Thuộc thể loại tiểu thuyết phiêu lưu, theo như cái tên mà Mark Twain ngay từ đầu đã chọn đặt cho tác phẩm, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn nằm trong số những tác phẩm hành trì
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Có không ít những tên tuổi lớn đã làm nên dấu ấn và sự thành công của văn học Mỹ nhƣ Ernest Hemingway, Edgar Adlan Poe, Walt Whitman, Henry James, Jack London, William Faulkner, John Steinbeck, Saul Bellow, Toni Morrison… Trong số đó, không thể không kể đến Mark Twain với những tác phẩm đƣợc độc giả nhiều thế hệ ngƣỡng mộ cùng những đóng góp quan trọng trong sự định hình, cách tân thể loại tiểu thuyết hiện đại Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số các công trình nghiên cứu về Mark Twain trong phạm vi tƣ liệu bao quát đƣợc
Tƣ liệu bằng Tiếng Việt
Trước hết có thể kể đến những công trình tổng quan về văn học phương Tây, trong đó có nền văn học Mỹ và những tác giả tiêu biểu nhƣ: Lịch sử văn học phương Tây, Văn học phương Tây của nhóm tác giả Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tưu, Hoàng Nhân… Đi vào chi tiết hơn, chúng tôi có khảo sát cụ thể nền văn học Hoa Kỳ nói chung và tác giả Mark Twain nói riêng trong một số chuyên luận của các tác giả: Hữu Ngọc (Hồ sơ văn hoá Mỹ), Lê Huy Bắc (Văn học Mỹ, Mark Twain và Tom Sawyer), Nguyễn Đức Đàn (Hành trình văn học Mỹ), Lê Đình Cúc (Văn học Mỹ - Mấy vấn đề về tác giả; Lịch sử văn học Mỹ) Bên cạnh đó, những bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành của các nhà nghiên cứu Giang Tân, Thanh Việt Thanh, Huy Liên, Lê Huy Bắc,
Lê Đình Cúc cũng đã gợi mở cho chúng tôi những tƣ liệu, những vấn đề quan trọng trong quá trình tiếp cận và khảo sát đối tƣợng
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các chuyên luận, bài viết đều theo hướng khẳng định và tôn vinh tác giả Mark Twain và những tác phẩm của ông Tuy nhiên, có thể thấy nổi lên hai vấn đề chính: giá trị hiện thực và tính hài hước trong tác phẩm của Mark Twain Trong đó, Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn đƣợc nhắc đến nhƣ hai kiệt tác để đời của đại văn hào
Nhận định về Mark Twain, có không ít những nhà nghiên cứu đã đƣa ra những đánh giá trên nhiều diện thành tựu mà ông mang lại cho văn học Mỹ Thế kỉ XIX Các tác giả Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu, Hoàng Nhân trong cuốn Văn học phương Tây (1998) đã khẳng định Mark Twain “Là nhà văn lớn nhất của Mỹ Thế kỉ XIX, với những tác phẩm mà giá trị phê phán, tính chất hiện thực và yếu tố hài hước hoà quyện vào nhau tạo nên một phong cách độc nhất vô nhị” [39, tr 450 – 451] Không những thế, các nhà nghiên cứu còn cho rằng nhà văn đã dùng cái hài như một phương thức tư duy nghệ thuật để chuyển tải nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc; Lấy châm biếm và hài hước làm vũ khí,
Mark Twain đã phê phán sâu sắc nhiều mặt xã hội Mỹ Thế kỉ XIX Văn của Mark Twain luôn ngộ nghĩnh, dí dỏm khiến người đọc luôn mỉm cười; Mặc dù giọng văn có vẻ hài hước nhưng những sự kiện được nêu ra luôn luôn có một giá trị sâu sắc và thực tế Tuy trong các tác phẩm của ông luôn có những nét hài hước hấp dẫn không bao giờ cạn nhưng vẫn bắt nguồn từ một suy nghĩ nghiêm túc sâu sắc
Một số nhà nghiên cứu khác tập trung phân tích tiếng cười đa bậc trong sáng tác của Mark Twain Tác giả Hữu Ngọc của công trình Hồ sơ văn hoá Mỹ khẳng định: “Trong cái cười cợt của Mark Twain lắng u buồn của một tâm hồn còn tin vào lý tưởng, ngay cả trong những tác phẩm cuối đời rất bi quan”[24;tr 80] Tác giả Giang Tân trong bài Chất hài của Mark Twain (Báo
Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, số 209 ra ngày 21/01/1982) cho rằng cái hiện thực phản ánh trong tác phẩm của Mark Twain cũng là hiện thực của đất nước, con người Mỹ, trong cái nhìn phê phán những điều lạc hậu và đả kích những bất công: “Nội dung truyện của Mark Twain mang chất hài từ đầu đến cuối, cái cười có khi tươi mát, có khi chua xót, mang được nội dung, tư tưởng của thời đại.”[34, tr 52] Như vậy, có thể thấy, giá trị hiện thực và tiếng cười đa sắc thái chính là hai điểm nổi bật trong đặc trƣng phong cách của Mark Twain
Cùng với Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn cũng nhận đƣợc nhiều ý kiến đánh giá từ phía các nhà nghiên cứu Các tác giả của cuốn Bách khoa toàn thư tuổi trẻ - Văn học và nghệ thuật, bên cạnh việc khẳng định Mark Twain là Lincoln của nền văn học hiện thực Hoa Kỳ Thế kỉ XIX, khi đề cập đến tác phẩm này còn đƣa ra nhận định: “Cuốn tiểu thuyết này vừa miêu tả tinh tế hiện thực chủ nghĩa lại vừa có sự phân tích tâm lí cụ thể, lại có cả những cảnh tượng kỳ ảo, hào hứng… Nó sử dụng phổ biến các loại khẩu ngữ, tục ngữ, tiếng lóng dân gian, vừa giàu hơi thở đời sống lại vừa lưu loát gọn gàng” [43;tr 250] Cũng trên quan điểm ấy,
8 các tác giả của công trình Thập đại tùng thư - Mười đại văn hào thế giới (Phong Đảo dịch) đƣa ra những nhận xét xác đáng: “Việc tạo dựng hình tượng nhân vật chính Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là một đột phá trong nền văn học Mỹ… Huck rất ít màu sắc lãng mạn, chú trọng thực tế, sáng suốt và chú ý nhiều đến kinh nghiệm”[44;tr 295] Đây có thể coi là một gợi mở để người đọc tiếp cận đặc điểm và tính cách của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn
Tác giả Lê Đình Cúc trong chuyên luận Lịch sử văn học Mỹ, khi bàn về
Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer cho rằng, đây: “Không chỉ nói đến số phận con người mà còn là bức tranh rộng lớn, miêu tả nhiều mặt đời sống xã hội Mỹ” [9; tr.16] Trong bài viết Nghệ thuật châm biếm - hài hước trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số
5/1997), tác giả Lê Huy Liên cũng đã chỉ ra tiếng cười trong tác phẩm của Mark Twain đƣợc tạo ra từ sự đối lập giữa thế giới trẻ thơ hồn nhiên và thế giới người lớn nguy hiểm, xấu xa Tiếng cười đa thanh ở đây được tạo ra trên nhiều cung bậc từ hồn nhiên, dí dỏm cho đến mỉa mai, chua xót
Ngoài ra có thể kể đến những công trình nghiên cứu gần với đề tài chúng tôi lựa chọn nhƣ luận văn của thạc sĩ khoa học Ngữ văn Phan Thị Kim Oanh với đề tài:“Nghệ thuật hài hước, châm biếm trong Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” Luận văn của tiến sĩ khoa học Ngữ văn Dương Thị Ánh
Tuyết với đề tài: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Mark Twain” cũng là những công trình gợi mở và rút kinh nghiệm cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này
Tư liệu bằng tiếng nước ngoài
Các tác phẩm của Mark Twain và phong cách nghệ thuật đặc trƣng của ông đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của không ít các học giả trên toàn thế giới Tuy nhiên, trong phạm vi cho phép của đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những công trình nghiên cứu quan trọng về Mark Twain và Những cuộc phiêu
9 lưu của Huckleberry Finn ở những khía cạnh gần với đề tài và đối tƣợng nghiên cứu nhất
Tác giả Kathryn VanSpanckeren khi nghiên cứu về Mark Twain cùng tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn trong Đại cương văn học Hoa Kỳ (1990), ngoài việc ghi nhận nghệ thuật sử dụng tiếng lóng và phương ngữ, còn nhận định: “Với Twain và các nhà văn Hoa Kỳ khác ở cuối Thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực không chỉ là kỹ thuật văn chương Nó là cách thức để nói sự thật và làm nổ tung tập quán cũ mèm Vì vậy, đó là sự giải phóng dữ dội và là mối bất hoà tiềm tàng với xã hội Ví dụ tiêu biểu nhất là: Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, cậu bé nghèo quyết định nghe theo tiếng nói lương tri mình, giúp một nô lệ da đen bỏ trốn đến vùng tự do, ngay cả khi Huck nghĩ rằng việc làm đó có nghĩa rằng cậu sẽ bị đày xuống địa ngục vì vi phạm pháp luật” [19;tr 48] Nói cách khác, tác giả công trình đã gợi mở một phương diện tiếp cận Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn với tƣ cách là nhân vật bị chối bỏ, phủ nhận thực tại và khao khát tìm kiếm tương lai tươi sáng
Cũng bàn về Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, nhà nghiên cứu
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành luận văn chủ yếu dựa trên phương pháp tiếp cận về thi pháp học văn bản, thi pháp học thể loại kết hợp với thi pháp học văn hóa
Luận văn cũng đƣợc tiến hành bằng một số thao tác nghiên cứu cụ thể nhƣ: khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, bình giá, tổng hợp, hệ thống, đối chiếu, so sánh đồng đại và nghịch đại.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn từ góc nhìn thể loại (gọi tắt là Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn)
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chọn khảo sát chính trên bản dịch tiếng Việt Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, dịch giả Xuân Oanh,
NXB Văn học 2002 Bên cạnh đó, chúng tôi tham khảo thêm nguyên bản tiếng Anh The Adventure of Huckleberry Finn, NXB Charles L.Webster And
VI CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi bao gồm 03 chương chính:
CỐT TRUYỆN
Khái quát về cốt truyện
Cốt truyện là một trong những phương diện quan trọng của tác phẩm văn học, đặc biệt là với thể loại tự sự học, trong đó là tiểu thuyết Vậy cốt truyện là gì ? Theo quan niệm truyền thống, cốt truyện đƣợc xem là tiến trình của các sự kiện Cốt truyện tạo ra một trường hoạt động cho các nhân vật, và từ đó người đọc có thể xem xét và lý giải đƣợc tính cách của nhân vật Tuy nhiên, quan niệm này chỉ mới đề cập đến một số khía cạnh quan trọng của cốt truyện (nhƣ tiến trình sự kiện, trường hoạt động của nhân vật…), chứ chưa phải là toàn bộ các yếu tố tạo thành cốt truyện
Trong cuốn Lý luận văn học (Nxb Giáo dục), Phương Lựu (chủ biên) cùng với các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng: “Cốt truyện là hình thức sơ đẳng nhất của truyện”, “Cốt truyện thực chất là cái lõi diễn biến của truyện từ xảy ra cho đến kết thúc” Cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút Ngoài ra, cốt truyện còn bao gồm phần trình bày và vĩ thanh Một định nghĩa khác cũng đƣợc đƣa ra bởi nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học: “Cốt truyện là một phương diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật chỉ lớp biến cố hình thức tác phẩm Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm”; “cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tác phẩm tự sự và kịch”[1;tr 34] Cốt truyện tạo ra một trường hoạt động cho các nhân vật, từ đó nó cho phép tác giả thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách của nhân vật Tóm lại, “cốt truyện có chức năng quan trọng, thậm chí quyết định trong một tác phẩm văn học Cốt truyện không phải gì khác mà chính là lớp biến cố trong tác phẩm đó”[sđd]
Các nhà nghiên cứu Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
Từ điển thuật ngữ văn học đã đƣa ra một khái niệm tổng hợp hơn về cốt truyện,
16 theo đó, cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các thể loại tự sự và kịch”[15, tr.]
Cốt truyện“là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật” [15, tr.]
