V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
b. Xã hội chiếm hữu nô lệ
Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn đƣợc coi là tác phẩm phản ánh sinh động nhất cuộc sống và số phận của những nô lệ da đen nghèo khổ, đáng thƣơng cũng nhƣ những bất công, phi lý tồn tại trong xã hội Mỹ nửa cuối Thế kỷ XIX. Sự tồn tại của chế độ nô lệ là biểu hiện rõ ràng nhất của sự bất bình đẳng xã hội, mà nguyên nhân từ việc làm giàu bất nhân của những ngƣời chủ nô, quen xem ngƣời da đen là thứ hàng hóa siêu lợi nhuận. Và dù có lao động cực nhọc thì ngƣời nô lệ vẫn bị đối xử phân biệt, bị tƣớc đoạn quyền tự do và quyền đƣợc sống nhƣ một con ngƣời. Những lời bênh vực, những thiện cảm trìu mến mà Mark Twain dành cho Jim và những ngƣời da đen khác nhƣ một đòn giáng mạnh mẽ vào xã hội dung túng cho nạn phân biệt chủng tộc vô nhân đạo. Mark Twain phê phán những phi lý bất công của xã hội ấy bằng chính những trang sách phiêu lƣu của Huck và Jim, bằng cuộc hành trình đi tìm tự do của Jim và Huck. Cũng trong những trang sách, thế giới nội tâm của ngƣời nô lê da đen Jim - điển hình đại diện cho biết bao nhiêu ngƣời da đen khác đang phải chịu kiếp nô lệ, đƣợc hé mở. Họ cũng là những con ngƣời có xúc cảm, có trí tuệ, có lƣơng tri. Cuộc hành trình của Huck và Jim do đó còn thể hiện sự trƣởng thành về ý thức nhân quyền và sự nung nấu khát vọng tự do không chỉ của Huck, của những ngƣời da trắng, mà còn là khát vọng của những ngƣời da đen mang kiếp nô lệ, vốn không đƣợc coi là một con ngƣời bình đẳng trong xã hội.
c. Xã hội lưu manh và bạo lực
Không còn giữ đƣợc không khí trẻ thơ trong trẻo nhƣ trong Tom Saywer, cuộc phiêu lƣu của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là một bức tranh hiện thực đầy rẫy những tội ác và bạo lực. Sự dốt nát và đói nghèo không chỉ khiến con ngƣời trở nên cùng khổ mà còn làm tha hóa lƣơng tâm, đạo đức con ngƣời. Họ điên đảo trong men say của rƣợu, thuốc lá, cờ bạc. Lão Boggs ở Arkasaw suốt ngày say xỉn trên lƣng ngựa: “thịt trƣớc hết, kiếm cái chén là hàng đầu tất cả mọi sự”, để rồi chết bất thình lình dƣới nòng súng tàn bạo của ngƣời hàng
43
xóm. Chìm trong men say, những ngƣời đàn ông nhƣ cha của Huck, nhƣ Muff Potter, lão Boggs… đã chôn chặt đời mình trong kiếp sống bệ rạc, u mê không bao giờ có thể tỉnh táo.
Rong ruổi theo bƣớc chân của Huck và Jim, cuộc sống của những con ngƣời ở những thị trấn ven sông Mississippi hiện lên ảm đạm và buồn tẻ, đôi khi lại vô cùng tàn nhẫn bởi sự xuất hiện của máu và nƣớc mắt; những cuôc trả thù đẫm máu giữa hai dòng họ Grangerfords và Shepherdsons. Bọn trẻ nhà Grangerfords trạc tuổi Huck cũng phải tham gia trò súng đạn của ngƣời lớn dù chúng chẳng biết vì sao mà phải thù hận, giết chóc lẫn nhau. Sự ngây thơ và vô tƣ của Buck trong hành động trả thù vì truyền thống và danh dự gia đình là một cái cƣời cay đắng khi mà xã hội ngƣời lớn đã áp đặt những thứ đen tối vào cả thế giới của trẻ thơ. Ngay trong lúc cầu nguyện ở nhà thờ, họ vẫn “kẹp súng vào đùi hoặc dựa súng vào tường, với tay ra là có thể lấy được ngay”. Cái chết thƣơng tâm của Buck và ngƣời anh họ; hành động truy cùng giết tận của ngƣời lớn với hai đứa trẻ “giết chúng đi, giết chúng nó đi” là minh chứng cho sự xuống cấp của xã hội Mỹ Thế kỷ XIX, cái xã hội bị kéo lùi về thời đại dã