Sự dịch chuyển từ điểm nhìn quá khứ đến điểm nhìn hiện tại

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 55)

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

a. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn quá khứ đến điểm nhìn hiện tại

Nhà nghiên cứu Miles Donald đã nhận định: “Tom Sawyer chủ yếu vẫn dành cho trẻ con. Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn thì chủ yếu nói về trẻ con nhưng lại dành cho người lớn”. Khác với Tom Sawyer với ngôi trần thuật là ngôi thứ 3 khách quan đƣợc kể từ bên ngoài, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn sử dụng ngôi trần thuật “Tôi” đƣợc kể từ bên trong. Chính Huck sẽ là ngƣời kể lại câu chuyện của mình cũng nhƣ tƣờng thuật lại toàn bộ những gì mà cậu chứng kiến với ngƣời đọc.

Việc lựa chọn ngôi trần thuật thứ nhất giúp cho những giãi bày, những tƣờng thuật của Huck về những chặng đƣờng, những biến cố mà cậu cùng ngƣời bạn đồng hành Jim đã chứng kiến, đã trải qua trở nên đặc biệt chân thực:

“Sử dụng ngôi thứ nhất trở thành phương tiện để che dấu bớt cái chủ quan (Subjective) của tác giả, đồng thời cũng cho phép họ xác lập các chủ thể mang tính lý tưởng” [19; tr .432]. (Chủ thể ở đây chính là Huck). Huck không chỉ là nạn nhân mà còn là chứng nhân “chứng thực” cho các biến cố xảy đến trên suốt quãng đƣờng cậu đã đi qua trong cuộc viễn du của mình. Để cho Huck tự kể, chính là cách Mark Twain tạo ra hình thức tồn tại cho nhân vật của mình.

Với lựa chọn kiểu cốt truyện trần thuật ngôi thứ nhất này, Mark Twain đã tiếp tục con đƣờng phát triển mạch truyện trong các tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học phƣơng Tây Thế kỷ XVIII. Sự cách tân của Mark Twain trong hình thức kể truyện này chính là ở chỗ ông chỉ đơn giản đƣa ra một cách nhìn, chỉ để nhân vật của mình (Huck) vừa kể truyện vừa đƣa ra quan điểm, bình luận về sự kiện chứ không đƣa ra triết lý hay nhận định nào, mọi kết luận nhƣờng cho độc giả. Chính việc “tạo khoảng trống để mời gọi độc giả đồng sáng tạo” này đã làm nên dấu ấn hiện đại trong văn phong của Mark Twain.

53

Để một cậu bé lang thang, không gia đình, không thuộc bất cứ một “xã hội văn minh” nào, một nhân vật “dƣới đáy” kể lại và đánh giá mọi vấn đề, mọi sự kiện trong đời sống theo cách nhìn của riêng mình, Mark Twain đã đƣa ra một cái nhìn mới về cuộc sống: cái nhìn bản năng hoàn toàn không bị chi phối bởi các định kiến xã hội.

Ngoài những hồi tƣởng, tái hiện, kể lại của Huck (sử dụng động từ ở thì quá khứ), chúng ta còn thấy không ít lần những trải nghiệm, những bình luận đánh giá của Huck ở ngay thời điểm kể; tức là sử dụng động từ ở thì hiện tại nhƣ là một hình thức để bình luận, kiểm định những sự kiện mà nhân vật đƣa ra. Ta có thể thấy rõ sự dịch chuyển từ điểm nhìn quá khứ đến điểm nhìn hiện tại và ngƣợc lại. Ngay trong chƣơng đầu của tác phẩm, khi Huck đang kể lại chuyện bị bà góa bắt học về Moses trong khi cậu chẳng có chút gì quan tâm đến “một ngƣời đã chết”; Huck đã từ câu chuyện trong quá khứ để trở về với cái nhìn hiện tại thông qua câu tổng kết rất “triết lý”: “That is just the way with some people. They get down on a thing when they don’t know nothing about it” (Đó là cách sống của một số người. Họ cứ dính vào những cái mà họ không biết tí gì về nó cả) (45; tr. 116). Bản thân lời nhận xét này của Huck đã lột tả bản chất phù phiếm của xã hội xung quanh, và cũng nói lên thái độ của Huck trƣớc thực tại. Thủ pháp này chúng ta có thể thấy rất thƣờng xuyên trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, tạo ra tính cách phức hợp cho nhân vật Huck cũng nhƣ tạo điểm nhấn và tránh đƣợc sự nhàm chán của việc đơn thuần liệt kê, kể lể các sự kiện. Đồng thời, nó cũng giúp độc giả thấy đƣợc phía trong hình hài một cậu bé là một tâm hồn rất trung thực, một cái đầu rất nhạy bén trong việc gọi đích danh những “căn bệnh” của xã hội đƣơng thời.

