -322, TCN) cha đẻ của công trình Nghệ thuật thi ca

Karl Marx gọi Aristote là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại

Hệ thống triết học của Aristote mang nội dung phê phán triết học Platon Trên tinh thần đó "Arixtốt đã đề ra một loạt luận điểm quan trọng phản bác lại chủ nghĩa duy tâm của Platon Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất; giới tự nhiên là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi Do đó, muốn giải thích

thế giới vận động, biến đổi thì không cần đến những ý niện của Platon"

[33, trg 81]

Đặt Nghệ thuật thi ca trong hệ thống triết học của Aristote, thì có

thể nhận thấy cuốn sách viết trên tinh thần luận chiến Theo Aristote nghệ thuật bản chất là bắt chước, mô tả cuộc sống; sáng tạo nghệ thuật không phải là một hoạt động thần bí, mà có thể dạy cho nhau được Và, thông qua các hình thức vật chất, nhà thơ có thể mô phỏng tái tạo được thế giới tinh thần của con người, mang lại cảm hứng thích thú, thanh lọc cho độc giả

Như vậy, thi pháp ra đời và phát triển mang cái nhìn khoa học, khách quan, duy vật biện chứng về hình thức sáng tạo nghệ thuật

Tiếp sau thời kỳ cổ đại đến thời kỳ trung cổ, Phục hưng và cận đại, tinh thần thi pháp học từ Aristote tiếp tục được duy trì Công trình thi

pháp học Nghệ thuật thơ của Boileau tiêu biểu cho tinh thần ấy Từ thực

tế xuất hiện hai xu hướng nghệ thuật: Một là, sáng tác văn chương hoa

mỹ mang tính hình thức chủ nghĩa, xu hướng này đại diện tư tưởng của quí tộc phong kiến, và xu hướng nghệ thuật tư sản mang màu sắc dung

Trang 22

tục, dễ dãi, gần cuộc sống Trên tinh thần, quan niệm nghệ thuật cổ Hylạp đã đạt đến khuôn thước, hoàn hảo, mẫu mực và lấy nó để phát

triển lên, Boileau viết Nghệ thuật thơ nhằm khắc phục lệch lạc của hai

xu hướng nghệ thuật trên và đề ra xu hướng thứ ba: Nghệ thuật trong sáng gần với tự nhiên, được xây dựng dựa trên lý trí Trong công trình của mình, quan niệm đáng chú ý của Boileau là luật tam duy nhất (thời gian, không gian, hành động) Quan niệm này có sức lan tỏa mạnh mẽ trong sáng tạo nên nghệ thuật ở Châu Âu đương thời.Với đóng góp này, ông được suy tôn là nhà lập pháp của chủ nghĩa cổ điển

Sự phát triển tương đối song hành của các ngành khoa học trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX đã đóng vai trò động lực, đòn bẩy nâng cao

tư duy nhận thức của con người về sự vật hiện tượng Từ đó, góp phần phát triển xã hội Trong tương quan này, dưới ánh sáng của các ngành khoa học, ở lĩnh vực nghệ thuật, vùng tối trong vòng tròn nhận thức đã

bị thu hẹp dần Tư duy nghệ thuật của người sáng tạo cũng như người phẩm bình gia tăng nhanh chóng Thế giới tinh thần của con người, đối tượng quan trọng nhất của văn học, được vật chất hóa một cách khách quan thông qua tính hệ thống của các phạm trù của hình thức nghệ thuật.Không đảm đương được sứ mệnh của mình trước yêu cầu của thời đại mới, thi pháp học truyền thống đã thác sinh vào tư duy nghệ thuật của người sáng tạo hiện đại tạo nên sự phát triển nối tiếp: thi pháp học hiện đại ra đời

Thi pháp học hiện đại, được đánh dấu từ Trường phái hình thức Nga, đã làm cuộc cách mạng thứ nhất trong nghiên cứu phê bình và là cuộc cách mạng thứ hai trong lịch sử thi pháp học (sau cuộc cách mạng của Aristote) Cuộc cách mạng của thi pháp học tạo nên ở thời điểm mà

"khoa học văn học đã đánh mất tính độc lập của nó, hoàn toàn phụ thuộc vào những ngành nghiên cứu xa lạ" [90, trg 31] Mà, động lực thúc đẩy Trường phái hình thức Nga ra đời là việc khắc phục quan điểm nghiên cứu tuyệt đối vai trò của nội dung, bỏ qua vai trò của hình thức nghệ thuật của trường phái lịch sử văn hóa Nyiro Lajos nhận xét "trường phái lịch sử văn hóa Nga như Pypin, Vengerov và những người khác đã xuất

Trang 23

phát từ vai trò xã hội của văn học, và chỉ nghiên cứu các hiện tượng thuộc về nội dung của tác phẩm văn học Họ hoàn toàn bỏ qua đặc trưng của văn học như một hình thái ý thức xã hội được thể hiện cả bằng hình

thức nghệ thuật" [90, trg 32] Tư tưởng khoa học của Trường phái hình

thức Nga có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo nên xu hướng nghiên cứu hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học trên phạm vi thế giới.Nó kéo theo

sự xuất hiện của các trường phái nghiên cứu: Phê bình mới Anh, Mỹ; trường phái hiện tượng học; thi pháp học cấu trúc, kí hiệu học; thi pháp học lịch sử [xem thêm trong 77 trg 15-29, 90, 91] Dưới góc nhìn của thi pháp học hiện đại, lần đầu tiên hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học được soi chiếu trên nhiều phương diện, nhiều góc độ của khoa học

xã hội nhân văn Tựu trung, thi pháp học hiện đại xác lập được cái nhìn biện chứng của hình thức nghệ thuật trong quan hệ với nội dung nghệ thuật, trong giao thoa ảnh hưởng của lịch sử văn hóa tư tưởng ;và, trong

sự vận động, phát triển của chính phạm trù này (xác lập qua quan hệ: chủ thể và đối tượng; chất liệu và thủ pháp; văn bản và ý nghĩa)

Như vậy, từ truyền thống tới hiện đại, từ cổ đại tới đương đại,thi pháp học vận động phát triển theo qui luật biện chứng: tạo nên một lượng mới, chất mới trong môi trường mới

Ở Trung Quốc thi pháp học truyền thống cũng đã xuất hiện sớm

trong lịch sử Công trình xuất hiện sớm nhất phải kể đến Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp Cuốn sách là cẩm nang dạy cho người ta tinh tuý của phép làm văn Nhà nghiên cứu Vương Vận Hy nhận xét Văn Tâm điêu long là "bộ sách chỉ đạo việc sáng tác văn chương, chứ không phải là loại sách như lý luận văn học" [ 77, trg 13, 14] Các tác giả như Nghiêm