Tóm lại, cốt truyện là một khái niệm văn học khá phức tạp và xoay quanh nó cũng có nhiều quan niệm và định nghĩa Dù diễn giải theo quan niệm nào, thì điểm chung nhất về khái niệm cốt truyện cũng là: Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm
1.1.2 Phân loại cốt truyện và sự hình thành cốt truyện phiêu lưu
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, gắn với lịch sử thăng trầm của nhân loại, cốt truyện cũng có nhiều biến đổi phức tạp Có rất nhiều ý kiến, tranh luận, biện giải khác nhau từ các nhà nghiên cứu về cách thức phân chia cốt truyện
Theo Aristote, có hai loại cốt truyện: cốt truyện đơn giản và cốt truyện phức tạp Trừ những cốt truyện đơn giản với các hành động liên tục, thống nhất thì ở cốt truyện "đan vào nhau" (phức tạp), hành động của nhân vật luôn diễn ra qua đột biến và nhận thức Đột biến tức là sự thay đổi sự kiện theo chiều ngƣợc lại và sự chuyển biến từ chỗ không biết đến biết thông qua đột biến là sự nhận biết có ý nghĩa nhất Tuy nhiên, đột biến hay nhận thức phải bắt nguồn từ chính bản thân thành phần cốt truyện Aristote nhấn mạnh đến chức năng, nhiệm vụ của các sự kiện thông qua việc sắp xếp, bài trí nhƣ thế nào để làm sao căn cứ trên cơ sở của sự đột biến của các sự kiện có thể tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất định
G.N Pospelov trong công trình Dẫn luận nghiên cứu văn học, với quan điểm rằng cốt truyện đƣợc hình thành chủ yếu nhờ hành động của nhân vật, thể
17 hiện các xúc cảm, ý nghĩa, ý định của con người; đã chỉ ra rằng cốt truyện luôn đƣợc triển khai trên nền của những xung đột căng thẳng, nói cách khác, chức năng quan trọng nhất của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn đời sống Tính chất xung đột/ mâu thuẫn trong truyện lại do chủ đề mà nhà văn lựa chọn quyết định cùng với phương thức thể hiện chúng là hết sức đa dạng và biến đổi một cách lịch sử Dựa trên mối liên hệ giữa các sự kiện, G.N.Pospelov đã chia cốt truyện thành hai loại: cốt truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm Mỗi dạng cấu tạo cốt truyện đƣợc xác định tuỳ thuộc vào sự kết hợp giữa các sự kiện trong truyện là mối liên hệ thời gian lấn át hay mối liên hệ nhân quả chiếm ƣu thế
Trong bài nghiên cứu công phu in trên tạp chí Văn học số 7 (2008) về Cốt truyện trong tự sự, PGS.TS Lê Huy Bắc đã dựa trên mối quan hệ loại hình (tự sự, trữ tình, sân khấu) để đƣa ra cách thức phân chia cốt truyện
Từ thế kỷ XIX trở về trước, cốt truyện tự sự chủ yếu là cốt truyện kịch tính
Từ thế kỉ XX trở đi, cơ bản là cốt truyện thơ (hoặc trữ tình)
Theo đó, Cốt truyện kịch tính tập trung vào xung đột: “Kiểu cốt truyện này ra đời rất sớm, ngay từ khi con người biết kể một câu chuyện Thể loại văn học dân gian cổ xưa nhất, thần thoại, ngay lập tức sở hữu kiểu cốt truyện này Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định thần thoại là thể loại văn học không tự giác, có nghĩa mục đích ra đời của thần thoại không phải là văn chương mà chỉ là tín ngưỡng, niềm tin vào tôn giáo cổ xưa của con người Tuy nhiên, sự tác động của thần thoại đến mọi hình thức văn học về sau, đặc biệt là tự sự, thì vô cùng to lớn Chính thần thoại đã cung cấp cho các dạng thức tự sự sau nó một cái khung trần thuật, bao gồm sự hư cấu cốt truyện, nhân vật, lời kể, lời tả Cho dù những nhà cách tân tự sự có tài ba, phi thường đến mức nào đi nữa thì họ vẫn không thể nào đoạn tuyệt khỏi cái khung tự sự nguyên thủy thần thoại ấy.”
[4, tr 34-44] Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc cũng chỉ ra rằng, trừ những thần thoại với cốt truyện đơn giản ra đời trong giai đoạn sơ khởi (thần thoại sáng thế); sau này, đặc biệt trong những thần thoại kể về những người anh hùng thì cốt truyện đã có sự phức tạp nhất định “Vẫn trên nền những sự kiện, tình huống
18 gay cấn, người anh hùng luôn được đặt trong các tình huống phiêu lưu Cốt truyện phiêu lưu ra đời, một mặt đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn học truyền miệng không liền mạch của cư dân cổ đại (vì dung lượng của một cuộc phiêu lưu là vừa đủ cho một lần kể), mặt khác đấy là biện pháp hữu hiệu nhất để khắc họa chân dung nhân vật khi mà người kể chưa biết cách xâm nhập vào thế giới nội tâm sâu kín của con người.”; “Truyện phiêu lưu, bản thân đã hàm chứa tư tưởng triết học về sự tồn tại của con người, bởi suy cho cùng một cá nhân, một sự tồn tại nào không hàm chứa trong nó tính phiêu lưu Bản chất của phiêu lưu là luôn tuân thủ hai nguyên tắc ngẫu nhiên và tất nhiên”; “Thế rồi, trong quá trình sinh tồn, con người chiếm lấy phần tất nhiên thuộc về mình (những biểu hiện văn hóa có thể cắt nghĩa bằng lí trí của nhân loại là tất nhiên) Còn ngẫu nhiên (những yếu tố không thể nào lí giải bằng lí trí, bằng tư duy lôgic) thì được đẩy sang phía siêu nhiên, bất khả tri Đây chính là chỗ dựa để con người duy trì sự tồn tại của mình và cũng chính là điểm tựa để con người thực hiện tư duy, cắt nghĩa sự tồn tại, phát triển, của cuộc sống và mọi thứ khác” [sđd]
Từ đó, nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc khẳng định, cốt truyện phiêu lưu chính là nơi lưu giữ hiệu quả và cân bằng được hai yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên này Đó cũng là lý do vì sao càng văn minh, càng lý trí bao nhiêu thì con người lại càng có xu hướng bị lôi cuốn bởi truyện phiêu lưu Bởi lẽ sự ngẫu nhiên, siêu nhiên sẽ luôn là sự lý giải mà con người tìm đến cho những gì nằm ngoài khả năng hiểu biết của mình
1.1.3 Vai trò & chức năng của cốt truyện Đối với một tác phẩm văn học, chức năng cơ bản nhất của cốt truyện chính là phơi bày các xung đột xã hội, xung đột tâm lý từ đó thể hiện đƣợc số phận, tính cách nhân vật cũng nhƣ tái hiện đƣợc hiện thực xã hội Nhà văn xây dựng cốt truyện là để phản ánh các quan hệ và mâu thuẫn của đời sống Cốt truyện còn tạo ra môi trường để nhân vật bộc lộ tính cách Đối với các nhân vật điển hình thì cốt truyện đóng vai trò then chốt trong việc bộc lộ tính cách và lý giải
19 cho số phận nhân vật Đôí với nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng, cốt truyện có vai trò dựng lại cả quá trình hình thành và phát triển của tính cách trong quan hệ với xã hội & môi trường sống
Rõ ràng, cốt truyện có vai trò hết sức quan trọng đối với một tác phẩm văn chương tự sự Tuy nhiên, cũng cần thấy một điều rằng, có khi cùng một cốt truyện nhưng lại sẽ có nhiều văn bản trần thuật khác nhau Trường hợp này xuất hiện rất nhiều trong thể loại cổ tích – với cùng một motip cốt truyện nhƣng lại xuất hiện nhiều dị bản khác nhau ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia Sở dĩ nhƣ vậy là do sự “gia công” hay nghệ thuật xây dựng cốt truyện của mỗi nghệ sĩ là không giống nhau Vì vậy, khi tiếp cận tác phẩm văn học, chúng ta cần đánh giá đƣợc sự sáng tạo riêng biệt của tác giả ở phương diện xây dựng cốt truyện, bên cạnh những phương diện nội dung và nghệ thuật khác.
Cốt truyện của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn
Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn xuất bản năm 1884, đƣợc xem là phần tiếp theo của Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (xuất bản năm 1876) Với vai trò nhân vật chính, cũng đồng thời là nhân vật kể chuyện, đƣợc “chuyển giao” sang cho Huck Finn – đứa trẻ “giang hồ” và lém lỉnh vốn đã gây ấn tƣợng lớn với độc giả Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu “sống còn” của Huck dọc dòng sông Missiissipi cùng với người bạn đồng hành Jim – một người nô lệ da đen đang chạy trốn
Hành trình của Huck và Jim trên chiếc bè xuôi theo dòng Mississipi đƣợc kể trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn đã thành công đến mức khiến cuốn tiểu thuyết này sau đó đƣợc đánh giá là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất trong nền văn học Hoa Kỳ Và hình ảnh Huck và Jim trên chiếc bè trôi theo dòng sông, đi đến tự do, là một trong những hình ảnh bất hủ nhất trong văn học Mỹ
1.2.2 Chất phiêu lưu trong cốt truyện Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn a Cốt truyện tập trung vào sự kiện – biến cố
Ngay từ tiêu đề, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn đã đƣợc xác lập thuộc về thể loại tiểu thuyết phiêu lưu Lấy sự kiện, tình tiết (vốn là vật liệu “then chốt” để xây dựng cốt truyện phiêu lưu) làm tiêu chí, Những cuộc phiêu lưu của
Huck Finn được xếp vào loại cốt truyện phân đoạn (chương hồi) Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn có tổng cộng 42 chương chính và 1 chương cuối cùng
(The Chapter Last) Trong đó, có thể rất dễ dàng tóm tắt từng sự kiện – biến cố xảy đến với Huck (và Jim) từ khởi đầu cho đến khi cuộc phiêu lưu tạm kết thúc, tương ứng với từng chương trong cuốn tiểu thuyết:
- Từ chương 1 đến 4: Cuộc sống của Huck ở nhà bà quả phụ Douglas
- Chương 5 đến 7: Biến cố đầu tiên: Bố Huck trở về, bắt cóc Huck vào rừng, Huck bỏ trốn khỏi bố và quyết định không quay trở về nhà bà
- Chương 8: Huck tình cờ gặp Jim khi chú đang trên đường bỏ trốn khỏi nhà chủ (cô Watson) Jim trở thành người đồng hành cùng Huck kể từ đây
- Chương 9 đến 11: 3 mẩu chuyện nhỏ: Huck và Jim phát hiện 1 căn nhà với 1 cái xác đàn ông trôi trên sông – Jim bị rắn cắn – Huck lên bờ thám thính và biết đƣợc cả thị trấn tin rằng Huck đã bị giết, Jim đang bị lùng bắt với giá treo thưởng là 300 đô la
- Chương 12 đến 14: Huck & Jim tình cờ bị kẹt trong xác một chiếc tàu đắm cùng với một toán cướp Hai đứa thoát ra nhờ trộm đƣợc chiếc xuồng cùng vô khối của nả, đồ đạc của bọn cướp
- Chương 15: Huck & Jim lạc nhau trong đêm sương mù trên sông
- Chương 16: Chạm trán đám người đi lùng bắt, thoát nạn nhờ trò láu cá của Huck Đêm xuống, chiếc bè của Huck & Jim bị một chiếc tàu thủy đâm phải, vỡ tan tành; hai đứa lạc nhau lần nữa
- Chương 17 đến 18: Huck gặp gia đình Grangerford và vô tình là nhân chứng của vụ thảm sát giữa hai dòng họ Grangerford và Shepherdson Gặp lại Jim
- Chương 19 đến 31: Gặp hai tên lừa đảo “Nhà vua” và “Quận công”: Bị chúng lừa bắt trở thành tay sai và buộc phải tham gia những trò lừa đảo Jim bị bán đi Huck được hai tên lừa đảo thương tình chỉ đường tìm đến người đã mua Jim – gia đình Phelps
- Chương 32: Nhà Phelps nhận nhầm Huck là Tom Sawyer, đứa cháu mà họ được báo là đang trên đường đến thăm Huck buộc phải đóng giả Tom
- Chương 33: Huck gặp Tom Tom tinh quái đóng vai chính ông em ruột
Sid để lừa gia đình ông chú Phelps Huck tình cờ thấy “nhà vua” và “quận công” bị bêu ngoài quảng trường
- Chương 34 đến 41: Huck & Tom thực hiện một kế hoạch “công phu” để giải cứu Jim Tom bị trúng đạn trên đường cùng Huck đưa Jim đi trốn
- Chương 42: Hạ màn: Dì Polly xuất hiện, Tom & Huck bị bại lộ thân phận thật Jim từ một tên nô lệ bỏ trốn, suýt chút nữa bị treo cổ thành một người da đen tự do
- Chương cuối: Đoạn kết: Jim tiết lộ bố Huck chính là cái xác dạo nọ tron căn nhà hoang trên sông Huck vẫn quyết định tiếp tục cuộc hành trình của riêng mình “đến địa phận người da đỏ” trước khi bà dì họ Sally của Tom nhận Huck làm con nuôi
Tuân theo đúng thủ pháp xây dựng cốt truyện truyền thống của thể loại tiểu thuyết phiêu lưu, cốt truyện của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn được lắp ghép lắp ghép từ sự kiện khác nhau xảy đến với ba đứa trẻ (Huck, Jim và Tom); Quan hệ giữa các sự kiện này khá lỏng lẻo, hầu nhƣ đều là những sự kiện xảy ra độc lập với nhau; trong khi đó thì yếu tố kịch tính, bất ngờ lại đặc biệt đƣợc chú trọng, Chính sự kịch tính và bất ngờ liên tiếp này đã làm nên sức hút đặc biệt cho Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, khiến độc giả không thể rời mắt khỏi
