1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại

122 989 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Khám phá sâu sắc về đối tượng, đề xuất được những tư tưởng quan niệm có ý nghĩa đối với đời sống hiện thực, vừa chạm đến chiều sâu cảm xúc con người…ta có thể thấy, kí là nơi gặp gỡ của

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-* -

VI THỊ THANH HUỆ

ĐẶC ĐIỂM KÝ CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC

TƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 34

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS HÀ VĂN ĐỨC

Trang 2

HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-* -

VI THỊ THANH HUỆ

ĐẶC ĐIỂM KÝ CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC

TƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2011

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề 7

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Cấu trúc luận văn 10

NỘI DUNG 11

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỂ KÍ - THỂ KÍ TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 11

1.1 Khái quát về thể kí 11

1.1.1 Sự xuất hiện và phát triển của thể kí trong văn học Việt Nam 11

1.1.2 Những quan niệm khác nhau và đặc trưng của kí văn học 14

1.2 Kí trong sự nghiệp sáng tác văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường 19

1.2.1 Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường 19

1.2.2 Hoàng Phủ Ngọc Tường - từ con người đến trang kí 24

1.2.2.1 Con người nhập thế sôi nổi, đầy trách nhiệm với đời 24

1.2.2.2 Bản lĩnh sống, bề dày kinh nghiệm của người cầm bút 26

1.2.2.3 Cái tâm của con người cháy hết mình trong những trang viết 27

Chương 2: HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN QUA BÚT KÍ CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 29

2.1 Thiên nhiên qua trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường 29

2.1.1 Thiên nhiên trong kí của HPNT là bức tranh tươi đẹp, giàu có với những phát hiện độc đáo 29

2.1.2 Thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người 38

2.2 Hiện thực đời sống con người trong ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường 44

Trang 4

2.2.1 Hiện thực đời sống con người trong chiến tranh và trong hoà bình 44

2.2.2 Chân dung các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, giới trí thức nghệ nhân, nghệ sĩ 65

2.3 Văn hoá, lịch sử đất nước qua những trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường 71

Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG BÚT KÍ CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 78

3.1 Cái tôi trữ tình tài hoa, lịch lãm, mê đắm 78

3.2 Nhìn nhận thiên nhiên, cuộc sống, con người, dưới góc độ văn hoá thẩm mỹ, lịch sử, triết học 82

3.3 Nghệ thuật so sánh liên tưởng phong phú, độc đáo 94

3.4 Thế giới biểu tượng phong phú mang giá trị nghệ thuật cao 96

3.5 Ngôn ngữ giọng điệu tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc 104

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong văn xuôi, thể kí văn học đã xác lập cho mình một vị trí quan

trọng bởi những đặc điểm khả năng có tính ưu trội của mình Là thể loại cơ

động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực đời sống song kí văn

học rất kén người sử dụng Kí văn học là sân chơi thử sức cho mọi nhà văn nhưng dùng kí để viết cho hay cho ấn tượng là không dễ Kí đã lôi cuốn khơi gợi lòng tin nơi độc giả bằng việc phản ánh chân thật hiện thực đời sống ở

những khía cạnh tiêu biểu, ở tính có vấn đề “tác phẩm kí vừa có khả năng

đáp ứng được yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa sâu sắc của nghệ thuật”[32,Tr.184] Không chỉ có vậy, kí không gò

bó người viết trong một phương thức biểu hiện mà mở rộng khả năng sáng tạo của nhà văn – khơi mạch nguồn vô tận của sự sáng tạo, của cảm xúc con người Khám phá sâu sắc về đối tượng, đề xuất được những tư tưởng quan niệm có ý nghĩa đối với đời sống hiện thực, vừa chạm đến chiều sâu cảm xúc con người…ta có thể thấy, kí là nơi gặp gỡ của những nhân tố: trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực…

Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) là một trong những tác giả tiêu biểu

có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Nắm bắt được thế mạnh của kí và như là duyên kì ngộ, HPNT đã tìm thấy thể loại phù hợp để chuyển tải hết những cảm xúc suy tư trăn trở của một đời cầm bút Điều đáng ghi nhận với một tác giả không phải là ở khả năng có thể sáng tác ở nhiều thể loại văn học mà là phần đóng góp thật sự của người viết dù chỉ là với một thể loại văn học duy nhất HPNT cũng trong trường hợp như vậy, là nhà văn thể nghiệm sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, kí, nhàn đàm…thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công nhất định nhưng nhắc đến sáng tác của ông đầu tiên người ta thường nhớ

Trang 6

tới là các tác phẩm kí đầy ám ảnh có sức lay động lòng người Hiện thực thời đại HPNT sinh sống có nhiều biến động và đổi thay, với cuộc chiến tranh gợi lên bao kí ức đau buồn có, hào hùng có, đó là hiện thực đời sống sau chiến tranh từng ngày thay da đổi thịt bởi công cuộc đổi mới tư duy, ý chí quyết tâm thay đổi phát triển hướng tới cuộc sống ấm no hạnh phúc của con người Cuộc sống như bức tranh muôn màu bên cạnh sự phát triển con người phải

đối mặt với muôn vàn thách thức Là thư kí trung thành của thời đại trên cuộc

hành trình sáng tác của mình, HPNT lựa chọn gắn bó với kí để phản ánh những sự kiện của đời sống trên tinh thần tôn trọng sự thật, góp phần dự báo những nguy hiểm đe dọa con người, góp phần thay đổi bỏ đi những sai lầm trong nhận thức hướng tới giá trị tốt đẹp của đời sống Kí của HPNT được coi

là những sáng tạo tiêu biểu gắn liền với quá trình vận động phát triển của văn học với hiện thực đấu tranh, xây dựng, phát triển của đất nước, dân tộc, con người Việt Nam hiện đại

Phần lớn các tác phẩm được HPNT viết ra đều được đánh giá là xuất sắc và được công chúng nồng nhiệt đón nhận Từ những trang kí sục sôi tinh thần đấu tranh của một thời tuổi trẻ sống trong vùng tạm chiếm, phản ánh những dòng cuộn xoáy của số phận lịch sử dân tộc trong chiến tranh, những trăn trở suy tư trước những đổi thay của đời sống thường nhật cho đến những trang kí sâu nặng một tình yêu trước vẻ đẹp của từng mảnh đất, dòng sông, ngọn cỏ nhành cây của đất nước quê hương – nơi nhà văn từng đặt dấu chân qua Trang viết nào của HPNT cũng ánh lên ngọn lửa của niềm đam mê đắm say yêu lắm cuộc sống con người Ngọn lửa ấy luôn thường trực trong tâm của HPNT đã và đang được nhen nhóm thắp lên trong lòng độc giả, những ai đọc, yêu kí của HPNT

Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của HPNT có ý kiến cho

rằng: “ Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa

chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được

Trang 7

tổng hợp từ vốn tri thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…tất

cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa”[68, tr197] Trong kí của HPNT hội tụ đủ những vẻ đẹp giá trị đó

Lí do của việc lựa chọn đề tài này bởi vì chúng tôi là giáo viên dạy môn

Văn ở THPT Sách giáo khoa lớp 12 có in tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng

sông? là một trong những tác phẩm kí xuất sắc nhất của HPNT nói riêng và

trong nền văn học nước ta nói chung Không phải ngẫu nhiên mà tác giả của

Ai đã đặt tên cho dòng sông? từng được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là

“một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay” Tác phẩm

lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở trường THPT và đã nhận được sự hưởng ứng, thích thú của nhiều giáo viên và học sinh Tuy nhiên, một tác phẩm hay đôi khi lại không dễ dạy, không dễ học Vì thế, bên cạnh những thích thú, yêu mến nhất định, nhiều thầy, cô giáo và học sinh còn gặp khó khăn trong cách cảm nhận về cái hay, cái đẹp của bài kí Đi nghiên cứu sâu về

kí của HPNT sẽ hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong quá trình giảng dạy bộ môn ở THPT Đồng thời, xuất phát từ tình cảm yêu mến trân trọng tài năng và tâm hồn nhà văn, ấn tượng với sự linh hoạt hiện đại của thể kí trong nền văn xuôi

hiện đại chúng tôi đã lựa chọn đi sâu nghiên cứu đề tài: Đặc điểm kí của

HPNT dưới góc nhìn thể loại

2 Lịch sử vấn đề

Hiện nay các công trình nghiên cứu về HPNT khá phong phú và nhiều cấp bậc, từ các công trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí cho đến luận văn, luận án tiến sĩ Hầu hết các bài viết công trình đều thể hiện sự dày công

và nghiêm túc trong nghiên cứu và bày tỏ tình cảm đặc biệt mến mộ tài năng, tâm hồn của HPNT đã được thể hiện qua những sáng tác của ông

Tạp chí sông Hương đã đăng tương đối nhiều bài viết liên quan đến

sáng tác của HPNT như: Về một nét đẹp trong phong thái con người xứ Huế của Trần Hoàng; Thiên nhiên và con người Huế trong kí Hoàng Phủ Ngọc

Trang 8

Tường của Đông Hà; Thế giới cỏ dại trong văn thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường

của Lê Thị Hường; Hoàng Phủ Ngọc Tường – một tâm hồn Huế của Đặng Nhật Minh; Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường của Trần Thuỳ Mai; Một

số hình ảnh biểu tượng trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường của tác giả Trần Thị

Thu Nga…Tạp chí Cửa Việt có đăng công trình nghiên cứu khoa học của Ngô

Minh Hiền với tiêu đề: Hoàng Phủ Ngọc Tường văn hoá qua cái nhìn lịch sử; Tác giả Lê Đức Dục có bài: Hoàng Phủ Ngọc Tường – Con người “lễ độ với

thiên nhiên”… Nhìn chung, đọc tiêu đề các bài viết ta đã có thể phần nào

hình dung giá trị của những sáng tác cũng như vẻ đẹp tâm hồn của tác giả HPNT Các bài viết thể hiện sự tìm tòi nghiên cứu công phu, sự am hiểu sâu sắc sáng tác của HPNT ở một trong những khía cạnh như: thiên nhiên, chất Huế, hình ảnh biểu tượng, yếu tố văn hoá, tâm linh, tính cách…Đó là những phát hiện đặc sắc có giá trị chiều sâu song chưa thực sự mang tính bao quát

Hiện nay, tương đối nhiều sinh viên học viên ở một số trường đại học lựa chọn nghiên cứu các sáng tác của HPNT để làm luận văn, luận án, như:

Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường của Nguyễn Thị Bích Ngọc (Luận văn thạc sĩ

khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002); Chất trữ tình trong

kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường của Lương Thị Hiền (Khoá luận tốt nghiệp

trường Đại học Sư phạm Hà Nội,2004); Bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường của

Phạm Thị Lan Anh (Khoá luận tốt nghiệp trường Đại học Quốc Gia Hà Nội,

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2005); Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường

của Lê Thị Hồng Minh (Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm thành

phố Hồ Chí Minh, 2006); Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc

Tường từ góc nhìn văn hoá của Ngô Minh Hiền (Luận án tiến sĩ Ngữ văn,

Viện Văn học, 2009)…

Đi tìm hiểu vấn đề chúng tôi thấy ở mỗi công trình nghiên cứu đều ghi nhận giá trị từ những trang kí của HPNT cũng như đóng góp của ông đối với thể kí nói riêng và văn học nói chung Khi đọc qua tên đề tài ta cảm tưởng

Trang 9

như có sự trùng lặp nội dung nhưng thực chất ngoài những vấn đề mà mọi công trình đều thừa nhận, chung quan điểm khi đánh giá, ta cần ghi nhận có những cố gắng tìm tòi phát hiện riêng trong mỗi công trình Chính điều đó đã bồi đắp cho kí của HPNT những giá trị mới, mở ra nhiều cánh cửa để bạn đọc

tiếp cận với tác phẩm kí của ông Nghiên cứu đặc điểm kí của HPNT dưới góc

nhìn thể loại không phải là vấn đề thực sự mới mẻ song là điều cần thiết bởi ở

mỗi đề tài đều đem lại cơ hội tiếp cận, nghiên cứu sâu vấn đề cho người tham gia nghiên cứu Đây là điều kiện giúp ta đi sâu hiểu đặc trưng làm nên giá trị độc đáo cho thể kí bằng những lí luận, thống kê mang tính khoa học.Việc nghiên cứu này cũng giúp ta có cái nhìn tổng thể toàn diện về giá trị tác phẩm

kí của HPNT cũng như tìm thấy những giá trị mới trong tác phẩm của ông

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Chất trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực, những nhân tố mới làm nên giá trị và phong cách riêng cho kí của HPNT khi soi chiếu dưới góc độ đặc trưng thể loại là những vấn đề cơ bản mà luận văn lựa chọn trình bày

Kí của HPNT không phải là một thể loại thuần nhất Trong sáng tác của ông ghi nhận có sự giao thoa, thâm nhập của nhiều tiểu loại khác nhau như: tuỳ bút, bút kí, nhàn đàm, truyện kí…Nhắc đến ông độc giả thường chú ý nhiều đến bút kí – tiểu loại đem đến không chỉ áp đảo về số lượng mà còn ở giá trị nội dung và nghệ thuật phong phú độc đáo của chúng Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu khảo sát nhàn đàm, bút kí của HPNT gói gọn trong

các cuốn: Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường tập 1 (Nhàn đàm); Tuyển tập

Hoàng Phủ Ngọc Tường tập 2 (Bút kí); Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường tập 3 (Bút kí), Nhà xuất bản Trẻ, 2002

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu so sánh - liên hệ đối chiếu

Trang 10

- Phương pháp phân tích hệ thống cấu trúc

- Phương pháp thống kê - phân loại

- Phương pháp liên ngành

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về thể kí, thể kí trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chương 2: Hiện thực cuộc sống con người và thiên nhiên qua bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chương 3: Một số đặc sắc nghệ thuật trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trang 11

1.1.1 Sự xuất hiện và phát triển của thể kí trong văn học Việt Nam

Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn kí

có từ bao giờ? ra đời đầu tiên ở đâu? mà chỉ dừng lại ở những nhận định dè dặt cho rằng những hình thức ghi chép có tính chất kí đã xuất hiện từ rất sớm gắn liền với sự xuất hiện của chữ viết Đó là hiện tượng phổ biến trong mọi cuốn sách cổ ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe lưu truyền trong dân

gian Ở thời kì “văn - sử - triết bất phân” công việc ghi chép vừa là sử học

vừa là văn học đồng thời còn thể hiện những tư tưởng triết học Phạm vi đề tài của luận văn không đi sâu vấn đề vừa nêu trên mà đi tìm hiểu vài nét sơ lược

về sự xuất hiện và phát triển của thể kí trong văn học Việt Nam, giúp người viết có cái nhìn hệ thống về sự phát triển của thể kí, đó là sự phát triển có tính chất kế thừa, tiếp nối truyền thống và sự có sự sáng tạo cho phù hợp với xu thế phát triển của thời kì mới

Ở Việt Nam, nếu tính cả một số thể có tính chất vay mượn từ Trung Quốc như bi, kí, tự, bạt…kí xuất hiện từ thời Lí, Trần, càng về sau các tác phẩm càng trở nên phong phú, sáng tạo và có giá trị Nửa cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, hoàn cảnh xã hội Việt Nam có nhiều biến động sâu sắc, hiện thực đời sống vô cùng phong phú Đây cũng là thời kì ghi nhận sự phát triển sôi động của đời sống văn học Nền văn học dân tộc thuộc ý thức hệ phong kiến đạt đến đỉnh cao Văn chương lúc này không chỉ phản ánh hiện thực bên ngoài mà còn thể hiện sâu sắc đời sống tâm hồn của con người Liên quan đến yêu cầu thời đại và ý thức xã hội mới nền văn học đã đặt ra yêu cầu phải có những loại thể mới phù hợp với nội dung đang cần phản ánh cùng với quan

Trang 12

điểm thẩm mỹ, trình độ tác giả đang ngày càng nâng cao…và kí là sự lựa

chọn phù hợp Từ đó đã cho ra đời một số tác phẩm kí tiêu biểu như: Vũ trung

tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, có những tác phẩm kí đến từ ghi chép lịch sử như: Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn

Trãi, Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia văn phái…Dù các tác phẩm là

những ghi chép mang tính lịch sử nhiều song là những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, có giá trị về mặt tư tưởng, thẩm mĩ

Sang thế kỉ XX, với những biến động lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội sâu sắc diễn ra trên toàn thế giới giai đoạn đầu thế kỉ đã tạo nên sự phát triển có tính chất bùng nổ của kí Sự bùng nổ ấy cũng chính bởi khả năng phản ánh hiện thực một cách sinh động, linh hoạt, nhạy bén, tính thời sự cập nhật của chúng

Sự phát triển của báo chí và công nghệ in ấn sau này cũng là điều kiện quan trọng cho kí phát triển ngày càng mạnh mẽ để trở thành thể loại mới năng động bám sát cuộc sống, phản ánh toàn bộ sự phong phú đa dạng của đời sống đang xảy ra một cách trực tiếp Có nhà nghiên cứu cho rằng: tác phẩm kí được viết bằng Việt văn được mở đầu từ thập niên đầu thế kỉ XX bởi

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu Nhưng có ý kiến lại cho rằng: “tác phẩm

“Chuyến đi Bắc kì năm Ất Hợi ” đã mở đầu cho thể loại văn hồi kí, kí sự tiếng Việt”[59, tr.34-49]

Đầu thế kỉ XX trước hiện thực lịch sử đầy sôi động kí đã thể hiện được vai trò đấu tranh chính trị của mình Những năm 1930-1945, kí để lại dấu ấn với một số tác phẩm mang đậm giá trị hiện thực trong sáng tác của một số tác

giả như: Ngô Tất Tố với Việc làng; Tập án cái đình; Nguyễn Đình Lạp với

Ngõ hẻm ngoại ô; Tam Lang với Tôi kéo xe;…các giá trị nội dung nghệ thuật

trong kí ngày một phong phú và nâng cao Kí luôn cắm rễ sâu trên mảnh đất hiện thực để cung cấp tới bạn đọc những bức tranh chân thực nhất của đời sống xã hội trong những năm tháng chiến tranh chống thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ Kí ngày càng thể hiện vị thế của mình đóng góp tích cực

Trang 13

cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc trên mọi phương diện

Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay có nhiều tác phẩm ký có giá trị

nhất định như Truyện và ký sự của Trần Đăng, Ở rừng của Nam Cao, Ký sự

Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Vỡ tỉnh của Tô Hoài, Sống như anh của

Trần Đình Vân, Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Họ sống và chiến

đấu của Nguyễn Khải, Đường lớn của Bùi Hiển, Miền đất lửa của Nguyễn

Sinh và Vũ Kì Lân, Rất nhiều ánh lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường v.v…Đó

thường là những trang kí ca ngợi nhân dân đất nước trên con đường đấu tranh anh dũng vì độc lập tự do của dân tộc

Sau khi chiến tranh chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi đất nước thống nhất, sự phong phú nhiều chiều của hiện thực đời sống, chính sách cởi

mở của thời kì Đổi mới đã tạo điều kiện cho các cây bút thoả sức sáng tạo song cũng đặt ra cho yêu cầu thách thức làm sao ở nhiều thể loại trong đó có

kí sự phản ánh kịp thời, phong phú đầy đủ và ở thế trực tiếp nhất hiện thực

phong phú sôi động ấy Bản thân HPNT đã từng thú nhận: “một nhà văn

trong thời đại tôi, tôi tạm dịch nghĩa, là một tay chúa Chổm mang nợ đất nước của mình cho đến chết”[15, tr.428] Kí trong thời kì Đổi mới cũng đem

đến cho bạn đọc nhiều trải nghiệm thú vị Nhằm đổi mới tư duy, đổi mới cách

đánh giá tình hình, Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần thứ VI đã nhấn mạnh: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật Vấn đề

này đã liên quan trực tiếp và sâu sắc đến toàn bộ hoạt động sáng tác của thể

kí Sự khởi sắc, cởi mở của hoạt động sáng tác tác phẩm kí theo tinh thần đổi mới trước hết biểu hiện ở sự ra đời của các tác phẩm kí với những tìm tòi mới

về nội dung và sự phát triển đa dạng của phong cách, tiểu loại Nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần thẳng thắn, trung thực, các nhà viết kí đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật phong phú, phức tạp, phát hiện những vấn đề gai góc của đời sống, khám phá hiện thực con người trên nhiều bình diện, nhiều

Trang 14

góc cạnh Bên cạnh đó, họ tích cực đi vào các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, mạnh dạn nói lên những thật cay đắng và gai góc trong xã hội mà trước