Vũ, Chu Bật, Khương Quỳ, Ngụy Khánh Chi, Thẩm Đức Tiềm đều dùng thuật ngữ "thi pháp" để chỉ phép làm thơ Bên cạnh đó các nhà bình điểm tiểu thuyết như Kim Thánh Thán, Mao Tôn Cương, Lý Trác Ngô, Trương Trúc Pha đều đi sâu phân tích nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết, mở ra truyền thống thi pháp học tiểu thuyết của Trung Quốc [xem thêm 77, trg 13-14]

Trang 24

Thi pháp học truyền thống ở Trung Quốc, cũng như ở Phương Tây,

đã phải dừng bước, thác sinh vào thi pháp học hiện đại, tạo nên mạch phát triển tiếp nối Thi pháp học hiện đại ở Trung Quốc phát triển khi các nhà nghiên cứu phê bình văn học Trung Quốc tiếp thu, ảnh hưởng lý thuyết văn học ở phương Tây, đặc biệt là ở Nga Ví dụ như trường hợp tiếp thu ảnh hưởng thi pháp học từ Nga (qua trường hợp nghiên cứu Bakhtin) Phải đến những năm 80, những công trình của Bakhtin mới được dịch, giới thiệu ở Trung Quốc; cho đến những năm 90 của thế kỷ

XX, tư tưởng khoa học của Bakhtin được nghiên cứu toàn diện: từ dịch, giới thiệu nghiên cứu cho đến tổ chức hội thảo, xuất bản toàn tập, đào

tạo những nhà "Bakhtin học" [23 trg 115-155]

Đánh giá chặng đường tiếp thu lí luận văn học phương Tây, những

lý thuyết góp phần khoa học hóa, hiện đại hóa văn học Trung Quốc, Tiền

Trung Văn nhận xét: "Từ những năm 80 của thế kỷ trước đến nay, lý

luận văn học phương Tây được đưa vào Trung Quốc liên tục, nhất là của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa cấu trúc, mỹ học hiện tượng luận đều có tác dụng to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình khoa học hoá của các lý luận văn học đương đại Vấn đề của tác phẩm văn học đương đại tồn tại như thế nào, lý thuyết và các tầng lớp trong cấu trúc tác phẩm văn học của hiện tượng học và phê bình mới đã giải quyết một cách tương đối khoa học phương thức tồn tại của tác phẩm văn học Các lý thuyết về lạ hoá của chủ nghĩa hình thức Nga, tức là việc đổi mới cảm giác, về tính văn học đều có gợi ý cho chúng ta trong việc nhận thức đặc trưng của

văn học" [98, trg 30-31]

Nhìn lại chặng đường của thi pháp học trên thế giới (cả ở TQ), từ truyền thống đến hiện đại, chúng tôi nhận thấy: Thi pháp học cũng như các ngành khoa học khác, ra đời, phát triển nhằm giải quyết các yêu cầu

do thực tế đời sống văn học đặt ra Bước đi của thi pháp học được định hướng bởi tư duy khoa học khách quan: từ vật chất hóa thế giới tinh thần đến hình thức hóa nội dung của thế giới nghệ thuật thông qua các công

cụ vật chất, ngôn ngữ, qui tắc, văn bản Sự phát triển của thi pháp học được nâng cánh từ nền móng của các trường phái triết học: ngôn ngữ học, phân tâm học, chủ nghĩa cấu trúc, hiện tượng luận, ký hiệu học chủ

Trang 25

nghĩa thực chứng, Gắn với thi pháp học của các trường phái ấy là những tên tuổi lớn: K Jung, T Todorov, G Genette, M Bakhtin, J.M Lotman, D.S Likhachev, M.B Khrapchenko, Vì thế, thi pháp học vừa phát triển trong tính thống nhất (thống nhất trong tính đa diện, phức tạp

và khu biệt), vừa có khả năng mở rộng và dung nạp những lý thuyết nghiên cứu khác Hơn nữa, tất cả những phương pháp, khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học thoát ly văn bản, đề cao các yếu tố bên ngoài văn bản, tuyệt đối hóa vai trò của nội dung nghệ thuật, đánh giá cảm tính sẽ càng làm cho vai trò của thi pháp học trở nên quan trọng và cần thiết trong đời sống văn học

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM 1.3.1 Diện mạo chung

Việt Nam là dân tộc có truyền thống văn hoá, văn hiến lâu đời với hàng nghìn năm tuổi Nhưng, vì những điều kiện đặc biệt của lịch sử: các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, chống nội chiến diễn ra với mật

độ dày đặc, đã làm chậm lại sự phát triển của hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội Vì thế từ tư duy đến hành động, từ tình cảm đến trách nhiệm của mọi tổ chức, đoàn thể, công dân Việt Nam, từ quá khứ tới hiện tại phần lớn đều dành chọn cho sứ mệnh giải phóng, thống nhất Tổ quốc Đó cũng là lý do vì sao trong lĩnh vực khoa học và lý luận, ở Việt Nam chỉ có hai lĩnh vực quân sự và y học là có truyền thống, có thành tựu đáng kể Quá trình giao lưu văn hoá quốc tế, vì thế, bị thu hẹp trong giới hạn cho phép

Trong hoàn cảnh lịch sử đó, đối với lĩnh vực văn học, cho đến trước những năm 80 của thế kỷ XX, lý thuyết văn học nước ngoài được tiếp thu ở Việt Nam tuyệt đại đa số là các lý thuyết theo quan điểm

"chính thống" Đó là những quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn

học nghệ thuật, của những nhà lý luận - tư tưởng Mác xít, hoặc theo quan điểm Mác xít Điều này cũng có nghĩa, những lý thuyết văn học

"Phi chính thống" đều bị khước từ nhập nội; Vì thế, trong đời sống văn

học, lý luận nghiên cứu, phê bình văn học phát triển mất sự trọn vẹn, thiếu tính cân bằng cần thiết