22 trang sách, nín thở trước từng sự biến xảy đến với của nhân vật, để rồi vỡ òa vui thích trước cái cách mà những đứa trẻ của Mark Twain xử lý những biến cố ấy Cốt truyện phiêu lưu luôn bao gồm những hành động gay cấn, thậm chí trở thành mối nguy hiểm đe dọa tính mạng của nhân vật Nhà nghiên cứu Đào Ngọc Chương, khi bàn đến mối quan hệ giữa cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết phiêu lưu đã viết: “ Tiểu thuyết phiêu lưu luôn gắn liền với kiểu nhân vật hành động…Vì thế kết cấu – cốt truyện phiêu lưu phải là một chuỗi các sự biến thường là do hành động của nhân vật gây ra mà sự biến nào cũng có thể đẩy nhân vật đến những điểm mút (không gian, thời gian) đầy bất ngờ, và hành động cứ thế tiếp tục, tiếp diễn.” [, tr 122,123] Trong những chuyến phiêu lưu của mình, Huck và Jim đã gặp hết biến cố này đến biến cố khác, mà hầu hết đều bất ngờ, hồi hộp và không ít lần đe dọa đến tính mạng, khiến cả hai “sợ rúm cả người”, đẩy chúng tới chỗ phải hành động tiếp Chuyến hành trình gắn với vô số những chuyện bất ngờ của Huck và Jim trong Những cuộc phiêu lưu của Huck
Finn đã thể hiện rõ nhất kiểu kết cấu – cốt truyện này
Huck Finn, từng đồng hành với Tom Sawyer trong Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer , bây giờ, trong vai trò người kể chuyện đã thuật lại rất hấp dẫn hành trình trốn chạy của mình và Jim, một nô lệ da đen Huck muốn trốn chạy khỏi người cha tàn ác của mình và những thiện chí muốn khai hóa “văn minh” của bà quả phụ Douglas và cô Watson; còn Jim muốn trốn chạy khỏi những trói buộc của đời sống nô lệ Cốt truyện cuốn hút độc giả từ đầu đến cuối bởi nhiều tình tiết bất ngờ, gay cấn xảy ra với Huck và Jim trong suốt chuyến đi, đúng với tính chất của một tiểu thuyết phiêu lưu Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho cuốn tiểu thuyết này trở thành tác phẩm best seller ngay sau khi xuất bản
Những sự kiện - biến cố cứ lần lƣợt xảy đến với Huck từ đầu cho đến cuối câu chuyện, tạo thành những “cái cớ” để cậu ta “sa chân” bước dần vào cuộc phiêu lưu lớn nhất và ý nghĩa nhất trong đời Những biến cố ấy cũng góp phần
23 không nhỏ vào việc thay đổi suy nghĩ của Huck, từ đó khiến Huck đƣa ra những quyết định có tính chất “bước ngoặt”, làm thay đổi cuộc đời cậu về sau này Huck trước sau gì vẫn chỉ là một đứa trẻ, lại còn là một đứa trẻ “giang hồ” phiêu bạt, không đƣợc học hành Mark Twain đã rất khéo léo, dùng chính những sự kiện – biến cố đậm chất phiêu lưu để Huck, theo một cách ngẫu nhiên và cũng tự nhiên nhất, dần tìm ra ý nghĩa đích thực cho chuyến hành trình lớn “tìm đến tự do” của mình
KHÔNG – THỜI GIAN
KHÔNG GIAN
Khi những người Mĩ từ bỏ cuộc sống đã ổn định theo khuôn mẫu Anh quốc ở miền Đông để xê dịch về phía Tây, họ không chỉ gặp những vùng đất hoang mênh mông vô cùng hấp dẫn nhƣng không kém phần nguy hiểm màcòn tiếp xúc với xã hội nguyên thủy thuộc về người da đỏ vốn rất xa lạ với họ Nó đã biến miền Tây trở thành “điểm gặp gỡ giữa con người hoang dã và con người văn minh” (F.J Turner) Và cũng chính lịch sử xê dịch này đã hình thành một tính cách Mỹ với một “tinh thần phiêu lưu” ưa thích mạo hiểm, luôn hướng đến sự đổi mới và cự tuyệt những gì gò bó, sáo mòn Những đặc điểm này đƣợc thể hiện rất rõ trong các sáng tác của Mark Twain, đặc biệt là trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn
Thiên nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các tác phẩm của Mark Twain, bởi cuộc sống của những người miền Tây chuộng tự do và phóng khoáng hiển nhiên phải là một đời sống hòa vào thiên nhiên Với những đứa trẻ vô tư, luôn trong xu hướng cự tuyệt việc bị kìm kẹp trong những lễ nghi tôn giáo như Tom và Huck thì thiên nhiên đương nhiên sẽ trở thành chốn thiên đường Giữa lũ trẻ và cỏ cây, sông nước, núi rừng dường như luôn tồn tại sự hòa hợp về bản chất Những đứa trẻ của Mark Twain cũng giống nhƣ thiên nhiên hoang dã luôn hướng đến sự phát triển mộc mạc, tự nhiên, không chấp nhận bất cứ một sự gò uốn nào
Có thể nhận thấy, trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, bức tranh cuộc sống, xã hội con người trong con mắt Huck càng buồn tẻ, bạo tàn bao nhiêu thì bức tranh thiên nhiên lại càng sôi động và phóng khoáng bấy nhiêu
Trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, hành trình của Huck bắt đầu từ khu rừng cách thị trấn St Petersburg ba dặm, xuôi theo dòng Mississippi, Huck đến đảo Jackson và phát hiện ra Jim Cả hai vƣợt sông trên một chiếc bè, lúc thì
33 đi bên phía bờ Tây, Missouri; lúc lại dạt sang bờ Illinois ở phía Đông Ngày giấu bè vào một chỗ kín đáo, trốn trong rừng Đêm đến lại lênh đênh trên sông
Vì thế hành trình ấy gắn chặt với hai hình ảnh là rừng và sông Trong toàn bộ tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn hai hình ảnh rừng và sông trở đi trở lại rất nhiều lần a Không gian dòng sông Mississippi
Cùng với rừng, dòng sông Mississippi cũng xuất hiện rất dày đặc trong
Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, hiển nhiên bởi cuộc du hành của Huck và Jim là trên 1 chiếc bè dọc sông Mississippi Dòng sông hiện lên với nhiều trạng thái khác nhau, hệt nhƣ một nhân vật có tính cách đa dạng vậy: từ êm đềm, nên thơ, đến dữ dội với mƣa giông và bão tố Dòng sông vừa đóng vai trò là không gian phiêu lưu, vừa là “đối tượng” dẫn dắt nhận thức cho Huck Dòng sông chứng kiến gần nhƣ toàn bộ quá trình suy nghĩ, hành động và nhận thức của Huck về xã hội và con người xung quanh Từ nhận thức về những nghịch lý, những điều ghê tởm, ngang trái trong xã hội đến những ấm áp, ngọt ngào của tình bạn, tình người vẫn còn tồn tại Chính dòng chảy của sông Mississippi đã đƣa Huck và Jim từ chốn văn minh đến thẳng với thiên nhiên hoang dã Mọi biến cố mà hai nhân vật gặp trong suốt cuộc hành trình đều gắn liền với dòng sông
Khác với cánh rừng không có tên gọi cụ thể, dòng sông trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn đƣợc chỉ đích danh là dòng Mississippi vĩ đại gắn liền với lịch sử tiến về phía Tây của dân tộc Hoa Kỳ Với hành trình xuôi theo dòng con sông Mississippi, Huck và Jim đang đi lại hành trình khai hoang của dân tộc Hoa Kỳ Đây là một mô típ thường gặp trong các tác phẩm tiểu thuyết phiêu lưu Mỹ Dòng sông Mississippi được đánh giá như một điển hình của tính biểu trƣng, một trong những biểu tƣợng nổi bật (bên cạnh rừng) của cuộc hành trình đi tìm tự do của Huck và Jim
Trong những miêu tả của Huck, dòng Mississippi hiện lên với nhiều những diện mạo đƣợc soi chiếu từ những vị trí khác nhau: “Phía bên bờ Missouri là
34 núi, còn bên bờ Illinois thì toàn là cây to Quãng sông này có con lạch chảy về phía bờ Missouri…” “…Chỗ này sông rộng một cách khủng khiếp, hai bên bờ toàn những cây cao và to, như một bức tường lớn, vươn lên đến gần các ngôi sao.”(25; tr.144); “Sông rất rộng, và hai bờ kín đặc những cây to; nhìn rặng cây như chẳng thấy có chỗ nào ánh sáng mặt trời lọt qua được”(25; tr.149);
“Con sông vừa to vừa rộng - có chỗ đến một dặm, dặm rưỡi”(25; tr.194)… Có thể thấy, miêu tả trở đi trở lại nhiều lần nhất, nổi bật nhất là ở sự rộng lớn của dòng sông Đi cùng với nó là những dải đât ven sông cũng mênh mông không kém; hầu hết cảnh hai bên sông là “hai bờ kín đặc những cây to”, và lâu lâu mới thấy “hai bên bờ sông đều có làng mạc”…
Dòng Mississippi đã có lúc hiện lên nhƣ một dòng chảy êm đềm, nên thơ rất quyến rũ Đó thường là những đêm trời quang đãng, đầy sao Huck và Jim chỉ việc nằm trên bè ngắm bầu trời, trong lúc chiếc bè tự trôi theo dòng nước Những lúc như thế không gian thường tĩnh lặng và Huck cảm nhận điều đó một cách rất đặc biệt: “Đi trên sông lớn và lặng lẽ này nghe nó nghiêm trang làm sao ấy Chúng tôi ngửa nhìn sao trên trời, không lúc nào dám nghĩ đến nói to, cũng không mấy lúc cười” (25; tr.115) Khung cảnh xung quanh không đƣợc chú ý quan sát bằng mắt Huck chỉ cảm nhận vẻ “lặng lẽ” của dòng sông Trạng thái này của con sông cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của cậu; Huck trở nên trầm tư hơn, thành kính hơn trước sự tĩnh lặng của dòng sông Cũng có lúc bè đi qua những khúc sông mà hai bên là làng mạc, dòng sông khi đó không hoàn toàn tĩnh lặng mà khá nhộn nhịp với tiếng đàn, tiếng hát từ xa vọng lại và ánh lửa, ánh đèn nến từ những cửa sổ, “ánh đèn trên bè hay phà…” Nằm trên bè song song với Jim và ngửa cổ ngắm bầu trời đầy sao bên trên, cảm nhận về tự do của Huck càng rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn Dòng sông trong những đêm đẹp trời như thế thường khiến Huck ý thức được niềm vui thú mà cuộc sống tự do mang lại Nó khác xa cuộc sống “văn minh” ngắn ngủi mà Huck từng trải qua trước kia Cuộc sống ấy giờ đây dường như chẳng còn lưu lại chút gì trong đầu óc cậu bé Huck chỉ nghĩ đến dòng sông và cuộc sống trên sông Khi thì
Huck “thấy như cả con sông này là thuộc về chúng tôi.”, khi lại nghĩ “Sống trên một chiếc bè hay chiếc mảng, thú vị biết bao nhiêu” Trong chương XIX, người đọc sẽ bắt gặp niềm say mê của Huck khi cậu lặng người nhìn ngắm một cảnh bình minh tuyệt đẹp trên dòng Mississippi: “Chung quanh không một tiếng động - hoàn toàn yên tĩnh - hình như khắp cả thế giới đều ngủ cả Có lẽ thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng ễnh ương kêu Vật đầu tiên trông thấy ở bên kia mặt nước chỉ là một rặng cây dài im lặng, không thể thấy gì khác Rồi một mảnh nhàn nhạt trên nền trời, mảnh nhạt đó tỏa dần ra, dòng sông cũng như rộng thêm ra nữa, không còn là đen nữa mà xam xám Xa xa, có thể thấy những chấm đen trôi xuôi, trôi mãi - nhưng chiếc thuyền buôn hay gì đó, những vật đen dài là những chiếc bè gỗ Đôi khi có thể nghe tiếng mái chèo vỗ nước, hay tiếng nói lao xao Yên tĩnh quá nên tiếng vang càng đi xa Chốc chốc lại thấy một vệt trên mặt nước, nhìn kĩ cái vệt có thể nhận thấy ngay ra đó là một cái cây đã bị nhổ bật cả rễ và cuốn trôi đi thành thử trông như vậy, rồi sương mù cuộn tròn thành từng cuộn trên mặt nước Phía Đông, trời bắt đầu hửng đỏ, rồi đến sông, và có thể thấy chiếc lều gỗ ở ven rừng phía bên kia sông… Rồi gió lành lạnh thổi vào người, nghe man mác, êm dịu, thơm thơm mùi gỗ và hoa rừng.” (25; tr.194 - 195) Sau một đêm đi trên sông, gần sáng đôi bạn ghé vào bờ, giấu bè và Huck ngồi “chờ ánh sáng ban ngày đến” Tất cả các giác quan của Huck đều hướng về dòng sông và Huck cảm nhận sự biến đổi của nó theo bước chuyển từ từ của thời gian Các hình ảnh, mọi màu sắc, âm thanh lần lượt xuất hiện nhƣ thể một đoạn băng quay chậm vậy Điểm thú vị trong những miêu tả ấy chính là việc Mark Twain chỉ ra cho chúng ta thấy sự hòa hợp tuyệt đối của Huck đối với dòng sông Với Huck, thiên nhiên - dòng Mississippi còn là hiện thân của tự do Sự hòa nhập của Huck với dòng sông cũng chính là khi Huck cảm nhận rõ nhất giá trị và “mùi vị” của tự do Cảnh bình minh trên sông đã mở ra một không gian hoàn toàn trái ngƣợc với cảnh sống tù túng, gò bó của thế giới văn minh mà Huck đã bỏ lại phía sau
Tuy nhiên, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn không phải là một tác phẩm lãng mãn Là một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu, hiển nhiên Mark Twain không thể quên đƣa vào những đặc điểm của chất liệu này Thiên nhiên trong
Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn do đó không chỉ là một thiên nhiên tự do, phóng khoáng mà còn là một thiên nhiên thử thách con người, thử thách sức sống và nỗ lực sinh tồn cũng như giấc mơ của con người Sau khi được tự do thỏa thích đắm mình trong thiên nhiên, các nhân vật của Mark Twain lại phải đối mặt với những “hiện thực tự nhiên” ngoài mong đợi Trong cuộc phiêu lưu trên sông của mình, hiện thực mà Huck phải đối mặt là đêm sương mù dày đặc bủa vây “nếu như không có một cây củi nào trôi qua thì không thể biết được mình đang trôi nhanh hay chậm”, là những cuôc va chạm trong đêm khuya giữa tàu lớn với bè nhỏ Chiếc bè ấm cúng chở Huck và ƣớc mơ về một miền đất tự do đã bị “một chiếc tàu to lắm, lại đi nhanh nữa, trông như một đám mây đen to tua tủa những guồng và có những con đom đóm ở xung quanh ( ) với một dãy cửa sáng lên trông như một hàm răng lớn đỏ chót” (25; tr.161) làm cho vỡ tan tành Trong những ngày trên bè xuôi dòng sông, Huck và Jim không ít lần chứng kiến sự dữ dội của nó, mà thường gặp nhất là những cơn mưa trên sông: “Chúng tôi gặp một cơn giông lớn vào quãng quá nửa đêm, sấm chớp ầm ầm, mưa đổ xuống ào ào… Khi chớp lóe lên, trông thấy cả một dải sông lớn và hai bên bờ là những mỏm đá cao ngất (26; tr.117); “Cứ vài giây đồng hồ lại chớp lòe lên một cái, soi sáng rõ những mỏm đất trắng xóa một quãng dài đến nửa dặm Qua những làn mưa, các bạn có thể thấy những hòn đảo như bị phủ một màn bụi, và cây cối như quay cuồng trong gió Rồi thấy soẹt! Um-ùm-ùm- rùm-ùm-ùm, tiếng sấm gầm lên, rống lên ở nơi xa xa, rồi thôi, rồi chốc nữa lại lóe lên…” (25; tr.210) Qua những mô tả trực diện của Huck, thiên nhiên miền
Tây hiện lên với đầy đủ sự dữ dội và hoang dại của nó Mark Twain không chỉ đƣa nhân vật của mình vào cảnh đẹp của sông Mississippi, những núi đồi, rừng đảo Các nhân vật trong chuyến du hành của mình sẽ còn phải đối mặt với những giây phút khó khăn, những thời khắc kinh hoàng mà thiên nhiên khắc
THỜI GIAN
Cùng với không gian, yếu tố thời gian đóng vai trò rất quan trọng vào mạch diễn biến cốt truyện Đặc biệt đối với thể loại tiểu thuyết phiêu lưu, thời gian cùng với không gian sẽ cùng cộng hưởng, làm nên đặc điểm cốt truyện rất riêng cho thể loại này Được xây dựng theo kiểu cốt truyện phiêu lưu, với định vị thể loại ngay từ nhan đề: “Những cuộc phiêu lưu của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”, với xuyên suốt tác phẩm là cuộc hành trình (phiêu lưu) của Huck và Jim trên một chiếc bè trôi dọc sông Mississipi, không - thời gian trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là điển hình cho nhận định của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Đặc điểm của tiểu thuyết phiêu lưu là sau mỗi biến cố, nhân vật bị ném vào một không gian mới đầy xa lạ, nhiều hiểm họa” [32; tr 34] Mark
Twain đã rất chú trọng việc xây dựng loại “thời - không gian cản trở” với chức năng thử thách nhân vật Cả không gian lẫn thời gian đều cộng hưởng nhau gây sức ép lên các hoạt động của nhân vật, để từ đó làm nổi bật lên những vận động
46 về tính cách, những phẩm chất nội tâm của nhân vật; mà ở đây chúng tôi sẽ tập trung phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố “thời - không gian cản trở” lên nhân vật trung tâm của tác phẩm, cậu bé Huck
Ngoài ra, trong chương này, chúng tôi cũng sẽ phân tích thêm về yếu tố điểm nhìn trần thuật trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn thể hiện rất rõ sự dịch chuyển từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại trở ngƣợc về quá khứ, đồng thời theo đó là sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn người lớn Chính từ những đặc điểm này mà toàn bộ cốt truyện sẽ đƣợc kể ra với đầy đủ những thú vị của nó
2.2.1 Thời - không gian cản trở
Khái niệm thời - không gian (chronotope) lần đầu tiên đƣợc định danh trong một công trình của Bakhtine có nghĩa là: không gian và thời gian trong tiểu thuyết đƣợc tổ chức một cách đặc biệt Chính từ sự nghiên cứu cách tổ chức thời - không gian này, Bakhtine đã phân định những thể loại tiểu thuyết khác nhau, xuyên qua các thời đại: tiểu thuyết Hy Lạp, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết huê tình, tiểu thuyết tự thuật v.v
Trong loại hình tiểu thuyết kiếm hiệp - tiền thân của thể loại tiểu thuyết phiêu lưu sau này, tổ chức thời không gian đặt trọng tâm ở sự gặp gỡ trên đường: “Con đường là thành tố đặc biệt, đưa đến những cuộc gặp gỡ, bất ngờ, kỳ thú, là căn nguyên của của những tình tiết gay cấn, éo le thử thách và gây nguy hiểm cho nhân vật Con đường là một tổ chức thời - không gian, giữ địa vị chủ yếu kéo dài suốt từ thời thượng cổ Hy Lạp đến thời trung cổ, trong những tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm tây phương
Con đường, xuyên suốt các thời kỳ, qua các tiểu thuyết phong tục và phiêu lưu, từ Satiricon của Pétrone, Ane d'or của Apulée, đến những tiểu thuyết kiếm hiệp thời Trung cổ Con đường - trong Parzifal của Wolfram von Eschenbach - mà nhân vật đi đến Monsalvat, trở nên một ẩn dụ: vừa là đường đi, vừa là
47 đường đời, đường tâm hồn, khi dẫn đến Chúa, khi đi xa Chúa, tùy theo những bấp bênh nổi trôi trong thân phận nhân vật
Thế kỷ XVI - XVII, Don Quichotte đã đi suốt xứ Tây Ban Nha, rồi bao nhiêu nhân vật nổi tiếng khác đã theo chân Don Quichotte, trên các nẻo đường khác ở Âu Châu.” [3; tr.385 – 385]
Từ các nghiên cứu của mình, Bakhtine cũng đã lần đầu chỉ ra giá trị và ý nghĩa của thời - không gian trong tiểu thuyết Theo ông, thời - không gian có giá trị hiển nhiên đối với chủ đề (cốt truyện) Nó chính là trung tâm tổ chức cho sự xuất hiện và vận động của những biến cố chính chứa đựng trong tác phẩm Những nút thắt, mở trong tiểu thuyết đều nằm ở thời - không gian, do vậy nó chính là đầu não của chủ đề, là nơi xảy ra những sƣ kiện chính trong tác phẩm, là “sự vật chất hóa thời gian trong không gian, hiện ra như một trung tâm cụ thể hóa hình ảnh, là hiện thân của toàn bộ cuốn tiểu thuyết Tất cả các yếu tố khác như triết lý, tâm lý, xã hội, tư tưởng, phân tich nhân quả, cứ thế mà hướng về thời - không gian, quay quanh nó, nhờ vào sự trung gian của nó, để xây dựng máu thịt, để nhập vào ngữ tự màu sắc của nghệ thuật văn chương” [3; tr.391]
Với lý thuyết này của Bakhtine, có thể thấy đƣợc rất rõ tầm quan trọng của yếu tố thời - không gian trong thể loại tiểu thuyết phiêu lưu Bởi như GS Phan
Cự Đệ đã chỉ ra: “Trong tiểu thuyết phiêu lưu, những biến cố bất ngờ, đầy kịch tính xảy ra dồn dập trong cốt truyện Nhân vật đi lang thang nơi chân trời góc bể hoặc dấn thân vào những nguy hiểm, phần nhiều là những nguy hiểm chết người để hoàn thành một sứ mệnh, chinh phục một vùng đất hoang, một xứ sở xa lạ, phát hiện ra một kho báu, khám phá một vụ án, một bí mật, có khi là bí mật của cả một quốc gia” [14; tr.81]
Là một thuật ngữ có nội dung rất rộng, tiểu thuyết phiêu lưu bao gồm nhiều loại tiểu thuyết khác nhau từ “tiểu thuyết du ký, tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung cổ… đến tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết trinh thám…” Riêng với xã hội Mỹ, nơi phiêu lưu đã trở thành truyền thống, đã đi vào lịch sử hình thành và phát triển của đất nước này, hiển nhiên sẽ là “mảnh
48 đất” màu mỡ cho thể loại tiểu thuyết này phát triển Đến Mark Twain, tính chất phiêu lưu ấy được thể hiện bằng ngòi bút hiện thực “tự do một cách sâu sắc và tiềm tàng sức mạnh phản kháng xã hội” Do đó, trong các tác phẩm của mình,
Mark Twain không chỉ tiếp tục kế thừa những đặc trƣng của tiểu thuyết phiêu lưu Mỹ mà còn thể hiện được những ý nghĩa mới mẻ đằng sau những chuyện kể phiêu lưu
Khi bàn về tiểu thuyết phiêu lưu, nhà nghiên cứu Đào Ngọc Chương đã đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật và kết cấu - cốt truyện của thể loại này: “Tiểu thuyết phiêu lưu luôn gắn liền với kiểu nhân vật hành động Hành động và mục tiêu của hành động là toàn bộ sự quan tâm của nhân vật phiêu lưu, là bản thân sự tồn tại của nhân vật… Và vì thế kết cấu - cốt truyện phiêu lưu phải là một chuỗi các sự biến thường là do hành động của nhân vật gây ra mà sự biến nào cũng có thể đẩy nhân vật đến những điểm mút (thời gian và không gian) bất ngờ, và hành động cứ thế tiếp tục, tiếp diễn” [7; tr.36] Hành trình với vô số những biến cố bất ngờ của Huck và Jim đã thể hiện rõ ràng nhất kiểu kết cấu - cốt truyện đó Có thể đơn giản làm một phép liệt kê để thấy cuộc hành trình tìm tự do, tìm miền đất hứa của Huck và Jim đầy rẫy những biến cố, mà mỗi biến cố đó đều gắn với một địa điểm, một không gian cụ thể (nhƣ chúng tôi đã phân tích riêng về yếu tố không gian trong chương I của luận văn này), và đặc biệt những biến cố này đều đa phần diễn ra vào buổi tối/ ban đêm, khi đã tàn đi ánh mặt trời
NHÂN VẬT
Nhân vật qua cái Tôi du hành
Một trong những đặc điểm thể loại chính nhất của các nhân vật trong các tiểu thuyết phiêu lưu, ấy là các nhân vật đều được khắc họa với tính cách mạnh mẽ, sôi động, ƣa mạo hiểm, thích khám phá… và mang đầy đủ những phẩm chất của “cái tôi du hành”
Là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, Huck đƣợc Mark Twain xây dựng không chỉ là một đứa trẻ với nhiều nét phong phú và đa dạng về tính cách (mà chúng tôi sẽ khai thác cụ thể hơn ở phần 1.4 của chương này); mà đằng sau nó, là vấn đề cực lớn của mọi thời đại: sự dung hòa giữa hai yếu tố vốn dĩ đối lập nhƣng thực tế lại luôn song hành với nhau: văn minh và hoang dã
Cho đến phần cuối của cuộc hành trình, khi mà câu chuyện đã có thể có một
“Happy Ending”, thì Huck vẫn cứ kiên định trong vai trò của một “kẻ tẩu thoát” khỏi văn minh, và kiên quyết cự tuyệt nó “I can’t stand it” Nó mở ra một tương lai chắc chắn sẽ xung đột gay gắt giữa cậu bé với cô Sally - người phụ nữ tốt
60 bụng nhận nuôi Huck và nung nấu ý định biến Huck thành một cậu bé con nhà gia giáo
Sinh ra và lớn lên từ những gì hoang dã nhất, với ngôi nhà là bầu trời cao rộng, còn chiếc giường chỉ là những “thùng rỗng bên vệ đường”, thức ăn là những gì nhặt nhạnh đƣợc, Huck hoàn toàn tự do theo đúng nghĩa của nó Cuộc sống của cậu bé dưới mắt nhìn của những con người như cô Sally, thì thật là tận cùng của khốn khổ Không cha mẹ, không nhà cửa, không đƣợc học hành, cũng chẳng đƣợc ban lễ thánh hay đi nhà thờ đọc kinh mỗi cuối tuần Nhƣng trái ngược lại, dưới con mắt nhìn ghen tị của Tom và lũ trẻ khác, Huck thật sự là một người du hành tự do tuyệt đỉnh: “Nó không phải đến trường hay đi nhà thờ, cũng chẳng phải thưa gửi hay vâng lệnh bất cứ ai Nó có thể đi bơi hay câu cá ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào nó muốn, và có thể ở lại cho đến lúc nào tùy thích Chẳng ai cấm nó đánh nhau Nó có thể thức khuya khi nó muốn Khi mùa xuân đến, nó là thằng bé đi chân đất đầu tiên, cũng là đứa mang giày cuối cùng khi trời chuyển dần sang lạnh Chẳng bao giờ nó bị bắt buộc phải tắm rửa, cũng chẳng phải giặt áo quần, nhưng nó lại có thể ra sông bơi lội thỏa thích” (25; tr 114) Ngược lại với suy nghĩ của đa phần người lớn, cuộc sống nghèo khổ, không nhà cửa, hoang dã cua Huck lại là niềm mong ƣớc và ghen tị ra mặt của bất cứ đứa bé đứng đắn nào ở St.Petersburg
Nhưng đó là trước khi Huck được bà quả phụ Douglas nhận nuôi Đáng lý ra đây là một cơ may cho cuộc đời Huck, như đa phần nhận định của người lớn vùng St.Petersburg Nhƣng với kẻ du hành hoang dã nhƣ Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, đây đích thực là một thảm họa
Kể từ khi Huck và Tom tình cờ vớ đƣợc khoản tiền kếch xù từ cuộc săn lùng kho báu của bọn cướp (ở phần cuối của “Những cuộc phiêu lưu của Tom Saywer”), Huck trở nên giàu có, thì ý định khai hóa văn minh cho Huck của bà quả phụ càng thêm quyết liệt Huck ngơ ngác và hoảng hốt nhận ra mình đang
“bị kéo xềnh xệch” vào xã hội văn minh, cái nơi mà Huck vừa ghét vừa dè bỉu Trước đây, Huck là người luôn cười cợt, trêu ghẹo bọn trẻ con nhà đứng đắn khi