đó chưa nói tới và đã đem đến cho văn chương những cách nhìn mới về con người về cuộc đời Dù viết về vấn đề gì, các nhà viết kí thời kì Đổi mới đều

có ý thức đấu tranh cho sự tốt đẹp của cuộc đời, con người và đề cập vấn đề

về quan niệm sống, đến đạo đức, thẩm mĩ Sự có mặt của kí ở mọi giai đoạn văn học đã làm cho diện mạo văn học trở nên phong phú và đặc sắc hơn, góp phần tạo dựng sức sống lâu bền của văn học trong lòng độc giả

1.1.2 Những quan niệm khác nhau và đặc trưng của kí văn học

Từ khi bắt đầu xuất hiện kí được nhìn nhận như là một hình thức ghi

chép về sự thật đời sống Tuy vậy, cũng “không thể coi viết kí là công việc

chụp ảnh và ghi âm một cách máy móc” [29, tr.61], bởi trên thực tế vai trò

của người viết kí là vô cùng quan trọng – Kí là ghi chép song “ghi chép cũng

đòi hỏi vốn sống và tài năng như ở bất kì thể loại sáng tác nào khác” [54,

tr.137] Vai trò của kí đối với đời sống xã hội và đời sống văn học là vô cùng quan trọng nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu và thừa nhận Chính vì vậy,

có nhiều quan niệm, cách đánh giá trái chiều về thể loại này

Một số người có quan điểm “xem thường”, coi kí là một thể loại “thấp

kém” so với các thể loại khác M.Gorki – cánh chim báo bão của nền văn học

hiện thực Nga, đã từng lên tiếng trực tiếp bày tỏ thái độ của mình cho rằng

quan niệm như vậy là “bất công và sai lầm” Là nhà văn giàu kinh nghiệm

trong việc viết kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) cũng bày tỏ quan điểm sẽ

là “thiếu tín nhiệm”, là “thành kiến vô lí” nếu xem: “kí là một loại thủ công

nghiệp mang tính chất gia công; thậm chí,nó là phương tiện để các nhà văn của các thời đại “lấy ngắn nuôi dài”, nói chung, kí là sản phẩm văn học thứ cấp (sous-literature)” [15, tr.164] Trong bài viết Tôi viết nhàn đàm trên báo

Thanh niên mà Việt báo ghi lại, HPNT đã chia sẻ với bạn đọc: “Khi tôi đặt

chân ra Hà Nội (1973), làm quen với môi trường văn học ở ngoài ấy thì thấy

Trang 15

mọi người đánh giá rất thấp thể ký, cho rằng ký là một thể loại văn chương thứ cấp (sour - littéraire), chỉ đáng để viết nhì nhằng trên báo chí, gọi là để phản ánh kịp thời; còn nếu viết sâu hơn nữa thì không phải là ký Tôi không công nhận một cách nhìn thể ký như vậy Tôi sẽ vừa viết đúng sự thật, vừa cố gắng viết cho sâu” [94].

Trên con đường phát triển của lịch sử văn học dân tộc, thể kí đã khẳng định được vai trò, khả năng thích ứng với tình hình thực tế của mình Cũng có không ít quan điểm khẳng định vị trí vai trò của kí trong đời sống xã hội và đời sống văn học Cho đến giờ có rất nhiều khái niệm được đưa ra Có ý kiến

cho rằng: “Kí là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao

trùm nhiều thể hoặc tiểu loại: bút kí, hồi kí, du kí, kí chính luận, phóng sự, tuỳ bút, tản văn, tạp văn, tiểu luận (ét-xe)”[43, tr.5] Theo từ điển thuật ngữ văn

học: “ Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học,

gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí

sự, nhật kí, tuỳ bút,…[35, tr.137] Với kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với

nghề viết văn, nhà văn Tô Hoài cũng ghi nhận: “Từ chỗ bắt đầu như chỉ là

những ghi chép có tính chất ghi chép tài liệu, kí đã trở thành một vũ khí lợi hại của các nền văn học tiến bộ và cách mạng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp”[33, tr.212] Tóm lại, có ý kiến xoay quanh việc phân loại, xếp

nhóm cho kí, song cũng có ý kiến ghi nhận những đóng góp của kí trên mặt trận đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội và sự phát triển của đời sống văn học, như

nhà nghiên cứu lí luận Hà Minh Đức thừa nhận: “Sự có mặt của các thể kí

văn học đã góp phần làm cho nền văn học cân đối, nhiều màu sắc và giàu tính chiến đấu” [32, tr.325] Không dừng lại ở việc phản ánh hiện thực cuộc

sống vốn như nó có ở thế trực tiếp nhất và ở những nét sinh động, tươi mới nhất, kí còn tạo ra không gian sáng tạo, ghi nhận nhiều sự tìm tòi sáng tạo trong thi pháp Có một khái niệm đã đẩy kí đi xa hơn khả năng phản ánh hiện thực đưa kí về đúng địa hạt của chúng mà bấy lâu nay vô tình bị lãng quên

Trang 16

hoặc chưa được hiểu đúng giá trị của chúng đó là: “Kí văn học là thể loại cơ

động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất Tác phẩm kí vừa có khả năng đáp ứng được yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa sâu sắc của nghệ thuật(…).Kí văn học phải là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng: Sự thật đời sống và giá trị nghệ thuật”[32, tr.323-325].

Các khái niệm được đưa ra không mang tính chất loại trừ nhau mà mang tính chất bổ sung, mục đích giúp bạn đọc hình dung rõ nhất về thể loại này Việc chia ra các tiểu loại chỉ mang tính tương đối bởi giữa các tiểu loại luôn có sự

“giao thoa, chuyển hoá” bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.

Về đặc trưng riêng của kí, việc tôn trọng tính chân thực, tính thời sự của đối tượng miêu tả đã trở thành nguyên tắc đối với người viết kí Hiện thực đời sống được nói đến trong kí văn học phải mang tính chắt lọc, tập trung song cũng rất cần bù đắp thêm cho hiện thực ấy những giá trị sáng tạo mới

Sự bù đắp ấy cũng phải trong phạm vi cho phép có thể chấp nhận được theo yêu cầu riêng cho thể loại Tính chất tự do, phóng khoáng, linh hoạt của kí đã giúp cho nhà văn có thể thực hiện được điều đó

Vấn đề trên đã đặt ra thử thách cho người viết kí đó là vốn hiểu biết sâu rộng phong phú về cuộc sống, năng lực chọn lọc, phản ánh những sự việc tiêu biểu ở tính có vấn đề và mang giá trị nghệ thuật

Không dừng lại ở cấp độ thông tin, tính sự kiện, kí văn học còn là nơi cất lên tiếng nói của trái tim, của lương tri chuyển tải cảm xúc của con người nên tư tưởng tình cảm của nhà văn đối với vấn đề đang được nói đến trong tác phẩm là rất quan trọng Tính chất chủ quan và trữ tình đậm nét trong thể văn này Như vậy, các tác phẩm kí đích thực là nơi hội tụ cái tâm và tài năng của nhà văn ở đó cái tôi của nhà văn bộc lộ sâu sắc nhất rõ nét nhất chi phối mọi phương diện nội dung cũng như hình thức của tác phẩm

Trang 17

Hiện thực khách quan phản ánh trong kí văn học được tái tạo thông qua cảm xúc thẩm mĩ của nhà văn Mặc dù có điểm xuất phát từ hiện thực, song kí văn học cho phép tác giả sử dụng thủ pháp hư cấu Sự hư cấu ở đây không có nghĩa là thêm thắt, bịa đặt vô căn cứ GS Hà Minh Đức đã từng đưa ra ý kiến

về vấn đề này như sau: “Trong tác phẩm kí văn học, “hư cấu nghệ thuật”

được vận dụng giới hạn trong khuôn khổ người thật việc thật và người viết có thể hư cấu ở thành phần không xác định” [32, tr.190]. Trên cơ sở nắm được cái lõi và bản chất của sự kiện vấn đề người viết vẫn có thể bồi đắp thêm những chi tiết cho tác phẩm thêm phần sinh động Sự hư cấu trên nguyên tắc tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả đó là một thách thức đối với người viết kí song khi vượt qua được điều đó hư cấu mà vẫn giữ được tính xác thực độ tin cậy của đối tượng, niềm tin cho độc giả đó sẽ là tín hiệu tích cực của nghệ thuật.Với vấn đề hư cấu trong kí, HPNT là một trong số ít tác giả làm được điều này và tạo nên nét riêng trong kí của ông

Do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, ký cũng rất phong phú, bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại Một số tiểu loại thường xuất hiện trong kí của HPNT là:

Hồi ký: đó là những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quá

khứ, một dạng gần như tự truyện của tác giả Hồi ký cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được Khác với nhật

ký, do đặc thù thời gian đã lùi xa, sự kiện trong hồi ký có thể bị nhớ không chính xác hoặc tưởng tượng thêm mà người viết không tự biết Ở tiểu loại này HPNT thường chọn đề tài hồi kí về chiến tranh

Bút ký: nằm trung gian giữa ký sự và tùy bút, bút ký thiên về ghi lại

một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi Bút

ký tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua

đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm xúc suy nghĩ của tác giả, mang màu sắc trữ tình Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình

Trang 18

là thế mạnh của bút kí Với tính chất phóng khoáng, tự do giúp cá tính độc đáo của từng nghệ sĩ có cơ hội được bộc lộ đồng thời thúc đẩy khả năng sáng tạo của nghệ sĩ nên bút kí là tiểu loại sử dụng nhiều nhất trong kí của HPNT,

kể cả trong những tác phẩm thiên về tiểu loại khác ta thấy vẫn phảng phất màu sắc hơi hướng của bút kí

Tùy bút: Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy

bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày Những chi tiết, con người

cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá HPNT kết hợp hài hoà tuỳ bút với tiểu loại khác trong trang kí của mình nên đã dẫn đến hiện tượng hiện nay một số người lúng túng khi trong một số trường hợp không biết nên xếp tác phẩm của ông vào loại tuỳ bút hay bút kí

Truyện ký: ngược lại với ký sự, thường tập trung cốt truyện vào việc

trần thuật một nhân vật: những danh nhân về khoa học và nghệ thuật, những anh hùng trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, chính khách, nhà hoạt động cách mạng

