Nhân vật qua những vận động về tính cách

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 77)

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

b. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn ngƣời lớn

3.4. Nhân vật qua những vận động về tính cách

75

Một trong những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực là không lý tƣởng hóa nhân vật. Nhƣ chúng tôi đã phân tích trong phần 1.1 của chƣơng này, Mark Twain đƣa đến cho chúng ta một “Những cuộc phiêu lƣu của Huck Finn” rất đời thƣờng, một cậu bé vô gia cƣ với nhiều nét tính cách thú vị và cũng không kém phần phức tạp.

Có thể nhận ra, ở bất cứ hành động nào dù nhỏ nhất của nhân vật, Mark Twain cũng cố gắng thể hiện khát vọng hƣớng thiện, phục thiện, và đặc biệt là quá trình đấu tranh của nhân vật, để loại bỏ dần những hạt sạn trong tâm hồn, để con ngƣời không ngừng tự hoàn thiện. Chính “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”, chứ không phải ai khác, là “ngƣời” đƣợc Mark Twain gửi gắm tƣ tƣởng này.

Độc giả nếu đã từng gặp Huck trong “Những cuộc phiêu lƣu của Tom Sawyer” đều có thể nhận ra rằng, Huck của thời “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” đã trƣởng thành hơn rất nhiều. Tuy rằng với bản tính nghịch ngợm và hiếu động của một đứa trẻ, Huck vẫn có những lúc hành động thiếu suy nghĩ, mà hậu quả là cậu phải chịu những cơn dằn vặt, cắn rứt lƣơng tâm “tƣởng có thể chết đi đƣợc”. Nhƣ ở chƣơng X, lần Huck tình cờ giết đƣợc một con rắn rồi cuộn lại vứt dƣới chăn chỗ Jim nằm. Nhƣ Huck thừa nhận “cũng chỉ là nghịch tự nhiên vậy thôi, vì tôi nghĩ Jim sẽ bất ngờ, thấy thế mà hoảng hốt thì mình sẽ được một trận cười” (25; tr. 80). Và cũng vì chỉ là một trò đùa trẻ con, nên Huck cũng quên luôn việc này. Ai ngờ đêm đến, khi Jim chui vào chăn thì bị ngay con rắn cái, nằm bên cạnh xác con đực, môt cho một cái vào đúng gót chân. Lúc này Huck mới sực nhớ ra trò đùa của mình, và thừa nhận mình đã làm một việc điên rồ. Chứng kiến cảnh Jim làm mọi cách nhƣng chân anh ta vẫn sƣng lên đau điếng, Huck đã thực sự cảm thấy bị lƣơng tâm dằn vặt: “Tôi lặng lẽ đi ra ngoài, đem vứt xác hai con rắn vào bụi cây thật xa, vì tôi không muốn Jim biết đó là lỗi của tôi. Giác như tôi đừng nghịch như vậy thì hơn” (25; tr. 81).

76

Hay nhƣ lần khác, Huck và Jim lạc nhau trong đêm sƣơng mù dày đặc, ngƣời này cứ tƣởng ngƣời kia đã chết đuối. Mãi đến gần sáng, Huck mới tìm thấy Jim “đang gục đầu giữa hai gối mà ngủ”. Tính tinh nghịch lại nổi lên, Huck vờ nhƣ mình vừa ngủ dậy và những sự việc kinh hoàng vừa xảy ra chỉ là do Jim tƣởng tƣợng trong cơn ngủ mê vì say rƣợu. Vốn ngây thơ, Jim tin những điều Huck kể, thậm chí còn khoái chí kể lại “giấc mơ” - thực chất là điều thật sự đã xảy ra ấy, và thêm thắt cho hấp dẫn. Đến khi phát hiện ra bị lừa, Jim nổi giận mắng Huck những lời cay độc và bỏ đi. Phản ứng ấy của Jim làm Huck bỗng chốc cảm thấy “mình quá xấu xa và tồi tệ đến nỗi suýt nữa tôi cúi xuống hôn chân Jim để hắn quay lại” (25; tr. 126). “Mười lăm phút sau, tôi mới lấy đủ can đảm để đi đến hạ mình trước mặt một người nô lệ. Nhưng là việc ấy xong rồi, và cả về sau này tôi không bao giờ hối tiếc vì mình đã làm như vậy

(25; tr. 126). Một lần khác, khi Jim gặp trƣờng hợp nguy khốn, sắp sửa bị bắt thì bản chất thuần hậu, nhân đạo của Huck lại thắng thế, và Huck dùng mƣu mẹo để cứu Jim. Hay trong chƣơng XXXI, sau khi Jim bị tên lƣu manh bán cho một chủ trại cƣa lấy bốn mƣơi đô la. Huck lại phân vân giữa hai giải pháp: một là viết thƣ báo cho cô Watson biết nơi ở của Jim để cô ta tới nhận Jim về và có thể sẽ bán Jim ở một nơi khác, hai là tìm cách đánh cắp Jim ra khỏi tay chủ trại cƣa để hắn thoát khỏi cảnh nô lệ. Nhƣng một lần nữa, “lƣơng tâm” của Huck lại ngăn cản Huck không cho rơi vào “tội ác” này…

