Một số hướng nghiên cứu về văn học trung đại

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 102)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Một số hướng nghiên cứu về văn học trung đại

Mười thế kỷ văn học trung đại đã đi qua chúng ta hơn một thế kỷ. Nhìn vào sự vận động của văn học Việt Nam hôm nay, được định danh là văn học hiện đại, đương đại, chúng ta thấy có sư khác biệt lớn so với văn học trung đại. Nhưng nó không hoàn toàn cắt đứt, bởi bất kỳ sự phát triển nào đều dựa trên sự kế thừa, tiếp thu từ cái nền móng cũ, từ truyền thống.

Lý luận phê bình hiện đại ra đời từ đòi hỏi của văn học, của sự phát triển tư duy lý luận, của quá trình giao lưu văn hóa, và còn là từ sự kế thừa, đổi mới tư duy lý luận truyền thống. Nhiều người từng lo ngại việc vận dụng lý luận văn học nước ngoài, hiện đại để giải quyết, nghiên cứu văn học truyền thống, văn học trung đại là sự gượng ép, thậm chí là không khả thi (vì từng có việc ứng dụng lý luận hiện đại làm biến đổi đối tượng nghiên cứu theo chiều hướng xấu đi). Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ và khoa học, chúng ta thấy rằng phần lớn các công trình nghiên cứu về văn học trung đại đứng vững với thời gian và phần lớn đều được thực hiện thông qua lý luận hiện đại, thậm chí là tiếp thu từ nước ngoài.

Chúng ta có thể kể tới các hướng nghiên cứu chính sau:

Nghiên cứu lịch sử văn học: Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam

(ĐHSP Hà Nội, 1961 - 1962), Văn học Việt Nam, tập 1, tập 2, tập 3 của Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Nguyễn Lộc (1978). Nghiên cứu lịch sử tư tưởng ảnh hưởng đến văn học: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại của Trần Đình Hượu (1995), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung của Trần Ngọc Vương (1998). Nghiên cứu theo góc nhìn văn hóa: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của Trần Nho Thìn (2007). Nghiên cứu theo hướng thi pháp văn học: Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại của Hà Minh Đức,

Bùi Văn Nguyên (1965), Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam của Phương Lựu (1985), Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam của Lê Trí Viễn (1987), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" của Phan Ngọc (1985),

Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam của Trần Ngọc Vương (1999)....

Nhìn ở góc độ phương pháp, hướng tiếp cận, có thể thấy có các hướng: Xã hội học, phương pháp lịch sử - xã hội với nguyên tắc khách quan, khoa học (theo đường lối văn nghệ của chủ nghĩa Mác), loại hình học, văn hóa học, thi pháp học...

Các hướng nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu trên cùng các nhà nghiên cứu văn học trung đại khác [xem thêm 76, trg 379-382] đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong việc lý luận về sự vận động phát triển của văn học trung đại trong tiến trình văn học dân tộc; đánh giá thỏa đáng đóng góp của những tác giả tiêu biểu; lý giải đặc trưng, thể loại văn học trung đại... Tuy vậy, việc nghiên cứu văn học trung đại như một hệ thống đặc thù, như một chỉnh thể thống nhất nghệ thuật vẫn còn là công việc khó khăn. Do đó, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam của Trần Đình Sử đã tiếp cận văn học trung đại theo hướng thi pháp học hiện đại là một nỗ lực đáng trân trọng. Đây là tiền đề để hướng tới cái nhìn thỏa đáng về chỉnh thể thống nhất nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)