Ngoài việc thƣờng đƣa ra những bình luận, nhận xét từ điểm nhìn hiện tại trong khi kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ, Huck - ngƣời kể chuyện còn thƣờng xuyên đƣa ra những đúc kết, trải nghiệm để gắn kết quá khứ với hiện tại. Ví dụ nhƣ ở chƣơng II, khi Huck và Tom đang trốn ra khỏi nhà để đi làm cƣớp trong đêm thì gặp Jim. Phải trốn Jim nên Huck rơi vào cảnh:“Chỗ

54

mắt cá chân tôi bắt đầu thấy ngứa nhưng tôi không dám gãi. Rồi tai của tôi cũng bắt đầu ngứa, tiếp theo là lưng rồi đến ngay chỗ giữa hai bả vai. Tưởng như tôi sẽ chết mất nếu như không được gãi” (25; tr. 19). Chƣa kịp bật cƣời trƣớc “tình cảnh” ngộ nghĩnh mà Huck phải chịu trận, độc giả đã thấy thú vị khi Huck - ngƣời kể chuyện trở lại với điểm nhìn hiện tại để đƣa ra một đúc kết vừa có cái ngây thơ của một đứa trẻ, vừa có ý nghĩa sâu sắc nhƣ suy nghĩ của một ngƣời lớn trƣởng thành: “Nếu như bạn đứng cạnh người bề trên, hay đang ở trong một đám tang, hay đang cố gắng để nhắm mắt ngủ trong khi chưa buồn ngủ - nghĩa là nếu bạn đang ở bất cứ chỗ nào mà bạn không được phép gãi, thì bạn lại càng thấy ngứa, ngứa đến một nghìn chỗ”(25; tr. 20).

b. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn người lớn

Xuyên suốt tác phẩm, độc giả sẽ không mấy khó khăn để nhận ra giọng điệu của ngƣời kể chuyện - Huck không phải hoàn toàn là cái nhìn của một đứa trẻ, cho dù nhân vật chính chỉ là một cậu bé. Bởi đằng sau bộ dạng của một đứa trẻ con, Huck mang trong mình những suy nghĩ còn sâu sắc hơn bất kỳ một ngƣời lớn nào trong xã hội xung quanh cậu. Hoàn cảnh xuất thân và những biến cố to lớn mà cậu gặp phải đã khiến Huck già dặn và trƣởng thành hơn tất thảy những đứa bạn đồng trang lứa, nhất là khi so sánh Huck với Tom. Độc giả sẽ thấy Huck hoàn toàn không phải là một đứa trẻ bồng bột và nổi loạn, trái lại, mọi quyết định của Huck đều đƣợc cậu đƣa ra sau khi đã cân nhắc, tính toán, suy nghĩ kỹ càng. Điển hình nhƣ kế hoạch đánh lừa bố để bỏ trốn: “Tôi tính có lẽ tôi đã đi lùng khắp nơi trong nhà, đến hàng trăm lượt lúc nào cũng chỉ tìm cách trốn ra, mà thời gian cũng chỉ dành để làm việc đó” (25; tr. 45). Huck chuẩn bị rất kỹ cho cuộc chạy trốn của mình: cƣa một lỗ để trốn, tìm thấy một chiếc xuồng rất đẹp và đem giấu đi để lúc nào trốn sẽ dùng, cất khẩu súng và bao mì dự định lúc nào đi sẽ mang theo... Rồi trong suốt hành trình, không ít lần Huck đã dùng trí thông minh, sự nhanh trí của mình để thoát hiểm (tạo hiện trƣờng giả để đánh lừa bố và mọi ngƣời về một vụ án mạng trƣớc khi bỏ trốn; lừa hai

55

gã đi bắt nô lệ để giải nguy cho Jim; dùng mẹo để nhớ lại cái tên giả mà mình bịa ra hòng tránh việc bị bại lộ…); đó hoàn toàn không phải là trí tuệ và cách hành động của một đứa trẻ con.

Không chỉ “ngƣời lớn” trong hành động, sự trƣởng thành của Huck còn thể hiện rất rõ nét trong cách hành xử với mọi ngƣời xung quanh. Để một nhân vật “cậu bé dƣới đáy” là Huck ở vai chính của trần thuật không chỉ khiến cho cốt truyện của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn trở nên gần gũi hơn với độc giả, mà sâu sa hơn, Huck chính là ngƣời “phát ngôn” về những vấn đề chính trị, thời sự nóng bỏng trong xã hội; để qua ngòi bút thiên tài của Mark Twain, thực sự ghi dấu trong tƣ tƣởng và tình cảm của độc giả mà không chút tuyên ngôn, giáo điều. Những vấn đề về phân biệt sắc tộc, sự nắm giữ và chi phối của những kẻ xấu đã biến Nhà thờ Thiên Chúa linh thiêng trở thành nơi chôn vùi trí tuệ và tâm hồn con ngƣời…Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn sự trƣởng thành về nhân cách của Huck qua mỗi biến cố trong Chƣơng 3: Nhân vật, quá trình trƣởng thành mà các nhà nghiên cứu về Huck Finn gọi là “cuộc hành trình từ giã tuổi thơ để bước vào thế giới của những người trưởng thành”.

