Những cách tân thể loại trong thủ pháp xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 82)

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

b. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn ngƣời lớn

3.5. Những cách tân thể loại trong thủ pháp xây dựng nhân vật

Không khó để chỉ ra rằng “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”, cũng nhƣ Tom Sawyer, đều thuộc loại hình tiểu thuyết phiêu lƣu. Nó không chỉ thể hiện ở ngay nhan đề tác phẩm (The Adventure), mà về bản chất, tác phẩm mang những đặc trƣng và tính chất cơ bản của một cuốn tiểu thuyết phiêu lƣu. Với những năm tháng trải nghiệm trên đƣờng đời, lại mang dòng máu “xê dịch” của một con ngƣời tài hoa, ngòi bút Mark Twain thực sự có một cái duyên kỳ lạ với

80

thể loại này. Định nghĩa về loại hình tiểu thuyết phiêu lƣu, theo Từ điển các nền văn học: “Mọi tiểu thuyết đều trở thành tiểu thuyết phiêu lưu một khi nó đưa lên khán đài một cái tôi du hành, kẻ đó, xuất phát từ chính bản thân mình, buộc phải làm nảy sinh một cách nhìn con người và sự vật trên thế giới” (19; tr. 13).

Ở thời kì đầu của thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu, nhân vật hầu nhƣ không thay đổi, mà chỉ có môi trƣờng, tình huống xung quanh nhân vật thay đổi theo các chuyến du hành. Bắt đầu từ Xecvantec với câu chuyện về chàng hiệp sĩ ngây thơ Donkihote, chúng ta mới bắt gặp một hình mẫu nhân vật có sự mâu thuẫn nội tâm bên trong. Với “Tom Saywer” và đặc biệt là “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” - tác phẩm chính mà luận văn của chúng tôi đang nghiên cứu đến, Mark Twain, trong quá trình xây dựng hình tƣợng nhân vật, đã không chỉ tuân theo những đặc trƣng cơ bản của thể loại tiểu thuyết này. Không nhìn con ngƣời trong sự trầm tƣ, chiêm nghiệm, thông qua những cuộc du hành, thông qua hành động của nhân vật, Mark Twain khám phá bản chất con ngƣời với tất cả những sự phong phú và phức tạp nhất của tâm hồn. Trong cuộc đào sâu khám phá đó, Mark Twain đã đƣa cuốn tiểu thuyết phiêu lƣu của mình đến gần hơn với dạng tiểu thuyết tâm lý, xã hội, phong tục. Hay nói chính xác hơn,

“Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”” vừa mang đậm những nét đặc trƣng nhất của thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu, lại vừa đƣợc đƣa vào rất nhiều yếu tố của thể loại tiểu thuyết tâm lý, xã hội, phong tục… Và chính sự giao thoa giữa hai thể loại này đã làm nên sức hấp dẫn độc đáo cho sáng tác của Mark Twain, khiến cho “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” trở thành tác phẩm thành công bậc nhất của ông.

Nếu vẫn chỉ tuân theo những đặc trƣng thể loại của riêng tiểu thuyết phiêu lƣu, thì “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” có thể vẫn hấp dẫn ngƣời đọc với cuộc phiêu lƣu mạo hiểm, li kì và đầy rẫy những biến cố của Huck và Jim. Song chắc chắn khi đó, tác phẩm sẽ khuyết đi một phần vô cùng quan trọng, đó chính là sức sống của nhân vật. Trong những nghiên cứu về sự phát triển của

81

tiểu thuyết phiêu lƣu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Giữ lại những sự kiện li kì làm sườn cho tiểu thuyết phiêu lưu, các nhà văn ngày càng có khuynh hướng dồn trọng tâm trần thuật không phải là vào các sự kiện, biến cố, mà là vào thế giới nội tâm, vào việc miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật và mối quan hệ giữa con người với môi trường, hoàn cảnh.” (25; tr. 338). Có thể nhận thấy

“Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này.