61 thấy chúng khổ sở trong lớp học, nhăn nhó nghĩ ra đủ trò tinh nghịch giải khuây trong lớp cầu kinh, thì nay, chính Huck phải chịu cảnh “ăn theo chuông, ngủ theo chuông, dậy theo chuông”; “phải đọc sách, phải đi nhà thờ, phải học nói những câu văn hoa lịch sự, làm cho lưỡi thằng bé trở nên vô vị, bất cứ nó quay về phía nào thì những chấn song và xiềng xích của văn mình cũng nhốt chặt nó, trói chặt cả chân tay của nó” (25; tr 14) Huck chính thức trở thành nạn nhân của thế giới văn minh Với điểm nhìn của một “người kể chuyện”, Mark Twain đã thông qua phát ngôn của một đứa trẻ tuy sớm vào đời nhƣng vẫn giữ nguyên những nét tính cách ngô nghê của con trẻ, để đƣa ra những nhận xét thẳng thắn nhất về lối sống mang danh là văn minh nhƣng lại vô cùng trói buộc, khép chặt con người vào những khuôn mẫu cứng nhắc, và triệt tiêu hoàn toàn năng lực mơ ước và khám phá của con người Thế giới người lớn và thế giới con trẻ được xây dựng trong “Những cuộc phiêu lưu của Huckerberry Finn” và “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” đều giống nhau ở sự tương phản rõ rệt; với một bên là thế giới người lớn chật hẹp, cứng nhắc, đôi khi là trơ lì về cảm xúc; thì ngược lại, thế giới trẻ thơ lại sôi động, muôn màu muôn vẻ, và đặc biệt là đầy rẫy những cuộc phiêu lưu lớn nhỏ Từ những cuộc phiêu lưu giả tưởng do lũ trẻ tạo ra, với không gian chỉ là bờ sông, bãi cỏ; cho đến những cuộc phiêu lưu thực sự khi đương đầu với đảng cướp Và nếu trong “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”, hành trình phiêu lưu của Tom, Huck và lũ trẻ chỉ dừng lại ở quanh làng St.Petersburg, thì sang đến Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, với bản chất của một đứa trẻ hoang dã, không bị ràng buộc bởi bất cứ mối quan hệ gia đình hay xã hội nào như Huck, thì cuộc phiêu lưu của cậu bé hiển nhiên đã vượt ra ngoài ranh giới St.Petesburg, để đến với một xã hội Mỹ Thế kỷ XIX thu nhỏ với đầy đủ những đặc trƣng thú vị và nổi trội nhất của nó
Quay trở lại với hành trình của Huck, cậu chỉ “chịu nổi” xã hội văn minh vẻn vẹn 3 tuần Mặc cho mọi người hoảng hốt đi tìm, Huck quyết định tẩu thoát để trở lại với bộ đồ rách rưới, điếu thuốc phì phèo, cảm thấy bản thân thư thái vô cùng khi lại được ngả lưng trong những thùng rỗng ven đường Huck cự
62 tuyệt trở về với chăn ấm đệm êm nhà mẹ nuôi vì “để bị ép chặt vào khuôn khổ như thế thì thật là khủng khiếp” Nhƣng rút cuộc thì Huck vẫn chỉ là một đứa trẻ, nên quyết tâm trở về với đời sống hoang dã đã bị phá bỏ, Huck lủi thủi về lại nhà bà góa để đủ điều kiện gia nhập đảng cướp của Tom
Cuộc du hành đầu tiên của Huck chính là cuộc du hành từ thế giới hoang dã, phiêu bạt, tự do sang với thế giới văn minh, nề nếp Lần quay trở lại với cuộc sống văn minh này có vẻ dễ thở hơn với Huck Nung nấu ý tưởng tham gia đảng cướp với Tom, Huck tự tìm cho mình cách thích nghi với cuộc sống gò bó nhà bà góa: “Lúc nào thấy mệt, người không bình thường, tôi lại trốn học đi chơi Hôm sau bị trận đòn, tôi lại đi học hành tử tế, hăng hái hơn” (25; tr 13)
Cũng có lúc tưởng như Huck cũng đã có thể thích nghi với cuộc sống mới: “Tôi thích nhất là lối sống cũ, nhưng khi phải sống cách sống mới thế này tôi cũng hơi thích một chút” (25; tr 32); nhưng cũng có lúc cậu bé “giang hồ” tưởng trơ lì, chai sạn này lại yếu đuối và nhạy cảm đến bất ngờ: “cảm thấy mình quá cô đơn và mong rằng giá mình chết đi thì hay nhỉ” (25; tr 35)
Cuộc du hành của Huck trong thế giới văn minh tưởng như cứ thế mà tiếp diễn nếu nhƣ không có sự trở lại bất ngờ của ông bố Huck - kẻ đã mất tích từ lâu Sự trở về của người bố khiến Huck khiếp sợ đến nỗi “hơi thở bỗng dưng tắc nghẽn” Nhưng Huck vẫn phải kìm nén nỗ sợ hãi ấy để tỉnh táo mà đương đầu với bố Sự đương đầu của một đứa trẻ, dù có là đứa trẻ đã ít nhiều “từng trải” bởi phải vật lộn với cuộc sống từ tấm bé, cũng chỉ là ở những thách thức kiểu “đi học để cho bố biết tay”, dù bản thân ghét học còn hơn ghét…bố Biết bố thèm khát số tiền mà mình đang sở hữu, Huck dù trong lòng nhủ thầm “thà biếu không thẩm phán Thatcher còn hơn giao tiền cho bố”, nhƣng vẫn chu cấp nhỏ giọt cho ông bố Và đó cũng chính là nguồn cơn cho hành động điên rồ của bố Huck: bắt cóc Huck và đƣa vào trong rừng Lần này Huck thoát đƣợc cái nạn văn minh, nhƣng lại rơi vào một cơn hạn khác cò kinh khủng hơn - những trận đòn của ông bố nát rƣợu
Cuộc sống chui lủi trong rừng với bố biến Huck trở lại thành con người như trước, lại nói tục, chửi thề, tóc tai dài thượt, áo quần rách bươm như tổ đỉa… Những ngày ở rừng với Huck thật khoan khoái vô cùng, chỉ trừ có việc vẫn liên tục bị đánh đập là khiến cậu bé không chịu nổi; và quyết định “thế nào cũng phải tìm cách trốn đi” Và Huck trốn đi thật Nhƣng Huck cũng không quay trở về làng St.Petersburg, hiển nhiên, vì “tôi không muốn trở về với bà góa một tý nào, vì như thế lại bị trói buộc và khai hóa như mọi người vẫn gọi ư” (25; tr 45) Kể từ ngày trốn đi đó, cuộc đời Huck sẽ sang một trang mới, bước vào một cuộc du hành thực sự, trực diện với thế giới người lớn kinh khủng và tàn bạo
Cuộc du hành của Huck chỉ thực sự bắt đầu từ sau cuộc bỏ trốn khỏi ông bố nát rƣợu và “cuộc sống văn minh” ở làng St.Petersburg So với Tom, sự phủ nhận và chối bỏ thực tại của Huck mạnh mẽ hơn nhiều Hiển nhiên, hoàn cảnh của Huck cũng khiến cậu phải quyết liệt và làm một cuộc bỏ trốn thực sự Nếu như cuộc phiêu lưu của Tom vẫn chỉ là một cuộc phiêu lưu của một đứa trẻ, với đầy sự hồn nhiên, ngô nghê, đem lại cho độc giả những tràng cười thú vị; thì với Huck, cuộc tẩu thoát thực sự là một hành trình để tìm kiếm sự tự do, tìm sự sống cho bản thân mình Hành trình của Huck không phải là để giải tỏa trí tò mò con trẻ, hay để lập chiến công, hay xuất phát từ sự giận dỗi gia đình (nhƣ Tom và lũ trẻ St.Petersburg), hay đơn giản chỉ là thỏa mãn khát vọng làm giàu như trước đây Quyết định phiêu lưu của Huck lần này là sự phủ nhận thực tại một cách quyết liệt và dứt khoát Vì thế, cuộc du hành của Huck thực sự mang một ý nghĩa lớn hơn rất nhiều, bởi nó gắn với tự do và quyền sống của con người Chừng nào con người còn chưa có tự do, thì chừng đó Huck vẫn sẽ tiếp tục cuộc phiêu lưu của mình
Nhân vật Cặp đôi
Độc giả hẳn đã quá quen thuộc với kiểu nhân vật “cặp đôi” qua một điển hình: cặp nhân vật Don Quixote - Sancho Panza qua ngòi bút của Cervantes Với Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp mẫu cặp đôi nhân vật này với Huck và Jim Là người đồng hành có mặt bên Huck trong suốt cuộc hành trình trên bè, Jim có ảnh hưởng khá lớn đến suy nghĩ và thái độ của Huck
Nếu nhƣ cặp đồng hành truyền thống Don Quixote - Sancho Panza nổi bật lên bởi vẻ trái ngƣợc về cả hình dáng và tính cách: Don Quixote gầy, Sancho béo; Don Quixote luôn trong điệu bộ của một anh quý tộc tuy đã hết thời nhƣng vẫn cảnh vẻ, cao sang, nghèo kiết song lại vô cùng coi khinh tiền bạc; ngƣợc lại Sancho tham ăn, tục uống và luôn khao khát giàu sang; thì sự song hành của Huck và Jim cũng là một sự song hành đối lập Bản thân “cặp đôi” Huck và Jim cũng là hiện thân cho một sự đồng hành “ngang trái”, đi ngƣợc lại mọi quy tắc
68 của xã hội đương thời Bởi trong cái xã hội phân biệt chủng tộc quá sức nặng nề đó, một người da trắng và một kẻ da đen không thể nào đươc phép đồng hành bên nhau, chứ đừng nói đến việc làm bạn của nhau Mối quan hệ giữa hai con người khác biệt màu da này chỉ có thể là mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ Vậy mà tác giả lại để cho hai con người này ở bên nhau, trải qua hết biến cố này đến biến cố khác, và xây đắp dần trong họ một tình bạn khăng khít Điều này hoàn toàn không khó lý giải, nếu chúng ta nhớ lại rằng, nếu bỏ qua khác biệt về màu da, thì Huck và Jim thật chẳng khác gì nhau Huck, dù là một cậu bé da trắng hẳn hoi, nhưng xuất thân nghèo khổ, là một đứa trẻ dưới đáy của xã hội, không gia đình, không được giáo dục, và cũng chưa khi nào được thật sự yêu thương hay tôn trọng Huck không phải là nô lệ, nhƣng thực chất cũng suýt chút nữa sống đời sống “nô lệ”: “nô lệ” của xã hội văn minh, của những quy tắc ứng xử, của trường học chủ nhật, của giáo lý nhà thờ… Vậy nên hiển nhiên, chúng ta bắt gặp sự đồng cảm kỳ lạ giữa hai nhân vật đồng hành - đối nghịch song lại rất nhiều tương đồng này
Vốn coi Huck là ân nhân, là người bạn tốt nhất mà mình có được, Jim tình nguyện đi theo Huck trong mọi cuộc hành trình, bởi con đường mà Huck đang theo đuổi cũng chính là mơ ước cháy bỏng của Jim: con đường đến với tự do Không chỉ là một “cặp đồng hành” với tính chất quen thuộc trong các tác phẩm phiêu lưu trước đó, Mark Twain còn chỉ ra cho chúng một sự thú vi khác trong cuộc đồng hành của Huck và Jim, ấy là qua những ngày tháng cùng chia sẻ hành trình tìm về tự do, Huck và Jim đã biến đổi và ảnh hưởng lên nhau lúc nào không hay
Khi độc giả gặp Jim lần đầu tiên, anh vẫn còn là một con người đáng thương đắm chìm trong cơn mê muội của những trò dị đoan, những tín điều dối trá của nhà thờ Sự mê tín ấy giống nhƣ “cái xiềng phủ lên tâm hồn họ và Mark Twain đã bi kịch hóa cảnh đời nô lệ của Jim bằng các giá trị niềm tin của anh ta”
Song khi bước vào cuộc hành trình đồng hành cùng với Huck, xiềng xích của sự mê tín dần đƣợc rũ bỏ, Jim dần chạm đến sự tƣ do về cả thể xác lẫn tinh thần
Khi tạm ẩn náu trên đảo Jackson cùng Huck, Jim trở thành đại diện cho những gì thuộc về dân gian, về kinh nghiệm của những người sống hòa mình vào thiên nhiên Thấy chim non bay, Jim biết đó là dấu hiệu trời sắp mƣa, bị rắn cắn, Jim biết cách chữa hiệu quả…Đƣợc trở về với tự do, sống trong rừng, được làm những gì mình thích và quyết định số phận của mình, từ một người nô lệ sợ sệt, Jim vụt trở thành một người khôn ngoan, thận trọng, đúng với bản năng tồn tại của một người da đen đầy kinh nghiệm Cuộc đồng hành cùng Huck đã cho Jim cơ hội trở về với bản ngã của mình, cơ hội để đƣợc sống nhƣ một con người đích thực Nhờ đó, trên đảo hoang, sự mê tín dần chuyển biến thành sự thấu hiểu những điềm báo (omens) rút ra từ nền văn hóa Folklore Trên hành trình đi tìm tự do, Jim đã bộc lộ nhiều đức tính tốt đẹp, là một nhân cách song hành và thúc đẩy sự phát triển tính cách của nhân vật Huck Đây chính là một điểm thú vị trong nghệ thuật xây dựng “cặp đồng hành” Huck - Jim Sự tử tế, nhẫn nại, chu đáo và ân cần của Jim đã cảm hóa và biến đổi lương tâm vốn bị méo mó vì một niềm tin đạo đức sai lạc của Huck Jim trở thành chỗ dựa tinh thần cho Huck vƣợt qua nỗi thống khổ mà xã hội gieo rắc cho cậu Khi lòng tin và tình cảm bị tổn thương, bị Huck đùa giỡn, Jim - một người nô lệ đã đứng ngang hàng với Huck để răn đe cậu: “Thế rồi khi tỉnh dậy, tớ thấy cậu trở về nguyên vẹn, nước mắt tớ trào ra, tớ muốn nhảy xuống hôn chân cậu Tớ mừng rỡ quá sức Thế còn cậu, cậu chỉ nghĩ đến việc trêu tớ bằng cách nói láo Các thứ nhảm nhí trên bè kia là rác rưởi, cậu hiểu không? Nó tượng trưng cho cái gì à? Rác rưởi ấy là những hạng người đã nhét các thứ nhơ bẩn vào đầu những người bạn thân của mình để làm cho họ phải thẹn thùng” (25; tr 125)
Chỉ có tình thương mến và sự tôn trọng chân thành, xuất phát từ đáy lòng của một người ngay thẳng mới có thể khiến Jim nói được với Huck những lời như thế, và mới có thể khiến Huck hối hận tưởng có thể chết đi được mà cúi đầu xin Jim tha thứ
Là người đồng hành cùng Huck trong suốt hành trình trên chiếc bè dọc sông Missisiphi, không ngạc nhiên khi Huck cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ Jim
Vốn đã đƣợc xây dựng nhƣ một đứa trẻ của tự do, của những gì vƣợt ngoài khuôn khổ xã hội, Huck cũng tìm thấy đƣợc sự tự do và những trải nghiệm, kinh nghiệm thú vị từ Jim
Sự bổ sung và tương trợ lẫn nhau trong nét tính cách của hai nhân vật này, cùng với những xung đột về tư duy, về quan điểm trước cuộc sống được họ tranh cãi và bày tỏ một cách thẳng thắn trong suốt cuộc hành trình đã thực sự làm nên sự thú vị và hấp dẫn cho Những cuộc phiêu lưu của Huckerberry Finn.
