Không gian dòng sông Mississippi

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 36)

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

a. Không gian dòng sông Mississippi

Cùng với rừng, dòng sông Mississippi cũng xuất hiện rất dày đặc trong

Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, hiển nhiên bởi cuộc du hành của Huck và Jim là trên 1 chiếc bè dọc sông Mississippi. Dòng sông hiện lên với nhiều trạng thái khác nhau, hệt nhƣ một nhân vật có tính cách đa dạng vậy: từ êm đềm, nên thơ, đến dữ dội với mƣa giông và bão tố. Dòng sông vừa đóng vai trò là không gian phiêu lƣu, vừa là “đối tƣợng” dẫn dắt nhận thức cho Huck. Dòng sông chứng kiến gần nhƣ toàn bộ quá trình suy nghĩ, hành động và nhận thức của Huck về xã hội và con ngƣời xung quanh. Từ nhận thức về những nghịch lý, những điều ghê tởm, ngang trái trong xã hội đến những ấm áp, ngọt ngào của tình bạn, tình ngƣời vẫn còn tồn tại. Chính dòng chảy của sông Mississippi đã đƣa Huck và Jim từ chốn văn minh đến thẳng với thiên nhiên hoang dã. Mọi biến cố mà hai nhân vật gặp trong suốt cuộc hành trình đều gắn liền với dòng sông.

Khác với cánh rừng không có tên gọi cụ thể, dòng sông trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn đƣợc chỉ đích danh là dòng Mississippi vĩ đại gắn liền với lịch sử tiến về phía Tây của dân tộc Hoa Kỳ. Với hành trình xuôi theo dòng con sông Mississippi, Huck và Jim đang đi lại hành trình khai hoang của dân tộc Hoa Kỳ. Đây là một mô típ thƣờng gặp trong các tác phẩm tiểu thuyết phiêu lƣu Mỹ. Dòng sông Mississippi đƣợc đánh giá nhƣ một điển hình của tính biểu trƣng, một trong những biểu tƣợng nổi bật (bên cạnh rừng) của cuộc hành trình đi tìm tự do của Huck và Jim.

Trong những miêu tả của Huck, dòng Mississippi hiện lên với nhiều những diện mạo đƣợc soi chiếu từ những vị trí khác nhau: “Phía bên bờ Missouri là

34

núi, còn bên bờ Illinois thì toàn là cây to. Quãng sông này có con lạch chảy về phía bờ Missouri…”. “…Chỗ này sông rộng một cách khủng khiếp, hai bên bờ toàn những cây cao và to, như một bức tường lớn, vươn lên đến gần các ngôi sao.”(25; tr.144); “Sông rất rộng, và hai bờ kín đặc những cây to; nhìn rặng cây như chẳng thấy có chỗ nào ánh sáng mặt trời lọt qua được”(25; tr.149); “Con sông vừa to vừa rộng - có chỗ đến một dặm, dặm rưỡi”(25; tr.194)… Có thể thấy, miêu tả trở đi trở lại nhiều lần nhất, nổi bật nhất là ở sự rộng lớn của dòng sông. Đi cùng với nó là những dải đât ven sông cũng mênh mông không kém; hầu hết cảnh hai bên sông là “hai bờ kín đặc những cây to”, và lâu lâu mới thấy “hai bên bờ sông đều có làng mạc”…

Dòng Mississippi đã có lúc hiện lên nhƣ một dòng chảy êm đềm, nên thơ rất quyến rũ. Đó thƣờng là những đêm trời quang đãng, đầy sao. Huck và Jim chỉ việc nằm trên bè ngắm bầu trời, trong lúc chiếc bè tự trôi theo dòng nƣớc. Những lúc nhƣ thế không gian thƣờng tĩnh lặng và Huck cảm nhận điều đó một cách rất đặc biệt: “Đi trên sông lớn và lặng lẽ này nghe nó nghiêm trang làm sao ấy. Chúng tôi ngửa nhìn sao trên trời, không lúc nào dám nghĩ đến nói to, cũng không mấy lúc cười” (25; tr.115). Khung cảnh xung quanh không đƣợc chú ý quan sát bằng mắt. Huck chỉ cảm nhận vẻ “lặng lẽ” của dòng sông. Trạng thái này của con sông cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến tâm trạng của cậu; Huck trở nên trầm tƣ hơn, thành kính hơn trƣớc sự tĩnh lặng của dòng sông. Cũng có lúc bè đi qua những khúc sông mà hai bên là làng mạc, dòng sông khi đó không hoàn toàn tĩnh lặng mà khá nhộn nhịp với tiếng đàn, tiếng hát từ xa vọng lại và ánh lửa, ánh đèn nến từ những cửa sổ, “ánh đèn trên bè hay phà…”. Nằm trên bè song song với Jim và ngửa cổ ngắm bầu trời đầy sao bên trên, cảm nhận về tự do của Huck càng rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn. Dòng sông trong những đêm đẹp trời nhƣ thế thƣờng khiến Huck ý thức đƣợc niềm vui thú mà cuộc sống tự do mang lại. Nó khác xa cuộc sống “văn minh” ngắn ngủi mà Huck từng trải qua trƣớc kia. Cuộc sống ấy giờ đây dƣờng nhƣ chẳng còn lƣu lại chút gì trong đầu óc cậu bé. Huck chỉ nghĩ đến dòng sông và cuộc sống trên sông. Khi thì

