Thời gian và không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 72)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Thời gian và không gian nghệ thuật

2.2.4.1. Khái niệm thời gian và không gian nghệ thuật.

Nhận xét về phương thức tồn tại của vật chất V.I Lênin cho rằng "trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian" [34, trg 190]. Như thế, thời gian, không gian là hình thức tồn tại của vật chất và không có thời gian không gian tồn tại ngoài sự tồn tại của vật chất.

Văn học nghệ thuật không phải là vật chất thuần tuý, mà một dạng chất đặc biệt. Do vậy, văn học nghệ thuật cũng tồn tại trong không gian và thời gian. Ngược lại, không có thời gian, không gian nghệ thuật tồn tại ngoài sự tồn tại của văn học nghệ thuật.

Vậy thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là gì?

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, "không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự xác định của không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học bắt đầu bằng hoạt động miêu tả, trần thuật xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật.... Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật” [94, trg 134-135].

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật là "hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quy về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: Sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác... tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm" [94, trg 272-273].

Như đã khẳng định, thời gian và không gian là hình thức tồn tại của vật chất. Do đó, vật chất không thể chỉ tồn tại trong thời gian, bởi vì không có không gian thì vật chất không xác định được hình thức tồn tại; và vật chất cũng không thể chỉ tồn tại trong không gian, bởi vì không có thời gian thì vật chất ngừng tồn tại... Vì thế, thời gian và không gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong tính khách quan, vĩnh cửu và vô tận.

Mọi nội dung vật chất đều in dấu lên không gian, thời gian trong quá trình vận động, phát triển. Thế nên khi thời gian, không gian đi vào tác phẩm văn học qua lăng kính chủ quan của nhà văn nó trở nên biến ảo, sinh động và giàu sắc thái thẩm mỹ. Hay nói cách khác, tính vật chất nghệ thuật của nhà văn tồn tại qua hình thức không gian và thời gian; và mặc nhiên không gian, thời gian cũng được nghệ thuật hóa trở nên sinh động, hấp dẫn.

Nghiên cứu, lý luận về thời gian và không gian nghệ thuật cũng là để phục nguyên tính vật chất nghệ thuật của nhà văn đã được xác định sự tồn tại trong tính khách quan, vĩnh cửu và vô tận.

2.2.4.2. Một số quan niệm, lý luận về thời gian và không gian của các học giả trên thế giới và Việt Nam.

Trước hết, trong triết học, có nhiều quan niệm khác biệt:

Chủ nghĩa duy tâm thường phủ nhận tính khách quan của không gian, thời gian. I.Cantơ cho rằng không gian và thời gian chỉ là hình thức chủ quan của trực quan để xếp đặt các cảm giác mà ta thu nhận một cách lộn xộn. Emakhơ cho rằng không phải con người với những cảm giác của mình tồn tại trong không gian thời gian mà chính không gian và thời gian tồn tại trong con người, lệ thuộc vào con người và do con người sinh ra.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình ở thế kỷ XVII - XVIII do, quá chú trọng đến việc phân tích các khách thể vĩ mô vận động trong tốc độ thông thường, nên, đã tách rời không gian và thời gian với nhau, và tách rời luôn cả với vật chất. I. Niutơn cho rằng không gian, thời gian và vận động là những thực thể nào đó ở bên ngoài vật chất và không có liên hệ với nhau.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng, thuyết tương đối của Anhxtanh, đều chứng minh thời gian và không gian quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau và là hình thức tồn tại của vật chất [xem thêm 34, trg 181-193].

Trong nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại, vấn đề thời gian, không gian nghệ thuật luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt.

Iu.Lotman chú trọng đến không gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như mặt không gian được khu biệt theo một cách nào đó, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một đối tượng vô hạn là thế giới ngoài tác phẩm. Nhằm xây dựng cấu trúc không gian trong tác phẩm văn học, Iu.M.Lotmam xây dựng các khái niệm ngôn ngữ mang mô hình văn hóa, xã hội, tôn giáo chính trị, đạo đức: Cao - thấp, trên - dưới, gần - xa, mở - đóng, tốt - xấu, của mình - của người, trời - đất, dương thế - âm phủ... Trên nền của những mô hình ấy, cơ cấu ấy, bức tranh thế giới được tạo dựng, những mô hình không gian cá biệt được hình thành trong văn bản hoặc một nhóm văn bản. Iu.M.Lotman cũng lưu ý rằng, trong văn học, trong chỉnh thể nghệ thuật có thể không

gian được xác định rõ ràng bằng những ranh giới không thể xuyên thấm, nhưng cũng có khi cùng một thế giới văn bản nhưng lại được phân chia theo những cách khác nhau phù hợp với các loại nhân vật, đó là căn cứ xuất hiện sự phức điệu không gian [53, trg 376-395].