Nhàn đàm: xét qua lướt qua tổng thể nhàn đàm là “bàn về những vấn

đề không quan trọng và không có trọng tâm”[58, tr704] song trên thực tế mọi

sự kiện vấn đề đều có tính vấn đề riêng của chúng Bằng kinh nghiệm viết kí

của mình HPNT có bày tỏ quan điểm về tiểu loại này như sau: “Tôi nghĩ đến

chữ Nhàn đàm vì chẳng qua đó là những câu chuyện "trà dư tửu hậu", viết với giọng pha đôi chút hài hước của một nhà văn nheo mắt nhìn cuộc đời… tôi gọi Nhàn đàm là những "bút ký cực ngắn", chỉ hàm chứa một ý tưởng chủ đạo, và được đăng ở Báo Thanh Niên Nếu bảo rằng một mảng của sự nghiệp văn chương của tôi là được trồng trọt trên mảnh đất của Báo Thanh Niên thì đúng là như thế” [94] Những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt không quan trọng

Trang 19

ấy lại chứa đựng bên trong sự phi lí bởi hành vi ứng xử của chính con người Trên tinh thần dân chủ cởi mở, với cách viết ngắn gọn súc tích, nhàn đàm của

HPNT phản ánh trung thực những thử thách nhức nhối đang đặt ra trong cuộc sống, ở đó ông được nương theo dòng cảm xúc, suy nghiệm cuộc đời, gửi

gắm đến bạn đọc triết lí sống quan niệm nhân sinh giản dị mà sâu sắc

Hiện nay nếu ta chỉ căn cứ điểm nào nổi trội trong tác phẩm để quy về một thể loại nhất định sẽ là phiến diện bởi trên thực tế có sự giao thoa giữa các thể loại Thể kí trong sáng tác của HPNT có hiện tượng giao thoa khó phân định rạch ròi giữa các tiểu loại Một số tiểu loại chủ yếu xuất hiện trong kí của HPNT: tuỳ bút, bút kí, nhàn đàm, truyện kí…trong số đó HPNT viết nhiều bền bỉ nhất vẫn là bút kí Ngay cả tiểu loại nhàn đàm cũng được HPNT coi là những bút ký thu nhỏ [94] Sự chọn lựa không chỉ thể hiện tinh

thần kế thừa giá trị văn hoá văn học mà thế hệ đi trước tạo dựng, HPNT còn chọn bút kí bằng sự tinh tế, nỗi ưu tư thế sự, nhu cầu sáng tạo, và bằng cả thái độ dũng cảm, tự tin vào khả năng sáng tạo của mình Dù viết dưới hình thức nào kí của ông vẫn là những bức tranh chân thực về đời sống qua đó tác giả có dịp bộc lộ trực tiếp cảm xúc, suy tư, quan điểm của mình trước những hiện tượng của đời sống Dù viết nghiêng theo tiểu loại nào, kí của HPNT sẽ

là nơi gặp gỡ của những nhân tố: trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực

1.2 Kí trong sự nghiệp sáng tác văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường

1.2.1 Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại Huế Nguyên quán ở làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Nhưng Huế có sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời ông bởi HPNT đã từng

bộc bạch: “Huế là nơi tôi đã sinh ra, lớn lên, đã tranh đấu và chiến đấu, đã

yêu thương, đã sống một đời công dân và một cuộc đời riêng tư”[16, tr.31];

Trang 20

“Tôi đã đi cùng với Huế trong tận nỗi thuỷ chung của tâm hồn” [15, tr.93]

Huế - mảnh đất của sông Hương, núi Ngự nên thơ, của điệu hò mái nhì mái đẩy ngọt ngào sâu lắng, những lăng tẩm đền đài trầm tư in dấu tháng năm chứa đựng trong chúng bao giá trị văn hoá tinh thần…tất cả in đậm trong tâm trí HPNT trở thành gốc rễ máu thịt tự lúc nào Mẹ cha sinh ra hình hài, văn hoá xứ sở nơi con người sinh ra lớn lên trao tặng cho họ diện mạo tinh thần Phải chăng, xứ Huế đã ban tặng cho HPNT diện mạo tinh thần, làm nên “chất

Huế”, “tính cách Huế”, “diện mạo tinh thần Huế” trong cuộc sống đời

thường cũng như trong sáng tác của ông Nói vậy, ta cũng không thể phủ nhận trong ông còn có tinh thần bền bỉ, quyết liệt, đầy khí phách của dòng máu đất Quảng - quê nội của ông

HPNT từng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn khoá 1- Ban Việt- Hán (1960), là cử nhân Triết học Đại học Văn khoa Huế (1964) tham gia dạy Việt Văn tại trường Quốc Học Huế (1960-1966) Thời gian học tập giảng dạy

đã mở ra cơ hội cho HPNT trau dồi lượng tri thức lớn về mọi lĩnh vực của đời sống, ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho - Phật - Đạo của triết học phương Đông; tư duy biện chứng, chủ nghĩa Hiện sinh (Existentialism) của triết học phương Tây

Thời đại HPNT sống là thời đại lịch sử dân tộc đang có những bước chuyển mình lớn lao đã đánh thức thế hệ trẻ Việt Nam một thời trong đó có ông Từ năm 1963 ông tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên và trí thức yêu nước ở Huế với cương vị Tổng thư kí Tổng hội sinh viên Huế Tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ miền Nam thời kì này trong đó có HPNT được làm quen

với những khái niệm “dấn thân”, “chọn lựa”, “ngụy tín”…một phần là nhờ

những cuốn sách nhập môn triết học của Nguyễn Văn Trung và một số học giả khác Có thể nói Nguyễn Văn Trung - giáo sư triết học với những tác phẩm tạo tiếng vang lớn trong những năm tháng đó, là nhịp cầu chính dẫn chủ nghĩa hiện sinh đi vào xã hội miền Nam và toả ra đến tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, sinh

Trang 21

viên Trong bài Sartre trong đời tôi Nguyễn Văn Trung đã tìm thấy ở Sartre một hướng suy nghĩ phù hợp với người trí thức dấn thân: “Chúng ta không có

thời đại nào khác, ngoài thời đại hiện nay của chúng ta Có thể có thời đại khác thanh bình hơn, đẹp hơn, nhưng đó không phải thời đại của ta, thời đại có chiến tranh nóng lạnh giữa hai khối, thời đại có mối đe doạ thường xuyên của bom nguyên tử, thời đại đế quốc chủ nghĩa, thực dân xâm lăng… Chúng ta không có quyền lựa chọn hoàn cảnh, thời đại, nhưng chỉ có thể lựa chọn trong hoàn cảnh, thời đại của ta” [66, tr.19] Tiếp nhận tư tưởng triết học của chủ

nghĩa hiện sinh một cách có chọn lọc kết hợp với sự thấu nhận tinh thần của quẻ Vị Tế trong Kinh Dịch của tư tưởng triết học phương Đông, HPNT không

giam mình trong sự cô đơn với phản ứng “nổi loạn”, “tận hưởng cuộc đời”

thường thấy của một bộ phận thanh niên nông nổi một thời không tìm thấy đường đi trong chiến tranh - ảnh hưởng từ chủ nghĩa hiện sinh HPNT đã sống với triết học hiện sinh ở phương diện tư tưởng khác đó là chúng giúp ông gợi lên những suy tư, trăn trở về thân phận con người, ý thức trách nhiệm trước tình cảnh đất nước và chọn lựa thái độ ứng xử cũng như hành động nhập cuộc

vì thế nhân Ta nhìn thấy ở ông tâm thế của kẻ vượt sông với thái độ nhập thế

sôi nổi đầy trách nhiệm với đời

Tham gia sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, kí, nhàn đàm…thể loại nào HPNT cũng gặt hái được những thành công nhất định nhưng bao giờ những tác phẩm kí nói chung bút kí nói riêng cũng được coi là những sáng tạo tiêu biểu có giá trị hơn cả Bút kí của ông luôn in đậm dấu ấn riêng, vừa mê đắm, vừa tài hoa, bộc lộ bản lĩnh sáng tạo đặc sắc của người nghệ sĩ Làm sao

có thể lựa chọn thể loại có được khả năng diễn tả được mọi ý muốn sáng tác

của con người? Cuối cùng ông đã chọn thể tùy bút, bút kí như là một giải pháp hữu hiệu nhất có lẽ bởi như có nhà nghiên cứu lí luận đã thừa nhận:

“Tuỳ bút (bút kí cũng vậy) đại biểu kết hợp thoả đáng nhất việc xen lẫn giữa miêu tả và phát triển ý kiến cá nhân của tác giả” [32, tr.190] Với cách cảm,

Trang 22

cách nghĩ và trình độ tư duy nhận thức phong phú, yêu cầu biểu hiện cao… đến với bút kí sẽ là sự lựa chọn phù hợp của nhà văn Có lần nhà văn đã tâm

sự: “Vì muốn cái mà tôi viết ra sẽ được bạn đọc ưa thích, đồng thời họ cũng được đảm bảo rằng những việc đó chắc chắn là có thực Tính "người thật việc thật" của ký đối với tôi quan trọng ở mức đó, và cả tiểu thuyết cũng không thể thay thế được… Đó chính là lý do tôi yêu thích thể ký Tôi có một anh bạn văn thường tỏ ra rất sùng bái truyện ngắn Mọi chuyện xảy ra trong quân đội, anh đều ghi chép lại hầu như nguyên xi, chỉ cần "uốn éo" đôi chút rồi gọi là

"truyện ngắn" Còn tôi thì cứ "uốn éo" đôi chút để gọi là bút ký”[94 ] Là nhà

viết kí giàu tâm huyết, HPNT muốn đưa bạn đọc đến với những bức tranh chân thực nhất của đời sống bằng tất cả tình cảm khát vọng mãnh liệt nhất của ông dành cho thế hệ sau mình đồng thời bày tỏ những ý kiến quan điểm chân

thành của cá nhân tác giả trước đời sống HPNT đến với kí vì nối nghiệp cơ

cừu cha mẹ truyền lại song còn bởi cái duyên nghề nghiệp khi ông đã tìm

được thể loại phù hợp để gắn bó suốt cuộc đời mình HPNT viết kí như là một cách thức để trải lòng mình để suy nghiệm về cuộc sống thực tại cũng như những năm tháng đã qua của đời sống cá nhân, của lịch sử đất nước dân tộc Đặc biệt với bút kí, ông viết nhiều, viết hay và tự lúc nào bút kí đã trở thành máu thịt, một phần tất yếu của cuộc đời ông Cho dù viết nghiêng theo tiểu loại nào của kí các vấn đề của đời sống chuyển tải trong trang viết của ông đều mang dư vị bút kí Viết kí không dễ, viết cho hay lại càng khó vậy mà HPNT hầu như gắn bó gần hết cuộc đời mình cho kí Kí nói chung và bút kí nói riêng đã cùng ông trên mọi nẻo đường và theo ông suốt bao tháng năm dài Ngay cả khi đổ bệnh nằm liệt giường HPNT vẫn miệt mài lao động sáng tạo Giống với lối chơi độc tấu, các trang kí vẫn xuất hiện đều đặn như là cách