Vẫn chủ yếu dựa trên chuỗi biến cố, sự kiện hấp dẫn dồn dập (cốt truyện sự kiện) và hình tƣợng cái tôi du hành, song “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” còn xuất hiện thêm một “cốt truyện nội tại” với những diễn biến tâm lý, những cuộc đấu tranh dằn vặt nội tâm của Huck… Từ đó, sức hấp dẫn của “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” nhiều khi không phải ở sự kiện (nhƣ đa phần những tác phẩm tiểu thuyết phiêu lƣu truyền thống khác), mà là ở những diễn biến tâm lý cực kỳ thú vị của Huck trƣớc những sự kiện, biến cố đó. Đến “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”, từ việc chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật (ngôi thứ nhất “Tôi” - ngƣời kể chuyện), Mark Twain đã “tạo điều kiện” cho nhân vật của mình mặc sức suy tƣởng, mặc sức đƣa ra những nhận định, đánh giá hay đơn giản là phát biểu trực tiếp những suy nghĩ của mình trƣớc các biến cố, sự kiến vừa xảy đến. Nó khiến cho “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” không còn là câu chuyện của “tiểu thuyết”, mà nó thực sự là một câu chuyện của hiện thực, gần hơn với hiện thực và chạm đƣợc đến những xúc cảm riêng tƣ nhất của ngƣời đọc. Độc giả cảm nhận đƣợc sự tàn bạo, dã man của thế giới con ngƣời trong cái xã hội mà Huck đang sống, không phải thông qua những miêu tả đơn thuần; mà họ đau đớn cùng với nỗi đau của Huck, ám ảnh cùng với những ám ảnh mà cái xã hội ấy gây ra cho cậu bé: “Chứng kiến cảnh ấy tôi đau đơn quá, suýt ngã từ trên cây xuống. Tôi sẽ không nói thêm về chuyện này vì nó sẽ làm tôi ốm trở lại. Tôi chỉ ước rằng, tôi đã không lên bờ vào tối hôm ấy, để khỏi chứng kiến những cảnh ấy. Về sau, tôi không bao giờ thoát khỏi chúng, rất nhiều lần tôi cứ mơ thấy chúng(25; tr. 164).

82

Không chỉ bị ấn tƣợng bởi những phản ứng của Huck trƣớc hiện thực, “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” còn thực sự thu hút độc giả bởi cuộc đấu tranh nội tâm căng thẳng trong tâm hồn Huck, mà nổi bật là ở việc có cứu Jim hay không. Lúc này, sự chuyển dịch điểm nhìn từ ngoài vào trong, sử dụng tối đa thế mạnh của độc thoại nội tâm, Mark Twain đã thành công trong việc khám phá ra những đáy sâu vô cùng của bản năng con ngƣời. Cái tôi du hành

của Huck vì thế trở nên đặc biệt, bởi nhƣ đã đề cập đến ở phần đầu, cuộc phiêu lƣu của Huck còn là cuộc phiêu lƣu tự thân của cậu bé vào những ngõ ngách sâu kín nhất của tâm hồn mình.

