Nhân vật Cặp đôi

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 70)

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.Nhân vật Cặp đôi

b. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn ngƣời lớn

3.2.Nhân vật Cặp đôi

Độc giả hẳn đã quá quen thuộc với kiểu nhân vật “cặp đôi” qua một điển hình: cặp nhân vật Don Quixote - Sancho Panza qua ngòi bút của Cervantes. Với Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp mẫu cặp đôi nhân vật này với Huck và Jim. Là ngƣời đồng hành có mặt bên Huck trong suốt cuộc hành trình trên bè, Jim có ảnh hƣởng khá lớn đến suy nghĩ và thái độ của Huck.

Nếu nhƣ cặp đồng hành truyền thống Don Quixote - Sancho Panza nổi bật lên bởi vẻ trái ngƣợc về cả hình dáng và tính cách: Don Quixote gầy, Sancho béo; Don Quixote luôn trong điệu bộ của một anh quý tộc tuy đã hết thời nhƣng vẫn cảnh vẻ, cao sang, nghèo kiết song lại vô cùng coi khinh tiền bạc; ngƣợc lại Sancho tham ăn, tục uống và luôn khao khát giàu sang; thì sự song hành của Huck và Jim cũng là một sự song hành đối lập. Bản thân “cặp đôi” Huck và Jim cũng là hiện thân cho một sự đồng hành “ngang trái”, đi ngƣợc lại mọi quy tắc

68

của xã hội đƣơng thời. Bởi trong cái xã hội phân biệt chủng tộc quá sức nặng nề đó, một ngƣời da trắng và một kẻ da đen không thể nào đƣơc phép đồng hành bên nhau, chứ đừng nói đến việc làm bạn của nhau. Mối quan hệ giữa hai con ngƣời khác biệt màu da này chỉ có thể là mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ. Vậy mà tác giả lại để cho hai con ngƣời này ở bên nhau, trải qua hết biến cố này đến biến cố khác, và xây đắp dần trong họ một tình bạn khăng khít. Điều này hoàn toàn không khó lý giải, nếu chúng ta nhớ lại rằng, nếu bỏ qua khác biệt về màu da, thì Huck và Jim thật chẳng khác gì nhau. Huck, dù là một cậu bé da trắng hẳn hoi, nhƣng xuất thân nghèo khổ, là một đứa trẻ dƣới đáy của xã hội, không gia đình, không đƣợc giáo dục, và cũng chƣa khi nào đƣợc thật sự yêu thƣơng hay tôn trọng. Huck không phải là nô lệ, nhƣng thực chất cũng suýt chút nữa sống đời sống “nô lệ”: “nô lệ” của xã hội văn minh, của những quy tắc ứng xử, của trƣờng học chủ nhật, của giáo lý nhà thờ… Vậy nên hiển nhiên, chúng ta bắt gặp sự đồng cảm kỳ lạ giữa hai nhân vật đồng hành - đối nghịch song lại rất nhiều tƣơng đồng này.

Vốn coi Huck là ân nhân, là ngƣời bạn tốt nhất mà mình có đƣợc, Jim tình nguyện đi theo Huck trong mọi cuộc hành trình, bởi con đƣờng mà Huck đang theo đuổi cũng chính là mơ ƣớc cháy bỏng của Jim: con đƣờng đến với tự do.

Không chỉ là một “cặp đồng hành” với tính chất quen thuộc trong các tác phẩm phiêu lƣu trƣớc đó, Mark Twain còn chỉ ra cho chúng một sự thú vi khác trong cuộc đồng hành của Huck và Jim, ấy là qua những ngày tháng cùng chia sẻ hành trình tìm về tự do, Huck và Jim đã biến đổi và ảnh hƣởng lên nhau lúc nào không hay.

Khi độc giả gặp Jim lần đầu tiên, anh vẫn còn là một con ngƣời đáng thƣơng đắm chìm trong cơn mê muội của những trò dị đoan, những tín điều dối trá của nhà thờ. Sự mê tín ấy giống nhƣ “cái xiềng phủ lên tâm hồn họ và Mark Twain đã bi kịch hóa cảnh đời nô lệ của Jim bằng các giá trị niềm tin của anh ta”. Song khi bƣớc vào cuộc hành trình đồng hành cùng với Huck, xiềng xích của sự mê tín dần đƣợc rũ bỏ, Jim dần chạm đến sự tƣ do về cả thể xác lẫn tinh thần.

