Nhân vật qua thủ pháp tiếng cƣời

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 73)

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

b. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn ngƣời lớn

3.3. Nhân vật qua thủ pháp tiếng cƣời

Nếu ví cuộc đời nhƣ một dòng sông, thì dòng sông cuộc đời của Huck không khi nào phẳng lặng, êm ái mà luôn lắm vực xoáy, thác ghềnh. Khi ấy, con ngƣời hoặc có thể vƣợt qua với nụ cƣời ngạo nghễ của kẻ chiến thắng, hoặc bị nhấn chìm cũng trong những tiếng cƣời “cƣời ra nƣớc mắt”. Song dù có thế nào, tiếng cƣời vẫn cứ vang lên nhƣ là vũ khí của kẻ mạnh. Không riêng gì Mark Twain, những cuốn tiểu thuyết phiêu lƣu nổi tiếng của nhân loại, đều dùng tiếng cƣời nhƣ là phƣơng thức hiệu quả nhất hòng chuyển tải những thông điệp sâu xa về nhân sinh và xã hội với cho ngƣời đọc (Don Quixote, Gulliver’s Travels…).

Tiếng cƣời của Mark Twain mang phong cách miền Tây, hài hƣớc, dí dỏm nhƣng cũng không ít tính châm biếm, chua cay (tiếng cƣời giễu nhại). Van Vyck Brooks - một nhà nghiên cứu Mỹ đã nhận xét: “Tiếng cười miễn viễn Tây là tiếng cười vui tươi nhất, hồn nhiên nhất thế gian nhưng đằng sau nó là cả một tấn bi kịch” [34; tr. 14).

Là một nhà văn thông minh, dí dỏm với chất hài gần nhƣ là tự nhiên thiên bẩm, Mark Twain đã từng nói: “với tôi, hài hước là một điều vĩ đại”. Không phải cây hài mua vui theo khẩu vị của độc giả đại chúng, chất hài trong sáng tác của Mark Twain chính là tiếng cƣời miền viễn Tây dí dỏm, sâu sắc làm nổi bật lên những tình huống trào lộng thâm thúy. Sau tiếng cƣời, độc giả thấy mình đang suy ngẫm vì những vấn đề ẩn dấu dƣới tiếng cƣời sinh ra từ một xã hội đầy rẫy những điều ngang trái. Chán ghét các quy tắc xã hội gò bó, kìm kẹp con

71

ngƣời, làm u mê con ngƣời, Mark Twain đã dùng tiếng cƣời của mình để phá vỡ hoàn toàn những quy tắc đó.

Sử dụng linh hoạt nhiều thủ pháp tƣơng phản, giễu nhại, nghịch lý, các kết thúc bất ngờ, sử dụng các mẩu đối thoại, tình huống, phát ngôn đầy sự mỉa mai châm biếm… là cách Mark Twain tạo nên tiếng cƣời. Kèm theo những châm biếm đó, Mark Twain luôn mang một bộ mặt “lạnh nhƣ tiền” (poker face) với thái độ phớt tỉnh. Chính cách đó mới làm cho độc giả vỡ òa tiếng cƣời khi phát hiện cùng lúc bản thân sự tƣơng phản của đối tƣợng trào lộng cùng với sự tƣơng phản trong biểu hiện dửng dƣng của tác giả (ngƣời kể chuyện); đúng nhƣ một tuyên bố thú vị của Mark Twain, rằng: “nhà văn hài phải giả đồ nghiêm trang tuyệt đối”. Nói Mark Twain là một nhà văn hài hƣớc thông minh, dí dỏm bởi ông luôn duy trì tình trạng hồi hộp của ngƣời đọc bằng cách để dành và dự trữ một lực nén lò xò từ sự tƣơng phản để tung ra những quả đấm vô cùng bất ngờ và thú vị.

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)