man, mông muội, khi con ngƣời đối xử với nhau bằng “luật rừng”. Hay nhƣ cặp bài trùng King và Duck, không nề hà một trò bịp bợm nào, không từ một thủ đoạn nào để vơ vét cho đầy túi. Một kẻ chuyên bá thuốc giả, một kẻ chuyên lừa bịp bằng mấy tờ quảng cáo lúc tung lúc hứng để lừa gạt những ngƣời ngây thơ, nhẹ dạ. Với ngòi bút trào lộng xuất sắc, cuốn tiểu thuyết phiêu lƣu của Mark Twain đã thực sự đƣợc thêm vào rất nhiều tính hiện thực sâu sắc. Trên con đƣờng dõi theo cuộc hành trình của Huck và Jim, độc giả không khỏi căm phẫn sâu sắc, và bàng hoàng, xót xa cùng Huck trƣớc thực trạng xã hội đen tối, trƣớc lòng ngƣời tráo trở. Và cũng thông qua ngòi bút Mark Twain, để vừa cảm thƣơng, vừa bức xúc với đám quần chúng thị dân ít học, quê mùa, ích kỉ. Họ thà “cào bằng sự nhục nhã”, thà để ngƣời khác cũng bị hại nhƣ mình còn hơn để cho những kẻ lƣu manh nhƣ “vua” và “quận công” bị lật tẩy: “Chúng ta bị nó bịp, bịp một cách trắng trợn nhƣng chúng ta không muốn tự mình làm cái trò cƣời cho cả thị
44
trấn này (…). Cho nên chúng ta cứ lẳng lặng bƣớc ra khỏi đây và đồn đại lên về cái buổi diễn này, bịp nốt mọi ngƣời khác trong thị trấn. Nhƣ thế là tất cả đều cùng hội, cùng thuyền”. Chính sự ích kỷ của đám đông đã tiếp tay cho bọn lƣu manh hành động, họ vừa là nạn nhân của bọn cƣớp ngày, vừa là nạn nhân của chính thói dốt nát, bệ rạc của mình.
2.1.3. Không gian phong tục
Không phải ngẫu nhiên mà cuộc du hành của Huck và Jim lại đƣợc Mark Twain miêu tả là trên một chiếc bè dọc dòng sông Mississippi; nhờ phƣơng tiện du hành độc đáo ấy, mà cả Huck Jim cùng độc giả mới đƣợc trải nghiệm một bức tranh sinh động, phong phú đầy màu sắc về nếp sống, phong tục và tín ngƣỡng của những con ngƣời sống dọc bờ Tây sông Mississippi đã làm nên một trong những nét thú vị nhất của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, khiến cuốn tiểu thuyết này trở thành một cuốn sách bách khoa về đời sống miền Tây nƣớc Mỹ cuối Thế kỷ XIX.
Xuôi dòng Mississippi, bao trùm lên đời sống tinh thần của cƣ dân ven sông là lòng mộ đạo và sùng bái giáo lý nhà thờ đến mê muội. Những lời rao giang của mục sƣ có thể khiến cả đám đông “xúm lại, lăn mình xuống rơm mà khóc trông thật điên rồ và man rợn”. Thói mê tín dị đoạn lan tràn khắp nơi; nó khiến Huck luôn sợ hãi những bóng ma và điềm gở, và để trấn áp nỗi sợ hãi, cậu “lấy sợi dây buộc chặt mái tóc trên đầu để làm cái bùa đuổi yêu quái đi”; “hốt muối bị đổ vứt ra sau vai bên trái để tránh điều đen đủi”; hay say mê xem bói bằng búi lông của Jim… Chính Jim cũng mang cái tính mê tín điển hình của ngƣời da đen tƣởng rằng ma quái có thể bắt mất hồn con ngƣời và “dẫn đi lang thang khắp xứ”. Mark Twain đã chỉ ra sự đối nghịch giữa tính cách phóng khoáng, ƣa hành động, bất cần của Huck hay khát khao tự do của Jim với cuộc sống mê muội của những thị trấn ven sông mà hai ngƣời đi qua, và sự đối nghịch ngay trong bản thân họ, giữa tính cách phiêu lƣu điển hình với những tính cách bắt nguồn từ xã hội, môi trƣờng xung quanh.
45
Tuy nhiên ngòi bút Mark Twain không dừng lại ở những phán ánh tiêu cực về cuộc sống nghèo nàn. Nét thú vị ở Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là những khám phá về một đời sống đậm chất miền Tây, những mô tả về phong cảnh hay những cảnh sinh hoạt đặc trƣng của miền Tây nƣớc Mỹ.