Trang 26

Nguyễn Xuân Kính nhận xét chính xác ảnh hưởng của điều kiện lịch sử đất nước trước những năm 80 của thế kỷ XX đối với nghiên cứu văn học, phê bình văn học, đặc biệt ở lĩnh vực chuyên môn hẹp - thi pháp học, Nguyễn Xuân Kính viết "Như vậy, mặt trái của truyền thống

và hoàn cảnh không bình thường của đất nước trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong lĩnh vực nghiên cứu thi pháp văn học nghệ thuật nói chung, thi pháp văn học dân gian

nói riêng, nước ta chưa có nhiều thành tựu" [46, trg 57] Thậm chí, "ở

nước ta, trong khoảng một phần tư thế kỷ (tính từ sau năm 1954 đến năm

1979), hầu như thuật ngữ thi pháp không được sử dụng" [46, trg 19]

Số phận thi pháp học hiện đại ở Việt Nam thực sự được thai nghén

từ những năm 1970 và phát triển trong mấy chục năm cuối thế kỷ XX, xuất phát từ ba căn cứ quan trọng:

Thứ nhất, trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, một trong những lĩnh vực nhạy cảm với giao lưu, ảnh hưởng văn hóa Việt với phương Tây, đã

được "cởi trói" bởi những sợi dây ràng buộc của chính trị Sự kiện đặc

biệt này được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề cập trong buổi

nói chuyện với văn nghệ sĩ năm 1987: "Cởi trói như thế nào?", "cởi trói" nói ở đây trước hết tôi nghĩ rằng Đảng phải cởi trói Tôi cho rằng những sợi dây ràng buộc được cắt đi sẽ làm cho ngành ta như con chim được tung cánh bay lên trời xanh" [10, trg 16] Bên cạnh đó, luồng tư tưởng đổi mới toàn diện với phương châm nhìn thẳng vào sự thật đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật được đặt ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI

tháng 12/1986 đã lan truyền, cộng hưởng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Vừa thực hiện vừa tổ chức rút kinh nghiệm, vừa đổi mới vừa điều chỉnh theo định hướng, đất nước ta nhanh chóng vượt qua khủng hoảng tạo nhiều thành tựu quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực của đời sống xã hội Lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học cũng đóng góp nhiều thành tựu, thúc đẩy văn học, văn hóa Việt Nam phát triển theo tinh thần tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 27

Thứ hai, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, hòa bình, độc lập, thống nhất được lập lại, chúng ta có nhiều điều kiện, thời gian để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm khoa học Đội ngũ nhà khoa học có chất lượng liên tục được bổ sung từ hai nguồn đào tạo: học tập trong nước và đặc biệt là nguồn được cử đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài Chân trời tri thức khoa học nghiên cứu văn học đã đạt nhiều thành tựu ở nước ngoài nhanh chóng được các nhà nghiên cứu, phê bình tiếp thu, vận dụng trong thực tế Việt Nam

Trên tinh thần đổi mới toàn diện, đổi mới bắt đầu từ tư duy, những thế hệ nhà nghiên cứu, phê bình văn học, một mặt, tiếp thu kế thừa những phương pháp thành tựu nghiên cứu, phê bình thời kỳ trước (như phương pháp phê bình Mác xít, các nguyên tắc xã hội - lịch sử ) Đồng thời họ tiếp tục tìm tòi hướng đi, đột phá trong nghiên cứu, phê bình Đặc biệt một số nhà nghiên cứu phê bình mạnh dạn, chủ động, giới thiệu, áp dụng vào nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam, những hướng nghiên cứu mới mẻ như: chủ nghĩa cấu trúc, phê bình mới, thi pháp học, văn học so sánh, văn hóa học, phương thức tồn tại của tác phẩm văn học Những hướng nghiên cứu mới này tuy được tiếp thu từ

lý thuyết văn học của nước ngoài nhưng được vận dụng rất uyển chuyển, thành công trong nghiên cứu ở Việt Nam

Thứ ba, trong không gian, thời gian của tinh thần đổi mới toàn diện mà trước hết là đổi mới về tư duy, những tư tưởng khoa học mà các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thể hiện trong hoạt động đã tạo nên môi trường học thuật sôi động, chất lượng và chín muồi: Từ việc các nhà nghiên cứu phê bình hoàn thành các tiểu luận, chuyên luận, đến việc các

tổ chức, các trường đại học xuất bản các tạp chí chuyên ngành (Tạp chí văn học, Văn nghệ, Nhà văn, Tạp chí thông tin khoa học xã hội, Văn học nước ngoài ), tổ chức nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ về các vấn đề của văn học Trên các kênh thông tin ấy, các thuật ngữ, phạm trù, khuynh hướng trường phái nghiên cứu, phê bình văn học liên tục được gia tăng nội hàm khoa học và trở nên quen thuộc, thiết thực: Thi pháp, thi pháp

Trang 28

học chi tiết nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, điển hình hóa, trường phái, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, tầm đón đợi, phân tâm học, vô thức tập thể, cái nhìn nghệ thuật, văn học phi lý, lý thuyết cấu trúc

Vì thế, người đọc ngày càng gia tăng cả về số lượng, chất lượng và lứa tuổi Bạn đọc trước kia có thể chỉ cần đến kinh nghiệm, hứng thú, tình cảm, thời gian là cũng có thể thưởng thức, bàn luận văn chương Thậm chí, trong nghiên cứu, phê bình trước đây đã có những lớp nhà nghiên cứu, phê bình, "lại cả gan viết phê bình, hạ những lời khen chê

mà chỉ dựa vào lòng yêu mến văn chương, vào trực giác, vào khiếu thẩm

mỹ, vào lòng trung thực không thiên vị của mình, tình cảm dùng để đánh giá là một mớ nhận định về thơ ca, về tiểu thuyết lượm lặt qua các sách phê bình văn học Pháp, chứ chưa có ý niệm gì về thế giới quan, nhân sinh quan chứ chưa có một ý niệm gì về phương pháp luận, về lý luận văn học Chúng tôi không hề nghĩ mình viết như thế để làm gì và cho ai Người ta viết thì mình cũng viết" [52, trg 79] Nhưng giờ đây họ phải cần cả bộ công cụ giải mã mang tính khách quan, khoa học, lôgic, hệ thống của các thuật ngữ, phạm trù, lý thuyết, khuynh hướng, văn hóa đến các xu hướng nghiên cứu, phê bình văn học Chính tinh thần khoa học, khách quan, biện chứng (đi liền là hệ thống thẩm mỹ) của lý luận, nghiên cứu phê bình hiện đại được xác lập trong thực tiễn văn học đủ xóa tan quan niệm kỳ thi với kho tàng lý luận văn học phương Tây Đời sống văn học ở Việt Nam vì thế trở nên sôi động, hấp dẫn và chất lượng Tuy nhiên, nó cũng đặt ra đòi hỏi cần phải đổi mới và phát triển nền lý luận phê bình theo hướng hiện đại