Nhân vật qua thủ pháp tiếng cười
Nếu ví cuộc đời nhƣ một dòng sông, thì dòng sông cuộc đời của Huck không khi nào phẳng lặng, êm ái mà luôn lắm vực xoáy, thác ghềnh Khi ấy, con người hoặc có thể vượt qua với nụ cười ngạo nghễ của kẻ chiến thắng, hoặc bị nhấn chìm cũng trong những tiếng cười “cười ra nước mắt” Song dù có thế nào, tiếng cười vẫn cứ vang lên như là vũ khí của kẻ mạnh Không riêng gì Mark Twain, những cuốn tiểu thuyết phiêu lưu nổi tiếng của nhân loại, đều dùng tiếng cười như là phương thức hiệu quả nhất hòng chuyển tải những thông điệp sâu xa về nhân sinh và xã hội với cho người đọc (Don Quixote, Gulliver’s Travels…) Tiếng cười của Mark Twain mang phong cách miền Tây, hài hước, dí dỏm nhưng cũng không ít tính châm biếm, chua cay (tiếng cười giễu nhại) Van Vyck Brooks - một nhà nghiên cứu Mỹ đã nhận xét: “Tiếng cười miễn viễn Tây là tiếng cười vui tươi nhất, hồn nhiên nhất thế gian nhưng đằng sau nó là cả một tấn bi kịch” [34; tr 14)
Là một nhà văn thông minh, dí dỏm với chất hài gần nhƣ là tự nhiên thiên bẩm, Mark Twain đã từng nói: “với tôi, hài hước là một điều vĩ đại” Không phải cây hài mua vui theo khẩu vị của độc giả đại chúng, chất hài trong sáng tác của Mark Twain chính là tiếng cười miền viễn Tây dí dỏm, sâu sắc làm nổi bật lên những tình huống trào lộng thâm thúy Sau tiếng cười, độc giả thấy mình đang suy ngẫm vì những vấn đề ẩn dấu dưới tiếng cười sinh ra từ một xã hội đầy rẫy những điều ngang trái Chán ghét các quy tắc xã hội gò bó, kìm kẹp con
71 người, làm u mê con người, Mark Twain đã dùng tiếng cười của mình để phá vỡ hoàn toàn những quy tắc đó
Sử dụng linh hoạt nhiều thủ pháp tương phản, giễu nhại, nghịch lý, các kết thúc bất ngờ, sử dụng các mẩu đối thoại, tình huống, phát ngôn đầy sự mỉa mai châm biếm… là cách Mark Twain tạo nên tiếng cười Kèm theo những châm biếm đó, Mark Twain luôn mang một bộ mặt “lạnh nhƣ tiền” (poker face) với thái độ phớt tỉnh Chính cách đó mới làm cho độc giả vỡ òa tiếng cười khi phát hiện cùng lúc bản thân sự tương phản của đối tượng trào lộng cùng với sự tương phản trong biểu hiện dửng dưng của tác giả (người kể chuyện); đúng như một tuyên bố thú vị của Mark Twain, rằng: “nhà văn hài phải giả đồ nghiêm trang tuyệt đối” Nói Mark Twain là một nhà văn hài hước thông minh, dí dỏm bởi ông luôn duy trì tình trạng hồi hộp của người đọc bằng cách để dành và dự trữ một lực nén lò xò từ sự tương phản để tung ra những quả đấm vô cùng bất ngờ và thú vị
Là thủ pháp quen thuộc để tạo ra những tình huống gây cười, những chi tiết đối lập, không ăn nhập giữa lời nói và hành động, giữa lý tưởng và thực tế… đã được Mark Twain sử dụng triệt để nhằm làm bật lên tiếng cười sâu sắc; từ đó chỉ ra những mặt trái xấu xí, phi lý và vô đạo đang tồn tại phổ biến và có thực trong đời sống xã hội Mỹ nửa cuối Thế kỷ XIX Ở đó, cái thực chất và cái giả tạo không ngừng soi rọi vào nhau để làm lộ rõ chân tướng của sự việc Trong đó, điển hình nhất là hình tượng trường học chủ nhật, tôn giáo và nhà thờ Tiếp theo cái mạch đã từng đƣợc khai thác trong Tom Sawyer, trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, tinh thần phê phán và châm biếm nhà thờ bằng thủ pháp tương phản lại được tiếp tục tái hiện “nếu các bạn để ý sẽ thấy, có nhiều người chỉ khi nào không thể đi nhà thờ được thì mới không đi thôi, chứ lợn thì khác… vì nhà thờ có sàn gỗ mát mẻ, cao ráo là nơi lợn rất thích.” (25; tr 185)
Bằng những lời nói vô tƣ của trẻ con, Mark Twain đã gián tiếp hạ bệ tất cả
72 những gì là tôn nghiêm, trang trọng để đƣa nó về đúng với bản chất giáo điều, hình thức màu mẻ của nó
Sự tương phản trong quan niệm của người lớn và trẻ con về tôn giáo cũng đƣợc Mark Twain thể hiện rất hóm hỉnh Qua lời tâm sự của Huck, thái độ bất cần và hoài nghi của trẻ con đối với cái thế giới mà người lớn luôn sùng bái, kính sợ ấy rất rõ ràng: “Cô ấy bảo đi đến chỗ đó thì người ta suốt ngày chỉ có việc nhởn nhơ đàn hát thôi Tôi cũng chẳng thiết cái đó nữa… Tôi hỏi cô ấy rằng xem chừng thằng Tom có thể đi đến chỗ tốt đẹp ấy không, cô ấy bảo xét kỹ ra thì không được Nghe nói vậy tôi thích quá, và tôi cứ muốn rằng hai đứa cùng sống với nhau, đừng đứa nào đi đâu cả.” (25; tr 18 - 19) Trong khi người lớn luôn muốn “ăn ở thế nào để được đi đến chỗ tốt đẹp”, thì trẻ con lại xem đó là phù phiếm, vì tâm hồn chân thành mộc mạc của chúng không đòi hỏi một điều gì cao xa ở mãi đâu, chúng chỉ cần một cuộc sống tự do, thoải mái, có bạn bè bên cạnh Đó chính là cái thực tế đáng yêu, đáng trân quý, là quan niệm đích thực về hạnh phúc trước mắt, thực sự tồn tại của lũ trẻ, điều mà những người lớn giáo điều kia không thể nào có được
Cũng trên tinh thần đó, xoay quanh cuộc tranh luận giữa Huck và Jim về “lộc vật chất” và “lộc tinh thần”, Mar Twain đã châm biếm sâu cay bản chất bóc lột tham lam của thế lực nhà thờ Những luận điệu nhà thờ chỉ để mê hoặc lòng tin của giáo dân, đặc biệt là những người nô lệ da đen ít học và nghèo khổ: “Kẻ nào bỏ tiền vào thùng này cho Chúa thì sẽ được Chúa ban lại gấp trăm lần”
Là lối văn châm biếm dùng sự bắt chước làm phương tiện chủ yếu để chế giễu hoặc gây cười, Mark Twain đã sử dụng rất nhiều yếu tố giễu nhại để “kiến tạo” nên tiếng cười trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn
Thế giới tuổi thơ của Huck và Tom luôn luôn đối kháng với nhà trường hà khắc và kiểu giáo dục vô lối Lũ trẻ tìm sự giải trí và niềm vui trong các trò chơi của mình Không chỉ nhại lại truyện hiệp sĩ với những màn tấn công vào
73 đoàn người chăn cừu và xe chở rau; hay ở những biệt danh “gớm chết” mà lũ trẻ đặt cho nhau trong trò chơi trận giả (Tom Saywer “kẻ phục thù áo đen vùng Tây Ban Nha”; Huck “Bàn tay đỏ”, Joe Happer “nỗi khủng khiếp của biển cả”…) Huck, Tom và lũ bạn còn nhại cả thần thoại Ả Rập với câu chuyện về vị thần đèn Chính thế độc giả mới có dịp cười lăn cười bò trước sự cả tin của Huck: “Tôi đi kiếm một cái đèn bằng thiếc đã cũ và một cái nhẫn bằng sắt, đem ra ngoài rừng, lấy tay cọ xát, cọ xát mãi đến toát cả mồ hôi, trong bụng đã tính sẽ xây một tòa lâu đài và bán đi” (25; tr 38) Việc nhại theo sách vở hay những trò phiêu lưu hiệp sĩ không nhằm chế giễu lũ trẻ cũng như bản thân những nội dung sách vở mà chúng đang bắt chước Điều mà Mark Twain phê phán ở đây chính là cuộc sống gò bó, là những tầng lớp các quy tắc của xã hội, đã khiến lũ trẻ phải tìm đến niềm vui ở những câu chuyện hư ảo, tưởng tượng Tiếng cười giễu nhại của Mark Twain chính là lấy cái ảo để nhại cái thực, lấy cái không có và không thể xảy ra trong cuộc sống thực tại để nhại lại chính cuộc sống hà khắc và khô khan đó
Dưới ngòi bút của Mark Twain, tiếng cười giễu nhại vừa có tác dụng tạo ra tiếng cười trào lộng, vừa có năng lực phanh phui và châm biếm những mặt tiêu cực, xấu xa của xã hội Tình tiết nhại vua chúa trong Những cuộc phiêu lưu của
Huck Finn là một điển hình cho đặc điểm này Hai gã ma cà bông chuyên đi bán thuốc dạo, bịp bợm, một già một trẻ, một lanh ma, một trí trá, gian tham kết hợp với nhau để giả làm quận công xứ Bridgewater và vua “Lui thứ mười bảy, con của Lui thứ mười sáu và Mary Angtoanet” Với danh nghĩa đó, chúng bóc lột và hiếp đáp những người vô hại, cả tin như Huck và Jim một cách thản nhiên, trắng trợn Về bản chất, King và Duke là những tên vô lại xấu xa chuyên đi lừa gạt sự nhẹ dạ cả tin của người dân sống trong vùng thị trấn dọc hai bên bờ sông Missisippi bằng những trò thuyết giáo, diễn kịch, quảng cáo để ăn tiền Chính Huck và Jim khi nhận ra đƣợc bản chất xấu xa đê tiện của chúng đã nhận xét:
“không có gì lạ, vì cái giống nó như thế Thì ra tất cả nhưng bọn vua này đều là bọn cướp ngày cả” (25; tr 248) Sự giễu nhại hai tên vô lại King và Duke dưới
74 hình thức vua và quận công được nhận thức và liên tưởng theo chiều ngược lại vua - quan thật núp dưới bóng dáng của những kẻ cướp ngày: “Cái lão vua đi với chúng ta đây là một trong những tên vua có thể gọi là sạch nhất trong lịch sử đấy Chứ như cái tay Henry kia thì hắn ta nghĩ rằng có thể gây ra chuyện lôi thôi gì với xứ này được đấy… Đấy, vua Henry là cái loại giòi bọ thế đấy và nếu như hắn ta đi với chúng mình trên chuyến bè này thì có lẽ hắn còn đánh lừa cái thị trấn kia bằng mấy lão vu đang đi với chúng ta ấy chứ” (25; tr 209.) Chỉ bằng tiếng cười giễu nhại từ phép đối sánh kép, tác giả đã cho độc giả thấy một sự thực qua lời Huck & Jim: bọn vua chúa dù thật hay giả đều là những “bọn đê tiện nhưng lắm quyền hành”
Tính giễu nhại trong tiếng cười của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn còn đƣợc thể hiện rất nhiều qua những cuộc trò chuyện, “tán phét” của Huck và Jim; Đặc biệt là thói quen chuyên dùng những “kiến thức lề đường” để lý giải cho những vấn đề hết sức nghiêm túc, đã tạo ra trong văn hóa Mỹ, trong người
Mỹ một khái niệm gọi là “cà giỡn kiểu Mark Twain” (black humour)
Với ngòi bút hài hước và dí dỏm thường thấy của Mark Twain, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn vẫn có những tiếng cười trong sáng như đã từng thấy trong Tom Saywer; bởi bỏ qua những kỳ vọng của độc giả dành cho Huck (sự trưởng thành của cậu bé sau những biến cố ghê gớm đã xảy ra), Huck vẫn đích thực là một đứa trẻ Sau những suy tƣ “già dặn”, Huck vẫn tiếp tục lao vào những chiêu trò nghịch ngợm của Tom hòng để giải phóng Jim Mark Twain, vì một lý do nào đó, đã đƣa Tom xuất hiện trở lại trong phần cuối của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, và anh chàng lém lỉnh đó đã mang đến cho thiên truyện trước đó vốn nhiều u ám một bầu không khí tươi sáng hơn rất nhiều Và hiển nhiên, sự trở lại của Tom cũng kéo theo sự trở lại của “cậu bé” Huck Cái cậu bé sẵn sàng ngồi cả buổi toát cả mồ hôi để kỳ cọ cho bằng sáng chiếc nhẫn và cây đèn cũ, để gọi …thần đèn lên xây hộ một tòa lâu đài, sau đó bán quách đi mà lấy tiền sống cho sung sướng.