để ông trả món nợ cuộc đời đã ấn định cho người nghệ sĩ HPNT đã kế thừa

phát huy xuất sắc thể kí của thế hệ đi trước đồng thời ông thổi hồn vào thể bút

kí, tạo nên sự biến đổi về chất, làm cho thể bút kí mang một sức sống mới

Trang 23

Chính HPNT đã làm cho thể bút kí thăng hoa và ngược lại, thể văn cũng làm nên một HPNT với vị trí xứng tầm với thế hệ đàn anh, là một trong số những nhà bút kí tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Tính đến nay đã có 9 tập bút kí của ông được xuất bản: Ngôi sao trên

đỉnh Phu Văn Lâu (1972), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984), Bản di chúc của cỏ lau (1984), Hoa trái quanh tôi (1995), Huế-

Di tích và con người (1996), Ngọn núi ảo ảnh (2000) Trong mắt tôi (2001) và Rượu hồng đào chưa nhắm đã say (2001) Ngoài ra còn có một số bút kí đăng

trên các báo Gần đây nhất cuốn Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tập I –

II - II và IV) có thể tạm xem như là Toàn tập của HPNT Trong đó, Tập I, 340 trang, gồm 80 bài được chọn ra trong 114 bài viết từ nǎm 2000 trở về trước,

thu thập những bài Nhàn Đàm đã đăng rải rác trên báo Thanh Niên; Tập II,

860 trang, gồm có 31 bút ký rút ra từ 9 tác phẩm đã in từ 1972 đến nay, những

ký sự thời thế và chiến tranh pha ít nhiều chính luận được sắp xếp lại theo trật

tự thời gian, đó là những tác phẩm tiêu biểu đã xác lập cho HPNT một vị trí xứng đáng cho nhà viết kí nói riêng và trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung; Tập III, 410 trang, gồm 49 bài được chọn ra từ các tập bút ký và nhàn đàm đã được xuất bản và có thể xem như phần nối dài của tập II, được dành cho những bút ký thiên về chính luận, biên khảo và bút ký nhân vật

nhưng dù viết về đề tài gì, dù nghiêng về phong cách ngôn ngữ văn bản nào,

bút ký của HPNT vẫn chỉ là một Trong tập này, các bài được sắp xếp theo từng cụm đề tài về địa dư, lịch sử, từng nhân vật để bạn đọc có thể theo dõi một cách tập trung; chẳng hạn, những bài viết về Huế, về Nguyễn Trãi, Trịnh Công Sơn, Phùng Quán, Đinh Cường Tập IV, 200 trang, là phần Thơ, bắt

đầu bằng bài Rừng cũ Do các bài viết được sắp xếp khoa học theo trình tự

thời gian, theo chủ đề nên rất thuận tiện cho việc thưởng thức sưu tầm và

nghiên cứu Đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường để thấy những nỗi trăn

trở của nghề, những bồng bột, sôi nổi của tuổi trẻ trong chiến đấu đến những

Trang 24

băn khoăn trăn trở trong việc xây dựng một xã hội cởi mở, văn minh, phát triển bền vững

Những bài viết của HPNT phản ánh chân thực một thời kì quá độ gian nan của dân tộc Đề tài trong tác phẩm của HPNT rộng lớn bao quát nhiều mặt của đời sống ở đó chất trí tuệ, dựa trên vốn kiến thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn học, kết hợp với lý luận sắc bén, được phô diễn trong hành văn súc tích, say đắm và tài hoa lịch lãm Tình cảm tác giả dành cho đất nước, quê hương, bè bạn, thiên nhiên mang đậm tính nhân văn đã vượt ra khỏi khuôn sáo văn chương, có sức lay động mạnh mẽ tâm tư người đọc HPNT đã được Nhà nước tặng Huân Chương Độc Lập ( 1998), tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2007), nhưng có lẽ giải thưởng lớn nhất là văn chương của ông nằm trong trái tim độc giả cả nước

1.2.2 Hoàng Phủ Ngọc Tường - từ con người đến trang kí

1.2.2.1 Con người nhập thế sôi nổi, đầy trách nhiệm với đời

Sống trong cơn bão tố của lịch sử, những biến động thăng trầm của dòng sông lịch sử đi theo gần hết cuộc đời mình, hơn ai hết HPNT hiểu được ý nghĩa của cuộc sống không tiếng súng, của khát vọng dâng hiến vì sự bình yên trên đất mẹ - Tổ quốc Khác hẳn với một số trí thức đương thời mất phương hướng chỉ ôm nỗi sầu đau oán hận thế cuộc, HPNT đã chọn cho mình hướng đi đúng đắn tích cực và có được những năm tháng tốt đẹp nhất của cuộc đời mình Đọc

ký của ông ta thấy có một thời tuổi trẻ sục sôi nhiệt huyết với những cuộc xuống đường, những lần tranh đấu trong lòng địch, những cuộc vượt thoát lên

chiến khu tìm đến với cách mạng với niềm tin cháy bỏng: “Cũng có những

dòng nước rủi do bị lạc đường…Nhưng khi dòng nước đã nhập được vào sông nhất định nó sẽ ra đến biển” [15, tr.38] Thái độ nhập thế sôi nổi đầy trách nhiệm với đời của HPNT đã chứng tỏ quan điểm sống tích cực, khát vọng vươn

ra biển lớn ấy là tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người Việt Nam đó là lòng yêu nước một cách tự nguyện, ý thức trách nhiệm của một công dân với

Trang 25

dân tộc Đây là điều kiện để nhà văn cắm rễ sâu vào đời sống hiện thực Nếu HPNT không trải qua một cuộc đời đầy ắp những sự kiện với cuộc chiến diễn

ra dữ dội, thì không thể và không có những trang viết về những vấn đề thời sự nóng bỏng của cuộc chiến tranh và đào sâu phản ánh số phận con người trong chiến tranh và trong hoà bình chân thực và tỉnh táo đến thế

HPNT tự coi mình là “người ham chơi”, như nhà văn Nguyên Ngọc đã từng thấy ở HPNT một người “ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được

sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ…”[15, tr.847] Ở góc độ nào đó chơi cũng mang nét hàm nghĩa văn hoá

nếu mục đích của chơi là hưởng thụ văn hoá, thẩm mỹ, triết lý nhân sinh…

Bởi vậy, HPNT thấu suốt “ ham chơi là cách sống đạt đạo của con người đã

nhìn thấy từ lâu bản chất phù hư của thế giới, hiểu rõ rằng những giá trị vật chất có khả năng đến đâu trong cuộc mưu cầu hạnh phúc cho con người” [14, tr

63] Bởi nhận thấy “hình như trong mỗi con người Huế ham chơi vẫn tiềm ẩn

một “cái tôi thứ hai” sẵn sàng nhảy vào lửa”[15, tr.839] nên HPNT đã sống

một đời bằng tâm thế của “kẻ lên đường”, “kẻ vượt sông” luôn nhìn về phía

trước hăm hở trong niềm khát vọng nhập thế, để thâm nhập sâu vào đời sống xã hội Có thể thấy đây là yếu tố đặc biệt cần của con người cầm bút Trong một lần

trò chuyện với giới trẻ yêu mến kí của ông, HPNT có tâm sự: “vừa rồi Garcia

Marquez đã xuất bản cuốn tự truyện “Sống để kể lại” Đó chính là sứ mạng của nhà văn Trước hết, anh ta phải sống đã, sống cho đúng nghĩa của một con người Rồi mới viết Nhà văn không đứng cao hơn thời đại của mình Anh ta là một cư dân, một thành viên của cộng đồng… Sứ mệnh của nhà văn cũng chính

là sứ mệnh của cái cộng đồng rộng lớn đó, anh ta chỉ là người đại diện nói lên, viết lên điều đó,truyền tải thông điệp đó đến mọi người”[95] Kinh nghiệm sống,

sự từng trải sẽ mài nhọn ngòi bút của người viết ký

Hiện thực cuộc sống phong phú vẫy gọi nhà văn nhập cuộc dấn thân, trong vô vàn hiện thực ấy bằng kinh nghiệm tri thức đã tích luỹ nhà văn phải

Trang 26

biết lựa chọn chắt lọc để phản ánh hiện thực đời sống làm sao vừa chân thực lại vừa sinh động với cái tâm toả sáng của người cầm bút Đây là yêu cầu đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng thứ nhất đối với người viết ký, HPNT đã làm được điều đó

1.2.2.2 Bản lĩnh sống, bề dày kinh nghiệm của người cầm bút

Nhân đọc cuốn “Ngọn núi ảo ảnh” Hoàng Cát có nhận xét: “Thế mạnh

của ông ( HPNT) là tri thức văn học, lịch sử, địa lý sâu và rộng gần như đụng vấn đề gì ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được” [15, tr.857] Với vốn hiểu biết sâu rộng về mọi mặt nhà văn

cung cấp cho bạn đọc một lượng thông tin phong phú, đa dạng và có độ tin cậy thuyết phục

Những địa danh nhà văn đi qua bao giờ cũng đem lại những trang viết đầy ắp kiến thức qua mỗi chuyến đi Đi để tích lũy tri thức thực tế, đọc để tiếp nhận tri thức qua sách vở sau đó bằng cảm quan tinh tế, nhạy bén nhà văn đã viết ra những tác phẩm nội dung thông tin phong phú và mang giá trị thẩm mĩ cao Bao dòng sông đã chảy qua trang văn HPNT với tất cả thần thái, hồn riêng mà ông đã gọi được tên Từ rừng hồi Lạng Sơn đến đất mũi Cà Mau, từ không gian Huế mộng mơ đến trời Điện Biên mây trắng… mọi tri thức về văn học, địa lý, lịch sử …được HPNT vận dụng linh hoạt để đi sâu khám phá tận cùng đối tượng đang được ông nói đến để rồi suy tư chiêm nghiệm những giá trị của cuộc đời

Ký của HPNT cung cấp cho bạn đọc những tri thức phong phú mới mẻ đồng thời đưa ra những kiến giải khá hợp lý và có cơ sở Ta dễ dàng tìm thấy như đoạn nói về quá trình bồi đắp mũi Cà Mau, thuyết minh về cây hồi, cây

