Quan niệm của thi pháp học về tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 81)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Quan niệm của thi pháp học về tác phẩm văn học

Triết học của Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rằng cấu trúc của vật chất là tồn tại khách quan, là sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập trong sự vận động và phát triển. Vật chất không bao giờ mất đi, nó luôn được bảo toàn dưới những dạng thức tồn tại khác nhau. Vì thế tính cấu trúc của vật chất cũng luôn được bảo toàn.

Văn học nghệ thuật là một dạng vật chất đặc biệt, vì thế nó cũng luôn tồn tại tính cấu trúc của mình.

Dưới góc nhìn của lý luận văn học tác phẩm văn học là thành tố quan trọng đời sống văn học. Tác phẩm văn học được hiểu là một chỉnh thể thẩm mỹ thống nhất giữa nội dung và hình thức. Giữa nội dung và hình thức được thống nhất qua mối quan hệ biện chứng. Dưới góc nhìn này, tác phẩm văn học chủ yếu được quan tâm ở mối quan hệ giữa nhà

văn và tác phẩm, hiện thực trong tác phẩm với hiện thực trong đời sống xã hội, tác phẩm với công chúng nhưng trong giới hạn. Tóm lại là cái nhìn nội dung hóa, xã hội học; những vấn đề về bản thể luận văn bản, tác phẩm, hình thức tồn tại của tác phẩm chưa được quan tâm thỏa đáng.

Bước sang thế kỷ XX, khi hàng loạt các ngành khoa học xã hội nhân văn: ngôn ngữ học, lịch sử, tâm lý học, các ngành khoa học tự nhiên, triết học, phát triển tạo cơ sở để các nhà lý luận, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các quan điểm về tác phẩm văn học.

Thi pháp học quan tâm tới cấu trúc hình thức của tác phẩm văn học, được biểu hiện qua nhiều phương diện, cấp độ: Quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn từ... Đồng thời, hình thức tồn tại của tác phẩm trong đời sống văn học, trong tương quan với triết học, mỹ học, văn hóa cũng được quan tâm. M.Bakhtin từng lưu ý rằng "Cần phải nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như những hệ thống chỉnh thể ở hai cấp liên đới. Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn học; hệ thống chỉnh thể của văn học, đến lượt nó, lại gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn hoá; và chỉ có hệ thống chỉnh thể văn hoá mới có quan hệ trực tiếp với những lĩnh vực khác của đời sống xã hội" 89, trg 58. Có nghĩa rằng, bản thể luận của tác phẩm văn học được xem xét ở hình thức mang tính nội dung, nhằm mô hình hóa cấu trúc hình thức của chỉnh thể thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Trương Đăng Dung luận giải quá trình hoàn thiện lý luận về tác phẩm văn học của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Và coi "tác phẩm văn học như là quá trình" [12, trg 189-200].

Như vậy, lý luận của các nhà nghiên cứu, phê bình về tác phẩm văn học theo tinh thần thi pháp học là tiền đề trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng tác phẩm văn học cụ thể.

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)