Khi Jim “run lên nhƣ sốt” khi nghĩ đến việc mình sắp đƣợc tự do, thì Huck cũng run lên bần bật đến phát ốm bởi những suy nghĩ trái chiều cứ vẩn lên trong đầu. Cậu băn khoăn đứng giữa những lựa chọn, mà lựa chọn nào với Huck cũng là bi kịch. Bắt đầu từ tiếng nói của bản năng thuần hậu và hƣớng thiện bảo với Huck “mày phải biết rằng Jim nó trốn đi là vì tự do” - cũng nhƣ chính Huck, bỏ trốn khỏi ông bố và bà góa, bỏ trốn khỏi thế giới văn minh, cũng là vì tự do cả thôi. Nhƣng tiếng nói bản năng này vẫn không vƣợt qua đƣợc lý lẽ của ý thức, một ý thức đã bị ràng buộc bởi những định kiến của xã hội mà ngƣời ta nhồi nhét vào đầu Huck: “Cô Watson đáng thương đã làm gì mày, mà mày lại thản nhiên nhìn anh da đen của cô ấy bỏ trốn, không thèm nói một lời. Người đàn bà tội nghiệp ấy đối với mày như thế nào mà mày lại có thể đối xử với cô ta tệ bạc như vậy. Cô ta đã dạy mày học hành, dạy mày cách ứng xử, đối đãi tử tế với mày. Cô ta đã làm tất cả vì mày” (25; tr. 128). Quá trình đấu tranh tâm lý dữ dội của Huck đã đƣợc Mark Twain đặc biệt diễn tả với hàng loạt những động từ, tính từ đặc tả trạng thái tâm lý căng thẳng: bứt rứt, bồn chồn, băn khoăn, run đến phát sốt, khổ sở... (trembly, feverish, scorched, men, miserable, fiffgeted). Chƣa khi nào tâm lý Huck lại chao đảo và dậy sóng đến nhƣ vậy. Và trong khi Huck đang “điên cái đầu” tự vấn bản thân, thì Jim luôn miệng nói về tự do, và những kế hoạch của anh ta sau khi đã có tự do. Trong cái xã hội chiếm hữu nô lệ và định kiến nặng nề, thì những dự định rất

83

chính đáng nhƣ có vợ con, có gia đình riêng… xuất phát từ một ngƣời da đen, lại là một tội lỗi nặng nề. Chính sự ba hoa của Jim đã khiến Huck trong một phút quyết định “Được, hãy cứ đợi đấy, vẫn còn chưa muộn mà. Tôi sẽ chèo vào bờ ngay khi thấy ánh đèn đầu tiên và nói ra tất cả”. Quyết định này khiến cho mọi bứt rứt và gánh nặng trong lòng Huck phút chốc tan biến hết. Huck đã chèo xuồng đi để thực hiện quyết định ấy của mình, nhƣng ngay lúc đó, Jim lại hồn nhiên thốt ra lời biết ơn Huck từ đáy lòng: “Tôi sẽ nói rằng mọi cái đều nhờ ở cậu Huck… Chính cậu Huck là người mang lại tự do cho tôi, Jim này sẽ không bao giờ quên ơn cậu Huck. Cậu chính là cậu Huck, là người da trắng duy nhất giữ lời hứa với Jim.” (25; tr. 130). Những lời này của Jim làm “ruột gan tôi bật cả ra ngoài”, và dù cho đã dằn lòng quyết vẫn phải làm theo dự định là quay vào bờ và nói ra tất cả, song sự xuất hiện của hai kẻ da trắng đuổi bắt nô lệ đã khiến Huck thay đổi ý định. Cậu nhóc của chúng ta phút trƣớc còn quyết tâm “ngùn ngụt” là sẽ tố cáo Jim, lúc này đang thản nhiên, nhanh trí lừa hai kẻ đuổi bắt nô lệ, và thật sự đã góp tay đƣa Jim đến gần hơn với tự do. Cho dù hiển nhiên, Mark Twain vẫn chỉ ra rằng, Huck vẫn canh cánh trong lòng suy nghĩ rằng mình đã làm một việc thật không hợp với lẽ phải chút nào. Chính những đa dạng, phức tạp đến mức thú vị trong tính cách và con ngƣời của Huck, trong suy nghĩ của cậu bé trƣớc những sự kiện xảy ra, đã khiến độc giả thật sự không thể rời mắt khỏi trang sách.