M.Bakhtin đặc biệt quan tâm đến không gian văn hóa trong sáng của Rabelais, trong chuyên luận Tiếng cường Rabelais và văn hóa trào tiếu dân gian, M.Bakhtin cho rằng việc bãi bỏ thời gian hội cải trong tất cả các quan hệ tôn ti đẳng cấp đã tạo nên sự linh thiêng, sự bình đẳng giữa mọi người với nhau. Như thế, không gian lễ hội đã chia tách hai không gian: không gian sự bình đẳng và không gian của địa vị, đẳng cấp, gia tộc, lứa tuổi. Và, chính không gian lễ hội văn hóa là nơi nuôi dưỡng tái sinh phẩm chất nhân văn, là không gian lý tưởng.

D.S. Likhachev nhấn mạnh một trong những thành tựu quan trọng nhất của văn học hiện đại là mở rộng các quan niệm về thời gian.Thời gian vừa là khách thể,vừa là chủ thể, lại đồng thời là công cụ phản ánh của văn học. Trong tác phẩm văn học thời gian vừa tồn tại tự nhiên, thực tế vừa tồn tại trong sự cảm thụ chủ quan của nhà văn.Và nó được nhận biết là nhờ có mối quan hệ giữa các biến cố, có thể là quan hệ nhân quả, quan hệ tâm lý hoặc liên tưởng. Các biến cố trong tác phẩm tạo thành tiến trình phức tạp, vì thế tạo thành nhiều dòng thời gian trong nhiều tuyến cốt truyện. Bên cạnh đó D.S. Likhachev lưu ý vấn đề miêu tả cái phi thời gian và cái vĩnh cửu. Vấn đề này thể hiện rõ ở văn học cổ. Nhấn mạnh đến vấn đề thời gian, D.S. Likhachev nhấn mạnh đến ý thức sử dụng thời gian với tư cách là một phương diện nghệ thuật của nhà văn [51, trg 60-65].

G.Genette là một trong những nhà lý luận về thời gian hàng đầu của Pháp. Nghiên cứu thời gian của truyện kể, Genette phân chia các lớp thời gian các cấp độ thời gian; thời gian của sự việc được kể, thời gian của truyện kể, trật tự, trật tự giả - thời gian, thời lưu, tần xuất. Trên tinh thần của ký hiệu - cấu trúc, Genette hướng tới mục tiêu khách quan hóa hình thức thời gian mang tính nghệ thuật, từ đó là cơ sở để đánh giá, thẩm bình nội dung, ý nghĩa thẩm mỹ của văn học..

Ở Việt Nam, vấn đề thời gian không gian được tiếp cận dưới lý thuyết thi pháp học đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tiêu biểu như: Đỗ Đức Hiểu: (Thi pháp học hiện đại), Nguyễn Xuân Kính (Thi pháp ca dao), Trần khánh Thành (Thi pháp thơ Huy Cận), Đoàn Đức Phương (Nguyễn Bính, hành trình sáng tạo thi ca), Đào Duy Hiệp (Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại), Lý Hoài Thu (Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, 1945), Nguyễn Đăng Điệp (Giọng điệu trong thơ trữ tình)... Những cách tiếp cận này đều xác định thời gian, không gian là hình thức tồn tại của vật chất, mang tính chủ thể; thông qua hình thức tồn tại này những dạng vật chất của tác phẩm, tác giả được xác nhận tính tự trị cả ở tính cấu trúc và tính triết mỹ. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng khẳng định tư duy văn học mới mẻ của các nhà sáng tác thông qua lý luận khách quan về thuộc tính tồn tại của tác phẩm.

Như vậy, vấn đề không gian, luôn được các nhà nghiên cứu phê bình quan tâm và coi đó như một nội dung tất yếu trong lý luận nghiên cứu văn học. Thông qua hình thức thời gian, các nhà nghiên cứu, phê bình muốn khẳng định tính khách quan, vĩnh cửu và vô tận của tư tưởng, lý luận khoa học mà mình đóng góp.

2.2.4.3. Cách lý giải của Trần Đình Sử về không gian và thời gian nghệ thuật.

Trong hệ thống quan niệm thi pháp học, phạm trù thời gian, không gian được Trần Đình Sử quan tâm, nhấn mạnh trên cả hai bình diện lý luận và ứng dụng nghiên cứu. Ở hai bình diện này, Trần Đình Sử đề cập một cách nhất quán trong nhiều chuyên luận: không gian thời gian nghệ thuật trong Dẫn luận thi pháp học; không gian, thời gian nghệ thuật trong Thi pháp thơ Tố Hữu, Thi pháp Truyện Kiều; Những thế giới nghệ thuật thơ...

