Một số nhà nghiên cứu thi pháp học hiện đại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 29)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Một số nhà nghiên cứu thi pháp học hiện đại ở Việt Nam

Sự phát triển của xu hướng nghiên cứu thi pháp học hiện đại ở Việt Nam được cộng hưởng từ thành quả của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhiều thế hệ khác nhau. Và thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: dịch, giới thiệu, nghiên cứu lý luận hay ứng dụng lý luận vào nghiên cứu văn học. Trong giới hạn đã định hướng của chương, chúng tôi giới thiệu một số nhà nghiên cứu tiêu biểu một cách khái quát nhất (trường hợp của Trần Đình Sử, vì là đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi không đề cập ở mục này).

1.3.2.1. Hoàng Trinh (Sinh năm 1920), tên khai sinh là Hồ Tôn

Trinh. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là lý luận văn học, các công trình tiêu biểu Phương Tây, văn học và con người tập I, II (1969, 1971),

Cấu trúc trong phê bình văn học (1974). Hoàng Trinh đứng vững trên quan điểm Mác xít, nghiên cứu và quán triệt đường lối văn nghệ của Đảng. Ở những công trình trên, ông phê phán chủ nghĩa cấu trúc trong phê bình văn học, phê phán chủ nghĩa tự nhiên trong văn học phương Tây.... Một hướng đóng góp đáng kể của Hoàng Trinh là giới thiệu ký hiệu học phương Tây, tìm thấy ở đó một cách đọc thơ theo tinh thần khoa học. Các công trình tiêu biểu là: Ký hiệu, nghĩa và phê bình văn học (1979), Về khoa học và nghệ thuật trong phê bình văn học (1980),

Từ ký hiệu học đến thi pháp học (1992). Hướng thi pháp học từ ký hiệu học được ông giới thiệu, đề xuất. Ông quan niệm thi pháp là quy tắc sáng tác thơ, thi pháp học chính là việc nghiên cứu nghệ thuật thơ ca và thi pháp có bốn yếu tố, quy tắc:

1. Quan niệm về thơ.

2. Sử dụng chất liệu ngôn ngữ để tạo ra thơ (Đây chính là "ngôn ngữ thơ" của nhà thơ).

3. Vận dụng kết cấu không gian - thời gian trong thơ

4. Vận dụng những quy tắc âm vận nhất định trong thơ (bao gồm nhịp, vần điệu và âm) [92, trg 18-26].

Tuy nhiên, trong thực tế từ hướng nghiên cứu này, Hoàng Trinh chưa thực sự có những công trình tiêu biểu. Nói như Trần Đình Sử là "kết quả mang lại chưa được tương xứng" với tiềm năng.

1.3.2.2. Đỗ Đức Hiểu (1924 - 2002) là một trong những nhà

nghiên cứu phê bình sớm quan tâm đến thi pháp học. Là người giảng dạy văn học phương Tây ở trường đại học, ông có điều kiện để mở rộng, nâng cao lý luận về thi pháp học.... Những chuyên luận Đổi mới phê bình văn học (1994). Đổi mới Đọc và Bình văn (1999), sau được tập hợp lại trong Thi pháp hiện đại (2000), đã mang cái nhìn của thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam. Về lý luận thi pháp học Đỗ Đức Hiểu chủ yếu là giới thiệu khái quát về thi pháp học:

1. Mấy vấn đề về thi pháp học. 2. Thi pháp thơ và phê bình thơ

3. Thi pháp truyện và phê bình truyện 4. Thi pháp kịch và phê bình kịch

Tính hệ thống thi pháp học trong nghiên cứu của Đỗ Đức Hiểu là chưa trọn vẹn, vì thế trở nên sơ lược, chưa thực sự đi sâu vào một lĩnh vực thi pháp học nào.

