Lối mòn trong lý luận, nghiên cứu, phê bình văn họ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 39)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Lối mòn trong lý luận, nghiên cứu, phê bình văn họ cở Việt Nam

Việt Nam.

Lý luận, phê bình là bộ phận của một nền văn học phát triển. Bản thân sáng tác văn học của nhà văn không chỉ tồn tại trong văn bản mà còn tồn tại trong tiếp nhận và phê bình. Nhìn theo quan niệm vật chất thuần túy, thì sáng tác văn học của các dân tộc ra đời trước, phát triển một mức độ nhất định thì mới có được nền phê bình với các hình thái phê bình tương ứng. Khi lý luận, phê bình ra đời, vừa thể hiện sự phát triển của sáng tác văn học, vừa thể hiện vị trí, vai trò độc lập với sáng tác, tác động lại sáng tác, hướng dẫn sáng tác (thể hiện ở vai trò làm nhịp cầu giữa người đọc với người sáng tác và người đọc với người đọc). Do đó, giữa phê bình với sáng tác văn học là quan hệ biện chứng, không tồn tại quan hệ quyết định luận ở đây.

Trong giới hạn của đối tượng và phạm vi của đề tài, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu về lý luận, phê bình ở Việt Nam trên tất cả các phương diện trong quá trình vận động, phát triển. Chúng tôi đề cập đến hai phương diện với nội dung khái quát là: Phê bình xã hội học và những giới hạn của nó; phê bình theo hướng cảm thụ chủ quan và những giới hạn của nó. Mục tiêu mà chúng tôi đề cập là:

- Hai hướng nghiên cứu phê bình là xã hội học và cảm thụ chủ quan (trực cảm, trực giác) được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm, sử dụng và có nhiều đóng góp quan trọng. Tuy vậy, đứng trước sự phát triển của văn học, đứng trước yêu cầu đổi mới nâng cao lý luận phê bình, thì hai hướng nghiên cứu trên, ở góc độ tiếp nhận trở nên sáo mòn, thiếu lý luận khoa học.

- Yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu phê bình văn học là đòi hỏi mang tính cấp thiết. Nó xuất phát từ yêu cầu phát triển của bộ môn khoa học này, vừa là đòi hỏi của đời sống văn học, trong đó có sáng tác văn học. Vì thế, việc tiếp thu, vận dụng lý luận trong nghiên cứu văn học để tạo ra hướng nghiên cứu phê bình văn học mới, là xu hướng tất yếu.

- Đặt trong tương quan trên, chúng ta đánh giá cao quá trình lý luận và vận dụng nghiên cứu văn học từ hướng thi pháp học của Trần Đình Sử.

2.1.2.1. Phê bình nghiên cứu văn học theo hướng xã hội học và giới hạn của nó.

Nghiên cứu, phê bình văn học theo hướng xã hội học thường được quan niệm là "phương pháp nghiên cứu mà mục đích là khám phá cái xã hội được biểu hiện qua văn học, giai cấp, dân tộc, chính trị, văn hóa, đời sống tinh thần, phong tục tập quán, phương thức sinh hoạt, lý tưởng xã hội... Theo quan điểm này cái đẹp cũng được xem xét như là biểu hiện của một lực lượng xã hội, nhu cầu của một tập đoàn người. Vì vậy, cái khái niệm tính giai cấp, tính nhân dân, tính đảng, tính dân tộc là các phạm trù khá tiêu biểu của xã hội học nghệ thuật, xã hội học nghệ thuật xác nhận vai trò quyết định của xã hội đối với sáng tác và tiếp nhận nghệ thuật" [94, trg 368].

Là một hình thái ý thức xã hội, văn học luôn có quan hệ tương tác, biện chứng với hệ thống các thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở. Hơn nữa, văn học nghệ thuật thuộc phạm trù tinh thần tư tưởng; do đó, nó một mặt chịu sự tác động chi phối của tính vật chất của hạ tầng cơ sở, mặt khác, văn học nghệ thuật tác động trở lại làm phong phú, định

