Thời không gian cản trở

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 49)

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

c. Xã hội lƣu manh và bạo lực

2.2.1. Thời không gian cản trở

Khái niệm thời - không gian (chronotope) lần đầu tiên đƣợc định danh trong một công trình của Bakhtine có nghĩa là: không gian và thời gian trong tiểu thuyết đƣợc tổ chức một cách đặc biệt. Chính từ sự nghiên cứu cách tổ chức thời - không gian này, Bakhtine đã phân định những thể loại tiểu thuyết khác nhau, xuyên qua các thời đại: tiểu thuyết Hy Lạp, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết huê tình, tiểu thuyết tự thuật v.v...

Trong loại hình tiểu thuyết kiếm hiệp - tiền thân của thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu sau này, tổ chức thời không gian đặt trọng tâm ở sự gặp gỡ trên đƣờng: “Con đường là thành tố đặc biệt, đưa đến những cuộc gặp gỡ, bất ngờ, kỳ thú, là căn nguyên của của những tình tiết gay cấn, éo le thử thách và gây nguy hiểm cho nhân vật. Con đường là một tổ chức thời - không gian, giữ địa vị chủ yếu kéo dài suốt từ thời thượng cổ Hy Lạp đến thời trung cổ, trong những tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm tây phương.

Con đường, xuyên suốt các thời kỳ, qua các tiểu thuyết phong tục và phiêu lưu, từ Satiricon của Pétrone, Ane d'or của Apulée, đến những tiểu thuyết kiếm hiệp thời Trung cổ. Con đường - trong Parzifal của Wolfram von Eschenbach - mà nhân vật đi đến Monsalvat, trở nên một ẩn dụ: vừa là đường đi, vừa là

47

đường đời, đường tâm hồn, khi dẫn đến Chúa, khi đi xa Chúa, tùy theo những bấp bênh nổi trôi trong thân phận nhân vật.

Thế kỷ XVI - XVII, Don Quichotte đã đi suốt xứ Tây Ban Nha, rồi bao nhiêu nhân vật nổi tiếng khác đã theo chân Don Quichotte, trên các nẻo đường khác ở Âu Châu.” [3; tr.385 – 385].

Từ các nghiên cứu của mình, Bakhtine cũng đã lần đầu chỉ ra giá trị và ý nghĩa của thời - không gian trong tiểu thuyết. Theo ông, thời - không gian có giá trị hiển nhiên đối với chủ đề (cốt truyện). Nó chính là trung tâm tổ chức cho sự xuất hiện và vận động của những biến cố chính chứa đựng trong tác phẩm. Những nút thắt, mở trong tiểu thuyết đều nằm ở thời - không gian, do vậy nó chính là đầu não của chủ đề, là nơi xảy ra những sƣ kiện chính trong tác phẩm, là “sự vật chất hóa thời gian trong không gian, hiện ra như một trung tâm cụ thể hóa hình ảnh, là hiện thân của toàn bộ cuốn tiểu thuyết. Tất cả các yếu tố khác như triết lý, tâm lý, xã hội, tư tưởng, phân tich nhân quả, cứ thế mà hướng về thời - không gian, quay quanh nó, nhờ vào sự trung gian của nó, để xây dựng máu thịt, để nhập vào ngữ tự màu sắc của nghệ thuật văn chương” [3; tr.391].

Với lý thuyết này của Bakhtine, có thể thấy đƣợc rất rõ tầm quan trọng của yếu tố thời - không gian trong thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu. Bởi nhƣ GS. Phan Cự Đệ đã chỉ ra: “Trong tiểu thuyết phiêu lưu, những biến cố bất ngờ, đầy kịch tính xảy ra dồn dập trong cốt truyện. Nhân vật đi lang thang nơi chân trời góc bể hoặc dấn thân vào những nguy hiểm, phần nhiều là những nguy hiểm chết người để hoàn thành một sứ mệnh, chinh phục một vùng đất hoang, một xứ sở xa lạ, phát hiện ra một kho báu, khám phá một vụ án, một bí mật, có khi là bí mật của cả một quốc gia” [14; tr.81].