35

Huck “thấy như cả con sông này là thuộc về chúng tôi.”, khi lại nghĩ “Sống trên một chiếc bè hay chiếc mảng, thú vị biết bao nhiêu”. Trong chƣơng XIX, ngƣời đọc sẽ bắt gặp niềm say mê của Huck khi cậu lặng ngƣời nhìn ngắm một cảnh bình minh tuyệt đẹp trên dòng Mississippi: “Chung quanh không một tiếng động - hoàn toàn yên tĩnh - hình như khắp cả thế giới đều ngủ cả. Có lẽ thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng ễnh ương kêu. Vật đầu tiên trông thấy ở bên kia mặt nước chỉ là một rặng cây dài im lặng, không thể thấy gì khác. Rồi một mảnh nhàn nhạt trên nền trời, mảnh nhạt đó tỏa dần ra, dòng sông cũng như rộng thêm ra nữa, không còn là đen nữa mà xam xám. Xa xa, có thể thấy những chấm đen trôi xuôi, trôi mãi - nhưng chiếc thuyền buôn hay gì đó, những vật đen dài là những chiếc bè gỗ. Đôi khi có thể nghe tiếng mái chèo vỗ nước, hay tiếng nói lao xao. Yên tĩnh quá nên tiếng vang càng đi xa. Chốc chốc lại thấy một vệt trên mặt nước, nhìn kĩ cái vệt có thể nhận thấy ngay ra đó là một cái cây đã bị nhổ bật cả rễ và cuốn trôi đi thành thử trông như vậy, rồi sương mù cuộn tròn thành từng cuộn trên mặt nước. Phía Đông, trời bắt đầu hửng đỏ, rồi đến sông, và có thể thấy chiếc lều gỗ ở ven rừng phía bên kia sông… Rồi gió lành lạnh thổi vào người, nghe man mác, êm dịu, thơm thơm mùi gỗ và hoa rừng.” (25; tr.194 - 195). Sau một đêm đi trên sông, gần sáng đôi bạn ghé vào bờ, giấu bè và Huck ngồi “chờ ánh sáng ban ngày đến”. Tất cả các giác quan của Huck đều hƣớng về dòng sông và Huck cảm nhận sự biến đổi của nó theo bƣớc chuyển từ từ của thời gian. Các hình ảnh, mọi màu sắc, âm thanh lần lƣợt xuất hiện nhƣ thể một đoạn băng quay chậm vậy. Điểm thú vị trong những miêu tả ấy chính là việc Mark Twain chỉ ra cho chúng ta thấy sự hòa hợp tuyệt đối của Huck đối với dòng sông. Với Huck, thiên nhiên - dòng Mississippi còn là hiện thân của tự do. Sự hòa nhập của Huck với dòng sông cũng chính là khi Huck cảm nhận rõ nhất giá trị và “mùi vị” của tự do. Cảnh bình minh trên sông đã mở ra một không gian hoàn toàn trái ngƣợc với cảnh sống tù túng, gò bó của thế giới văn minh mà Huck đã bỏ lại phía sau.

36

Tuy nhiên, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn không phải là một tác phẩm lãng mãn. Là một cuốn tiểu thuyết phiêu lƣu, hiển nhiên Mark Twain không thể quên đƣa vào những đặc điểm của chất liệu này. Thiên nhiên trong

Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn do đó không chỉ là một thiên nhiên tự do, phóng khoáng mà còn là một thiên nhiên thử thách con ngƣời, thử thách sức sống và nỗ lực sinh tồn cũng nhƣ giấc mơ của con ngƣời. Sau khi đƣợc tự do thỏa thích đắm mình trong thiên nhiên, các nhân vật của Mark Twain lại phải đối mặt với những “hiện thực tự nhiên” ngoài mong đợi. Trong cuộc phiêu lƣu trên sông của mình, hiện thực mà Huck phải đối mặt là đêm sƣơng mù dày đặc bủa vây “nếu như không có một cây củi nào trôi qua thì không thể biết được mình đang trôi nhanh hay chậm”, là những cuôc va chạm trong đêm khuya giữa tàu lớn với bè nhỏ. Chiếc bè ấm cúng chở Huck và ƣớc mơ về một miền đất tự do đã bị “một chiếc tàu to lắm, lại đi nhanh nữa, trông như một đám mây đen to tua tủa những guồng và có những con đom đóm ở xung quanh (...) với một dãy cửa sáng lên trông như một hàm răng lớn đỏ chót” (25; tr.161) làm cho vỡ tan tành. Trong những ngày trên bè xuôi dòng sông, Huck và Jim không ít lần chứng kiến sự dữ dội của nó, mà thƣờng gặp nhất là những cơn mƣa trên sông: “Chúng tôi gặp một cơn giông lớn vào quãng quá nửa đêm, sấm chớp ầm ầm, mưa đổ xuống ào ào… Khi chớp lóe lên, trông thấy cả một dải sông lớn và hai bên bờ là những mỏm đá cao ngất (26; tr.117); “Cứ vài giây đồng hồ lại chớp lòe lên một cái, soi sáng rõ những mỏm đất trắng xóa một quãng dài đến nửa dặm. Qua những làn mưa, các bạn có thể thấy những hòn đảo như bị phủ một màn bụi, và cây cối như quay cuồng trong gió. Rồi thấy soẹt! Um-ùm-ùm- rùm-ùm-ùm, tiếng sấm gầm lên, rống lên ở nơi xa xa, rồi thôi, rồi chốc nữa lại lóe lên…” (25; tr.210). Qua những mô tả trực diện của Huck, thiên nhiên miền Tây hiện lên với đầy đủ sự dữ dội và hoang dại của nó. Mark Twain không chỉ đƣa nhân vật của mình vào cảnh đẹp của sông Mississippi, những núi đồi, rừng đảo. Các nhân vật trong chuyến du hành của mình sẽ còn phải đối mặt với những giây phút khó khăn, những thời khắc kinh hoàng mà thiên nhiên khắc

37

nghiệt gây ra; bởi “sẽ không công bằng cho kinh nghiệm của người Mỹ nếu hiểu tự nhiên theo quan điểm truyền thống, trong đó thiên nhiên chỉ là điều tốt lành và đẹp đẽ”. Vẻ đẹp hoang dại của bức tranh thiên nhiên Mỹ luôn hàm chứa trong đó những hiểm nguy và những thử thách với con ngƣời.

Độc giả có rất nhiều dịp để “nhìn ngắm” thiên nhiên thông qua những miêu tả cực kỳ sinh động của Huck, một ngƣời đang đứng trƣớc thiên nhiên với khát vọng tự do mãnh liệt trong mình. Thiên nhiên giờ là nhà của Huck, nên cho dù có đang ngồi trong chiếc lều dựng tạm bằng mấy mảnh ván trên bè để ngắm mƣa, song Huck không hề có chút gì là lo lắng. Song không phải lúc nào Huck cũng có thể bình thản nhƣ vậy, nhất là khi Huck gặp phải biến cố lạc mất Jim, và một mình đối mặt với thiên nhiên trơ trọi, với cơn mù giăng kín dòng sông. Lạc mất ngƣời bạn đồng hành tin cẩn, Huck rơi vào một nỗi sợ hãi ghê gớm:

“Lo sợ đến nửa phút đồng hồ không cựa quậy gì được” và “khác nào như một người đã chết hẳn rồi”, mà còn “hai bàn tay run lên”, “trống ngực đập thình thịch”, “cảm thấy mình như nằm chết ngất trên mặt nước”… Chính dòng sông và biến cố này đã dạy cho Huck nhận thức đƣợc giá trị của tình bạn với Jim và sự nồng ấm, an toàn mà tình bạn ấy mang lại.

Hình ảnh dòng sông dữ dội không chỉ gợi lên một cách chính xác, chân thực không gian hoang sơ, đậm chất phiêu lƣu mà nó còn là không gian đƣợc cảm nhận bởi nhân vật Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn. Sự dữ dội của dòng sông không chỉ đƣợc khắc họa thông qua những bức tranh cảnh vật thiên nhiên đã nêu trên. Dòng sông còn là không gian chứa đựng những tình tiết đậm chất phiêu lƣu có tác dụng tái hiện quá khứ của một miền Tây hoang dã. Rất nhiều hình ảnh đặc trƣng của vùng sông nƣớc đƣợc tác giả đƣa vào tác phẩm. Đó là căn nhà gỗ trôi trên sông với xác ngƣời bên trong; là chiếc tàu thủy sắp chìm nơi bọn cƣớp đang thanh toán lẫn nhau… Bên cạnh ý nghĩa biểu tƣợng, dòng sông Mississippi đƣợc miêu tả nhƣ một “nhân vật” đặc biệt cùng đồng hành trong cuộc phiêu lƣu của Huck & Jim còn mang rất rõ khuynh hƣớng vùng

38

miền, khiến cho cuốn tiểu thuyết phiêu lƣu của Mark Twain một lần nữa lại rất gần với một văn phong hiện thực.

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)