hướng sự vận động phát triển của cơ sở hạ tầng và tính vật chất của nó. Điều này có thể thấy rõ trong luận điểm được coi như phát kiến của Lênin về chủ nghĩa Mác - Ănghen. Lênin cho rằng hoàn toàn có thể nghiên cứu cơ thể xã hội bằng phương pháp khoa học khách quan. Phương pháp khách quan khoa học này hướng tới phân tích một cách khách quan, những quan hệ cấu thành cơ thể xã hội sống động. Đó là sự nhìn nhận xã hội tồn tại trong quy luật biện chứng của những quan hệ thể hiện trong tương quan: vật chất - tinh thần, cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng, tính quy định của tồn tại vật chất. Lênin chỉ rõ "những quan hệ xã hội phân ra thành những quan hệ vật chất và những quan hệ tư tưởng. Những quan hệ tư tưởng chỉ là một kiến trúc thượng tầng dựng trên những quan hệ vật chất là những quan hệ ngoài ý chí và ý thức con người; như một (kết quả) hình thức của sự hoạt động của con người để duy trì sự sinh tồn của mình... cần phải giải thích những hình thức pháp lý, chính trị bằng những quan hệ sinh hoạt vật chất" [35, trg 391-392].

Luận điểm này góp phần làm sáng rõ quan hệ chi phối giữa lao động sáng tác văn học của nhà văn và quan hệ vật chất của xã hội. Trong sáng tác của mình, nhà văn bao giờ cũng phản ánh, mô phỏng, hư cấu, tái hiện những nội dung xã hội nhất định. Thậm chí, việc nhà văn cắt đứt những mối liên hệ với xã hội để sống trong "tháp ngà nghệ thuật", tự do tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật, dù có tưởng tượng phong phú đến mấy thì những dấu vết xã hội trong sáng tác không thể bị xóa nhòa và không thể bị thay thế. Vì thế, yếu tố xã hội trong sáng tác văn chương là sự tồn tại khách quan và tất yếu. Cho nên nghiên cứu phê bình theo hướng xã hội học không phải chỉ đơn thuần truy tìm yếu tố xã hội trong sáng tạo nghệ thuật, truy tìm đối sánh quan hệ xã hội thực tại với xã hội được mô tả trong tác phẩm, mà còn là dùng thao tác, phương pháp xã hội học để đánh giá, nghiên cứu tác phẩm văn học, quá trình tiếp thu, sáng tạo tác phẩm văn học.

Việc đưa lý thuyết xã hội học để nghiên cứu văn học được tiến hành một cách hệ thống, khoa học và trở thành bộ môn khoa học thì phải đến thế kỷ XX mới thực sự phát triển mạnh mẽ.

Ở phương Tây, trong nghiên cứu phê bình văn học xuất hiện thuyết xã hội học của Robert Escarpit với công trình: Xã hội học văn học

(1958), Vì một xã hội học tiểu thuyết (1964), của Lucien Goldmann, hay thuyết văn hóa lịch sử của Hyppolyte Taine... Nội dung cụ thể của các lý thuyết có thể khác nhau, nhưng họ đều xem văn học là một hoạt động xã hội. Do đó, đã đặt văn học trong bối cảnh hiện thực lịch sử xã hội rộng lớn để phân tích lý giải nó. Và triển khai mối quan hệ giữa nó với các hình thái hoạt động xã hội khác như kinh tế, chính trị, tôn giáo; đồng thời cũng không quên xác định vị trí và vai trò đặc thù của nó trong toàn bộ đời sống xã hội nói chung.

Cũng ở phương Tây, trên cấp độ vĩ mô mà vi mô, có thể khẳng định rằng học thuyết của Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng đã tạo cơ sở vững chắc cho một xã hội học nghệ thuật thực sự khoa học. Terry Eagleton cho rằng chủ nghĩa Marx đã để lại một di sản phê bình cực kỳ giàu có, phong phú, và giống như bất cứ phương pháp phê bình nào khác, nó phải được định giá ở việc nó soi sáng các tác phẩm nghệ thuật được đến đâu. Trên tinh thần đó, Terry Eagleton khẳng định: "Phê bình marxist không chỉ là một " xã hội học văn học", quan tâm tìm hiểu cách thức các tiểu thuyết đến được với công chúng và liệu chúng có đề cập đến tầng lớp lao động hay không. Nó hướng đến việc giải thích sâu sắc hơn tác phẩm văn chương, và điều này đồng nghĩa với một sự nghiên cứu thận trọng đến các hình thức, phong cách và ý nghĩa của tác phẩm văn học. Nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc nắm vững các hình thức, phong cách và ý nghĩa đó như là những sản phẩm của một lịch sử cụ thể". Và "đóng góp độc đáo của chủ nghĩa Marx, bởi vậy, không nằm ở cách tiếp cận lịch sử đối với văn học mà là ở nhận thức mang tính cách mạng về chính lịch sử" [22, trg 25-26].