Bảng thống kê:

Không gian thiên nhiên Rừng (52 lần), Sông (dòng Mississipi (234 lần), Đảo (49 lần)

56

Không gian đời sống Nhà thờ (22 lần). Trƣờng học (24 lần);chòi ven sông (nơi bố Huck giấu Huck);nhà bà quả phụ, ngôi nhà của gia đình Grangerford, ,thị trấn nhỏ ven sông vùng Arkansaw (quán rƣợu,cửa hàng, nhà cửa, đƣờng phố.. đều chung một cảnh sập sệ, tiêu điều, ngập trong bùn đất); đồn điền của gia đình ông Phelps

Nhận xét:

Không gian trong “Những cuộc phiêu lƣu của Huck Finn” chủ yếu là không gian thiên nhiên, có thể thấy sự xuất hiện dày đặc của Rừng và Sông; cũng nhƣ là Đảo. Cuộc du hành của Huck và Jim không phải là trên những con đƣờng mà là trên một chiếc bè trôi dọc sông Mississipi. Đời sống hiện thực xã hội đƣợc phản ánh và mô tả trong suốt chuyến đi do vậy cũng là đời sống của những thị trấn dọc hai bên bờ sông của tầng lớp dân lao động. Thị trấn vùng Arkansaw nhƣ là một điển hình cho đời sống miền Tây, khi mà nhà cửa, hàng quán, cửa hiệu, đƣờng xá và kể cả tòa án cũng hiện lên với vẻ nhếch nhác, sập sệ và nghèo túng. Tòa án thành nơi diễn xiếc; dân chúng thì chỉ thấy hứng thú với những vụ bắn giết, những cuộc quần hình (treo cổ). Đời sống của những ngƣời đàn ông trong tuổi lao động chỉ toàn là rƣợu và súng ống. Có thể thấy rõ sự khác biệt trong không gian ở “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” với

“Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”. Thiên nhiên và cả đời sống trong Huck Finn đều trần trụi hơn, nghiệt ngã hơn và trực diện hơn.

57 ***

Để khái quát và miêu tả đƣợc một cách sâu sắc nhất, chân thực nhất và cũng nhân văn nhất về xã hội rộng lớn miền Viễn Tây, Mark Twain đã lựa chọn thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu cho cuốn tiểu thuyết của mình, dùng thủ pháp “di chuyển” và phiêu lƣu của các nhân vật và ngƣời dẫn chuyện. Theo đó, nhân vật của Mark Twain thỏa sức di chuyển dọc theo con sông Mississippi và trên những cánh rừng, những miền đồi núi để thu nạp cho mình và truyền lại cho độc giả những trải nghiệm độc đáo có một không hai trƣớc thiên nhiên hùng vĩ; và đặc biệt, là từng bƣớc cảm nhận đƣợc không gian xã hội bên ngoài.

Không gian trong Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn đã phản ánh sinh động bối cảnh rộng lớn của miền Tây nƣớc Mỹ Thế kỷ XIX. Ở đó, từng cảnh sắc thiên nhiên, từng khúc sông, từng khu rừng, từng cảnh đời và các thói quen, phong tục sinh hoạt của xã hội miền Tây hiện lên chân thực và vô cùng sống động. Dù là một cuốn tiểu thuyết phiêu lƣu, nhƣng hiện thực xã hội trong

Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn cũng đƣợc phản ánh rất rõ nét, từ bộ mặt kinh tế đến văn hóa, chính trị. Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn thực sự là một bức tranh xuất sắc về một nƣớc Mỹ tƣ bản đang bị cuốn theo cơn lốc của cám dỗ vật chất và thực dụng. Đối với vùng đất xa xôi và hoang dã của miền Tây, những mặt trái của xã hội tƣ bản càng có cơ hội đƣợc bôc lộ. Đó là bộ máy chính quyền lỏng lẻo, pháp luật vô mình, và con ngƣời thì nghèo đói, thất học, cuồng tín.

Ngoài sự bào mòn của xã hội kim tiền, miền Tây còn là mảnh đất mang tàn dƣ của xã hội mê tín dị đoan, của chế độ hà khắc và lạc hậu. Trong quá trình phản ánh không gian hiện thực đời sống đó, bao giờ Mark Twain cũng thông qua nhân vật Huck để bộc lộ thái độ khách quan, chán ghét những gì xấu xa, ti tiện và lên án những bất công, vô lý; đồng thời, cũng bằng nhân vật Huck, Mark Twain đã đề cao những giá trị tốt đẹp bên trong con ngƣời, đề cao khát vọng tự do của con ngƣời.