Cuộc đấu tranh nội tâm của Huck về “đề tài” chú da đen Jim sẽ còn tiếp tục ở chƣơng sau, khi Huck buộc phải trả lời với bản thân mình câu hỏi, có liều mình để cứu thoát Jim khỏi tay lũ bỉ ổi là lão “vua” và “quận công” hay không. Thật hiếm hoi, độc giả đã thấy Huck bật khóc, khi trở về bè và phát hiện Jim đã không còn ở đó. Tâm hồn tƣởng đã chai sạn của Huck bỗng thổn thức tận đáy lòng khi mất đi Jim - ngƣời đồng hành tốt nhất trên đời mà Huck có. Và rồi, Huck lại đứng giữa những lựa chọn, làm cách nào để cứu Jim? Đƣa Jim trở về với cô Watson là điều cuối cùng Huck quyết định, sau khi giằng co chán chê giữa nỗi sợ hãi bị cả xã hội lên án “rồi lại chuyện ngƣời ta

84

đồn rằng “thằng Huck đã giúp cho một người da đen được tự do”, nỗi sợ đấng siêu nhiên vô hình “Thượng đế tát và mặt tôi, chỉ cho tôi biết rằng ở trên cao người vẫn luôn theo dõi cái xấu xa của tôi…”. Nhƣng sau khi đã viết cho cô Watson một lá thƣ kể lại toàn bộ sự việc, Huck đột nhiên lại nhớ về những kỉ niệm với Jim trong suốt cuộc hành trình. Những lúc cùng Jim hát, cùng nói chuyện dƣới trắng, rồi cái cách mà Jim thƣờng gọi cậu bằng cái tên trìu mến… Trong đầu Huck vang lên tiếng nói của Jim khi anh ta khẳng định Huck là ngƣời bạn tốt nhất mà anh ta có. Để rồi từ đó, Huck đƣa ra một quyết định bất ngờ và táo bạo ngay đối với bản thân cậu: “tôi run lên, vì tôi biết bây giờ tôi phải quyết định lần cuối cùng. Tôi biết vậy. Tôi suy nghĩ một phút, nín thở và thốt lên: thôi được, mình đành đi xuống địa ngục vậy, rồi xé toạc mảnh giấy… Phải tiến tới, phải cướp lại Jim và cứu hắn ta thoát khỏi đời nô lệ.” (25; tr.319).

Tuy bất ngờ, nhƣng quyết định cuối cùng của Huck lại vô cùng dễ hiểu, bởi nó chứng tỏ một trong những bản năng lớn nhất của con ngƣời là bản năng hƣớng thiện. Nhƣ Nho giáo đã chỉ ra “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Với Mark Twain, bản tính hƣớng thiện của trẻ thơ sẽ là sự cứu rỗi thế giới. Huck không chỉ là con ngƣời của những xung đột nội tâm mà còn là mẫu con ngƣời hành động. Thông qua những cuộc đối thoại nội tâm căng thẳng hết lần này đến lần khác, Huck - hay thực ra là Mark Twain, đã chỉ ra giá trị sâu sắc của tự do, và hành trình chông gai để đi tìm sự tự do của con ngƣời.

Bảng thống kê:

Nhân vật Nhân vật trung tâm (Ngôi kể: Ngôi thứ nhất) Nhân vật phụ là trẻ em Nhân vật phụ là ngƣời lớn

Huck Tom, Mary,

Sid, Ben, Joe, Tommy

Jim, bố Huck, Dì Polly, bà Douglas, vợ

85 Barnes, Buck, Bud,ba đứa con ngƣời đàn bà da đen, Lize, Thomas Phelps chồng Thatcher, cô Watson, vợ chồng bà Loftus, Jim Turner, Jack Packard, Bll, ông Homeback, vợ chồng

Grangerford, Bop, Tom, ngƣời hầu Besty, Hamey, Jack, Joe, Harkness, ngƣời nhà Sherpherdon, lão vua, tên quận công, các muc sƣ & đám con chiên, lão Boggs & con gái,Harvey, Peter Wilks, Mary Jane, Levi Bel, chú Silas, cô Sally, bà Hotchkiss, bà Damrell, bà Utterback, ông Penrod, bà Dunlap, ông Hightower, ông

86

Marples, đám đông dân chúng.