Để làm rõ khái niệm cũng như thuộc tính biểu hiện của thời gian, không gian nghệ thuật, Trần Đình Sử xác lập trên các luận điểm: Thứ nhất, Phạm trù không gian: khái niệm không gian nghệ thuật (không gian trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật, mô hình không gian và ngôn

ngữ không gian nghệ thuật, tính tượng trưng, quan niệm của không gian nghệ thuật); Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học (không gian thần thoại, không gian sử thi, không gian cổ tích, không gian trong văn học viết trung đại, không gian trong văn học cận, hiện đại); Phân tích không gian nghệ thuật cụ thể (không gia trong Ôblômôp của nhà văn Nga I.Gôncharốp, không gian trong truyện Tarát Bunba của Gôgôn, không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu).

Thứ hai, Phạm trù thời gian: Khái niệm thời gian nghệ thuật (thời gian nghệ thuật là một phạm trù của nghệ thuật; lược sử khái niệm); Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật (thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật, các bình diện thời gian, độ đo thời gian, thời gian khép kín và thời gian mở); Các hình thức thời gian trong văn học (thời gian trong thần thoại, thời gian trong sử thi, thời gian trong truyện cổ tích, thời gian trong văn học viết trung đại, thời gian trong văn học cận, hiện đại)

Nhìn trong cấu trúc luận điểm, có thể thấy thời gian và không gian xuyên thấm, quan hệ thống nhất với nhau. Phạm trù thời gian, không gian được Trần Đình Sử làm rõ vị trí, vai trò trong cái nhìn trong hệ thống: đặt trong dòng chảy lịch sử vấn đề, trong vận động phát triển biểu hiện trong văn học và nhìn ở góc nhìn khoa học, khách quan. Để làm rõ khái niệm thời gian nghệ thuật, Trần Đình Sử phân biệt thời gian nghệ thuật với thời gian triết học, thời gian lịch sử, thời gian vật lý, thời gian tâm lý.... Ngay tác phẩm nghệ thuật có hình thức thời gian vật chất và thời gian nghệ thuật. Trên cơ sở lý luận về thời gian nghệ thuật, Trần Đình Sử đi đến những kết luận: "Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan của nghệ thuật" [77, trg 84]. Hay, lý giải về cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật, Trần Đình Sử xây

dựng trên hệ thống các lớp thời gian, các cấp độ thời gian khác nhau, nhưng xuyên thấm trong nhau. Thời gian trần thuật, thời gian được trần thuật (thời gian sự kiện, thời gian thiên nhiên, thời gian phong tục, thời gian sinh hoạt, thời gian xã hội, lịch sử....). Ở góc nhìn này, Trần Đình Sử phát hiện ra thời gian là một nhân vật chính của thơ Tố Hữu đó là hình tượng thời gian lịch sử trong thơ với các bình diện khác nhau, khắc họa dòng thời gian vận động mang nhịp sống lớn của thời đại.

Cũng trong tính chỉnh thể, hệ thống của phạm trù không gian nghệ thuật, Trần Đình Sử cho rằng không phải bất cứ sự vật nào mang tính không gian thì đều là không gian nghệ thuật. Vì không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện con người và thể hiện một quan điểm nhất định về cuộc sống. Do đó, không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lí hay không gian vật lý, vật chất. Trong tác phẩm người ta thường bắt gặp sự miêu tả con đường, căn nhà, dòng sông... Nhưng bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật. Chỉ khi nào chúng biểu hiện mô hình thế giới của tác giả thì mới trở thành không gian nghệ thuật. Tức là sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian các miền, phương vị, các chiều... tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm .

Ở phương diện không gian, thời gian nghệ thuật tuy tiếp thu ảnh hưởng từ lý thuyết quan niệm của các nhà lý luận phê bình trên thế giới tiêu biểu như: D.S.Likhachev, Iu.M.Lottman, M.Bakhtin, G.Genet.... nhưng Trần Đình Sử tiếp tục luận giải xây dựng theo cấu trúc quan niệm khác, nhằm thích ứng trong lý luận nghiên cứu văn học Việt Nam. Trên tinh thần đó, khái niệm, phạm trù, thuộc tính của đối tượng nghiên cứu luôn được lấp đầy nội hàm, được đặt trong hệ thống triết - mỹ văn hóa dân tộc. Đây cũng là những căn cứ lý luận quan trọng để Trần Đình Sử đi sâu ứng dụng nghiên cứu cấu trúc hình thức nghệ thuật đối với nhiều tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học Việt Nam.

Không gian, thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của vật chất, của tác phẩm văn học, của hoạt động trong đời sống văn học. Vì thế, nó

luôn thống nhất, xuyên thấm vào nhau. Mặc dù trong lý luận cũng như nghiên cứu, Trần Đình Sử tách thành những phạm trù để nghiên cứu. Tuy vậy, điều này một mặt khi chia tách chúng ta có điều kiện đi sâu để

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)