Là một thuật ngữ có nội dung rất rộng, tiểu thuyết phiêu lƣu bao gồm nhiều loại tiểu thuyết khác nhau từ “tiểu thuyết du ký, tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung cổ… đến tiểu thuyết khoa học viễn tƣởng, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết trinh thám…”. Riêng với xã hội Mỹ, nơi phiêu lƣu đã trở thành truyền thống, đã đi vào lịch sử hình thành và phát triển của đất nƣớc này, hiển nhiên sẽ là “mảnh

48

đất” màu mỡ cho thể loại tiểu thuyết này phát triển. Đến Mark Twain, tính chất phiêu lƣu ấy đƣợc thể hiện bằng ngòi bút hiện thực “tự do một cách sâu sắc và tiềm tàng sức mạnh phản kháng xã hội”. Do đó, trong các tác phẩm của mình, Mark Twain không chỉ tiếp tục kế thừa những đặc trƣng của tiểu thuyết phiêu lƣu Mỹ mà còn thể hiện đƣợc những ý nghĩa mới mẻ đằng sau những chuyện kể phiêu lƣu.

Khi bàn về tiểu thuyết phiêu lƣu, nhà nghiên cứu Đào Ngọc Chƣơng đã đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật và kết cấu - cốt truyện của thể loại này: “Tiểu thuyết phiêu lưu luôn gắn liền với kiểu nhân vật hành động. Hành động và mục tiêu của hành động là toàn bộ sự quan tâm của nhân vật phiêu lưu, là bản thân sự tồn tại của nhân vật… Và vì thế kết cấu - cốt truyện phiêu lưu phải là một chuỗi các sự biến thường là do hành động của nhân vật gây ra mà sự biến nào cũng có thể đẩy nhân vật đến những điểm mút (thời gian và không gian) bất ngờ, và hành động cứ thế tiếp tục, tiếp diễn” [7; tr.36]. Hành trình với vô số những biến cố bất ngờ của Huck và Jim đã thể hiện rõ ràng nhất kiểu kết cấu - cốt truyện đó. Có thể đơn giản làm một phép liệt kê để thấy cuộc hành trình tìm tự do, tìm miền đất hứa của Huck và Jim đầy rẫy những biến cố, mà mỗi biến cố đó đều gắn với một địa điểm, một không gian cụ thể (nhƣ chúng tôi đã phân tích riêng về yếu tố không gian trong chƣơng I của luận văn này), và đặc biệt những biến cố này đều đa phần diễn ra vào buổi tối/ ban đêm, khi đã tàn đi ánh mặt trời.

Lần đầu tiên Huck bị cảm giác đe dọa đến tính mạng bủa vây, đáng buồn thay lại đến từ ngƣời cha ruột. Trong những cơn say, ông bố trở thành một gã điên cuồng, bệnh hoạn. Không chỉ đánh đập Huck, lão còn tuyên bố sẽ giết chết cậu: “Ông nhìn thấy tôi, rồi đuổi tôi chạy khắp phòng chòi, gọi tôi là thần chết, và dọa sẽ giết tôi, để tôi không còn có thể đến bắt ông nữa” (25; tr.50). Trong đêm tối, trƣớc ngƣời cha đã phát điên vì rƣợu sẵn sàng giết mình bất cứ lúc nào, Huck đã có một hành động rất bản năng, để tự bảo vệ mình: “Sau khi ông đã ngủ say rồi, tôi liền đứng lên một chiếc ghế cũ thủng đáy, nhẹ nhàng

49

lấy súng xuống, không một tiếng động, lên đạn, rồi kê trên một cái thùng củ cải, hướng mũi súng về phía cha tôi đang nằm. Tôi ngồi ở phía sau, chờ đợi cha tôi cựa quậy” (25; tr.51). Huck làm điều này với một sự điềm tĩnh kỳ lạ, trong phút chốc cậu bé con biến mất, chỉ còn lại trong bóng tối một con ngƣời đang bị dồn đến bƣớc đƣờng cùng: “Thời gian trôi qua sao mà chậm chạp, yên tĩnh đến thế”.