Những suy nghĩ và hành động ấy chẳng phải thể hiện một bƣớc trƣởng thành rất dài trong tính cách của Huck hay sao? Từ một đứa trẻ vẫn còn mang nặng trong đầu những định kiến, quy tắc mà xã hội văn minh áp đặt cho cậu; khiến cho hành động cứu thoát Jim cái buổi hai ngƣời mới quen nhau lần đầu, thực chất là một việc làm tốt đẹp xuất phát từ bản chất thuần hậu, đầy tính nhân đạo của Huck lại khiến Huck day dứt, dằn vặt bản thân nhƣ thể mình vừa làm một điều xấu xa, đi ngƣợc lại lẽ phải: “Jim nói người hắn run lên như bị cơn sốt mỗi khi nghĩ rằng mình sắp sửa được tự do. Quả thực, tôi cũng thấy run người lên khi nghe hắn nói như vậy. Một ý nghĩ chợt thoáng qua trong đầu óc là ngay vào

77

lúc này, hắn đã hầu như được tự do rồi. Vậy ai là người đáng trách trong vụ này? Vâng, chính là tôi. Tôi không có cách nào dứt bỏ được ý nghĩ ấy trong lương tâm, khiến cho lòng tôi cứ bị dằn vặt, không yên. Tôi không thể nào đứng yên bất động được. Ý nghĩ về hành động này của tôi chưa hề đến trong đầu óc tôi trước đó bao giờ, nhưng bây giờ đây, nó dằn vặt, xâu xé tôi mỗi lúc một thêm dữ dội. Tôi cố tự biện minh rằng tôi chẳng có gì đáng trách cả, bởi vì tôi không rủ rê thằng Jim chạy trốn khỏi tay người chủ chính đáng của nó. Nhưng vô ích, lương tâm của tôi vẫn bị thức tỉnh và nói với tôi: “Mày biết rằng hắn chạy trốn để tìm tự do, vậy đáng lý mày phải trèo vào bờ, báo cho mọi người biết”. Đúng thế, tôi không có cách nào biện minh cho hành động của tôi được. Đó là điều khiến tôi day dứt. Lương tâm lại bảo với tôi: “Cô Watson đáng thương có làm gì mày đâu mà mày đối xử với cô ta tệ bạc như thế. Cô ấy dạy cho mày biết đọc, dạy cho mày cách cư xử và tìm mọi cách để giúp đỡ cho mày. Cô ta đối xử với mày tốt như thế đó”. “Tự nhiên tôi cảm thấy mình hèn hạ, xấu xa tưởng chừng như nếu chết đi được vào lúc này, âu cũng là điều may…”(25; tr. 128 - 129).

Hành động cúi mình xin đƣợc tha thứ vì một hành động sai trái của Huck, trƣớc một ngƣời nô lệ, rồi sau đó là hết lần này đến lần khác cứu Jim khỏi phải trở về cảnh nô lệ, đặt trong hoàn cảnh xã hội mà Huck đang sống, cũng nhƣ đặt trong so sánh với suy nghĩ của Huck đối với Jim thời kỳ đầu, thể hiện một ý nghĩa lớn lao, một bƣớc tiến lớn trong tính cách của Huck. Cậu bé của Mark Twain đã không chỉ chiến thắng lại cái định kiến xã hội, nạn phân biệt chủng tộc nặng nề; mà cậu còn chiến thắng đƣợc bản thân mình, chiến thắng đƣợc những suy nghĩ vốn bị méo mó bởi thứ giáo dục trƣởng giả và giáo dục nhà thờ.

Vốn đƣợc “giáo dục” những tính xấu từ ngƣời cha nát rƣợu, độc giả cũng phải phì cƣời khi Huck kể lại cuộc tranh luận giữa cậu và Jim về hành động “mƣợn tạm” (theo quan niệm mà ông bố “truyền” lại cho Huck) hay “ăn cắp” (theo quan điểm của bà góa. Và cũng không phải vô tình mà sau cuộc tranh cãi ấy, Huck không còn “mƣợn tạm” con gà hay quả bí của ai nữa. Không phải là một câu chuyện khôi hài đơn thuần, mà đó chính là quá trình tự ý thức của

78

Huck để điều chỉnh lại hành vi của bản thân mình, một sự “tự giáo dục” và tự sửa đổi mà không một trƣờng lớp nào dạy đƣợc.

