V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
c. Xã hội lƣu manh và bạo lực
2.1.3. Không gian phong tục
Không phải ngẫu nhiên mà cuộc du hành của Huck và Jim lại đƣợc Mark Twain miêu tả là trên một chiếc bè dọc dòng sông Mississippi; nhờ phƣơng tiện du hành độc đáo ấy, mà cả Huck Jim cùng độc giả mới đƣợc trải nghiệm một bức tranh sinh động, phong phú đầy màu sắc về nếp sống, phong tục và tín ngƣỡng của những con ngƣời sống dọc bờ Tây sông Mississippi đã làm nên một trong những nét thú vị nhất của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, khiến cuốn tiểu thuyết này trở thành một cuốn sách bách khoa về đời sống miền Tây nƣớc Mỹ cuối Thế kỷ XIX.
Xuôi dòng Mississippi, bao trùm lên đời sống tinh thần của cƣ dân ven sông là lòng mộ đạo và sùng bái giáo lý nhà thờ đến mê muội. Những lời rao giang của mục sƣ có thể khiến cả đám đông “xúm lại, lăn mình xuống rơm mà khóc trông thật điên rồ và man rợn”. Thói mê tín dị đoạn lan tràn khắp nơi; nó khiến Huck luôn sợ hãi những bóng ma và điềm gở, và để trấn áp nỗi sợ hãi, cậu “lấy sợi dây buộc chặt mái tóc trên đầu để làm cái bùa đuổi yêu quái đi”; “hốt muối bị đổ vứt ra sau vai bên trái để tránh điều đen đủi”; hay say mê xem bói bằng búi lông của Jim… Chính Jim cũng mang cái tính mê tín điển hình của ngƣời da đen tƣởng rằng ma quái có thể bắt mất hồn con ngƣời và “dẫn đi lang thang khắp xứ”. Mark Twain đã chỉ ra sự đối nghịch giữa tính cách phóng khoáng, ƣa hành động, bất cần của Huck hay khát khao tự do của Jim với cuộc sống mê muội của những thị trấn ven sông mà hai ngƣời đi qua, và sự đối nghịch ngay trong bản thân họ, giữa tính cách phiêu lƣu điển hình với những tính cách bắt nguồn từ xã hội, môi trƣờng xung quanh.
45
Tuy nhiên ngòi bút Mark Twain không dừng lại ở những phán ánh tiêu cực về cuộc sống nghèo nàn. Nét thú vị ở Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là những khám phá về một đời sống đậm chất miền Tây, những mô tả về phong cảnh hay những cảnh sinh hoạt đặc trƣng của miền Tây nƣớc Mỹ.
Trong bối cảnh cốt truyện phiêu lƣu cần sự mê hoặc và hấp dẫn của tình tiết, trong cái nhìn của ngƣời dẫn truyện bản xứ, Mark Twain đã lấy điềm báo nhƣ một phƣơng tiện dẫn dắt không chỉ số phận nhân vật mà cả cốt truyện của tác phẩm. Lúc này điềm báo (omens) trùng với nghệ thuật báo trƣớc, ví dụ nhƣ chi tiết “sờ vào da rắn lột” xuyên suốt từ chƣơng X đến chƣơng XVI. Tấm da rắn lột mà Huck trót sờ vào đƣợc Huck và Jim coi nhƣ dấu hiệu cho một loạt những biến cố dồn dập xảy đến với chúng, từ việc bị lùng bắt và Jim suýt chút nữa thì bị bắt lại đến trận sƣơng mù rồi trận mƣa bão bất ngờ đổ xuống chiếc bè mỏng manh khiến Huck và Jim lạc nhau hết lần này đến lần khác….