Trên tinh thần đó, bối cảnh lịch sử đó, thi pháp học hiện đại xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, tạo thành xu hướng nghiên cứu nổi bật nhất trong mấy chục năm qua Xu hướng này thể hiện thống nhất trên các phương diện: Đội ngũ nhà nghiên cứu, hệ thống thi pháp học, các công trình thi pháp học

Trang 29

1.3.2 Một số nhà nghiên cứu thi pháp học hiện đại ở Việt Nam

Sự phát triển của xu hướng nghiên cứu thi pháp học hiện đại ở Việt Nam được cộng hưởng từ thành quả của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhiều thế hệ khác nhau Và thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: dịch, giới thiệu, nghiên cứu lý luận hay ứng dụng lý luận vào nghiên cứu văn học Trong giới hạn đã định hướng của chương, chúng tôi giới thiệu một số nhà nghiên cứu tiêu biểu một cách khái quát nhất (trường hợp của Trần Đình Sử, vì là đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi không đề cập ở mục này)

1.3.2.1 Hoàng Trinh (Sinh năm 1920), tên khai sinh là Hồ Tôn

Trinh Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là lý luận văn học, các công

trình tiêu biểu Phương Tây, văn học và con người tập I, II (1969, 1971), Cấu trúc trong phê bình văn học (1974) Hoàng Trinh đứng vững trên

quan điểm Mác xít, nghiên cứu và quán triệt đường lối văn nghệ của Đảng Ở những công trình trên, ông phê phán chủ nghĩa cấu trúc trong phê bình văn học, phê phán chủ nghĩa tự nhiên trong văn học phương Tây Một hướng đóng góp đáng kể của Hoàng Trinh là giới thiệu ký hiệu học phương Tây, tìm thấy ở đó một cách đọc thơ theo tinh thần

khoa học Các công trình tiêu biểu là: Ký hiệu, nghĩa và phê bình văn học (1979), Về khoa học và nghệ thuật trong phê bình văn học (1980),

Từ ký hiệu học đến thi pháp học (1992) Hướng thi pháp học từ ký hiệu

học được ông giới thiệu, đề xuất Ông quan niệm thi pháp là quy tắc sáng tác thơ, thi pháp học chính là việc nghiên cứu nghệ thuật thơ ca và thi pháp có bốn yếu tố, quy tắc:

1 Quan niệm về thơ

2 Sử dụng chất liệu ngôn ngữ để tạo ra thơ (Đây chính là "ngôn ngữ thơ" của nhà thơ)

3 Vận dụng kết cấu không gian - thời gian trong thơ

4 Vận dụng những quy tắc âm vận nhất định trong thơ (bao gồm nhịp, vần điệu và âm) [92, trg 18-26]

Trang 30

Tuy nhiên, trong thực tế từ hướng nghiên cứu này, Hoàng Trinh chưa thực sự có những công trình tiêu biểu Nói như Trần Đình Sử là

"kết quả mang lại chưa được tương xứng" với tiềm năng

đại trong nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam Về lý luận thi pháp học Đỗ Đức Hiểu chủ yếu là giới thiệu khái quát về thi pháp học:

1 Mấy vấn đề về thi pháp học

2 Thi pháp thơ và phê bình thơ

3 Thi pháp truyện và phê bình truyện

4 Thi pháp kịch và phê bình kịch

Tính hệ thống thi pháp học trong nghiên cứu của Đỗ Đức Hiểu là chưa trọn vẹn, vì thế trở nên sơ lược, chưa thực sự đi sâu vào một lĩnh vực thi pháp học nào

1.3.2.3 Phan Ngọc (sinh 1925) không chỉ là người học rộng, dịch

nhiều tác phẩm văn học, mỹ học và nghiên cứu văn hóa nước ngoài mà còn là nhà nghiên cứu văn học và văn hóa độc đáo Công trình tiêu biểu

nhất của Phan Ngọc phải kể đến: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong

"Truyện Kiều" (1985) Đây là chuyên luận khá thành công của Phan

Ngọc khi áp dụng lý thuyết văn học nước ngoài vào nghiên cứu văn học Việt Nam Đó là lý thuyết cấu trúc, phong cách học và tâm lý học Ông tiến hành xây dựng khái niệm của môn phong cách học khám phá nét nội dung và hình thức không lặp lại phù hợp với nội dung ấy bằng cách xét tần xuất lặp đi lặp lại của một hiện tượng sau đó kiểm chứng trên trục lịch sử và thời đại Phong cách học trong nghiên cứu cụ thể này không còn là phong cách hình thức, mà đã gắn chặt với nội dung, điều kiện lịch

sử Nghĩa là nội dung của hình thức được Phan Ngọc đề cập một cách hệ thống trong tác phẩm

Trang 31

Sử dụng phạm vi lý thuyết văn học trong công trình này, Phan Ngọc, về bản chất, sử dụng thi pháp từ ngôn ngữ học Do đó chưa phải toàn bộ khoa học thi pháp hiện đại

1.3.2.4 Đỗ Lai Thúy sinh năm 1948 là nhà phê bình văn học có

nhiều điểm tương đồng về mặt tư tưởng khoa học với Đỗ Đức Hiểu, tức

là đi sâu khám phá nghệ thuật ngôn từ của một tác giả mà ông gọi là:

"Phê bình phong cách", dựa vào các từ ngữ mang cái nhìn của tác giả về

con người và thế giới Hai chuyên luận tiêu biểu của Đỗ Lai Thúy: Con mắt thơ (1992) và Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực (1998), góp phần xác lập phong cách nghiên cứu của ông - "Một nhà nghiên cứu có

tư tưởng và phương pháp với lối diễn đạt sắc sảo" (Trần Đình Sử)

Đỗ Lai Thuý cũng rất quan tâm tới lý luận thi pháp học hiện đại Tuy nhiên, ông chỉ dừng lại ở cảm nhận khái quát 88 Mọi nỗ lực, Đỗ Lai Thuý dành trọn cho trường phái phân tâm học

1.3.2.5 Nguyễn Xuân Kính (sinh 1952) là nhà nghiên cứu văn học

dân gian Việt Nam Ông tiếp thu quan niệm thi pháp học từ các học giả Nga, nơi mà Nguyễn Xuân Kính tu nghiệp (1984-1988) Nguyễn Xuân Kính vừa có cái nhìn tổng quan về thi pháp học trên thế giới và Việt Nam, vừa ứng dụng nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam ở thể loại ca dao theo khuynh hướng thi pháp học hiện đại