Trong bối cảnh cốt truyện phiêu lƣu cần sự mê hoặc và hấp dẫn của tình tiết, trong cái nhìn của ngƣời dẫn truyện bản xứ, Mark Twain đã lấy điềm báo nhƣ một phƣơng tiện dẫn dắt không chỉ số phận nhân vật mà cả cốt truyện của tác phẩm. Lúc này điềm báo (omens) trùng với nghệ thuật báo trƣớc, ví dụ nhƣ chi tiết “sờ vào da rắn lột” xuyên suốt từ chƣơng X đến chƣơng XVI. Tấm da rắn lột mà Huck trót sờ vào đƣợc Huck và Jim coi nhƣ dấu hiệu cho một loạt những biến cố dồn dập xảy đến với chúng, từ việc bị lùng bắt và Jim suýt chút nữa thì bị bắt lại đến trận sƣơng mù rồi trận mƣa bão bất ngờ đổ xuống chiếc bè mỏng manh khiến Huck và Jim lạc nhau hết lần này đến lần khác….
2.2. THỜI GIAN
Cùng với không gian, yếu tố thời gian đóng vai trò rất quan trọng vào mạch diễn biến cốt truyện. Đặc biệt đối với thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu, thời gian cùng với không gian sẽ cùng cộng hƣởng, làm nên đặc điểm cốt truyện rất riêng cho thể loại này.
Đƣợc xây dựng theo kiểu cốt truyện phiêu lƣu, với định vị thể loại ngay từ nhan đề: “Những cuộc phiêu lưu của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”,
với xuyên suốt tác phẩm là cuộc hành trình (phiêu lƣu) của Huck và Jim trên một chiếc bè trôi dọc sông Mississipi, không - thời gian trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là điển hình cho nhận định của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Đặc điểm của tiểu thuyết phiêu lưu là sau mỗi biến cố, nhân vật bị ném vào một không gian mới đầy xa lạ, nhiều hiểm họa” [32; tr. 34]. Mark Twain đã rất chú trọng việc xây dựng loại “thời - không gian cản trở” với chức năng thử thách nhân vật. Cả không gian lẫn thời gian đều cộng hƣởng nhau gây sức ép lên các hoạt động của nhân vật, để từ đó làm nổi bật lên những vận động
46
về tính cách, những phẩm chất nội tâm của nhân vật; mà ở đây chúng tôi sẽ tập trung phân tích sự ảnh hƣởng của các yếu tố “thời - không gian cản trở” lên nhân vật trung tâm của tác phẩm, cậu bé Huck.
Ngoài ra, trong chƣơng này, chúng tôi cũng sẽ phân tích thêm về yếu tố điểm nhìn trần thuật trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn thể hiện rất rõ sự dịch chuyển từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại trở ngƣợc về quá khứ, đồng thời theo đó là sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn ngƣời lớn. Chính từ những đặc điểm này mà toàn bộ cốt truyện sẽ đƣợc kể ra với đầy đủ những thú vị của nó.
2.2.1. Thời - không gian cản trở
Khái niệm thời - không gian (chronotope) lần đầu tiên đƣợc định danh trong một công trình của Bakhtine có nghĩa là: không gian và thời gian trong tiểu thuyết đƣợc tổ chức một cách đặc biệt. Chính từ sự nghiên cứu cách tổ chức thời - không gian này, Bakhtine đã phân định những thể loại tiểu thuyết khác nhau, xuyên qua các thời đại: tiểu thuyết Hy Lạp, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết huê tình, tiểu thuyết tự thuật v.v...
Trong loại hình tiểu thuyết kiếm hiệp - tiền thân của thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu sau này, tổ chức thời không gian đặt trọng tâm ở sự gặp gỡ trên đƣờng: “Con đường là thành tố đặc biệt, đưa đến những cuộc gặp gỡ, bất ngờ, kỳ thú, là căn nguyên của của những tình tiết gay cấn, éo le thử thách và gây nguy hiểm cho nhân vật. Con đường là một tổ chức thời - không gian, giữ địa vị chủ yếu kéo dài suốt từ thời thượng cổ Hy Lạp đến thời trung cổ, trong những tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm tây phương.
Con đường, xuyên suốt các thời kỳ, qua các tiểu thuyết phong tục và phiêu lưu, từ Satiricon của Pétrone, Ane d'or của Apulée, đến những tiểu thuyết kiếm hiệp thời Trung cổ. Con đường - trong Parzifal của Wolfram von Eschenbach - mà nhân vật đi đến Monsalvat, trở nên một ẩn dụ: vừa là đường đi, vừa là
47
đường đời, đường tâm hồn, khi dẫn đến Chúa, khi đi xa Chúa, tùy theo những bấp bênh nổi trôi trong thân phận nhân vật.
Thế kỷ XVI - XVII, Don Quichotte đã đi suốt xứ Tây Ban Nha, rồi bao nhiêu nhân vật nổi tiếng khác đã theo chân Don Quichotte, trên các nẻo đường khác ở Âu Châu.” [3; tr.385 – 385].