Biết không còn có thể chần chừ, vì ở lại với bố có ngày mất mạng, Huck quyết định thực hiện kế hoạch bỏ trốn. Một lần nữa, đêm tối lại đồng hành với Huck. Sau khi thực hiện hết những “động tác” cực kỳ không khéo để đánh lạc hƣớng cha và mọi ngƣời về một vụ án mạng, mà trong đó Huck đã thiệt mạng, cậu bé chèo xuồng xuôi theo dòng sông: “rất nhẹ nhàng nhưng cũng rất nhanh, dưới bóng tôi ven bờ sông”. Trái ngƣợc với bóng tối chứa đựng đầy nỗi sợ hãi trong căn chòi với ông bố chỉ chực chờ giết mình trong cơn say, bóng đêm của dòng sông giờ trở thành ngƣời đồng hành và “bao che” cho Huck khỏi những cặp mắt tò mò. Và cũng chính trong cái đêm bỏ trốn đó, lần đầu tiên Huck nhận ra vẻ đẹp thanh thản đến lạ lùng của thế giới bên ngoài và của chính tâm hồn cậu: “Tôi nằm ngửa lên nhìn trời, hút thuốc, trong lòng vô cùng sảng khoái. Bầu trời không một bóng mây. Nằm ngửa dưới ánh răng nhìn lên càng thấy bầu trời sâu thăm thẳm. Trước kia, tôi không bao giờ nhận ra điều ấy” (25; tr.57)

Một trong những biến cố xảy đến trong cuộc hành trình đƣợc coi nhƣ là một bƣớc ngoặt góp phần rất lớn vào việc thay đổi nhận thức của Huck, là vụ việc bị lạc mất Jim trong một đêm dày đặc sƣơng mù trên sông. Lại vẫn là thời điểm của một đêm đen, khi Huck và Jim bị sƣơng mù bủa vây và lạc mất nhau. Trong chƣơng này (chƣơng 15: Tội nghiệp cho Jim), có thể thấy nhịp điệu thời gian đột ngột trở nên cực kỳ gấp rút. Ngay khi hai ngƣời bạn quyết định buộc bè lại vì không thể tiếp tục đi trong sƣơng mù, một dòng chảy ào đến và cuốn phăng chiếc bè đi mất, cùng với Jim trên đó. Vất vả đuổi theo chiếc bè trong màn sƣơng dày đặc, chỉ nhờ vào những tiếng hú vô phƣơng định vị, không rõ là của Jim hay còn của những ngƣời nào khác khiến Huck rơi vào hoảng loạn:

50

“Từ phía xa xa dưới kia, hình như có tiếng hú nho nhỏ đáp lại. Tôi phóng ngay về phía ấy, cố gắng lắng nghe một lần nữa. Đến tiếng hú thứ hai, tôi nhận thấy tôi không tiến đến phía ấy mà đã đi quá xa về phía bên phải. Rồi khi nghe tiếng hú tiếp theo nữa, tôi lại thấy mình đang hướng về phía bên trái… Thế rồi, trong khi cố đuổi theo, bỗng nhiên tôi lại nghe tiếng hú ấy ở phía sau lưng tôi. Lúc bấy giờ tôi bối rối vô cùng” (25; tr.119). Để diễn tả sự đột ngột, bất thình lình của biến cố to lớn nguy cơ phá tan cuộc đồng hành của hai ngƣời bạn, Mark Twain đã sử dụng một loạt những từ chỉ thời gian: “rồi chỉ trong một phút”; “chỉ vài giây đồng hồ sau đó”, song song ngƣợc lại với những diễn biến nhanh nhƣ bão của không gian thiên nhiên đang dồn đuổi Huck, thì khái niệm thời - không gian trong tâm trí Huck lúc đó lại nhƣ ngƣng đọng: “Trong hoàn cảnh như vậy, bạn sẽ có cảm giác như mình đang nằm yên như chết trên mặt nước”; và rồi chính Huck cũng ngay lập tức lý giải cảm giác đó của mình: “Còn nếu như bạn chưa thấy được nỗi buồn chán và cô đơn của kẻ đi lạc trong sương mù vào lúc ban đêm, thì bạn cứ thử một lần đi. Bạn sẽ thấy rõ” (25; tr.121).

