Sự phát triển của thi pháp họ cở Nga, Liên Xô cũ

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 35)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Sự phát triển của thi pháp họ cở Nga, Liên Xô cũ

Nhận xét về những dữ kiện đầu tiên của sự ra đời trường phái hình thức chủ nghĩa Nga, Nyiro Lajos nhận thấy "Có những mối liên hệ khăng khít giữa lịch sử của trường phái hình thức Nga với lịch sử của đời sống nghệ thuật, tư tưởng và lịch sử của đời sống xã hội Nga đầu thế kỷ XX" [90, trg 30]. Những thập niên đầu của thế kỷ XX lịch sử nước Nga có nhiều biến động dữ dội, trọng đại. Cách mạng tháng Mười và sự hình thành Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới trở thành sự kiện lịch sử ảnh hưởng đến sự vận động phát triển của lịch sử thế giới trong suốt thế kỷ XX và còn tiếp tục in đậm trong tư tưởng, lịch sử của nhân loại. Sự kiện lịch sử ấy tác động sâu sắc đến đời sống tư tưởng của con người, thể hiện ở sự đấu tranh: giữa cái cũ và cái mới, cách mạng và bảo thủ. Sự khẳng định của nghệ thuật, tư duy lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở ưu thế vừa dẫn dắt, vừa lấn át tư tưởng, nghệ thuật của xã hội Nga đương thời.

Khi các trường phái, xu hướng nghiên cứu văn học đã đứng bất động trước các hiện tượng mới mẻ của sự phát triển nghệ thuật thời kỳ mới; khi "Khoa học văn học đã đánh mất tính độc lập của nó, hoàn toàn phụ thuộc vào những ngành nghiên cứu xa lạ” [90, trg 31]; thậm chí là "môn khoa học xã hội học đã đe dọa nuốt chửng tất cả những gì mà trước đây gọi là văn học... Nỗi hoảng sợ về số phận của bộ môn đã làm tê liệt công việc sáng tạo của các nhà khoa học" [90, trg 162] thì đó là sự biểu hiện những dấu hiệu khủng hoảng sâu sắc trong lĩnh vực khoa học văn học ở Nga, trong những thập niên đầu của thế kỷ XX. Trường phái

hình thức Nga ra đời để khắc phục sự khủng hoảng ấy. Theo Trần Đình Sử, Trường phái hình thức Nga có ba quan niệm khoa học lớn: Một là, lên án gay gắt các quan điểm xem văn học là bắt chước, văn học phục vụ xã hội, nhằm đề cao tính độc lập, tự tại của văn học; Hai là, xem "thủ pháp" là đối tượng của thi pháp học, trong đó chủ yếu là thủ pháp "lạ hóa" và tương quan giữa chất liệu và hình thức; Ba là, khắc phục sự đối lập giả tạo giữa nội dung và hình thức của tư duy cũ bằng cách cho rằng, mọi yếu tố nội dung văn học đều có thể trở thành hình thức và ngược lại cũng vậy [77, trg 15].

Sự phát triển của Trường phái hình thức Nga đã xác lập được nhiều đại biểu ưu tú như V.B.SKlovski, Y.N.Tynyanov, B.M.Eikherbaum... quan trọng hơn, là trường phái hình thức Nga xác lập được nhiệm vụ nghiên cứu đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật, hình thức ngôn ngữ gắn với cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Nhiệm vụ ấy chỉ đến trường phái hình thức Nga mới được xác lập.

Mặc dù, lĩnh ấn tiên phong đổi mới nghiên cứu văn học, tuy nhiên trường phái hình thức Nga không tự hoàn thiện lý luận một cách trọn vẹn và quyết liệt trong sự va đập, xung đột giữa các trường phái nghiên cứu văn học, giữa các luồng tư tưởng xã hội đương thời ở Nga. Vì thế, những hạn chế, nhược điểm đã không được trường phái này vượt qua như: đối lập, thiếu chiều sâu của mỹ học, triết học, văn hóa học. Cũng chính vì thế, trường phái hình thức Nga nhường bước cho thi pháp học cấu trúc, kí hiệu và thi pháp học lịch sử vượt lên phát triển.

Thi pháp học cấu trúc kí hiệu học ở Nga gắn liền với những tên tuổi: Iu.M.Lotman, V.Ivanop, M.Bakhtin, V.Io. Propp... Tên tuổi họ được xếp vào hạng là những nhà khoa học văn học có ảnh hưởng đặc biệt đến lý luận phê bình văn học trên toàn thế giới. Thế mà ngay trên quê hương Xô Viết vĩ đại, những Iu.M.Lotman, M.Bakhtin... phải chịu nhiều đắng cay, thậm chí họ bị coi là nhà "khoa học tư sản, trái ngược với chủ nghĩa Mác" 53, trg 9. Nhưng chính cấu trúc khoa học vĩ đại ngay trong tư tưởng và hành động đã giúp họ vượt lên và bước lên đỉnh vinh quang của khoa học thi pháp.

Thi pháp học cấu trúc, kí hiệu học ở Nga tập trung nghiên cứu văn học trên những phương diện chính: Thứ nhất: Phân tích chức năng các yếu tố văn học (có thể thấy trong công trình Hình thái học của truyện cổ tích in lần đầu năm 1928. V.Ia.Popp đã đặt nền móng cho cách tiếp cận cấu trúc đối với thể loại văn học. Ông nghiên cứu và thống kê được 31 chức năng của truyện cổ tích, thứ tự của chúng là khá đồng nhất trong những truyện khác nhau). Thứ hai: Văn bản nghệ thuật phải là một hệ thống cấu trúc. Hệ thống cấu trúc này vừa là cấu trúc chỉnh thể văn bản (bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, các yếu tố văn bản) vừa là cấu trúc ngoài văn bản. Thứ ba: Cấu trúc và kí hiệu học của văn bản ngôn từ phải vượt ra khỏi mỹ học chất liệu để xác lập quan hệ giữa tác phẩm nghệ thuật với lĩnh vực nhận thức đạo đức và trong chỉnh thể văn hóa loài người; tức là hệ thống cấu trúc, kí hiệu của văn bản nghệ thuật, phải được mở rộng tối đa biên độ, chứa đựng trong nó tính chất đối thoại, đồng đại, lịch đại và phức điệu.