69

Khi tạm ẩn náu trên đảo Jackson cùng Huck, Jim trở thành đại diện cho những gì thuộc về dân gian, về kinh nghiệm của những ngƣời sống hòa mình vào thiên nhiên. Thấy chim non bay, Jim biết đó là dấu hiệu trời sắp mƣa, bị rắn cắn, Jim biết cách chữa hiệu quả…Đƣợc trở về với tự do, sống trong rừng, đƣợc làm những gì mình thích và quyết định số phận của mình, từ một ngƣời nô lệ sợ sệt, Jim vụt trở thành một ngƣời khôn ngoan, thận trọng, đúng với bản năng tồn tại của một ngƣời da đen đầy kinh nghiệm. Cuộc đồng hành cùng Huck đã cho Jim cơ hội trở về với bản ngã của mình, cơ hội để đƣợc sống nhƣ một con ngƣời đích thực. Nhờ đó, trên đảo hoang, sự mê tín dần chuyển biến thành sự thấu hiểu những điềm báo (omens) rút ra từ nền văn hóa Folklore.

Trên hành trình đi tìm tự do, Jim đã bộc lộ nhiều đức tính tốt đẹp, là một nhân cách song hành và thúc đẩy sự phát triển tính cách của nhân vật Huck. Đây chính là một điểm thú vị trong nghệ thuật xây dựng “cặp đồng hành” Huck - Jim. Sự tử tế, nhẫn nại, chu đáo và ân cần của Jim đã cảm hóa và biến đổi lƣơng tâm vốn bị méo mó vì một niềm tin đạo đức sai lạc của Huck. Jim trở thành chỗ dựa tinh thần cho Huck vƣợt qua nỗi thống khổ mà xã hội gieo rắc cho cậu. Khi lòng tin và tình cảm bị tổn thƣơng, bị Huck đùa giỡn, Jim - một ngƣời nô lệ đã đứng ngang hàng với Huck để răn đe cậu: “Thế rồi khi tỉnh dậy, tớ thấy cậu trở về nguyên vẹn, nước mắt tớ trào ra, tớ muốn nhảy xuống hôn chân cậu. Tớ mừng rỡ quá sức. Thế còn cậu, cậu chỉ nghĩ đến việc trêu tớ bằng cách nói láo. Các thứ nhảm nhí trên bè kia là rác rưởi, cậu hiểu không? Nó tượng trưng cho cái gì à? Rác rưởi ấy là những hạng người đã nhét các thứ nhơ bẩn vào đầu những người bạn thân của mình để làm cho họ phải thẹn thùng” (25; tr. 125).

Chỉ có tình thƣơng mến và sự tôn trọng chân thành, xuất phát từ đáy lòng của một ngƣời ngay thẳng mới có thể khiến Jim nói đƣợc với Huck những lời nhƣ thế, và mới có thể khiến Huck hối hận tƣởng có thể chết đi đƣợc mà cúi đầu xin Jim tha thứ.

Là ngƣời đồng hành cùng Huck trong suốt hành trình trên chiếc bè dọc sông Missisiphi, không ngạc nhiên khi Huck cũng chịu rất nhiều ảnh hƣởng từ Jim.

70

Vốn đã đƣợc xây dựng nhƣ một đứa trẻ của tự do, của những gì vƣợt ngoài khuôn khổ xã hội, Huck cũng tìm thấy đƣợc sự tự do và những trải nghiệm, kinh nghiệm thú vị từ Jim.

Sự bổ sung và tƣơng trợ lẫn nhau trong nét tính cách của hai nhân vật này, cùng với những xung đột về tƣ duy, về quan điểm trƣớc cuộc sống đƣợc họ tranh cãi và bày tỏ một cách thẳng thắn trong suốt cuộc hành trình đã thực sự làm nên sự thú vị và hấp dẫn cho Những cuộc phiêu lưu của Huckerberry Finn.

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 70)