Hành trình của Huck và Jim thực chất là một hành trình không biết đƣợc địa danh nào là điểm đến, và những biến cố mà chúng gặp phải đều “bất thình lình”, không dấu hiệu hay dự báo trƣớc, và chỉ đƣợc lý giải theo tƣ duy mê tín của Huck và Jim, là mọi sự đen đủi chúng gặp phải đều do trót sờ vào tấm da rắn lột. Các sự việc không hay xảy đến với Huck và Jim trong cuộc hành trình đa phần đều tuân thủ khá chặt chẽ nguyên tắc của thể loại: “Trong tiểu thuyết phiêu lưu, những biến cố bất ngờ, đầy kịch tính xảy ra dồn dập trong cốt truyện. Nhân vật đi lang thang nơi chân trời góc bể hoặc dấn thân vào những nguy hiểm, phần nhiều là những nguy hiểm chết người[11; tr. 81].

Lạc nhau trong sƣơng mù còn chƣa hoàn hồn, Huck và Jim đã phải đối mặt ngay với một cuộc đụng độ dữ dội trên sông, với một con tàu khổng lồ và lại một lần nữa, suýt mất mạng. Cũng lại là một đêm tối khác, và lúc này không phải màn sƣơng mù thử thách chúng, mà lại là một cơn mƣa trên sông. Không gian và thời gian đích thực đang “liên kết” với nhau để cùng chống lại nhân vật,

51

ném hai nhân vật của chúng ta vào một không gian tuy xa lạ mà tƣởng là an toàn, song thực chất lại tiềm tàng bao nguy hiểm. Sau tai nạn đắm bè, Huck lại lạc Jim một lần nữa, và đƣợc một gia đình phong lƣu, tốt bụng cƣu mang. Qua lời kể của Huck thì gia đình Grangerford đích thực là rất đẹp đẽ và tử tế, từ ngôi nhà cho đến những thành viên sống trong ngôi nhà đó. Ở đây, Huck còn đƣợc gặp lại Jim và đƣợc biết rằng chiếc bè của hai đứa vẫn chƣa bị vỡ ra từng mảnh. Nhƣng nào Huck có đƣợc yên ổn để vui vẻ với gia đình ngƣời bạn mới quen (Buck) và ngƣời bạn mới tìm thấy sau tai nạn (Jim). Bóng đen của mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ Grangerford và Shepherdson đã bao phủ một bầu không khí chết chóc xuống gia đình Grangerford và gây ra cho Huck một nỗi đau, nồi buồn bã ám ảnh vô cùng về cái cách mà con ngƣời ta đối xử với nhau, truy sát nhau đến cùng: “Tôi thấy trong lòng đau nhói, suýt ngã ra khỏi cây. Tôi sẽ không nói thêm nhiều về chuyện này nữa, vì càng nhắc đến từng nào tôi càng cảm thấy đau đớn thêm từng ý. Tôi không bao giờ quên được những hình ảnh ấy - nhiều khi chúng ám ảnh tôi cả trong những giấc mơ” (25; tr.164).

Mark Twain đã chỉ ra rằng, dù có thế nào,Huck vẫn là một đứa trẻ với tấm lòng nhân hậu, vì thế dù sau cùng biết mình và ngƣời bạn Jim đã bị hai tên “vua” và “quận công” giả “lừa cho không thƣơng tiếc”, và dù hai gã lƣu manh đó thật xứng đáng bị trừng phạt, song Huck vẫn không khỏi sửng sốt và ngậm ngùi khi thấy cảnh: “nhà vua và quận công đang cưỡi trên một thanh sắt, nghĩa là tôi nhận ra họ, cho dù họ không có vẻ gì giống như một con người, vì từ đầu đến chân đều bị trét hắc ín và cắm lông lởm chởm. Tôi rất đau lòng trước cảnh tượng như vậy… Cảnh tượng ấy thật là kinh tởm. Tại sao lại có thể có sự tàn nhẫn như vậy giữa con người với con người?” (25; tr.314).

Chỉ là một đứa trẻ không đƣợc hƣởng bất cứ tình thƣơng nào của gia đình cũng nhƣ sự giáo dục nào của xã hội, đứa trẻ dƣới đáy của xã hội, và cuộc đời thực chất là những cuộc trốn chạy và bị đuổi bắt. song sau tất cả từng ấy biến cố xảy đến trong suốt cuộc bỏ trốn về với miền đất hứa, miền đất của tự do,

52

Huck Finn thực sự đã chứng tỏ rằng mình nhân văn hơn hết thảy những con ngƣời trong xã hội xung quanh cậu.

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)