Thi pháp học lịch sử phát triển song hành, tương tác với Trường phái hình thức Nga và thi pháp học cấu trúc, ký hiệu học. Thi pháp học lịch sử ở Nga bắt đầu đặt ra từ A.N.Veselovski (1839-1906) với mục tiêu là nghiên cứu sự tiến hóa của ý thức nghệ thuật và các hình thức nghệ thuật. Những nghiên cứu tiếp theo của D.S.Likhachev trong Thi pháp của văn học Nga cổ (1967). M.B.Khrapcherko trong Thi pháp học, phong cách học, lý luận văn học (1971), Thi pháp học lịch sử và đối tượng của nó (1974), Thi pháp học lịch sử; những phương hướng cơ bản

(1982); M.Baktin trong những vấn đề thi pháp Dostoievski (1929), Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian trung đại và Phục Hưng

(1931), Những vấn đề của văn học và mĩ học (1975), đã hướng tới việc tiếp cận nghiên cứu các phạm trù thi pháp: thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, nghiên cứu các chỉnh thể nghệ thuật (tác phẩm văn học, tác giả văn học, thể loại văn học, trường phái văn học, giai đoạn văn học, văn học dân tộc). Các phạm trù và các chỉnh thể này đều được xem xét ở tính hệ thống được nghiên cứu trong quan hệ qua lại giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, của thời đại lịch sử. M.B.Khrapchenko đề xuất

phạm vi, đối tượng nghiên cứu của thi pháp học lịch sử trên 4 hướng nghiên cứu: "Hướng thứ nhất là sáng tạo một thi pháp học lịch sử phổ quát, hướng thứ hai là nghiên cứu thi pháp học của văn học dân tộc, hướng thứ ba thi pháp các nhà văn xuất chúng, nghiên cứu đóng góp của họ vào sự phát triển pháp học dân tộc và văn học thế giới, hướng thứ tư nghiên cứu sự tiến hóa của các thể loại, các phương tiện thể hiện nghệ thuật cũng như số phận của các khám phá khác nhau trong lĩnh vực thi pháp, chẳng hạn như phân tích tâm lý..." [45, trg 39-40].

Được soi chiếu bằng hai tiền đề lý luận là chủ nghĩa thực chứng và quan điểm lịch sử, thi pháp học lịch sử không chỉ xem xét quá trình tiến hóa của hình thức nghệ thuật, mà còn nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thức nghệ thuật với đời sống lịch sử cùng truyền thống văn hóa. Đánh giá về đặc điểm nổi bật nhất và tính khả thi trong thực tế nghiên cứu của thi pháp học lịch sử, Trần Đình Sử khẳng định: "Đây là quan niệm thi pháp có sức thuyết phục nhất hiện nay" [77, trg 28].

Nhìn tổng thể có thể thấy rằng từ Trường phái hình thức Nga, thi pháp học hiện đại thực sự ra đời và phát triển. Thi pháp học hiện đại ở Nga, với nhiều tên tuổi lớn, nhiều công trình thuộc loại kinh điển của thi pháp học, đã giải quyết nhiều vấn đề lý luận cũng như những ứng dụng trong nghiên cứu văn học. Tinh thần khoa học này lan tỏa, phát triển (cộng hưởng với lý luận nhiều nhà nghiên cứu văn học tài năng trên thế giới) không chỉ ở Nga mà còn trên phạm vi thế giới.

Xuyên thấm trong các nghiên cứu thi pháp ở Nga, chúng ta nhận thấy đặc điểm nổi bật nhất là tính khoa học, khách quan, hệ thống trong nghiên cứu văn học. Và xu hướng này đang tự điều chỉnh từ cái nhìn khép kín trong cấu trúc tách rời đến cái nhìn biện chứng, hệ thống, khách quan và phổ quát: từ hình thức tới nội dung trong hệ thống cấu trúc mở, được đặt ra trong sự vận động của lịch sử văn hóa xã hội, mĩ học, triết học.

Trên quê hương của cách mạng vô sản, học thuyết Mác-Lênin trở thành chính thống, là nền tảng tư tưởng và tinh thần của xã hội. Nó chi phối đến các lĩnh vực xã hội, trong đó có tư tưởng và nội dung khoa học

của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học Xô Viết. Cho nên không ngạc nhiên gì việc những nhà thi pháp học đã bị xếp vào là khoa học tư sản, là trái ngược với chủ nghĩa Mác. Nhưng khi thành quả nghiên cứu đã được ghi nhận, họ không những được tôn vinh mà ở góc độ nào đấy cống hiến của những nhà thi pháp học lại làm phong phú thêm cho chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trong bối cảnh giao lưu văn hoá quốc tế, Trần Đình Sử đến Liên Xô như một giao ước của thời đại vạch ra và sắp đặt. Trên quê hương của thi pháp học hiện đại, Trần Đình Sử bị thuyết phục bởi tinh thần của một khoa học cống hiến, năng động và đổi mới. Thế là Trần Đình Sử lựa chọn học tập, nghiên cứu thi pháp học hiện đại. Một sự lựa chọn tự giác và duy nhất đúng trong cuộc đời làm khoa học của Trần Đình Sử.

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)