1.3.2.3. Phan Ngọc (sinh 1925) không chỉ là người học rộng, dịch

nhiều tác phẩm văn học, mỹ học và nghiên cứu văn hóa nước ngoài mà còn là nhà nghiên cứu văn học và văn hóa độc đáo. Công trình tiêu biểu nhất của Phan Ngọc phải kể đến: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" (1985). Đây là chuyên luận khá thành công của Phan Ngọc khi áp dụng lý thuyết văn học nước ngoài vào nghiên cứu văn học Việt Nam. Đó là lý thuyết cấu trúc, phong cách học và tâm lý học. Ông tiến hành xây dựng khái niệm của môn phong cách học khám phá nét nội dung và hình thức không lặp lại phù hợp với nội dung ấy bằng cách xét tần xuất lặp đi lặp lại của một hiện tượng sau đó kiểm chứng trên trục lịch sử và thời đại. Phong cách học trong nghiên cứu cụ thể này không còn là phong cách hình thức, mà đã gắn chặt với nội dung, điều kiện lịch sử. Nghĩa là nội dung của hình thức được Phan Ngọc đề cập một cách hệ thống trong tác phẩm.

Sử dụng phạm vi lý thuyết văn học trong công trình này, Phan Ngọc, về bản chất, sử dụng thi pháp từ ngôn ngữ học. Do đó chưa phải toàn bộ khoa học thi pháp hiện đại.

1.3.2.4. Đỗ Lai Thúy sinh năm 1948 là nhà phê bình văn học có

nhiều điểm tương đồng về mặt tư tưởng khoa học với Đỗ Đức Hiểu, tức là đi sâu khám phá nghệ thuật ngôn từ của một tác giả mà ông gọi là: "Phê bình phong cách", dựa vào các từ ngữ mang cái nhìn của tác giả về con người và thế giới. Hai chuyên luận tiêu biểu của Đỗ Lai Thúy: Con mắt thơ (1992) và Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực (1998), góp phần xác lập phong cách nghiên cứu của ông - "Một nhà nghiên cứu có tư tưởng và phương pháp với lối diễn đạt sắc sảo" (Trần Đình Sử).

Đỗ Lai Thuý cũng rất quan tâm tới lý luận thi pháp học hiện đại. Tuy nhiên, ông chỉ dừng lại ở cảm nhận khái quát 88. Mọi nỗ lực, Đỗ Lai Thuý dành trọn cho trường phái phân tâm học.

1.3.2.5. Nguyễn Xuân Kính (sinh 1952) là nhà nghiên cứu văn học

dân gian Việt Nam. Ông tiếp thu quan niệm thi pháp học từ các học giả Nga, nơi mà Nguyễn Xuân Kính tu nghiệp (1984-1988). Nguyễn Xuân Kính vừa có cái nhìn tổng quan về thi pháp học trên thế giới và Việt Nam, vừa ứng dụng nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam ở thể loại ca dao theo khuynh hướng thi pháp học hiện đại.

Trong chuyên luận Thi pháp ca dao (1993, 2004, 2006), Nguyễn Xuân Kính có đánh giá khách quan về sự tiếp thu, ảnh hưởng và sự phát triển của thi pháp học ở Việt Nam. Nghiên cứu thi pháp học, theo Nguyễn Xuân Kính, chính là chỉ ra cái hay, cái bản chất nghệ thuật của tác phẩm và chỉ ra cái lí do tồn tại của hình thức. Trên tinh thần đó, Nguyễn Xuân Kính nghiên cứu các yếu tố, phạm trù thi pháp của ca dao như:ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, biểu tượng hình ảnh.

Có thể nói, theo quan niệm về thi pháp học hiện đại của Trần Đình Sử, thì thi pháp học ở Nguyễn Xuân Kính là khá rõ ràng có khả năng vận dụng cao trong nghiên cứu và mang lại nhiều sinh khí cho thi pháp học ở Việt Nam. Tuy nhiên, Nguyễn Xuân kính mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu văn học dân gian.

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)