V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
c. Xã hội lƣu manh và bạo lực
2.2. THỜI GIAN
Cùng với không gian, yếu tố thời gian đóng vai trò rất quan trọng vào mạch diễn biến cốt truyện. Đặc biệt đối với thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu, thời gian cùng với không gian sẽ cùng cộng hƣởng, làm nên đặc điểm cốt truyện rất riêng cho thể loại này.
Đƣợc xây dựng theo kiểu cốt truyện phiêu lƣu, với định vị thể loại ngay từ nhan đề: “Những cuộc phiêu lưu của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”,
với xuyên suốt tác phẩm là cuộc hành trình (phiêu lƣu) của Huck và Jim trên một chiếc bè trôi dọc sông Mississipi, không - thời gian trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là điển hình cho nhận định của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Đặc điểm của tiểu thuyết phiêu lưu là sau mỗi biến cố, nhân vật bị ném vào một không gian mới đầy xa lạ, nhiều hiểm họa” [32; tr. 34]. Mark Twain đã rất chú trọng việc xây dựng loại “thời - không gian cản trở” với chức năng thử thách nhân vật. Cả không gian lẫn thời gian đều cộng hƣởng nhau gây sức ép lên các hoạt động của nhân vật, để từ đó làm nổi bật lên những vận động
46
về tính cách, những phẩm chất nội tâm của nhân vật; mà ở đây chúng tôi sẽ tập trung phân tích sự ảnh hƣởng của các yếu tố “thời - không gian cản trở” lên nhân vật trung tâm của tác phẩm, cậu bé Huck.
Ngoài ra, trong chƣơng này, chúng tôi cũng sẽ phân tích thêm về yếu tố điểm nhìn trần thuật trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn thể hiện rất rõ sự dịch chuyển từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại trở ngƣợc về quá khứ, đồng thời theo đó là sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn ngƣời lớn. Chính từ những đặc điểm này mà toàn bộ cốt truyện sẽ đƣợc kể ra với đầy đủ những thú vị của nó.