Quan niệm của thi pháp học về tác giả

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 92)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Quan niệm của thi pháp học về tác giả

Lý luận văn học xem xét tác giả trong chu trình một quá trình sáng tác và thưởng thức văn học (thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc). Trong quá trình này, tư cách nhà văn phải được xác nhận thống nhất ở các phương

diện, từ phẩm chất, năng lực của nhà văn, từ năng khiếu, tài năng đến quá trình sáng tác. Vì thế, trong nghiên cứu văn học, tác giả văn học có vị trí quan trọng, là căn cứ để lý giải, cắt nghĩa nhiều vấn đề nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Mối liên hệ thời đại, nhà văn tới tác phẩm trở thành mối liên hệ có tính quyết định như hoàn cảnh đối với tính cách.

Sự phát triển của ký hiệu học và mặt khác là sự gia tăng vai trò sáng tạo của người đọc trong đời sống văn hóa đã dần phủ nhận quan hệ tác động từ bên ngoài đến tác phẩm. Đã có hướng phê bình văn học gạt tác giả ra bên ngoài phạm vi quan tâm, đề cao văn bản tác phẩm. Họ tuyên bố rằng: "để trả lại tương lai sự viết, cần phải lật đổ huyền thoại về nó: sự sinh thành của người đọc phải trả bằng cái chết của tác giả" [5, trg 99].

Tuy vậy, sự phát triển tư duy của người đọc có thể mở ra những cách giải thích ý nghĩa khác nhau, nhưng không làm biến mất văn bản và khách thể thẩm mỹ ở trong ấy, và do đó không xoá được yếu tố tác giả như là người tham gia sự kiện nghệ thuật qua tác phẩm. Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang cảm quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật. Do vậy, hình tượng tác giả, kiểu tác giả là những phạm trù của thi pháp học hiện đại -"Nghệ sĩ như một phạm trù thi pháp" 69, trg 115 là như thế.

Như vậy, theo quan niệm của thi pháp học, hình tượng tác giả thể hiện trong ngôn ngữ và đồng thời với ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo văn học. Vai trò của hình tượng tác giả là thể hiện cái nhìn nghệ thuật và ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống của nhà văn, cho thấy toàn bộ tư tưởng mỹ học của nhà văn bộc lộ qua hệ thống nguyên tắc thi pháp. Trần Đình Sử cũng đã khẳng định điều đó "Thi pháp của nhà văn, trên một ý nghĩa nào đó, là thế giới quan nghệ thuật của nhà văn được ngưng kết trong hình thức kiến tạo và hình thức kỹ thuật tạo thành nội dung quan niệm, cái lý nghệ thuật của chúng. Quan niệm thi pháp chủ thể ở đây tất yếu gắn liền với văn cảnh văn hoá và phải được tiếp cận từ góc độ kí hiệu học mĩ học" 69, 123.

Hơn nữa, trong quá trình sáng tác, tác giả có thể sử dụng nhiều thể loại, phong cách song vẫn giữ lại những hình thức cảm nhận và miêu tả bền vững, gắn liền với khái niệm phong cách cá nhân. Nói cách khác, từ cái nhìn nghệ thuật, tác giả tổ chức xây dựng chỉnh thể nghệ thuật thống nhất vận động trong lịch sử nhận thức, văn hóa, mỹ học, mà trong đó, hình tượng tác giả tham gia một cách chủ động, chi phối và gắn kết.

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)