Ở Việt Nam, những thập niên đầu của thế kỷ XX, trong xu thế giao lưu ảnh hưởng văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây (đặc biệt là văn hóa Pháp), văn học hiện đại hình thành phát triển và hòa vào dòng chảy của văn học thế giới. Văn học trở thành nghề kiếm sống, nghiên cứu phê bình văn học vì thế cũng ra đời và phát triển. Trong đó, phương pháp xã hội học cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình áp dụng.

Những năm 30, 40 của thế kỷ XX, việc một số nhà nghiên cứu, phê bình áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc những lý thuyết xã hội học phương Tây đã dẫn đến những kết luận sai lầm, thô thiển, dung tục trong nghiên cứu văn học. Trường hợp của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nguyễn Bách Khoa, nghiên cứu, phê bình thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Văn Hanh nghiên cứu phê bình thơ Hồ Xuân Hương là những ví dụ như vậy [xem trong 15, trg 259-270]. Những luận giải của Nguyễn Văn Hanh, Nguyễn Bách Khoa bị chính những nhà phê bình, nghiên cứu xã hội học văn học Mác xít lên án gay gắt [xem trong 15, trg 259-270; 58, trg 527-551]. Khắc phục hạn chế của việc vận dụng máy móc, thô thiển lý thuyết xã hội học để nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu, phê bình sử dụng phương pháp lịch sử - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đặt trong tương quan của hệ thống triết học Mác- Lênin, Phan Cự Đệ gọi đó là phương pháp phê bình văn học theo quan điểm mác xít. Từ việc định danh, Phan Cự Đệ đi đến lập luận: “Phương pháp phê bình văn học theo quan điểm Mác xít dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tìm mối quan hệ giữa tác phẩm và nhà văn, giữa nhà văn và thời đại, đặc biệt quan tâm đến thái độ của nhà văn đối với cuộc đấu tranh tư tưởng trên lĩnh vực ý thức hệ, đấu tranh giai cấp và đấu tranh gải phóng dân tộc, với truyền thống văn học dân tộc, tâm lý sáng tạo nghệ thuật. Phương pháp phê bình văn học theo quan điểm Mác xít còn bác bỏ mọi luận điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan chủ nghĩa nghệ thuật vị nghệ thuật, chống lại mọi thứ xã hội dung tục, mọi thứ duy vật máy móc, mọi thứ quyết định luận của huyết thống, hoàn cảnh theo quan niệm của chủ nghĩa thực chứng trong phê bình văn học”[15, trg 262].

Phương Lựu đặt phương pháp xã hội học văn học trong tương quan với các trào lưu, trường phái và phương pháp luận văn học khác, gọi đó là khuynh hướng nghiên cứu lịch sử - phát sinh. Phương lựu cho rằng: "khuynh hướng nghiên cứu lịch sử - phát sinh chủ trương nghiên cứu văn học cũng như các trường phái, nhà văn, tác phẩm từ nguồn gốc trong đời sống xã hội. Nó cũng chủ trương giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu tranh giữa các trào lưu, sự kế thừa có đổi mới của từng giai đoạn văn học từ những cội nguồn lịch sử xã hội" [8, trg 194-195].

Như thế, nhìn trong nhiều chiều vận động phát triển của lý luận, phê bình thế kỷ XX ở Việt Nam, lý luận phê bình theo kiểu xã hội học được nghiên cứu, ứng dụng vào văn học từ khá sớm và được phát triển mạnh mẽ ở nửa sau của thế kỷ XX. Xu hướng nghiên cứu này đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là khẳng định thành tựu của chủ nghĩa hiện thực, khẳng định thành tựu của văn học cách mạng xã hội chủ nghĩa, khẳng định sứ mạng của văn học cách mạng trong công cuộc giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc.

