Không gian thiên nhiên

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 35)

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Không gian thiên nhiên

Khi những ngƣời Mĩ từ bỏ cuộc sống đã ổn định theo khuôn mẫu Anh quốc ở miền Đông để xê dịch về phía Tây, họ không chỉ gặp những vùng đất hoang mênh mông vô cùng hấp dẫn nhƣng không kém phần nguy hiểm màcòn tiếp xúc với xã hội nguyên thủy thuộc về ngƣời da đỏ vốn rất xa lạ với họ. Nó đã biến miền Tây trở thành “điểm gặp gỡ giữa con người hoang dã và con người văn minh” (F.J. Turner). Và cũng chính lịch sử xê dịch này đã hình thành một tính cách Mỹ với một “tinh thần phiêu lƣu” ƣa thích mạo hiểm, luôn hƣớng đến sự đổi mới và cự tuyệt những gì gò bó, sáo mòn. Những đặc điểm này đƣợc thể hiện rất rõ trong các sáng tác của Mark Twain, đặc biệt là trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn.

Thiên nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các tác phẩm của Mark Twain, bởi cuộc sống của những ngƣời miền Tây chuộng tự do và phóng khoáng hiển nhiên phải là một đời sống hòa vào thiên nhiên. Với những đứa trẻ vô tƣ, luôn trong xu hƣớng cự tuyệt việc bị kìm kẹp trong những lễ nghi tôn giáo nhƣ Tom và Huck thì thiên nhiên đƣơng nhiên sẽ trở thành chốn thiên đƣờng. Giữa lũ trẻ và cỏ cây, sông nƣớc, núi rừng dƣờng nhƣ luôn tồn tại sự hòa hợp về bản chất. Những đứa trẻ của Mark Twain cũng giống nhƣ thiên nhiên hoang dã luôn hƣớng đến sự phát triển mộc mạc, tự nhiên, không chấp nhận bất cứ một sự gò uốn nào.

Có thể nhận thấy, trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, bức tranh cuộc sống, xã hội con ngƣời trong con mắt Huck càng buồn tẻ, bạo tàn bao nhiêu thì bức tranh thiên nhiên lại càng sôi động và phóng khoáng bấy nhiêu.

Trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, hành trình của Huck bắt đầu từ khu rừng cách thị trấn St Petersburg ba dặm, xuôi theo dòng Mississippi, Huck đến đảo Jackson và phát hiện ra Jim. Cả hai vƣợt sông trên một chiếc bè, lúc thì

33

đi bên phía bờ Tây, Missouri; lúc lại dạt sang bờ Illinois ở phía Đông. Ngày giấu bè vào một chỗ kín đáo, trốn trong rừng. Đêm đến lại lênh đênh trên sông. Vì thế hành trình ấy gắn chặt với hai hình ảnh là rừng và sông. Trong toàn bộ tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn hai hình ảnh rừng và sông trở đi trở lại rất nhiều lần.

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)