Không gian Rừng

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 41)

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

b. Không gian Rừng

Rừng trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn không chỉ là một trong những hình ảnh có thể gợi lên khung cảnh hoang dã của miền Tây biên cƣơng thời kì khai phá mà còn tƣợng trƣng cho tự do, là chốn ẩn cƣ có thể che chở, đem đến sự thoải mái, bình yên và vì thế có vai trò dẫn dắt suy nghĩ, soi sáng nhận thức cho Huck. Vai trò ấy của rừng khiến Huck luôn hƣớng về nó và cảm nhận đƣợc một sức sống tràn trề mỗi khi đến với rừng. Ở trong rừng, Huck cảm thấy: “được nghỉ ngơi, vừa vững dạ, vừa thoả thích” (rested and ruther comfortable and satisfied).

Không gian thiên nhiên trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là một thiên nhiên đƣợc quan sát và miêu tả bởi ngôn ngữ của Huck, vì thế mà rất mộc mạc, gần gũi chứ không hoa mỹ hay phóng đại; đây cũng chính là sự mới mẻ của chất hiện thực trong tiểu thuyết phiêu lƣu của Mark Twain. Trong đó, con ngƣời và thiên nhiên hòa vào làm một. Hãy xem cơn mƣa rừng qua cái nhìn của Huck, khi Huck đang cùng Jim ngồi trong một cái hang trên đảo Jackson mà cả hai vừa phát hiện ra và quyết định đây sẽ là “mái ấm” của chúng: “Đó là một cơn giông thường xảy ra vào mùa hè. Trời càng tối, nhìn ra ngoài mọi vật xanh xanh tím tím rất đẹp. Nước mưa đổ xuống nhiều đến nỗi những ngọn cây cao cao một chút là nhìn cũng không rõ; trông chỉ như những cái mạng nhện. Rồi mỗi cơn gió thổi đến thì kéo những cây ấy ngã xuống và biến đổi cả cái màu xám nhạt ở dưới những cành lá. Rồi lại một trận gió khác dữ hơn cuốn đến bắt những cành cây phải vươn ra như những cánh tay thú vật; rồi sau đó, đến lúc chỗ nào cũng biến sang màu xanh màu tím cả rồi thì - úi chà, bỗng sáng hẳn lên, trong cơn giông bão ấy cứ thử nhìn lên những ngọn cây xa xa mà xem, lại có thể thấy nó xa hơn lúc nãy hàng trăm thước; rồi thì chỉ trong một giây đồng hồ lại tối như bưng; lúc đó mới nghe thấy tiếng sét vang lên một cách khủng khiếp, rồi đến những tiếng rầm rầm, dần dần từ trên cao vọng xuống và đi đến

39

tận phía bên kia thế giới, y như tiếng người ta lăn một cái thùng rỗng xuống cầu thang vậy - mà cầu thang dài cơ - cái tiếng nó cũng rầm rầm như vậy.”(25; tr.91 - 92). Không sợ hãi, không cuống quýt vì giữa rừng bất chợt gặp mƣa giông, sấm chớp, mà ngƣợc lại Huck còn “thƣởng thức” điều đó một cách khoan khoái, dễ chịu. Và Huck thốt lên với Jim: “Thú quá Jim ạ! Tao chỉ muốn ở đây chứ không đi đâu cả” (25; tr.92).

Ngay từ đầu tác phẩm, Huck đã luôn hƣớng về rừng nhƣ thể giữa cậu bé và rừng có một mối liên hệ kỳ lạ nào đó. Kết thúc cuốn Tom Sawyer, Huck đƣợc bà quả phụ Douglas đem về nuôi và vì thế cuốn Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn mở đầu bằng những trang kể về cuộc sống mới của Huck tại ngôi nhà sang trọng trên đồi Cardiff. Cậu không thể chịu nổi việc phải mặc những bộ quần áo mới khiến “toát cả mồ hôi và người như bị trói chặt lại”, và những sinh hoạt đều đặn nhƣ rung chuông ngồi vào bàn ăn đúng giờ, ăn xong phải nghe giảng về Kinh thánh…Những lúc thấy cô đơn, tù túng, Huck thƣờng ngồi bên cửa sổ nghe “Tiếng lá xào xạc trong rừng”. Khi không sao hiểu nổi những lời dạy của cô Watson thì Huck “ngồi tít trong rừng và nghĩ ngợi rất lâu”. Khi đƣợc giải thích rằng việc cầu nguyện là để đƣợc hƣởng lộc về tinh thần, Huck thấy “thật khó hiểu quá” và cậu “lại đi ra phía ngoài rừng và cứ quanh quẩn bới óc nghĩ về chuyện đó rất lâu” và đi đến quyết định là “thôi không băn khoăn gì về chuyện đó nữa, cứ để mặc kệ nó đấy.” Có thể thấy, khi gặp bất cứ vấn đề gì đau đầu, bức bách, Huck lại tìm đến với rừng - với thiên nhiên. Mỗi khi đến với rừng, Huck không chỉ tận hƣởng không gian tự do, hấp dẫn mà trong ý nghĩ của cậu bé luôn xuất hiện sự so sánh cảm giác thoải mái mà rừng mang lại với cảm giác tù túng mà cuộc sống văn minh gây ra cho cậu: “Sống trong một ngôi nhà, ngủ trên một chiếc giường riêng, lắm khi tôi cũng thấy nó trói buộc mình thế nào ấy”. Vậy nên “thỉnh thoảng tôi vẫn hay lẩn ra ngủ ngoài rừng. Đối với tôi như vậy là nghỉ ngơi được” (25; tr.39). Và không có gì ngạc nhiên khi mà sau đó Huck đã quyết định từ bỏ hẳn cuộc sống văn minh chăn êm đệm ấm để trốn vào rừng, bƣớc vào một cuộc sống tự do không còn gì