Trong chuyên luận Thi pháp ca dao (1993, 2004, 2006), Nguyễn

Xuân Kính có đánh giá khách quan về sự tiếp thu, ảnh hưởng và sự phát triển của thi pháp học ở Việt Nam Nghiên cứu thi pháp học, theo Nguyễn Xuân Kính, chính là chỉ ra cái hay, cái bản chất nghệ thuật của tác phẩm và chỉ ra cái lí do tồn tại của hình thức Trên tinh thần đó, Nguyễn Xuân Kính nghiên cứu các yếu tố, phạm trù thi pháp của ca dao như:ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, biểu tượng hình ảnh

Có thể nói, theo quan niệm về thi pháp học hiện đại của Trần Đình

Sử, thì thi pháp học ở Nguyễn Xuân Kính là khá rõ ràng có khả năng vận dụng cao trong nghiên cứu và mang lại nhiều sinh khí cho thi pháp học ở Việt Nam Tuy nhiên, Nguyễn Xuân kính mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu văn học dân gian

Trang 32

1.3.3 Các công trình thi pháp học tiêu biểu

Tiếp theo các tác giả trên các công trình thi pháp học xuất hiện

liên tục Có thể kể: Nguyễn Thị Bích Hải: Thi pháp thơ Đường (1995);

Lê Dục Tú: Quan niệm con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (1997);

Lý Hoài Thu: Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám - 1945 (1997); Phan Diễm Phương: Lục bát và song thất lục bát - Lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại (1998); Lê Lưu Oanh: Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990 (1998); Phùng Ngọc Kiếm: Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945-

1975 (1998); Phạm Thu Yến: Những thế giới nghệ thuật ca dao (1998);

Vũ Văn Sĩ: Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam 1945-1995 (1999);

Lê Trường Phát: Thi pháp văn học dân gian (2000); Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Tú: Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan (2001): Nguyễn Huy Hoàng: Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Gôgôn (2001); Trần Đăng Suyền: Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (2001); Trần Nho Thìn: Nghiên cứu thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam, Phạm Mạnh Hùng: Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao (2001) Nguyễn Đăng Điệp: Giọng điệu trong thơ trữ tình (2002); Lê Quang Hưng: Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu (2002); Trần Khánh Thành: Thi pháp thơ Huy Cận (2002); Đào Ngọc Chương: Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của E.Hemingwey (2003); Hồ Thế Hà: Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (2004); Phan Thu Hiền: Thi pháp học cổ điển Ấn Độ (2006); Đoàn Đức Phương: Nguyễn Bính - hành trình sáng tạo thi ca (2006), Đào Duy Hiệp: Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại (2007) Có thể kể thêm nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu thi

pháp như La Khắc Hòa, Phan Huy Dũng, Bửu Nam, Trần Thị An, Chu Văn Sơn, Nguyễn Thành Thi, Lê Tiến Dũng, Trần Lê Bảo, Lê Thu Yến,

Đỗ Hồng Kỳ, Hà Thị Hòa, Nguyễn Ái Học, Đinh Trí Dũng, Nguyễn Khắc Sính, Hoàng Mạnh Hùng, Biện Minh Điền, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hoài Thanh, Trương Xuân Tiếu, Nguyễn Thị Mai Chanh, Nguyễn Thị Nương, Lê Trường Phát, Lê Thị Hường, Nguyễn Thị Nhàn, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Thị Tuyết Nga, [dẫn theo

78, trg 21-22; 46, trg 62-64]

Trang 33

1.3.4 Nhận xét

Sự xuất hiện và phát triển thi pháp học ở Việt Nam được cộng hưởng từ nhiều điều kiện: Cả khách quan và chủ quan, thống nhất từ yêu cầu của thời đại cho tới sự nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu Do đó, thi pháp học hiện đại thực sự xuất hiện và phát triển thành hệ thống ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX Tính hệ thống được thể hiện ở các cấp độ: dịch, giới thiệu và ứng dụng trong nghiên cứu văn học, thể hiện

ở các phương diện: đội ngũ những nhà thi pháp học, các công trình nghiên cứu theo hướng thi pháp học

Là người trong cuộc nhưng với cái nhìn khách quan, Trần Đình Sử khẳng định, thi pháp học ở Việt Nam tuy chịu ảnh hưởng của Nga hay Phương Tây, song khi vào Việt Nam, xét trên một số đóng góp chủ yếu,

nó đã có sáng tạo rõ rệt, hoàn toàn không phải là sao chép Xét về phương pháp, tuy khuynh hướng có khác nhau, song về đại thể hầu hết nghiên cứu thi pháp, phong cách đều có cách tiếp cận chung khá thống nhất là xét tần xuất để xác định hiện tượng độc đáo, sau đó xây dựng mô hình chỉnh thể, hệ thống, giải thích các hiện tượng tìm được về mặt quan niệm của thời đại và của tác giả Đó là cách tiếp cận khách quan, khoa học Nói như Nguyễn Văn Nam rằng "nếu không tìm thấy được cái chung, cái phổ biến, cái lặp đi lặp lại, nghĩa là tất cả những gì thuộc về tính quy luật trong các hiện tượng và xuyên qua các hiện tượng thì khoa

học nói chung và thi pháp học nói riêng không còn lý do để tồn tại"

[20,trg 303] Các cách tiếp cận của Trần Đình Sử, Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Xuân Kính đều cho thấy cái chung đó

Thi pháp học xuất hiện và phát triển ở Việt Nam chính là để giải quyết nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu, phê bình do thời đại đổi mới toàn diện mà trước hết là đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào

sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đặt ra Khắc phục lối phê bình, bình tán chủ quan, xu hướng nghiên cứu văn học theo quan niệm

xã hội học dung tục, là một trong những nhiệm vụ trung tâm của thi pháp học ở Việt Nam Vì thi pháp học xác lập được cái nhìn biện chứng giữa