Nhân vật qua những vận động về tính cách
Một trong những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực là không lý tưởng hóa nhân vật Như chúng tôi đã phân tích trong phần 1.1 của chương này, Mark Twain đưa đến cho chúng ta một “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” rất đời thường, một cậu bé vô gia cư với nhiều nét tính cách thú vị và cũng không kém phần phức tạp
Có thể nhận ra, ở bất cứ hành động nào dù nhỏ nhất của nhân vật, Mark Twain cũng cố gắng thể hiện khát vọng hướng thiện, phục thiện, và đặc biệt là quá trình đấu tranh của nhân vật, để loại bỏ dần những hạt sạn trong tâm hồn, để con người không ngừng tự hoàn thiện Chính “Những cuộc phiêu lưu của
Huck Finn”, chứ không phải ai khác, là “người” được Mark Twain gửi gắm tư tưởng này Độc giả nếu đã từng gặp Huck trong “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” đều có thể nhận ra rằng, Huck của thời “Những cuộc phiêu lưu của
Huck Finn” đã trưởng thành hơn rất nhiều Tuy rằng với bản tính nghịch ngợm và hiếu động của một đứa trẻ, Huck vẫn có những lúc hành động thiếu suy nghĩ, mà hậu quả là cậu phải chịu những cơn dằn vặt, cắn rứt lương tâm “tưởng có thể chết đi được” Như ở chương X, lần Huck tình cờ giết được một con rắn rồi cuộn lại vứt dưới chăn chỗ Jim nằm Như Huck thừa nhận “cũng chỉ là nghịch tự nhiên vậy thôi, vì tôi nghĩ Jim sẽ bất ngờ, thấy thế mà hoảng hốt thì mình sẽ được một trận cười” (25; tr 80) Và cũng vì chỉ là một trò đùa trẻ con, nên Huck cũng quên luôn việc này Ai ngờ đêm đến, khi Jim chui vào chăn thì bị ngay con rắn cái, nằm bên cạnh xác con đực, môt cho một cái vào đúng gót chân Lúc này Huck mới sực nhớ ra trò đùa của mình, và thừa nhận mình đã làm một việc điên rồ Chứng kiến cảnh Jim làm mọi cách nhƣng chân anh ta vẫn sưng lên đau điếng, Huck đã thực sự cảm thấy bị lương tâm dằn vặt: “Tôi lặng lẽ đi ra ngoài, đem vứt xác hai con rắn vào bụi cây thật xa, vì tôi không muốn Jim biết đó là lỗi của tôi Giác như tôi đừng nghịch như vậy thì hơn” (25; tr 81)
Hay như lần khác, Huck và Jim lạc nhau trong đêm sương mù dày đặc, người này cứ tưởng người kia đã chết đuối Mãi đến gần sáng, Huck mới tìm thấy Jim “đang gục đầu giữa hai gối mà ngủ” Tính tinh nghịch lại nổi lên, Huck vờ nhƣ mình vừa ngủ dậy và những sự việc kinh hoàng vừa xảy ra chỉ là do Jim tưởng tượng trong cơn ngủ mê vì say rượu Vốn ngây thơ, Jim tin những điều Huck kể, thậm chí còn khoái chí kể lại “giấc mơ” - thực chất là điều thật sự đã xảy ra ấy, và thêm thắt cho hấp dẫn Đến khi phát hiện ra bị lừa, Jim nổi giận mắng Huck những lời cay độc và bỏ đi Phản ứng ấy của Jim làm Huck bỗng chốc cảm thấy “mình quá xấu xa và tồi tệ đến nỗi suýt nữa tôi cúi xuống hôn chân Jim để hắn quay lại” (25; tr 126) “Mười lăm phút sau, tôi mới lấy đủ can đảm để đi đến hạ mình trước mặt một người nô lệ Nhưng là việc ấy xong rồi, và cả về sau này tôi không bao giờ hối tiếc vì mình đã làm như vậy” (25; tr 126) Một lần khác, khi Jim gặp trường hợp nguy khốn, sắp sửa bị bắt thì bản chất thuần hậu, nhân đạo của Huck lại thắng thế, và Huck dùng mưu mẹo để cứu Jim Hay trong chương XXXI, sau khi Jim bị tên lưu manh bán cho một chủ trại cưa lấy bốn mươi đô la Huck lại phân vân giữa hai giải pháp: một là viết thƣ báo cho cô Watson biết nơi ở của Jim để cô ta tới nhận Jim về và có thể sẽ bán Jim ở một nơi khác, hai là tìm cách đánh cắp Jim ra khỏi tay chủ trại cưa để hắn thoát khỏi cảnh nô lệ Nhưng một lần nữa, “lương tâm” của Huck lại ngăn cản Huck không cho rơi vào “tội ác” này…
Những suy nghĩ và hành động ấy chẳng phải thể hiện một bước trưởng thành rất dài trong tính cách của Huck hay sao? Từ một đứa trẻ vẫn còn mang nặng trong đầu những định kiến, quy tắc mà xã hội văn minh áp đặt cho cậu; khiến cho hành động cứu thoát Jim cái buổi hai người mới quen nhau lần đầu, thực chất là một việc làm tốt đẹp xuất phát từ bản chất thuần hậu, đầy tính nhân đạo của Huck lại khiến Huck day dứt, dằn vặt bản thân nhƣ thể mình vừa làm một điều xấu xa, đi ngƣợc lại lẽ phải: “Jim nói người hắn run lên như bị cơn sốt mỗi khi nghĩ rằng mình sắp sửa được tự do Quả thực, tôi cũng thấy run người lên khi nghe hắn nói như vậy Một ý nghĩ chợt thoáng qua trong đầu óc là ngay vào
77 lúc này, hắn đã hầu như được tự do rồi Vậy ai là người đáng trách trong vụ này? Vâng, chính là tôi Tôi không có cách nào dứt bỏ được ý nghĩ ấy trong lương tâm, khiến cho lòng tôi cứ bị dằn vặt, không yên Tôi không thể nào đứng yên bất động được Ý nghĩ về hành động này của tôi chưa hề đến trong đầu óc tôi trước đó bao giờ, nhưng bây giờ đây, nó dằn vặt, xâu xé tôi mỗi lúc một thêm dữ dội Tôi cố tự biện minh rằng tôi chẳng có gì đáng trách cả, bởi vì tôi không rủ rê thằng Jim chạy trốn khỏi tay người chủ chính đáng của nó Nhưng vô ích, lương tâm của tôi vẫn bị thức tỉnh và nói với tôi: “Mày biết rằng hắn chạy trốn để tìm tự do, vậy đáng lý mày phải trèo vào bờ, báo cho mọi người biết” Đúng thế, tôi không có cách nào biện minh cho hành động của tôi được Đó là điều khiến tôi day dứt Lương tâm lại bảo với tôi: “Cô Watson đáng thương có làm gì mày đâu mà mày đối xử với cô ta tệ bạc như thế Cô ấy dạy cho mày biết đọc, dạy cho mày cách cư xử và tìm mọi cách để giúp đỡ cho mày Cô ta đối xử với mày tốt như thế đó” “Tự nhiên tôi cảm thấy mình hèn hạ, xấu xa tưởng chừng như nếu chết đi được vào lúc này, âu cũng là điều may…” (25; tr 128 - 129)
Hành động cúi mình xin đƣợc tha thứ vì một hành động sai trái của Huck, trước một người nô lệ, rồi sau đó là hết lần này đến lần khác cứu Jim khỏi phải trở về cảnh nô lệ, đặt trong hoàn cảnh xã hội mà Huck đang sống, cũng nhƣ đặt trong so sánh với suy nghĩ của Huck đối với Jim thời kỳ đầu, thể hiện một ý nghĩa lớn lao, một bước tiến lớn trong tính cách của Huck Cậu bé của Mark Twain đã không chỉ chiến thắng lại cái định kiến xã hội, nạn phân biệt chủng tộc nặng nề; mà cậu còn chiến thắng đƣợc bản thân mình, chiến thắng đƣợc những suy nghĩ vốn bị méo mó bởi thứ giáo dục trưởng giả và giáo dục nhà thờ Vốn được “giáo dục” những tính xấu từ người cha nát rượu, độc giả cũng phải phì cười khi Huck kể lại cuộc tranh luận giữa cậu và Jim về hành động
“mƣợn tạm” (theo quan niệm mà ông bố “truyền” lại cho Huck) hay “ăn cắp” (theo quan điểm của bà góa Và cũng không phải vô tình mà sau cuộc tranh cãi ấy, Huck không còn “mƣợn tạm” con gà hay quả bí của ai nữa Không phải là một câu chuyện khôi hài đơn thuần, mà đó chính là quá trình tự ý thức của
Huck để điều chỉnh lại hành vi của bản thân mình, một sự “tự giáo dục” và tự sửa đổi mà không một trường lớp nào dạy được
Huck đƣợc đánh giá là một trong số ít các nhân vật của Mark Twain có ý thức cực kỳ cao về bản thân mình Huck đặc biệt ở cái tính cách luôn thẳng thắn thừa nhận cái xấu xa, tồi tệ trong chính con người mình Cũng là một dụng ý khá tinh tế của Mark Twain khi để cho Huck ở ngôi thứ nhất (Tôi) từ đầu đến cuối câu chuyện, để cậu mặc sức diễn tả những diễn biến tâm lý của bản thân qua từng giai đoạn bằng ngôn ngữ của riêng mình Con người một khi đủ dũng cảm thừa nhận cái xấu của bản thân, tức khắc họ sẽ đứng cao hơn cái xấu, và tự khắc phục được điểm yếu của bản thân Sự trưởng thành trong tính cách của Huck đƣợc Mark Twain miêu tả dựa theo quy luật này
Tận mắt chứng kiến và cảm nhận đƣợc những tình cảm chân thành và sự tốt bụng của ba chị em cô Mary Jane, Huck từ “cảm thấy mình nhƣ đang ở nhà, đang sống giữa những người bạn thân”, Huck lại quay về tự xét lại bản thân
“Tôi cảm thấy mình quá xấu xa, hèn hạ và đê tiện” Và ngay lúc đó, chỉ vì cảm kích bởi những xúc cảm tốt đẹp mà những con người tốt đem lại, Huck đã quyết định “phải cố gắng làm thế nào mà giấu số tiền kia cho họ mới đƣợc” Sau những suy tính triền miên, Huck bắt tay vào hành động: “Tôi tuồn vội cái bọc tiền xuống dưới nắp quan tài, ngay ở chỗ dưới hai cánh tay người chết để bắt chéo, chạm vào mà bủn rủn cả người” (25; tr 247) Cái hình ảnh một cậu bé, một mình giữa đêm khuya vất vả vần cái bọc tiền, ngay bên cạnh là quan tài của người chết, thật đáng mến biết bao nhiêu Cái “anh hùng” của cậu bé ấy, chẳng phải từ chính những hành động này sao?