Huck đƣợc đánh giá là một trong số ít các nhân vật của Mark Twain có ý thức cực kỳ cao về bản thân mình. Huck đặc biệt ở cái tính cách luôn thẳng thắn thừa nhận cái xấu xa, tồi tệ trong chính con ngƣời mình. Cũng là một dụng ý khá tinh tế của Mark Twain khi để cho Huck ở ngôi thứ nhất (Tôi) từ đầu đến cuối câu chuyện, để cậu mặc sức diễn tả những diễn biến tâm lý của bản thân qua từng giai đoạn bằng ngôn ngữ của riêng mình. Con ngƣời một khi đủ dũng cảm thừa nhận cái xấu của bản thân, tức khắc họ sẽ đứng cao hơn cái xấu, và tự khắc phục đƣợc điểm yếu của bản thân. Sự trƣởng thành trong tính cách của Huck đƣợc Mark Twain miêu tả dựa theo quy luật này.

Tận mắt chứng kiến và cảm nhận đƣợc những tình cảm chân thành và sự tốt bụng của ba chị em cô Mary Jane, Huck từ “cảm thấy mình nhƣ đang ở nhà, đang sống giữa những ngƣời bạn thân”, Huck lại quay về tự xét lại bản thân “Tôi cảm thấy mình quá xấu xa, hèn hạ và đê tiện”. Và ngay lúc đó, chỉ vì cảm kích bởi những xúc cảm tốt đẹp mà những con ngƣời tốt đem lại, Huck đã quyết định “phải cố gắng làm thế nào mà giấu số tiền kia cho họ mới đƣợc”. Sau những suy tính triền miên, Huck bắt tay vào hành động: “Tôi tuồn vội cái bọc tiền xuống dưới nắp quan tài, ngay ở chỗ dưới hai cánh tay người chết để bắt chéo, chạm vào mà bủn rủn cả người” (25; tr. 247). Cái hình ảnh một cậu bé, một mình giữa đêm khuya vất vả vần cái bọc tiền, ngay bên cạnh là quan tài của ngƣời chết, thật đáng mến biết bao nhiêu. Cái “anh hùng” của cậu bé ấy, chẳng phải từ chính những hành động này sao?.

Ghê tởm sự đồi bại của những kẻ lừa đảo, nhƣ là lão “vua” và tên “quận công”, Huck còn đau đớn hơn nữa trƣớc sự dã man của con ngƣời trong xã hội ngƣời lớn mà cậu đang đối diện. Đã không ít lần Huck thốt lên những cảm nhận của mình về sự bỉ ổi, xấu xa, tham lam, đê tiện cùng với sự căm phẫn tột độ với lão vua và tên quận công lừa đảo. Thế nhƣng đến khi chứng kiến cảnh dân chúng hành hình hai tên “khốn khiếp” ấy, thì Huck lại cảm thấy ngậm ngùi, cái

79

sự ngậm ngùi và đau đáu của một đứa trẻ vẫn còn quá nhiều trong sáng: “tại sao con ngƣời đối với nhau lại có thể tàn bạo, ghê tởm nhƣ vậy!”; cảm giác này còn đeo bám Huck mãi không thôi: “tôi không còn cảm thấy mình hăm hở như trước nữa mà nhút nhát, hèn kém và đáng trách”. Với tƣ cách ngƣời kể chuyện, Huck mặc nhiên có thể phát biểu để thể hiện quan điểm của mình: “Nó không có gì khác nhau giữa vệc anh làm điều phải hay điều trái. Lương tâm của con người chẳng có nghĩa lý gì cả, làm thế nào cũng được. Nếu như tôi có một con chó vàng mà nó chẳng biết gì nhiều hơn cái mà lương tâm con người vẫn thường làm, thì tôi sẽ thuốc cho nó chết ngay.” (26; tr. 315). Rõ ràng Huck đã trƣởng thành bằng những suy ngẫm rất sâu sắc của mình về xã hội và con ngƣời quanh cậu. Đó thực sự không phải giọng điệu của một cậu nhóc tinh ranh, luôn ra vẻ sành sỏi và bất cần đời trong cuộc đồng hành với Tom ở làng cũ. Đó là một chiêm nghiệm của kẻ đã nếm trải đủ mùi vị cuộc đời. Tiếc thay, Huck buộc phải trở thành ngƣời lớn quá sớm so với tuổi đời của cậu.

Có rất nhiều điểm tƣơng đồng với Tom ở đức tính thông minh, dũng cảm, ở lòng khao khát đƣợc sống tự do, vƣợt lên trên xã hội bất công, ham chuộng tiền bạc, để hƣớng đến lý tƣởng cao đẹp, nhƣng cái nhìn của Huck vào xã hội đƣơng thời là cái nhìn của một đứa bé nhà nghèo bị xã hội đƣa đẩy vào chỗ bế tắc, một cái nhìn tƣơng đối bị ô nhiễm bởi thứ giáo dục trƣởng giả của gia đình và giáo dục tôn giáo của nhà thờ qua các lớp truyền giáo ngày chủ nhật (Sunday school). Vì thế, “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” đƣợc giới nghiên cứu phê bình coi nhƣ một “cuốn tiểu thuyết thiếu nhi giành cho người lớn”.

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)