Trang 34

nội dung và hình thức nghệ thuật, trong đó cái nhìn bắt đầu từ hình thức, trước khi thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của một bộ môn khoa học Thành tựu của thi pháp học trên thế giới đã được lịch sử nghiên cứu phê bình văn học xác lập trước khi nó có mặt ở Việt Nam, cho nên không có lý do

gì để thi pháp học phát triển ở Việt Nam lại không tạo nên thành tựu Điều dễ nhận ra đó chính là thi pháp học tạo ra xu hướng nghiên cứu nổi bật nhất, thu hút đông đảo nhà nghiên cứu tham gia, xác lập giá trị thẩm

mỹ ở nhiều chuyên luận có giá trị

Xét về mặt thời gian, nếu thi pháp học hiện đại trên thế giới xuất hiện đầu thế kỷ XX, phát triển mạnh mẽ ở những năm 20, 30 đến những năm 60, 70 của thế kỷ XX, thì thi pháp học hiện đại ở Việt Nam xuất hiện từ những năm 80 và phát triển liên tục ở những thập niên cuối của thế kỷ XX và tiếp tục ở thế kỷ XXI Nhìn vào sự kế thừa, tiếp thu thi pháp trên thế giới vào Việt Nam, chúng tôi cho rằng, Trần Đình Sử chính

là mắt xích quan trọng nhất, là cầu nối để tổ chức, dẫn truyền nhịp, tần xuất vận động, phát triển (của thi pháp học trên thế giới vào Việt Nam) Tuy đã có mấy chục năm tồn tại, phát triển ở Việt Nam, nhưng thi pháp học đang đặt ra nhiều thách thức: Đó là cần có sự phân hóa thành các trường phái để có thể phát triển, đó là cần đội ngũ chuyên gia để dịch, nghiên cứu một cách hệ thống, triệt để các nhà thi pháp học, trường phái

và các chuyên luận tiêu biểu về thi pháp học trên thế giới; đó là khả năng vận dụng trong nghiên cứu, phê bình của những nhà khoa học, của độc giả, là khác nhau, thậm chí là phiến diện Bên cạnh đó, thi pháp học không phải là hướng nghiên cứu văn học duy nhất trong nhiều thập kỷ qua Tuy không là xu hướng nổi bật nhưng các hướng nghiên cứu: Phân tâm học, văn hóa học, xã hội học, văn học so sánh góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng trong nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam

Trang 35

2.1.1 Sự phát triển của thi pháp học ở Nga, Liên Xô cũ

Nhận xét về những dữ kiện đầu tiên của sự ra đời trường phái hình thức chủ nghĩa Nga, Nyiro Lajos nhận thấy "Có những mối liên hệ khăng khít giữa lịch sử của trường phái hình thức Nga với lịch sử của đời sống

nghệ thuật, tư tưởng và lịch sử của đời sống xã hội Nga đầu thế kỷ XX"

[90, trg 30] Những thập niên đầu của thế kỷ XX lịch sử nước Nga có nhiều biến động dữ dội, trọng đại Cách mạng tháng Mười và sự hình thành Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới trở thành sự kiện lịch sử ảnh hưởng đến sự vận động phát triển của lịch sử thế giới trong suốt thế

kỷ XX và còn tiếp tục in đậm trong tư tưởng, lịch sử của nhân loại Sự kiện lịch sử ấy tác động sâu sắc đến đời sống tư tưởng của con người, thể hiện ở sự đấu tranh: giữa cái cũ và cái mới, cách mạng và bảo thủ

Sự khẳng định của nghệ thuật, tư duy lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở ưu thế vừa dẫn dắt, vừa lấn át tư tưởng, nghệ thuật của

xã hội Nga đương thời

Khi các trường phái, xu hướng nghiên cứu văn học đã đứng bất động trước các hiện tượng mới mẻ của sự phát triển nghệ thuật thời kỳ mới; khi "Khoa học văn học đã đánh mất tính độc lập của nó, hoàn toàn phụ thuộc vào những ngành nghiên cứu xa lạ” [90, trg 31]; thậm chí là

"môn khoa học xã hội học đã đe dọa nuốt chửng tất cả những gì mà trước đây gọi là văn học Nỗi hoảng sợ về số phận của bộ môn đã làm

tê liệt công việc sáng tạo của các nhà khoa học" [90, trg 162] thì đó là sự

biểu hiện những dấu hiệu khủng hoảng sâu sắc trong lĩnh vực khoa học văn học ở Nga, trong những thập niên đầu của thế kỷ XX Trường phái

Trang 36

hình thức Nga ra đời để khắc phục sự khủng hoảng ấy Theo Trần Đình

Sử, Trường phái hình thức Nga có ba quan niệm khoa học lớn: Một là, lên án gay gắt các quan điểm xem văn học là bắt chước, văn học phục vụ

xã hội, nhằm đề cao tính độc lập, tự tại của văn học; Hai là, xem "thủ pháp" là đối tượng của thi pháp học, trong đó chủ yếu là thủ pháp "lạ hóa" và tương quan giữa chất liệu và hình thức; Ba là, khắc phục sự đối

lập giả tạo giữa nội dung và hình thức của tư duy cũ bằng cách cho rằng, mọi yếu tố nội dung văn học đều có thể trở thành hình thức và ngược lại cũng vậy [77, trg 15]

Sự phát triển của Trường phái hình thức Nga đã xác lập được nhiều đại biểu ưu tú như V.B.SKlovski, Y.N.Tynyanov, B.M.Eikherbaum quan trọng hơn, là trường phái hình thức Nga xác lập được nhiệm vụ nghiên cứu đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật, hình thức ngôn ngữ gắn với cái nhìn nghệ thuật của nhà văn Nhiệm vụ ấy chỉ đến trường phái hình thức Nga mới được xác lập

Mặc dù, lĩnh ấn tiên phong đổi mới nghiên cứu văn học, tuy nhiên trường phái hình thức Nga không tự hoàn thiện lý luận một cách trọn vẹn

và quyết liệt trong sự va đập, xung đột giữa các trường phái nghiên cứu văn học, giữa các luồng tư tưởng xã hội đương thời ở Nga Vì thế, những hạn chế, nhược điểm đã không được trường phái này vượt qua như: đối lập, thiếu chiều sâu của mỹ học, triết học, văn hóa học Cũng chính vì thế, trường phái hình thức Nga nhường bước cho thi pháp học cấu trúc,

kí hiệu và thi pháp học lịch sử vượt lên phát triển

Thi pháp học cấu trúc kí hiệu học ở Nga gắn liền với những tên tuổi: Iu.M.Lotman, V.Ivanop, M.Bakhtin, V.Io Propp Tên tuổi họ được xếp vào hạng là những nhà khoa học văn học có ảnh hưởng đặc biệt đến lý luận phê bình văn học trên toàn thế giới Thế mà ngay trên quê hương Xô Viết vĩ đại, những Iu.M.Lotman, M.Bakhtin phải chịu nhiều