Từ các nghiên cứu của mình, Bakhtine cũng đã lần đầu chỉ ra giá trị và ý nghĩa của thời - không gian trong tiểu thuyết. Theo ông, thời - không gian có giá trị hiển nhiên đối với chủ đề (cốt truyện). Nó chính là trung tâm tổ chức cho sự xuất hiện và vận động của những biến cố chính chứa đựng trong tác phẩm. Những nút thắt, mở trong tiểu thuyết đều nằm ở thời - không gian, do vậy nó chính là đầu não của chủ đề, là nơi xảy ra những sƣ kiện chính trong tác phẩm, là “sự vật chất hóa thời gian trong không gian, hiện ra như một trung tâm cụ thể hóa hình ảnh, là hiện thân của toàn bộ cuốn tiểu thuyết. Tất cả các yếu tố khác như triết lý, tâm lý, xã hội, tư tưởng, phân tich nhân quả, cứ thế mà hướng về thời - không gian, quay quanh nó, nhờ vào sự trung gian của nó, để xây dựng máu thịt, để nhập vào ngữ tự màu sắc của nghệ thuật văn chương” [3; tr.391].
Với lý thuyết này của Bakhtine, có thể thấy đƣợc rất rõ tầm quan trọng của yếu tố thời - không gian trong thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu. Bởi nhƣ GS. Phan Cự Đệ đã chỉ ra: “Trong tiểu thuyết phiêu lưu, những biến cố bất ngờ, đầy kịch tính xảy ra dồn dập trong cốt truyện. Nhân vật đi lang thang nơi chân trời góc bể hoặc dấn thân vào những nguy hiểm, phần nhiều là những nguy hiểm chết người để hoàn thành một sứ mệnh, chinh phục một vùng đất hoang, một xứ sở xa lạ, phát hiện ra một kho báu, khám phá một vụ án, một bí mật, có khi là bí mật của cả một quốc gia” [14; tr.81].
Là một thuật ngữ có nội dung rất rộng, tiểu thuyết phiêu lƣu bao gồm nhiều loại tiểu thuyết khác nhau từ “tiểu thuyết du ký, tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung cổ… đến tiểu thuyết khoa học viễn tƣởng, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết trinh thám…”. Riêng với xã hội Mỹ, nơi phiêu lƣu đã trở thành truyền thống, đã đi vào lịch sử hình thành và phát triển của đất nƣớc này, hiển nhiên sẽ là “mảnh
48
đất” màu mỡ cho thể loại tiểu thuyết này phát triển. Đến Mark Twain, tính chất phiêu lƣu ấy đƣợc thể hiện bằng ngòi bút hiện thực “tự do một cách sâu sắc và tiềm tàng sức mạnh phản kháng xã hội”. Do đó, trong các tác phẩm của mình, Mark Twain không chỉ tiếp tục kế thừa những đặc trƣng của tiểu thuyết phiêu lƣu Mỹ mà còn thể hiện đƣợc những ý nghĩa mới mẻ đằng sau những chuyện kể phiêu lƣu.
Khi bàn về tiểu thuyết phiêu lƣu, nhà nghiên cứu Đào Ngọc Chƣơng đã đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật và kết cấu - cốt truyện của thể loại này: “Tiểu thuyết phiêu lưu luôn gắn liền với kiểu nhân vật hành động. Hành động và mục tiêu của hành động là toàn bộ sự quan tâm của nhân vật phiêu lưu, là bản thân sự tồn tại của nhân vật… Và vì thế kết cấu - cốt truyện phiêu lưu phải là một chuỗi các sự biến thường là do hành động của nhân vật gây ra mà sự biến nào cũng có thể đẩy nhân vật đến những điểm mút (thời gian và không gian) bất ngờ, và hành động cứ thế tiếp tục, tiếp diễn” [7; tr.36]. Hành trình với vô số những biến cố bất ngờ của Huck và Jim đã thể hiện rõ ràng nhất kiểu kết cấu - cốt truyện đó. Có thể đơn giản làm một phép liệt kê để thấy cuộc hành trình tìm tự do, tìm miền đất hứa của Huck và Jim đầy rẫy những biến cố, mà mỗi biến cố đó đều gắn với một địa điểm, một không gian cụ thể (nhƣ chúng tôi đã phân tích riêng về yếu tố không gian trong chƣơng I của luận văn này), và đặc biệt những biến cố này đều đa phần diễn ra vào buổi tối/ ban đêm, khi đã tàn đi ánh mặt trời.
Lần đầu tiên Huck bị cảm giác đe dọa đến tính mạng bủa vây, đáng buồn thay lại đến từ ngƣời cha ruột. Trong những cơn say, ông bố trở thành một gã