V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
b. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn ngƣời lớn
3.3.1. Tiếng cƣời tƣơng phản
Là thủ pháp quen thuộc để tạo ra những tình huống gây cƣời, những chi tiết đối lập, không ăn nhập giữa lời nói và hành động, giữa lý tƣởng và thực tế… đã đƣợc Mark Twain sử dụng triệt để nhằm làm bật lên tiếng cƣời sâu sắc; từ đó chỉ ra những mặt trái xấu xí, phi lý và vô đạo đang tồn tại phổ biến và có thực trong đời sống xã hội Mỹ nửa cuối Thế kỷ XIX. Ở đó, cái thực chất và cái giả tạo không ngừng soi rọi vào nhau để làm lộ rõ chân tƣớng của sự việc. Trong đó, điển hình nhất là hình tƣợng trƣờng học chủ nhật, tôn giáo và nhà thờ. Tiếp theo cái mạch đã từng đƣợc khai thác trong Tom Sawyer, trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, tinh thần phê phán và châm biếm nhà thờ bằng thủ pháp tƣơng phản lại đƣợc tiếp tục tái hiện “nếu các bạn để ý sẽ thấy, có nhiều người chỉ khi nào không thể đi nhà thờ được thì mới không đi thôi, chứ lợn thì khác… vì nhà thờ có sàn gỗ mát mẻ, cao ráo là nơi lợn rất thích.” (25; tr. 185).
72
những gì là tôn nghiêm, trang trọng để đƣa nó về đúng với bản chất giáo điều, hình thức màu mẻ của nó.
Sự tƣơng phản trong quan niệm của ngƣời lớn và trẻ con về tôn giáo cũng đƣợc Mark Twain thể hiện rất hóm hỉnh. Qua lời tâm sự của Huck, thái độ bất cần và hoài nghi của trẻ con đối với cái thế giới mà ngƣời lớn luôn sùng bái, kính sợ ấy rất rõ ràng: “Cô ấy bảo đi đến chỗ đó thì người ta suốt ngày chỉ có việc nhởn nhơ đàn hát thôi. Tôi cũng chẳng thiết cái đó nữa… Tôi hỏi cô ấy rằng xem chừng thằng Tom có thể đi đến chỗ tốt đẹp ấy không, cô ấy bảo xét kỹ ra thì không được. Nghe nói vậy tôi thích quá, và tôi cứ muốn rằng hai đứa cùng sống với nhau, đừng đứa nào đi đâu cả.” (25; tr. 18 - 19) Trong khi ngƣời lớn luôn muốn “ăn ở thế nào để đƣợc đi đến chỗ tốt đẹp”, thì trẻ con lại xem đó là phù phiếm, vì tâm hồn chân thành mộc mạc của chúng không đòi hỏi một điều gì cao xa ở mãi đâu, chúng chỉ cần một cuộc sống tự do, thoải mái, có bạn bè bên cạnh. Đó chính là cái thực tế đáng yêu, đáng trân quý, là quan niệm đích thực về hạnh phúc trƣớc mắt, thực sự tồn tại của lũ trẻ, điều mà những ngƣời lớn giáo điều kia không thể nào có đƣợc.
Cũng trên tinh thần đó, xoay quanh cuộc tranh luận giữa Huck và Jim về “lộc vật chất” và “lộc tinh thần”, Mar Twain đã châm biếm sâu cay bản chất bóc lột tham lam của thế lực nhà thờ. Những luận điệu nhà thờ chỉ để mê hoặc lòng tin của giáo dân, đặc biệt là những ngƣời nô lệ da đen ít học và nghèo khổ: “Kẻ nào bỏ tiền vào thùng này cho Chúa thì sẽ được Chúa ban lại gấp trăm lần”.