đắng cay, thậm chí họ bị coi là nhà "khoa học tư sản, trái ngược với chủ

nghĩa Mác" 53, trg 9 Nhưng chính cấu trúc khoa học vĩ đại ngay trong tư tưởng và hành động đã giúp họ vượt lên và bước lên đỉnh vinh quang của khoa học thi pháp

Trang 37

Thi pháp học cấu trúc, kí hiệu học ở Nga tập trung nghiên cứu văn học trên những phương diện chính: Thứ nhất: Phân tích chức năng các

yếu tố văn học (có thể thấy trong công trình Hình thái học của truyện cổ tích in lần đầu năm 1928 V.Ia.Popp đã đặt nền móng cho cách tiếp cận

cấu trúc đối với thể loại văn học Ông nghiên cứu và thống kê được 31 chức năng của truyện cổ tích, thứ tự của chúng là khá đồng nhất trong những truyện khác nhau) Thứ hai: Văn bản nghệ thuật phải là một hệ thống cấu trúc Hệ thống cấu trúc này vừa là cấu trúc chỉnh thể văn bản (bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, các yếu tố văn bản) vừa là cấu trúc ngoài văn bản Thứ ba: Cấu trúc và kí hiệu học của văn bản ngôn từ phải vượt ra khỏi

mỹ học chất liệu để xác lập quan hệ giữa tác phẩm nghệ thuật với lĩnh vực nhận thức đạo đức và trong chỉnh thể văn hóa loài người; tức là hệ thống cấu trúc, kí hiệu của văn bản nghệ thuật, phải được mở rộng tối đa biên độ, chứa đựng trong nó tính chất đối thoại, đồng đại, lịch đại và phức điệu

Thi pháp học lịch sử phát triển song hành, tương tác với Trường phái hình thức Nga và thi pháp học cấu trúc, ký hiệu học Thi pháp học lịch sử ở Nga bắt đầu đặt ra từ A.N.Veselovski (1839-1906) với mục tiêu

là nghiên cứu sự tiến hóa của ý thức nghệ thuật và các hình thức nghệ

thuật Những nghiên cứu tiếp theo của D.S.Likhachev trong Thi pháp của văn học Nga cổ (1967) M.B.Khrapcherko trong Thi pháp học, phong cách học, lý luận văn học (1971), Thi pháp học lịch sử và đối tượng của nó (1974), Thi pháp học lịch sử; những phương hướng cơ bản (1982); M.Baktin trong những vấn đề thi pháp Dostoievski (1929), Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian trung đại và Phục Hưng (1931), Những vấn đề của văn học và mĩ học (1975), đã hướng tới việc

tiếp cận nghiên cứu các phạm trù thi pháp: thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, nghiên cứu các chỉnh thể nghệ thuật (tác phẩm văn học, tác giả văn học, thể loại văn học, trường phái văn học, giai đoạn văn học, văn học dân tộc) Các phạm trù và các chỉnh thể này đều được xem xét ở tính hệ thống được nghiên cứu trong quan hệ qua lại giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, của thời đại lịch sử M.B.Khrapchenko đề xuất

Trang 38

phạm vi, đối tượng nghiên cứu của thi pháp học lịch sử trên 4 hướng nghiên cứu: "Hướng thứ nhất là sáng tạo một thi pháp học lịch sử phổ quát, hướng thứ hai là nghiên cứu thi pháp học của văn học dân tộc, hướng thứ ba thi pháp các nhà văn xuất chúng, nghiên cứu đóng góp của

họ vào sự phát triển pháp học dân tộc và văn học thế giới, hướng thứ tư nghiên cứu sự tiến hóa của các thể loại, các phương tiện thể hiện nghệ thuật cũng như số phận của các khám phá khác nhau trong lĩnh vực thi pháp, chẳng hạn như phân tích tâm lý " [45, trg 39-40]

Được soi chiếu bằng hai tiền đề lý luận là chủ nghĩa thực chứng và quan điểm lịch sử, thi pháp học lịch sử không chỉ xem xét quá trình tiến hóa của hình thức nghệ thuật, mà còn nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thức nghệ thuật với đời sống lịch sử cùng truyền thống văn hóa Đánh giá về đặc điểm nổi bật nhất và tính khả thi trong thực tế nghiên cứu của

thi pháp học lịch sử, Trần Đình Sử khẳng định: "Đây là quan niệm thi pháp có sức thuyết phục nhất hiện nay" [77, trg 28].

Nhìn tổng thể có thể thấy rằng từ Trường phái hình thức Nga, thi pháp học hiện đại thực sự ra đời và phát triển Thi pháp học hiện đại ở Nga, với nhiều tên tuổi lớn, nhiều công trình thuộc loại kinh điển của thi pháp học, đã giải quyết nhiều vấn đề lý luận cũng như những ứng dụng trong nghiên cứu văn học Tinh thần khoa học này lan tỏa, phát triển (cộng hưởng với lý luận nhiều nhà nghiên cứu văn học tài năng trên thế giới) không chỉ ở Nga mà còn trên phạm vi thế giới

Xuyên thấm trong các nghiên cứu thi pháp ở Nga, chúng ta nhận thấy đặc điểm nổi bật nhất là tính khoa học, khách quan, hệ thống trong nghiên cứu văn học Và xu hướng này đang tự điều chỉnh từ cái nhìn khép kín trong cấu trúc tách rời đến cái nhìn biện chứng, hệ thống, khách quan

và phổ quát: từ hình thức tới nội dung trong hệ thống cấu trúc mở, được đặt

ra trong sự vận động của lịch sử văn hóa xã hội, mĩ học, triết học

Trên quê hương của cách mạng vô sản, học thuyết Mác-Lênin trở thành chính thống, là nền tảng tư tưởng và tinh thần của xã hội Nó chi phối đến các lĩnh vực xã hội, trong đó có tư tưởng và nội dung khoa học

Trang 39

của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học Xô Viết Cho nên không ngạc nhiên gì việc những nhà thi pháp học đã bị xếp vào là khoa học tư sản, là trái ngược với chủ nghĩa Mác Nhưng khi thành quả nghiên cứu