58

Trải qua chƣa hết những cửa ải mà thời - không gian thiên nhiên tạo ra, Huck và Jim rồi sẽ tiếp tục phải đối mặt với những biến cố gây ra bởi chính những con ngƣời xung quanh. Mở đầu từ khi hai đứa phải chứng kiến cuộc tàn sát vô nghĩa giữa hai gia tộc, và ngay sau đó là rơi vào một loạt những ổ lƣu manh, lừa đảo để trở thành hai nạn nhân ngây thơ, bị những kẻ tiểu nhân chơi lỡm và bóc lột. Nếu nhƣ thiên nhiên và đêm tối, hay những khoảnh khắc sinh tử chỉ “vô tình” tạo ra những khó khăn khiến con đƣờng đến với tự do của Huck và Jim trở nên gập gềnh, thì xã hội con ngƣời cũng trong đêm tối của những xấu xa, những lƣu manh bỉ ổi lại khiến cho tinh thần của Huck càng lúc càng trở nên đen tối, bi quan. Sự tráo trở, ích kỉ và tàn bạo của con ngƣời với con ngƣời, cái cách mà họ cƣ xử với nhau thật khiến Huck đi từ sửng sốt này đến chán nản khác.

Với vai trò là ngƣời dẫn chuyện, Huck còn đặc biệt thể hiện sự trƣởng thành của mình trong cách nhìn nhận, đánh giá, bình xét về sự vật, hiện tƣợng, biến cố mà cậu gặp trong suốt cuộc viễn du. Bản chất đã là một đứa trẻ sớm già trƣớc tuổi, sự già dặn đó sẽ càng đƣợc đẩy lên cao hơn, rõ ràng hơn khi Huck trong vai ngƣời kể chuyện. Cách kể của Huck bộc lộ cái nhìn rất “ngƣời lớn” của cậu về cuộc sống, và đặc biệt là qua những trải nghiệm ấy, Huck càng ngày càng trở nên chín chắn hơn, trƣởng thành hơn.

Cuộc phiêu lƣu của Huck không chỉ đơn thuần là cuộc phiêu lƣu để chinh phục tự do của con ngƣời Huck, mà còn là cuộc hành trình để Huck hay cũng là để độc giả khám phá những tầng suy tƣ sâu kín bên trong cách mà cậu nhìn nhận thiên nhiên, con ngƣời xung quanh; cũng là hành trình đau đớn để Huck nhận ra thực tại xã hội quanh cậu, Trong cuộc hành trình ấy, Huck thật sự không chỉ phải vật lộn với những thử thách của thiên nhiên, , mà cậu cùng ngƣời bạn đồng hành Jim còn phải đấu tranh với chính mình, để giữ đƣợc tấm lòng trong sáng cũng nhƣ trái tim biết xót thƣơng trƣớc những điều tăm tối mà con ngƣời gây ra với con ngƣời.

59

CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT 3.1. Nhân vật qua cái Tôi du hành

Một trong những đặc điểm thể loại chính nhất của các nhân vật trong các tiểu thuyết phiêu lƣu, ấy là các nhân vật đều đƣợc khắc họa với tính cách mạnh mẽ, sôi động, ƣa mạo hiểm, thích khám phá… và mang đầy đủ những phẩm chất của “cái tôi du hành”.

Là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, Huck đƣợc Mark Twain xây dựng không chỉ là một đứa trẻ với nhiều nét phong phú và đa dạng về tính cách (mà chúng tôi sẽ khai thác cụ thể hơn ở phần 1.4 của chƣơng này); mà đằng sau nó, là vấn đề cực lớn của mọi thời đại: sự dung hòa giữa hai yếu tố vốn dĩ đối lập nhƣng thực tế lại luôn song hành với nhau: văn minh và hoang dã.

Cho đến phần cuối của cuộc hành trình, khi mà câu chuyện đã có thể có một “Happy Ending”, thì Huck vẫn cứ kiên định trong vai trò của một “kẻ tẩu thoát” khỏi văn minh, và kiên quyết cự tuyệt nó “I can’t stand it”. Nó mở ra một tƣơng lai chắc chắn sẽ xung đột gay gắt giữa cậu bé với cô Sally - ngƣời phụ nữ tốt

60

bụng nhận nuôi Huck và nung nấu ý định biến Huck thành một cậu bé con nhà gia giáo.

Sinh ra và lớn lên từ những gì hoang dã nhất, với ngôi nhà là bầu trời cao rộng, còn chiếc giƣờng chỉ là những “thùng rỗng bên vệ đƣờng”, thức ăn là

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)