40

bó buộc. Trƣớc khi thực hiện kế hoạch bỏ trốn, Huck bị chính ông bố quý hóa của mình bắt cóc và đem vào rừng. Trái ngƣợc hẳn với hoàn cảnh “bị bắt cóc”, Huck lại cảm thấy vô cùng thích thú: “Thật là một kiểu lười biếng mà dễ chịu. Suốt ngày thoải mái, chỉ hút thuốc, câu cá, không sách vở mà cũng chẳng học hành gì. Khoảng hai tháng sau thì quần áo của tôi đã bẩn thỉu, rách bươm cả. Tôi cũng không nghĩ rằng trước đây ở với mụ góa đã có lúc nào tôi thích như vậy không. Vì ở đó phải giặt giũ quần áo. Phải ăn bằng bát, bằng đĩa, phải chải đầu, phải đi ngủ và dậy đúng giờ. Phải luôn luôn lo nghĩ đến quyển sách quyển vở, lại bị cô Watson nói ra nói vào suốt ngày. Tôi không thiết quay trở về nơi ấy nữa… Những ngày sống ở rừng thật là thú vị, đâu đâu cũng thấy khoái như thế cả” (25; tr.53 - 54).

Sau này, khi trốn đi cùng với Jim, cuộc sống du hành của Huck và Jim đã có những tháng ngày thật thảnh thơi, nhàn tản, không phải bận tâm lo lắng điều gì bởi rừng có đủ thứ mà chúng cần. Trời nắng thì đã có “những bóng râm mát lạnh” để ngả lƣng, trời mƣa thì đã có “cái hang rộng bằng hai ba căn phòng ghép lại”. Thức ăn thì luôn dồi dào, đến mức “chèo xuồng đến tận nơi, thò tay ra là bắt được ngay”, “bắt được một con cá he lớn bằng người, dài gần hai thước nặng gần một trăm cân”. Cuộc sống tự do hòa vào thiên nhiên hoang sơ mà giàu có đã đem lại cho Huck một sức mạnh thể chất và tinh thần mà không một vị mục sƣ nào của nhà thờ với những lời rao giảng có thể làm đƣợc.

Nếu nhƣ trƣớc đây lúc còn sống lang thang, mỗi khi bị ông bố nát rƣợu đánh đập, Huck “luôn luôn bỏ chạy vào rừng” để trốn thì giờ đây khi bị (hay đƣợc) bố kéo ra khỏi cuộc sống văn minh, nhốt trong rừng, Huck có thời gian tận hƣởng sự “thú vị”, khoan khoái mà rừng ban tặng. Những trói buộc của cuộc sống trƣớc đó khiến Huck nhận ra giá trị của cuộc sống giữa thiên nhiên. Cũng chính cuộc sống thoải mái ấy trong rừng đã giúp Huck đi đến quyết định bỏ trốn khỏi ngƣời cha độc ác và nơi cậu bé nghĩ đến chính là đảo Jackson nơi có những cánh rừng rậm rạp, vắng vẻ mà Huck từng biết rất kĩ khi đi làm cƣớp biển cùng Tom Sawyer và Joe Harper trƣớc đây. Không gian rừng này còn gắn với với những

41

chi tiết phiêu lƣu bất ngờ, hồi hộp nữa. Từ việc Huck chứng kiến cảnh mọi ngƣời đi tìm xác mình đến sự lo sợ khi phát hiện ra có dấu vết ngƣời trên đảo. Rồi cùng Jim thám hiểm rừng, hang trên đảo hay việc Jim bị rắn cắn…

2.1.2. Không gian xã hội

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)