đã được ghi nhận, họ không những được tôn vinh mà ở góc độ nào đấy cống hiến của những nhà thi pháp học lại làm phong phú thêm cho chủ

nghĩa Mác - Lênin

Trong bối cảnh giao lưu văn hoá quốc tế, Trần Đình Sử đến Liên

Xô như một giao ước của thời đại vạch ra và sắp đặt Trên quê hương của thi pháp học hiện đại, Trần Đình Sử bị thuyết phục bởi tinh thần của một khoa học cống hiến, năng động và đổi mới Thế là Trần Đình Sử lựa chọn học tập, nghiên cứu thi pháp học hiện đại Một sự lựa chọn tự giác

và duy nhất đúng trong cuộc đời làm khoa học của Trần Đình Sử

2.1.2 Lối mòn trong lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam

Lý luận, phê bình là bộ phận của một nền văn học phát triển Bản thân sáng tác văn học của nhà văn không chỉ tồn tại trong văn bản mà còn tồn tại trong tiếp nhận và phê bình Nhìn theo quan niệm vật chất thuần túy, thì sáng tác văn học của các dân tộc ra đời trước, phát triển một mức độ nhất định thì mới có được nền phê bình với các hình thái phê bình tương ứng Khi lý luận, phê bình ra đời, vừa thể hiện sự phát triển của sáng tác văn học, vừa thể hiện vị trí, vai trò độc lập với sáng tác, tác động lại sáng tác, hướng dẫn sáng tác (thể hiện ở vai trò làm nhịp cầu giữa người đọc với người sáng tác và người đọc với người đọc)

Do đó, giữa phê bình với sáng tác văn học là quan hệ biện chứng, không tồn tại quan hệ quyết định luận ở đây

Trong giới hạn của đối tượng và phạm vi của đề tài, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu về lý luận, phê bình ở Việt Nam trên tất cả các phương diện trong quá trình vận động, phát triển Chúng tôi đề cập đến hai phương diện với nội dung khái quát là: Phê bình xã hội học và những giới hạn của nó; phê bình theo hướng cảm thụ chủ quan và những giới hạn của nó Mục tiêu mà chúng tôi đề cập là:

Trang 40

- Hai hướng nghiên cứu phê bình là xã hội học và cảm thụ chủ quan (trực cảm, trực giác) được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm, sử dụng và có nhiều đóng góp quan trọng Tuy vậy, đứng trước sự phát triển của văn học, đứng trước yêu cầu đổi mới nâng cao lý luận phê bình, thì hai hướng nghiên cứu trên, ở góc độ tiếp nhận trở nên sáo mòn, thiếu lý luận khoa học

- Yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu phê bình văn học là đòi hỏi mang tính cấp thiết Nó xuất phát từ yêu cầu phát triển của

bộ môn khoa học này, vừa là đòi hỏi của đời sống văn học, trong đó có sáng tác văn học Vì thế, việc tiếp thu, vận dụng lý luận trong nghiên cứu văn học để tạo ra hướng nghiên cứu phê bình văn học mới, là xu hướng tất yếu

- Đặt trong tương quan trên, chúng ta đánh giá cao quá trình lý luận

và vận dụng nghiên cứu văn học từ hướng thi pháp học của Trần Đình Sử

2.1.2.1 Phê bình nghiên cứu văn học theo hướng xã hội học và giới hạn của nó

Nghiên cứu, phê bình văn học theo hướng xã hội học thường được quan niệm là "phương pháp nghiên cứu mà mục đích là khám phá cái xã hội được biểu hiện qua văn học, giai cấp, dân tộc, chính trị, văn hóa, đời sống tinh thần, phong tục tập quán, phương thức sinh hoạt, lý tưởng xã hội Theo quan điểm này cái đẹp cũng được xem xét như là biểu hiện của một lực lượng xã hội, nhu cầu của một tập đoàn người Vì vậy, cái khái niệm tính giai cấp, tính nhân dân, tính đảng, tính dân tộc là các phạm trù khá tiêu biểu của xã hội học nghệ thuật, xã hội học nghệ thuật xác nhận vai trò quyết định của xã hội đối với sáng tác và tiếp nhận nghệ

thuật" [94, trg 368]

Là một hình thái ý thức xã hội, văn học luôn có quan hệ tương tác, biện chứng với hệ thống các thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở Hơn nữa, văn học nghệ thuật thuộc phạm trù tinh thần tư tưởng; do đó, nó một mặt chịu sự tác động chi phối của tính vật chất của hạ tầng cơ sở, mặt khác, văn học nghệ thuật tác động trở lại làm phong phú, định

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
42. Nguyễn Bách Khoa (1956): "Truyện Kiều" và thời đại Nguyễn Du, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Tác giả: Nguyễn Bách Khoa
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1956
49. Nguyễn Lai (1991), Sức mạnh lý giải của hệ thống qua công trình "Thi pháp thơ Tố Hữu", Ngôn ngữ và sáng tạo văn học, NXB KHXH, HN, trang 90-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp thơ Tố Hữu
Tác giả: Nguyễn Lai
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1991
1. Aristote (2007), Nghệ thuật thi ca, NXB Lao động, Hà Nội Khác
2. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Văn học và Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Khác
3. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Dostoievski, NXB Giáo dục, HN Khác
4. Nguyễn Hoa Bằng (2000), Thi pháp truyện ngắn Nam Cao, LATS Ngữ văn, Hà Nội Khác
5. Roland Barther (2008),Cái chết của tác giả, nghiên cứu văn học, số 2, trang 93-99 Khác
6. Iu. Bondarev (1985), Lựa chọn, NXB Lao động, Hà Nội Khác
7. Phan Văn Các - Lại Cao Nguyện (1989), Sổ tay từ Hán Việt, NXB GD, HN Khác
8. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, HN Khác
9. Nguyễn Văn Dân (2008), Văn học Việt Nam đổi mới trong bối cảnh giao lưu văn hóa quốc tế, Nghiên cứu văn học, số 7, trang 12-35 Khác
10. Nguyễn Văn Dân (2009), Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị, Nghiên cứu văn học, số 4, trang 11-21 Khác
11. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ Cổ điển Việt Nam, NXB Văn Học, HN Khác
12. Trương Đăng Dung (2001), Tác phẩm văn học như là quá trình, Văn học nước ngoài, số 3, trang 189-200 Khác
13. Trương Đăng Dung (2005), Những giới hạn của Phê bình văn học, Văn học nước ngoài, số 3, trang 181 -188 Khác
14. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐHKHXH&NV, Khoa văn học (2006), Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, NXB ĐHQG HN Khác
15. Phan Cự Đệ (2006), Tuyển tập, tập 1, NXB Giáo Dục, HN Khác
16. Nguyễn Đăng Điệp (2005), Con đường khoa học của Trần Đình Sử, Trần Đình Sử, Tuyển tập, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 9 -30 Khác
17. Trịnh Bá Đĩnh (1999) tuyển chọn và giới thiệu: Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, HN Khác
18. Hà Minh Đức - Bùi Văn Nguyên (1971), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB KHXH, Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w