Ghê tởm sự đồi bại của những kẻ lừa đảo, nhƣ là lão “vua” và tên “quận công”, Huck còn đau đớn hơn nữa trước sự dã man của con người trong xã hội người lớn mà cậu đang đối diện Đã không ít lần Huck thốt lên những cảm nhận của mình về sự bỉ ổi, xấu xa, tham lam, đê tiện cùng với sự căm phẫn tột độ với lão vua và tên quận công lừa đảo Thế nhƣng đến khi chứng kiến cảnh dân chúng hành hình hai tên “khốn khiếp” ấy, thì Huck lại cảm thấy ngậm ngùi, cái
79 sự ngậm ngùi và đau đáu của một đứa trẻ vẫn còn quá nhiều trong sáng: “tại sao con người đối với nhau lại có thể tàn bạo, ghê tởm như vậy!”; cảm giác này còn đeo bám Huck mãi không thôi: “tôi không còn cảm thấy mình hăm hở như trước nữa mà nhút nhát, hèn kém và đáng trách” Với tư cách người kể chuyện,
Huck mặc nhiên có thể phát biểu để thể hiện quan điểm của mình: “Nó không có gì khác nhau giữa vệc anh làm điều phải hay điều trái Lương tâm của con người chẳng có nghĩa lý gì cả, làm thế nào cũng được Nếu như tôi có một con chó vàng mà nó chẳng biết gì nhiều hơn cái mà lương tâm con người vẫn thường làm, thì tôi sẽ thuốc cho nó chết ngay.” (26; tr 315) Rõ ràng Huck đã trưởng thành bằng những suy ngẫm rất sâu sắc của mình về xã hội và con người quanh cậu Đó thực sự không phải giọng điệu của một cậu nhóc tinh ranh, luôn ra vẻ sành sỏi và bất cần đời trong cuộc đồng hành với Tom ở làng cũ Đó là một chiêm nghiệm của kẻ đã nếm trải đủ mùi vị cuộc đời Tiếc thay, Huck buộc phải trở thành người lớn quá sớm so với tuổi đời của cậu
Những cách tân thể loại trong thủ pháp xây dựng nhân vật
Không khó để chỉ ra rằng “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”, cũng như Tom Sawyer, đều thuộc loại hình tiểu thuyết phiêu lưu Nó không chỉ thể hiện ở ngay nhan đề tác phẩm (The Adventure), mà về bản chất, tác phẩm mang những đặc trưng và tính chất cơ bản của một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu Với những năm tháng trải nghiệm trên đường đời, lại mang dòng máu “xê dịch” của một con người tài hoa, ngòi bút Mark Twain thực sự có một cái duyên kỳ lạ với
80 thể loại này Định nghĩa về loại hình tiểu thuyết phiêu lưu, theo Từ điển các nền văn học: “Mọi tiểu thuyết đều trở thành tiểu thuyết phiêu lưu một khi nó đưa lên khán đài một cái tôi du hành, kẻ đó, xuất phát từ chính bản thân mình, buộc phải làm nảy sinh một cách nhìn con người và sự vật trên thế giới” (19; tr 13) Ở thời kì đầu của thể loại tiểu thuyết phiêu lưu, nhân vật hầu như không thay đổi, mà chỉ có môi trường, tình huống xung quanh nhân vật thay đổi theo các chuyến du hành Bắt đầu từ Xecvantec với câu chuyện về chàng hiệp sĩ ngây thơ Donkihote, chúng ta mới bắt gặp một hình mẫu nhân vật có sự mâu thuẫn nội tâm bên trong Với “Tom Saywer” và đặc biệt là “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” - tác phẩm chính mà luận văn của chúng tôi đang nghiên cứu đến, Mark Twain, trong quá trình xây dựng hình tƣợng nhân vật, đã không chỉ tuân theo những đặc trƣng cơ bản của thể loại tiểu thuyết này Không nhìn con người trong sự trầm tư, chiêm nghiệm, thông qua những cuộc du hành, thông qua hành động của nhân vật, Mark Twain khám phá bản chất con người với tất cả những sự phong phú và phức tạp nhất của tâm hồn Trong cuộc đào sâu khám phá đó, Mark Twain đã đưa cuốn tiểu thuyết phiêu lưu của mình đến gần hơn với dạng tiểu thuyết tâm lý, xã hội, phong tục Hay nói chính xác hơn,
“Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”” vừa mang đậm những nét đặc trƣng nhất của thể loại tiểu thuyết phiêu lưu, lại vừa được đưa vào rất nhiều yếu tố của thể loại tiểu thuyết tâm lý, xã hội, phong tục… Và chính sự giao thoa giữa hai thể loại này đã làm nên sức hấp dẫn độc đáo cho sáng tác của Mark Twain, khiến cho “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” trở thành tác phẩm thành công bậc nhất của ông
Nếu vẫn chỉ tuân theo những đặc trƣng thể loại của riêng tiểu thuyết phiêu lưu, thì “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” có thể vẫn hấp dẫn người đọc với cuộc phiêu lưu mạo hiểm, li kì và đầy rẫy những biến cố của Huck và Jim Song chắc chắn khi đó, tác phẩm sẽ khuyết đi một phần vô cùng quan trọng, đó chính là sức sống của nhân vật Trong những nghiên cứu về sự phát triển của
81 tiểu thuyết phiêu lưu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Giữ lại những sự kiện li kì làm sườn cho tiểu thuyết phiêu lưu, các nhà văn ngày càng có khuynh hướng dồn trọng tâm trần thuật không phải là vào các sự kiện, biến cố, mà là vào thế giới nội tâm, vào việc miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật và mối quan hệ giữa con người với môi trường, hoàn cảnh.” (25; tr 338) Có thể nhận thấy
“Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này
Vẫn chủ yếu dựa trên chuỗi biến cố, sự kiện hấp dẫn dồn dập (cốt truyện sự kiện) và hình tƣợng cái tôi du hành, song “Những cuộc phiêu lưu của Huck
Finn” còn xuất hiện thêm một “cốt truyện nội tại” với những diễn biến tâm lý, những cuộc đấu tranh dằn vặt nội tâm của Huck… Từ đó, sức hấp dẫn của
“Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” nhiều khi không phải ở sự kiện (nhƣ đa phần những tác phẩm tiểu thuyết phiêu lưu truyền thống khác), mà là ở những diễn biến tâm lý cực kỳ thú vị của Huck trước những sự kiện, biến cố đó Đến
“Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”, từ việc chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật (ngôi thứ nhất “Tôi” - người kể chuyện), Mark Twain đã “tạo điều kiện” cho nhân vật của mình mặc sức suy tưởng, mặc sức đưa ra những nhận định, đánh giá hay đơn giản là phát biểu trực tiếp những suy nghĩ của mình trước các biến cố, sự kiến vừa xảy đến Nó khiến cho “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” không còn là câu chuyện của “tiểu thuyết”, mà nó thực sự là một câu chuyện của hiện thực, gần hơn với hiện thực và chạm đƣợc đến những xúc cảm riêng tư nhất của người đọc Độc giả cảm nhận được sự tàn bạo, dã man của thế giới con người trong cái xã hội mà Huck đang sống, không phải thông qua những miêu tả đơn thuần; mà họ đau đớn cùng với nỗi đau của Huck, ám ảnh cùng với những ám ảnh mà cái xã hội ấy gây ra cho cậu bé: “Chứng kiến cảnh ấy tôi đau đơn quá, suýt ngã từ trên cây xuống Tôi sẽ không nói thêm về chuyện này vì nó sẽ làm tôi ốm trở lại Tôi chỉ ước rằng, tôi đã không lên bờ vào tối hôm ấy, để khỏi chứng kiến những cảnh ấy Về sau, tôi không bao giờ thoát khỏi chúng, rất nhiều lần tôi cứ mơ thấy chúng” (25; tr 164)
Không chỉ bị ấn tượng bởi những phản ứng của Huck trước hiện thực,
“Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” còn thực sự thu hút độc giả bởi cuộc đấu tranh nội tâm căng thẳng trong tâm hồn Huck, mà nổi bật là ở việc có cứu Jim hay không Lúc này, sự chuyển dịch điểm nhìn từ ngoài vào trong, sử dụng tối đa thế mạnh của độc thoại nội tâm, Mark Twain đã thành công trong việc khám phá ra những đáy sâu vô cùng của bản năng con người Cái tôi du hành của Huck vì thế trở nên đặc biệt, bởi nhƣ đã đề cập đến ở phần đầu, cuộc phiêu lưu của Huck còn là cuộc phiêu lưu tự thân của cậu bé vào những ngõ ngách sâu kín nhất của tâm hồn mình
Khi Jim “run lên nhƣ sốt” khi nghĩ đến việc mình sắp đƣợc tự do, thì Huck cũng run lên bần bật đến phát ốm bởi những suy nghĩ trái chiều cứ vẩn lên trong đầu Cậu băn khoăn đứng giữa những lựa chọn, mà lựa chọn nào với Huck cũng là bi kịch Bắt đầu từ tiếng nói của bản năng thuần hậu và hướng thiện bảo với Huck “mày phải biết rằng Jim nó trốn đi là vì tự do” - cũng nhƣ chính Huck, bỏ trốn khỏi ông bố và bà góa, bỏ trốn khỏi thế giới văn minh, cũng là vì tự do cả thôi Nhƣng tiếng nói bản năng này vẫn không vƣợt qua đƣợc lý lẽ của ý thức, một ý thức đã bị ràng buộc bởi những định kiến của xã hội mà người ta nhồi nhét vào đầu Huck: “Cô Watson đáng thương đã làm gì mày, mà mày lại thản nhiên nhìn anh da đen của cô ấy bỏ trốn, không thèm nói một lời Người đàn bà tội nghiệp ấy đối với mày như thế nào mà mày lại có thể đối xử với cô ta tệ bạc như vậy Cô ta đã dạy mày học hành, dạy mày cách ứng xử, đối đãi tử tế với mày Cô ta đã làm tất cả vì mày” (25; tr 128) Quá trình đấu tranh tâm lý dữ dội của Huck đã đƣợc Mark Twain đặc biệt diễn tả với hàng loạt những động từ, tính từ đặc tả trạng thái tâm lý căng thẳng: bứt rứt, bồn chồn, băn khoăn, run đến phát sốt, khổ sở (trembly, feverish, scorched, men, miserable, fiffgeted) Chƣa khi nào tâm lý Huck lại chao đảo và dậy sóng đến nhƣ vậy Và trong khi Huck đang “điên cái đầu” tự vấn bản thân, thì Jim luôn miệng nói về tự do, và những kế hoạch của anh ta sau khi đã có tự do Trong cái xã hội chiếm hữu nô lệ và định kiến nặng nề, thì những dự định rất
83 chính đáng như có vợ con, có gia đình riêng… xuất phát từ một người da đen, lại là một tội lỗi nặng nề Chính sự ba hoa của Jim đã khiến Huck trong một phút quyết định “Được, hãy cứ đợi đấy, vẫn còn chưa muộn mà Tôi sẽ chèo vào bờ ngay khi thấy ánh đèn đầu tiên và nói ra tất cả” Quyết định này khiến cho mọi bứt rứt và gánh nặng trong lòng Huck phút chốc tan biến hết Huck đã chèo xuồng đi để thực hiện quyết định ấy của mình, nhƣng ngay lúc đó, Jim lại hồn nhiên thốt ra lời biết ơn Huck từ đáy lòng: “Tôi sẽ nói rằng mọi cái đều nhờ ở cậu Huck… Chính cậu Huck là người mang lại tự do cho tôi, Jim này sẽ không bao giờ quên ơn cậu Huck Cậu chính là cậu Huck, là người da trắng duy nhất giữ lời hứa với Jim.” (25; tr 130) Những lời này của Jim làm “ruột gan tôi bật cả ra ngoài”, và dù cho đã dằn lòng quyết vẫn phải làm theo dự định là quay vào bờ và nói ra tất cả, song sự xuất hiện của hai kẻ da trắng đuổi bắt nô lệ đã khiến Huck thay đổi ý định Cậu nhóc của chúng ta phút trước còn quyết tâm “ngùn ngụt” là sẽ tố cáo Jim, lúc này đang thản nhiên, nhanh trí lừa hai kẻ đuổi bắt nô lệ, và thật sự đã góp tay đƣa Jim đến gần hơn với tự do Cho dù hiển nhiên, Mark Twain vẫn chỉ ra rằng, Huck vẫn canh cánh trong lòng suy nghĩ rằng mình đã làm một việc thật không hợp với lẽ phải chút nào Chính những đa dạng, phức tạp đến mức thú vị trong tính cách và con người của Huck, trong suy nghĩ của cậu bé trước những sự kiện xảy ra, đã khiến độc giả thật sự không thể rời mắt khỏi trang sách
Cuộc đấu tranh nội tâm của Huck về “đề tài” chú da đen Jim sẽ còn tiếp tục ở chương sau, khi Huck buộc phải trả lời với bản thân mình câu hỏi, có liều mình để cứu thoát Jim khỏi tay lũ bỉ ổi là lão “vua” và “quận công” hay không Thật hiếm hoi, độc giả đã thấy Huck bật khóc, khi trở về bè và phát hiện Jim đã không còn ở đó Tâm hồn tưởng đã chai sạn của Huck bỗng thổn thức tận đáy lòng khi mất đi Jim - người đồng hành tốt nhất trên đời mà Huck có Và rồi, Huck lại đứng giữa những lựa chọn, làm cách nào để cứu Jim? Đƣa Jim trở về với cô Watson là điều cuối cùng Huck quyết định, sau khi giằng co chán chê giữa nỗi sợ hãi bị cả xã hội lên án “rồi lại chuyện người ta
84 đồn rằng “thằng Huck đã giúp cho một người da đen được tự do”, nỗi sợ đấng siêu nhiên vô hình “Thượng đế tát và mặt tôi, chỉ cho tôi biết rằng ở trên cao người vẫn luôn theo dõi cái xấu xa của tôi…” Nhƣng sau khi đã viết cho cô
Watson một lá thƣ kể lại toàn bộ sự việc, Huck đột nhiên lại nhớ về những kỉ niệm với Jim trong suốt cuộc hành trình Những lúc cùng Jim hát, cùng nói chuyện dưới trắng, rồi cái cách mà Jim thường gọi cậu bằng cái tên trìu mến… Trong đầu Huck vang lên tiếng nói của Jim khi anh ta khẳng định Huck là người bạn tốt nhất mà anh ta có Để rồi từ đó, Huck đưa ra một quyết định bất ngờ và táo bạo ngay đối với bản thân cậu: “tôi run lên, vì tôi biết bây giờ tôi phải quyết định lần cuối cùng Tôi biết vậy Tôi suy nghĩ một phút, nín thở và thốt lên: thôi được, mình đành đi xuống địa ngục vậy, rồi xé toạc mảnh giấy… Phải tiến tới, phải cướp lại Jim và cứu hắn ta thoát khỏi đời nô lệ.” (25; tr.319)