Tuy nhiên, do tính quan niệm khoa học, mà xu hướng nghiên cứu phê bình này, ở góc độ nhất định, thường nhấn mạnh đến yếu tố nội dung của văn học trên các phương diện, đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình tượng... Cũng vì truy xét những yếu tố xã hội trong sáng tác văn chương, nhìn phiến diện với tác động nhiều mặt của văn học với đời sống tinh thần; cho nên khuynh hướng này cũng mặc nhiên quy chụp tác phẩm trong tính tư tưởng: chính thống - phi chính thống, phản động - cách mạng, tích cực - tiêu cực. Do đó, giới hạn của xu hướng nghiên cứu phê bình xã hội học văn học là coi nhẹ yếu tố hình thức, nghệ thuật trong sáng tác văn chương. Nếu có đề cập thì mới ở phương diện biểu hiện thuần túy. Đồng thời, cái nhìn văn học theo xu hướng này thường là cái nhìn từ nội dung tới hình thức, trong đó nội dung có tác động quyết định. Mà theo lôgích đó là cái nhìn ngược.

2.1.2.2. Phê bình theo hướng cảm thụ chủ quan và những giới hạn của nó.

Theo nghĩa chung nhất, có thể đồng tình với quan niệm của Trương Đăng Dung: "phê bình chủ quan thường không tuân theo các chuẩn mực, những ý kiến của nhà phê bình xuất phát từ sự trải nghiệm tác phẩm văn học một cách độc lập. Nhà phê bình chủ quan thường phán xét tác phẩm văn học một cách tự do, không chịu sự ràng buộc bởi hệ thống chuẩn mực nào cả. Phê bình chủ quan thường phát hiện và ủng hộ những nỗ lực đổi mới văn học, những thể nghiệm phá bỏ và tạo dựng hình thức nghệ thuật mới" [13,trg 183].

Cơ sở xác định xu hướng phê bình theo hướng cảm thụ chủ quan có thể thấy ở các lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất, hoạt động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ mặc dù đã được xã hội hóa cao độ, nhưng đó vẫn mang nét cảm thụ chủ quan. Người ta thấy trong tác phẩm những yếu tố: tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, giọng điệu đều được ngưng kết trong lăng kính chủ quan của nhà văn. Hay nói một cách khác, quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ là chủ quan hóa khách thể thẩm mỹ. Nên chúng ta có thể thấy đối tượng, khách thể thẩm mỹ khi đi vào tác phẩm phải trải qua nhiều sự lựa chọn sắc thái tình cảm: yêu, ghét, căm thù, dửng dưng, ham muốn....

Thứ hai, quá trình nghiên cứu, phê bình là quá trình thâm nhập sâu vào cấu trúc của văn bản, vào cấu trúc của thế giới tình cảm của nhà văn. Phê bình thường hướng dẫn phát hiện sự mới mẻ độc đáo mang sắc thái chủ quan, cá tính riêng của nhà văn. Vì thế, giữa nhà phê bình với nhà văn bao giờ cũng có những sự đồng cảm cá nhân nhất định.

Thứ ba, những phát kiến, lý giải khoa học về màu sắc, ánh sáng của khoa học tự nhiên; và những lý thuyết xã hội, triết học nghiên cứu về thế giới nghệ thuật chủ quan của nhà văn... đã kích thích tìm tòi, phát hiện những ấn tượng chủ quan trong nghiên cứu.

Thứ tư, trong quá trình tiếp nhận văn học, tầm đón đợi và ngưỡng tâm lý của độc giả biến thiên theo thời gian, lứa tuổi, tâm lý là khác nhau. Nó

làm gia tăng khả năng bồi đắp giá trị cho sinh mệnh nghệ thuật của nhà văn, nhưng cũng có thể "kết liễu" những sinh mệnh nghệ thuật ấy.

Thứ năm, dưới góc nhìn triết học, xu hướng nghiên cứu phê bình này tồn tại một cách khách quan, phổ biến trong tư duy nhận thức của nhà lý luận, phê bình. Bởi quy về sự khái quát, nhận thức của chủ thể luôn ở trong lựa chọn giữa hai giao diện: Vật chất - ý thức, khách quan - chủ quan, vô thức - ý thức... mà hai giao diện ấy luôn là quá trình tác động biện chứng qua lại.

Ở Việt Nam, xu hướng nghiên cứu phê bình theo hướng cảm thụ chủ quan được sử dụng rộng rãi, phổ biến "có thể nói, đứng từ góc độ thực tế, phương pháp trực giác (phương pháp ấn tượng, chủ quan) ít

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)