Nhận xét:

- Giới tính: số lƣợng nhân vật nam chiếm ƣu thế hơn, do phiêu lƣu mạo hiểm, các biến cố và thử thách bao giờ cũng phù hợp hơn với nam giới. Nhân vật nam đa phần là nhân vật hành động, là đối tƣợng bị công kích, nhiễm đủ thói hƣ tật xấu trong xã hội (cờ bạc, rƣợu chè, bạo lực); trong đó nhân vật nữ thì bao dung, nhân hậu.

- Các nhân vật vô cùng đa dạng và phong phú, gần nhƣ đủ mọi tầng lớp và giai cấp trong xã hội, từ tầng lớp trung lƣu (hai gia đình Grangerford và gia đình Sherpherdon), tầng lớp đại diện cho trật tự xã hội, cho luật pháp (chánh án, thẩm phán, luật sƣ); đến tầng lớp hạ lƣu, dƣới đáy (bố Huck, lão vua, tên quận công). Tuy nhiên có thể thấy số đông tập trung vào tầng lớp lao động, dân thƣờng, đám hạ lƣu. So sánh với nhân vật trong Tom Saywer chủ yếu tập trung vào giáo dục (thầy giáo, học sinh); tôn giáo nhà thờ (mục sƣ, con chiên); luật pháp (thẩm phán, chánh án, luật sƣ). Sự phong phú về các nhân vật và chủ đề khiến tiểu thuyết của Mark Twain mang tính bách khoa thƣ sâu sắc.

***

Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn đƣợc xác lập thể loại là một tác phẩm tiểu thuyết phiêu lƣu ngay từ tên gọi, do vậy, nhân vật trong tác phẩm hiển nhiên sẽ đƣợc xây dựng nhƣ là những cái tôi du hành. Với Mark Twain, dừng lại đồng nghĩa với cái chết và sự hủy diệt. Bởi vậy nhân vật của Mark Twain luôn đƣợc đặt trong tình thế phải ngụp lặn trên dòng sông cuộc đời. Qua hành động và những phản ứng tâm lý trong sự tác động của môi trƣờng, hoàn cảnh, các nhân vật của Mark Twain về cơ bản vẫn thuộc kiểu nhân vật truyền thống: “Một nhân vật là gì nếu không phải là sự quy định cho hành động? Hành động là gì nếu không phải là sự minh họa cho nhân vật. Một bức họa hay

87

một cuốn tiểu thuyết không phải là sự mô tả các tính cách thì là cái gì?” [27; tr. 40]. Nhân vật của Mark Twain luôn là cái tôi bản năng, hƣớng thiện; trong

Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, đó là cái tôi du hành vì tự do, vì sự sống của Huck. Trên hành trình viễn du, trong khi nỗ lực nhận thức thế giới bên ngoài, nhân vật của Mark Twain cũng đồng thời bộc lộ chiều sâu tâm lý, từ đó nhận thức ngƣơc lại chính mình.

Mang trong mình những đặc trƣng rõ rệt nhất của kiểu nhân vật phiêu lƣu, hiển nhiên nhân vật của Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn không thể thiếu đi tiếng cƣời giễu nhại. Điều làm nên sự khu biệt thú vị trong tiếng cƣời của Mark Twain, sự cách tân thể loại của ông chính cũng nằm ở tiếng cƣời với cội nguồn dân gian, một tiếng cƣời đậm bản sắc Hoa Kỳ - ngạo nghễ, yêu đời, đầy thách thức.

Nghiên cứu đặc trƣng thể loại phiêu lƣu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Mark Twain ở Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, chúng ta thấy rõ hơn sự phong phú, đa dạng của các thú pháp, phƣơng thức khắc họa chân

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)