đước…có thể mạnh dạn ví HPNT với “pho từ điển sống về tri thức” Với ông

“chỉ có kiến thức mới là hạnh phúc tối thượng của con người” [16, tr.169], nên

chất trí tuệ đậm đặc lan toả trong từng câu chữ, trang viết Đây là yếu tố quan trọng thứ hai không thể thiếu trong những trang kí nhưng không phải người

Trang 27

viết nào cũng trang bị được Cũng chính bởi vốn tri thức uyên bác ấy đã bồi đắp bản lĩnh văn hoá, bản lĩnh chính trị cho nhà văn như là một sự tất yếu

Với vốn tri thức phong phú vững vàng của mình, khi đụng chạm đến vấn đề gì HPNT cũng có thể thuyết minh say sưa đầy tự tin Đang nói về sông ông chuyển sang thuyết minh về cây, vườn, tôm, hến, cá…sự am hiểu về cuộc sống con người trên nhiều vùng miền khác nhau khiến ta ngỡ HPNT là nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hoá

Nhờ vốn tri thức uyên thâm, những vấn đề đáng quan tâm nhà văn soi chiếu chúng dưới nhiều góc độ khác nhau rồi chủ động đề xuất nét nghĩa mới, giá trị mới Nhiều giá trị nghệ thuật mới mẻ được phát hiện để rồi người đọc cảm thấy hiểu biết của mình hữu hạn bé nhỏ trước một vấn đề tưởng như xưa cũ

Chất trí tuệ cũng là yếu tố quan trọng đối với người viết ký nhưng hiện thực cuộc sống đủ đầy, ý tưởng đầy ắp vẫn cần đến tài năng của tác giả với vai trò chỉ huy dàn nhạc Ý tưởng hay, kiến thức phong phú song phải viết hay, độc đáo mới đi được vào lòng độc giả, cái hay trong ký của HPNT là bằng vốn hiểu biết sâu, rộng về mọi lĩnh vực đã cung cấp cho bạn đọc lượng thông tin, tri thức phong phú, mới lạ và bằng chính tình cảm của mình Tất cả

đã gieo vào tâm hồn bạn đọc hạt giống của những giá trị nhân bản, nhân cách cao đẹp

1.2.2.3 Cái tâm của con người cháy hết mình trong những trang viết

Như có lần tác giả đúc kết: “một chữ Tâm có sức chứa đựng tất cả” [16, tr.29] Chữ “Tâm” giờ đây được dùng quá nhiều đã trở thành một thuật

ngữ sáo mòn, nhưng dưới ngòi bút HPNT vẫn luôn trọn vẹn ý nghĩa chân thật

của nó bởi ông định nghĩa chữ “Tâm” một cách giản dị chân thật: ‘Đấy là một

tấm lòng tốt muốn đem tâm hồn mình làm quà tặng” [16, tr.29] Bị bệnh hiểm

nghèo nằm liệt giường hơn 10 năm nay đôi chân lãng du của HPNT không còn có cơ hội băng qua nhiều vùng miền để cảm nhận hơi thở cuộc sống mới

Trang 28

song HPNT vẫn làm việc, vẫn tư duy và sáng tạo không ngừng với những cuộc hành trình bằng tâm tưởng Ông viết bút ký, lý luận phê bình, và làm thơ, đã sống với tất cả những ý nghĩa của sự sống, làm việc, cảm nhận và yêu

thương Với cái nhìn nghiêm túc trước đời sống, yêu đời đắm say đến độ mê

mải (ý lời của TS Ngô Minh Hiền) kí của HPNT sẽ còn là những trăn trở suy

tư trước những vấn đề đổi thay, tàn phá tác động đến những đối tượng mình đang dành trọn tình cảm yêu thương - đối tượng ấy chính là thiên nhiên, đất nước, là số phận con người…Tất cả được xuất phát từ tình cảm của một con

người “ có cái tâm đỏ thắm vì CON NGƯỜI vì TỔ QUỐC”

Trang 29

Chương 2:

HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN QUA BÚT KÍ CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

2.1 Thiên nhiên qua trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Thiên nhiên đóng một vai trò, vị trí đặc biệt trong sáng tác của HPNT,

là một trong những chiếc chìa khoá để giải mã thế giới nghệ thuật của ông Bởi thiên nhiên là thế giới tinh thần là nơi ông khao khát tìm về để được sống những phút giây êm đềm, khám phá, cảm nhận đem đến cho con người sự tự

do nội tâm, nơi ông thể hiện suy nghiệm về cuộc đời Trái tim biết yêu, biết

mơ mộng về vẻ đẹp non sông đất nước của HPNT đã cho bạn đọc có những giây phút bình yên trong sâu thẳm tâm hồn Chính khung cảnh núi sông, lối sống thanh tao, gần gũi thiên nhiên của con người Huế đã tác động lớn đến tâm hồn HPNT để ông có những trang viết về thiên nhiên chứa chan cảm xúc

và lóng lánh chất thơ Thiên nhiên hiện lên trong trang ký của HPNT với vẻ đẹp phong phú, độc đáo vốn có của nó qua ngôn từ nghệ thuật sang trọng đầy

ám ảnh, đậm chất trữ tình của cái tôi mê đắm, tài hoa HPTN nhìn ngắm thiên nhiên bằng tâm trạng của cái tôi đa cảm, say đắm với tình cảm trân trọng lớn lao khi viết về quê hương đất nước mình theo đúng nghĩa giàu có và tươi đẹp

2.1.1 Thiên nhiên trong kí của HPNT là bức tranh tươi đẹp, giàu có với những phát hiện độc đáo

Tâm hồn HPNT hoà nhập gắn bó với thiên nhiên tìm thấy trong đó niềm vui đôn hậu khi được đắm mình trong vẻ đẹp thuần khiết của tự nhiên HPNT đưa người đọc bước vào cuộc hành trình qua nhiều vùng miền và

"những sự kiện rải rác nhặt được đây đó dọc đường của một chuyến đi mang tính chất hành hương của tôi chỉ càng gợi thêm nỗi khao khát muốn hiểu biết

về một vùng đất nước đúng nghĩa là giàu đẹp" [15, tr.110] Dưới con mắt của

một nhà thơ đồng nội thiên nhiên luôn đẹp duyên dáng mang điệu hồn riêng

Trang 30

được ông vẽ lên bằng tình yêu da diết, ngấm sâu, bền lâu Thiên nhiên có lúc

là những phút ấn tượng chợt đến như xúc cảm dấu yêu ban đầu - thiên nhiên như một người tình, có khi đằm sâu vào trong thiên nhiên như được ngả mình vào lòng mẹ trong sự bình yên, được sống với những kỷ niệm đẹp về năm

tháng đã qua“về một thiên đường đã mất…đấy là một không gian thơm mùi

cỏ, hoa dại, đất sau cơn mưa…những con đường tôi đã đi qua, và không bao giờ được đi thêm một lần nữa” [15, tr.809] Qua thiên nhiên “con người có thể từ ngôi nhà nhỏ của mình bước vào ngôi nhà lớn của vũ trụ" Cũng như

bao ngọn núi khác của đất nước, Bạch Mã mang trong nó “thông điệp về

những giấc mơ thái hòa giữa con người và thiên nhiên nhưng cũng đầy những

ưu tư thế sự” và Côn Sơn cũng là căn nhà vũ trụ để con người trở về “thực hiện cuộc sống tâm linh trong bản giao hưởng của trời đất” [15, tr.776]

Với tâm thức của một nhà viết ký, thiên nhiên trong ký của HPNT hiện lên chân thực, sống động song cũng đẹp, thơ mộng bởi chúng được nhìn qua lăng kính của người nghệ sỹ tài hoa, luôn mê đắm trước trước cái đẹp của tạo hoá Trong mắt ông thiên nhiên có sẵn tự trong lòng chúng vẻ đẹp, sự giàu có

Hơn thế, là người con xứ Huế mang trong mình bản chất một nhà thơ đồng

nội hơn là một cư dân đô thị, HPNT đặc biệt nhạy cảm với cỏ cây, hoa lá…đó

là cả một thế giới hoa mộng trong trẻo, thuần khiết (ý của TS Ngô Minh

Hiền) mang vẻ đẹp tâm hồn con người phương Đông Trong ký của HPNT luôn hiện hữu những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đa sắc đến lộng lẫy Nhìn ngắm dòng sông A- mong trong một buổi chiều yên tĩnh HPNT bất chợt gặp

vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên mang màu sắc hội hoạ: “Sườn núi ven

sông A- mong chi chít những đám rẫy với nhiều màu sắc: rẫy chưa đốt màu vàng cháy, rẫy già vừa dọn xong màu đất đỏ ửng, lúa ba trăng dậy thì lượn sóng xanh mơn mởn bên cạnh những rẫy ngô trổ cờ màu lục tươi lấp loáng ánh nắng…” [15, tr.21] Ở một nơi khác, HPNT ghi lại khoảnh khắc của thiên

nhiên đẹp như một bài thơ: “chỉ loài hoa đỗ quyên sống sót, nở miên man dài

Trang 31

theo suối như một cơn say nồng của núi non…Cuối thung lũng, suối Đỗ Quyên dừng lại giữa hai bờ dốc đứng đổ xuống ghềnh đá thành những bồn nước thiên nhiên tuyệt vời” [15, tr.734] Thiên nhiên luôn được HPNT cảm

nhận những nét đặc trưng nhất ở thời khắc khác nhau trong một ngày, một mùa và có khi là của bốn mùa trong năm Không gian Huế trong tổng thể núi

sông trời đất đã tạo nên sự chuyển đổi màu sắc trong ngày đầy thú vị: “sớm

xanh, trưa vàng, chiều tím” [15, tr.318] Núi Ngự sông Hương được cảm

nhận theo mùa ở những nét tiêu biểu đặc trưng nhất:“mùa Xuân còn kéo dài

cái rét và ẩm ướt của mùa Đông năm trước; mùa Thu kéo dài cơn nóng của mùa Hè; mùa Xuân thơm lừng hương lạ của trăm loài hoa; mùa Thu còn rộn ràng màu sắc của cây cỏ” [16, tr.32] HPNT tìm thấy ở ngọn núi Bạch Mã:

“không gian huyền nhiệm kiểu phương Đông với thiên nhiên đầy hoa rừng mùa xuân, nắng rực rỡ mùa hè, và sương khói mộng ảo mùa thu, nơi đó cây

và đá sạch như vô nhiễm, mây trời và tiếng suối reo khẽ, đánh động trong tâm linh giấc mộng tiền thân” [15, tr.724] Thiên nhiên Huế là thế giới thu nhỏ

của tâm hồn Huế Khu vườn An Hiên của Huế được cảm nhận trong bốn mùa, mùa nào cũng đẹp cũng thơ mộng như như tâm hồn Huế: Mùa Xuân bạn đọc

có dịp cảm nhận hết “sức sống kì diệu của Người Mẹ tạo vật…mùa Xuân chợt

như đánh thức dậy cả một thế giới lộng lẫy,rạo rực như một khúc múa rối loạn xiêm áo”[15, tr.377] - Mùa Hạ “khu vườn lãng đãng khói lam mờ Khói đốt cỏ và lá khô…thiên nhiên ổn định hẳn trong màu lục trầm trầm của lá già…toát ra khí mạnh của nhựa cây” [15, tr.368] - Mùa Thu “khu vườn hiện

ra trong vẻ đẹp của trái, càng gợi cho người đi dạo vườn cảm giác kinh khoái của một phòng trưng bày tranh tĩnh vật” [15, tr.388] - Mùa đông về “dằng dặc trong tiếng động nghìn trùng của mưa trên lá”; “từ trong đêm lạnh khu vườn bước ra với sắc đẹp tinh khôi, với mai vàng, hải đường, nguyệt quý, hoa trà mi ngậm sương và hoa đào cười gió Đông” [15, tr.390] HPNT luôn quan

sát sự vật trong sự đổi thay vận động tìm ra những khoảnh khắc chói sáng

Trang 32

nhất để có được những trang văn có sức nặng thông tin và sự độc đáo trong cách cảm nhận Dù là thiên nhiên Huế hay con người Huế, bao giờ HPNT cũng viết về Huế bằng tất cả niềm tự hào say mê thường thấy, sau mùa lũ vẻ

đẹp lãng mạn, bình yên rất Huế được hiện lên: “những chiếc vó cá lên xuống

lặng lẽ trong nắng ấm; thành phố thoáng vẻ mơ màng trong một mùa hoa bèo

nở tím ngát mặt sông hồ” [15, tr.58] Màu tím là gam màu đặc trưng của xứ

Huế - “nhân loại tím” được HPNT miêu tả với sự tinh tế và thấu hiểu “Huế

thường có những buổi chiều tím, tím cầu, tím áo, cả ly rượu đang uống trên môi cũng chuyển thành màu tím, và sông Hương trở thành dòng sông tím sẫm hoang đường như trong tranh siêu thực” [15, tr.675] Màu tím của thiên

nhiên trở thành nỗi ám ảnh ngấm sâu trong tâm thức Huế:“thỉnh thoảng tôi

vẫn gặp trong ngày nắng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo điều lục với vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu

đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện…Đấy cũng chính là màu sương khói trên sông Hương” [15, tr.323] Kí của HPNT luôn xác lập trong

bạn đọc những giá trị văn hoá mà người ta đã biết hoặc đã quên hoặc chưa

được biết đến Viết về Thành phố và chim, HPNT miêu tả bằng tất cả rung

động trong sâu thẳm tâm hồn của một con người dành trọn cả cuộc đời

sống gắn bó với Huế trong tận cùng nỗi thủy chung: "Chưa cần đến âm

nhạc, Huế từ trong tâm hồn nó đã mang sẵn một mêlôđy của riêng mình

Là thành phố vườn, Huế tràn đầy âm do thiên nhiên ban cho: dàn đồng ca của ve sầu mùa hè, tiếng hát trong và cao vút của ve kim như tiếng đàn viôlông mùa thu, lời nỉ non của côn trùng trong những khu vườn mùa đông,

và cả bốn mùa, ôi Huế bốn mùa đầy tiếng chim" Thiên nhiên sống động,

con người – “kẻ cư ngụ trong ngôi nhà lớn của vũ trụ” [86], hoà trong bản

nhạc say mê vô tận của đất trời tạo nên chất thơ và nhạc cho trang kí của HPNT mà có nhà phê bình cho rằng HPNT là một trong số ít nhà văn sở hữu những trang kí đẹp và độc đáo đến vậy

Trang 33

Vẻ đẹp thiên nhiên của nhiều vùng miền như vẫy gọi HPNT, đến với

thiên nhiên đất nước với ông là cuộc "hành hương" đầy thiêng liêng, gần gũi

trong tiếng gọi quê hương Bạn đọc được ngỡ ngàng vẻ đẹp của miền thượng

du, trên toạ độ lửa đất lại vẫn nở một “mùa hoa lê trắng cả núi non”; “thành

phố cổ kính ở biên giới, thơm ngát mùi mận chín dưới bầu trời thu có mưa trong nắng” [15, tr.142], hay miên man trong vẻ đẹp trầm mặc của sông

Hương – con sông thuộc về một thành phố duy nhất Bạn đọc cũng có thể cùng tác giả lênh đênh trên các kênh rạch của miệt rừng đước đất Mũi Cà Mau – mảnh đất trầm mình nơi chân sóng, nơi có cái miên man xanh biếc của rừng tràm, đước, sác, vẹt…hay ăn bữa cơm đậm chất dân tộc và ấm tình người của đồng bào Cà Tu giữa không gian xanh mênh mang của núi rừng HPNT luôn ám ảnh màu xanh bởi lối sống hoà mình giữa không gian xanh của người Huế: xanh núi non, xanh của trời bể, xanh của dòng sông, bãi cỏ, xanh của những khu vườn cây hoa trái…Trong kí của HPNT gam màu ấy trở

đi trở lại có sức lay động tâm thức con người như thẳm sâu nỗi niềm khao

khát tan trong cõi vô cùng của vũ trụ: “tôi lên Côn Sơn chỉ để cho đã thèm

một màu trời xanh, xanh như một đại dương thăm thẳm ở trên cao và xanh như một thoáng hiện của vô hạn thấp thoáng đâu đó trên trán tôi” [15,

tr.775] Có lúc gam màu ấy được cảm nhận là: “màu xanh huyền ảo của chiều

miền Tây đẹp như một giấc mơ” [15, tr.21], có khi là màu xanh ngun ngút của

con đê sông Hồng, của những vạt cỏ kéo dài suốt những cánh đồng vùng Yên

Phụ, có lúc là màu xanh trải rộng không gian Gò Nổi: “ngan ngát màu xanh

của lúa, của dâu, của dòng sông và bầu trời” [16, tr.254], màu xanh biếc của

những khu vườn “một vùng đất trầm mình trong những khu vườn tre trúc

xanh biếc, tên là Vĩ Dạ” [20, tr.12] Thành phố Huế luôn mở ra trong kí của

HPNT không gian xanh vời vợi thêng thang như vậy “thành phố phơi mình

giữa non xanh nước biếc, toả rộng linh hồn vô ưu thênh thênh trong hương cỏ”; “cỏ mọc xanh lạ thường, khói đốt toả ra mịt mùng xanh mờ một vùng

Trang 34

ven sông” [20, tr.11]; có lúc ta bắt gặp màu xanh mang dấu ấn của cảm giác

tâm trạng: “còn lại trong tôi chiều nay một bãi cỏ tranh rối bời xanh ngắt đến

đau lòng” [15, tr.174] Sắc xanh ấy nhiều lúc trải qua sự biến đổi kì ảo thơ

mộng trở thành màu của cảm xúc, của tâm tưởng: “dáng nằm nghiêng của núi

Ariêl chìm trong màu khói xanh thẳm” [15, tr.773];“lòng xiết bao cảm hoài tưởng thấy hiện bóng màu áo của Trần Cao Vân Ôi! Cái màu xanh thẳm sâu của Trung Thiên Dịch” [16, tr.254]; “sông vẫn thường xanh, nhưng chính màu xanh trở mình sau lũ mới lạ lùng, nắng vàng lạnh, và dòng sông vừa xanh trở lại hôm qua, màu lục non trẻ đến chạnh lòng, như một tình cảm nào thiết tha khôn nguôi trong đời” [15, tr.674]; “cánh thư màu xanh vốn là ruộng lúa” [15, tr.372]… Không chỉ cảm nhận thiên nhiên bằng thị giác

HPNT mở rộng mọi giác quan để cảm nhận cho hết vẻ đẹp của đời sống, thiên nhiên còn được cảm nhận qua hương thơm đầy tinh tế Hương thơm thường gắn với một kí ức nào đó của con người nên dễ gợi nỗi nhớ Hương cốm thường gợi cho con người nỗi nhớ cái se lạnh của Hà Nội khi thu về, Chế Lan Viên đã từng có cuộc viễn du đến với Tây Bắc qua tâm tưởng trong nỗi xúc động khi nhớ về hương nếp xôi ấm lòng người HPNT cũng có một không gian đậm hương thơm xao xuyến trong những nỗi niềm Khu vườn An Hiên

như níu bước chân con người bởi: “mùi hương dịu ngọt của hoa ngọc lan,

hoa chanh bưởi và thoang thoảng trăm thứ hương cây khác” [20, tr.92], mỗi

khi hạ về hương sen Thành nội làm mọi người “như chìm đắm trong hương

sen thơm nồng” [20, tr.75] Trong miền thương nhớ của HPNT lại là “một

con đường ven sông có thảm cỏ dày, và hương cỏ đêm khuya thơm lạ lùng làm người ta nghĩ đến một nỗi bình yên nào đó không có ở đời”, có lẽ bởi

“hoa thì im lặng, hương chính là tiếng nói riêng của nó” [15, tr.378-379] nên

hương sầu đông tác động mạnh mẽ nhất đến kí ức con người: “mùi hương sầu

đông rất sâu, chạm thấu từng tế bào của trí nhớ và đánh thức trong tôi nhiều điều như đã quên trong đời”[15, tr.789] Kí của HPNT luôn đằm sâu trong

Trang 35

những cảm xúc mà thiên nhiên đóng vai trò là nguyên cớ đánh thức tâm tư con người Qua thiên nhiên bạn đọc phần nào thấy được sự tinh tế của HPNT trong cảm nhận và sự điêu luyện của ông trong cách thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên

Là nhà viết kí, HPNT muốn cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin hiện thực đầy hữu ích Thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ dưới con mắt thơ và thiên nhiên còn mang trong chúng những giá trị kinh tế, văn hoá khi được nhìn dưới lăng kính khoa học của nhà viết kí Thả hồn theo không gian hùng vĩ của rừng ngập mặn, nhà viết kí không quên nhiệm vụ cung cấp thông tin về sự

giàu có của thiên nhiên, giá trị kinh tế của đước Năm Căn: "Vỏ đước và vỏ già

giàu chất ta nanh trên 24% dùng để nhuộm quần áo và nhuộm lưới" hay "đặc biệt than đước có nhiệt năng rất lớn, mỗi kilôgam than đước cho đến 6.660calo, gấp hai đến ba lần loại than thường, rất quí trên thị trường trong

và ngoài nước Một cây đước bình thường khoảng 20 tuổi, đem hầm cho được

300 kilôgam, rừng Cà Mau là vàng thực sự" [15, tr.117] Viết về Cà Mau,

HPNT không chỉ miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của rừng ngập mặn, ông còn làm sống dậy âm hưởng vang động của làng biển vào mùa cá, tôm – sông, biển Cà Mau đầy ắp những cá, tôm, sò, hến Khu rừng Bạch Mã, thung lũng A sao trong kí ức của HPNT, trước khi bị tàn phá bởi chiến tranh là khu rừng đẹp, giàu có bởi các loài thực vật động vật quý hiếm: hoa lan, đỗ quyên, chim trĩ, chồn bay Lục tung thư viện của cụ Hữu HPNT tìm cho ra, hiểu cho sâu để cung cấp cho bạn đọc những thông tin quý giá về một sản phẩm quốc hồn quốc túy là cây hồi Trong kí, thao tác của tư duy nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu thể hiện trực tiếp trong văn bản nên sự chuẩn bị tư liệu khá công

phu nghiêm túc như đang thực hiện một công trình khoa học Tác phẩm Rừng

hồi có những đoạn thuyết minh rất rành rọt về cấu tạo, tính chất, công dụng,

giá trị… của cây hồi một cách khoa học và có cơ sở: “ tinh dầu hồi là sản

phẩm công nghiệp rất quý trên thị trường thế giới, chứa khoảng 80-90%

Trang 36

a-xê-tôn đông vào khoảng 14 đến 15 độ, có mùi thơm rất dịu dàng và quyến rũ, màu sắc chuyển từ không màu đến vàng nhạt sang đỏ gạch Tinh dầu được chiết ra bằng cách chưng, quả hồi quý nhất là hồng đại hồi, loại có tám cánh màu nâu đỏ” [15, tr.298] Dù viết về vùng miền nào HPNT cũng thể hiện

niềm say mê lạ kỳ, miêu tả sự phong phú, giàu có về một vùng đất nước với niềm tự hào phấn khích Dù đang đứng trên mảnh đất ấy ông thấy vẫn háo

hức “như đất ấy tuồng ở đâu xa đang cất tiếng gọi tôi từ chân sóng của một

đại dương” Đối với người viết ký tận tâm, niềm đam mê, sự hiểu biết luôn

cần và chưa bao giờ cảm thấy đủ, thoả mãn Dường như chuyến đi thực tế không làm HPNT thoả khao khát mà càng gợi lên nỗi khát khao trong lòng

“cồn lên nỗi khát vọng được đi tới tận cùng đất nước”[16, tr.141]

Khám phá sâu sắc về đối tượng, tìm tòi đưa ra những phát hiện mới như là một niềm đam mê là cách thể hiện năng lực của nhà viết kí Nguyễn Tuân đã viết về sông Đà trong niềm phấn khích khi đó là dòng sông duy nhất chảy ngược về hướng Bắc, HPNT lại có phát hiện thú vị khác về thiên nhiên:

“Từ chỗ tiếp cận của dòng hải lưu với vùng biển Thừa Thiên trở ra, những chỗ lồi lõm răng cưa của bờ biển đều hướng mũi nhọn về hướng Bắc, trở vào thì các mũi đất ấy lại tà theo hướng Nam” [15, tr.112]; hay câu chuyện con

chim phượng làm tổ đã cung cấp cho bạn đọc thông tin thú vị: “thời gian ấp,

con trống thải phân ra bịt kín dần bộng cây, chỉ để lại miệng lỗ vừa cho vợ nó đút mồi vào Đủ ngày tháng thì phượng mái phải dùng mỏ đập vỡ miệng lỗ để đưa chồng con nó ra” [15, tr.347] Đã đến lúc nên coi việc miêu tả sự kiện

đời sống chính xác đến mức cặn kẽ là một nét riêng độc đáo thể hiện khả năng

quan sát cuộc sống tinh tế của các nhà viết kí HPNT đưa ra những phát hiện

hết sức bất ngờ “hồi kháng chiến chống Pháp, Mỹ cho Pháp nguyên liệu sắt

và gỗ để dựng lên 7 nhịp cầu Hiền Lương kiểu dã chiến Bơ – lay Cầu dài 187 mét có 894 miếng ván gỗ Mỹ Cầu cưa đôi Bắc Nam mỗi miền ba nhịp rưỡi, nhưng miền Bắc lại dôi hơi miền Nam những 6 tấm ván Mỹ” [43, tr.10-11]

Trang 37

Dù đó là những phát hiện nhỏ nhưng đó lại là điều có ý nghĩa, là trải nghiệm thú vị đối với nhà viết kí, họ thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặc trưng quan trọng nhất là nó thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút Ngoài ra, HPNT còn trình bày trực tiếp cảm nhận suy nghĩ của mình về đối tượng, đó chính là “chiều mở”, “góc tự do sáng tạo” trong ký

Thấm nhuần tư tưởng “thiên nhân hợp nhất’ nên mọi sự vật hiện tượng

hiện hữu trong kí của HPNT đều là những sinh thể có hồn một tảng đá, một cành cây, chiếc lá…đều có đời sống nội tại riêng của chúng, bốn mùa thiên nhiên chuyển động đều gợi nên cảm xúc nơi con người Cảm xúc của HPNT khi viết về bất kỳ vùng miền nào cũng đều có sự thống nhất đó là niềm trân trọng yêu mến tự hào vẻ đẹp tráng lệ, giàu có của non sông gấm vóc quê hương Thiên nhiên tươi đẹp – Bức tranh đời sống mà HPNT vẽ bằng tâm hồn, bằng tình yêu gắn bó như máu thịt của cả một đời người Ông đã từng

bộc bạch: "Đi cho hết thời trai trẻ để xương thịt và tâm hồn tôi mãi mãi ướt

đẫm chất phù sa nuôi dưỡng" [15, tr.471] Tâm hồn của ông trải rộng muôn

nơi từ mỏm Mèo Vạc đến đất mũi Cà Mau, từ dải đất miền Trung cát trắng cho đến bãi bồi của châu thổ ngàn năm HPNT đi như để thoả nỗi khao khát nhớ thương mọi miền quê yêu dấu sẽ là mảnh đất phù sa nuôi dưỡng làm sinh sôi những hoa trái của tâm hồn Quê hương, theo quan niệm của HPNT sẽ mang hàm nghĩa rộng Quê hương không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn, quê hương là dòng sông tắm mát, là phù sa nuôi dưỡng tâm hồn con người, là sự bình yên trong sâu thẳm tâm hồn con người Đứng dưới chân cột mốc số không biên giới phía Bắc trong lòng HPNT đã dội lên tiếng gọi của những

chân sóng, cồn lên khát vọng, nỗi nhớ và muốn hét thật to: "Cà Mau! Mai tôi

về" Khi đứng trên đất Mũi trong tác giả lại hoài niệm về "mùa hát lượn bay đầy phiên chợ Kỳ Lừa, cái thành phố cổ kính ở biên giới, thơm ngát mùi mận chín dưới bầu trời mùa thu có mưa trong nắng…" [15, tr.142] Bức tranh hiện

thực đời sống hiện lên chân thực đan xen với tình yêu thiên nhiên đến độ mê

Trang 38

đắm tạo nên những trang kí mang đậm phong cách riêng “tài hoa, trí tuệ, súc

tích, mê đắm” Đến với mỗi phong cảnh đẹp với HPNT như thể "đã tới được một cái đích nào đó trong cuộc đời" Và ông đã trải qua những cơn xúc động

như thế khi đến những điểm tận cùng của biên giới tổ quốc bởi "thuở tôi chưa

đến, lúc tôi đi xa những cái tên đất nước ấy không hiểu sao cứ mang nặng trong tôi một nỗi lòng" [15, tr.142]

Trước thiên nhiên HPNT luôn bày tỏ niềm thành kính ngưỡng vọng

trong lòng luôn trĩu nặng ơn Đất, ơn Người - "Đọc những bút kí của anh, ta

luôn gặp một HPNT luôn hiền kính như một con chiên trước đáng tối cao là chim muông - hoa lá - đất trời gọi tên là thiên nhiên" [75]

Kí của HPNT là vậy, ông đi nhiều nơi không chỉ thoả khát khao chiêm

ngưỡng cảnh đẹp mà chúng là những thôi thúc vẫy gọi trong nội tâm "Trong

một cử chỉ thành kính không ai biết, tôi đưa tay lên trán, ngả mũ lặng lẽ chào khu rừng đước cố cựu đứng kiễng chân trên đất mặn" [15, tr.144] Cái hay

trong kí của HPNT là ở chỗ đó, tính chân thực phong phú của nguồn thông tin đầy ắp trong trang viết song tính biểu cảm, dấu ấn chủ quan của tác giả, cảm xúc luôn thấm đẫm trong mỗi trang kí để kí đời sống của ông còn mang tên

gọi khác: "kí tâm hồn" Kí không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, kí còn là

nơi người viết kí thác tâm hồn trong đó bao trăn trở niềm vui, nỗi buồn

2.1.2 Thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người

Thiên nhiên giàu có tươi đẹp, mang nét đẹp văn hoá đặc trưng của từng vùng miền, đóng vai trò quan trọng đối với đời sống thực tại cũng như trong thế giới tinh thần của mỗi con người Thiên nhiên đãi ngộ nuôi sống con người, bao chiến sỹ cách mạng sống sót trong những năm tháng đất nước có chiến tranh chính bởi sự ấm áp trở che và nguồn sống được dâng tặng từ thiên nhiên; Thiên nhiên còn bồi đắp cho tâm hồn con người những tình cảm thiêng liêng đem đến sự bình yên trong sâu thẳm tâm hồn con người HPNT đã từng

có một tuổi thơ êm đềm với thiên nhiên: “mùa Xuân đi bẫy chim, mùa Hạ

Trang 39

lang thang ăn trái chín trên đồi, mùa Thu đặt lờ bắt cá dọc những con suối và mùa Đông mang tơi lá đi hái nấm dưới những bụi cây muồng…thiên nhiên trong cuộc vận động mùa màng kì ảo của nó in vào tâm hồn thơ bé của tôi một dấu ấn không bao giờ phai mờ; và sau này trở thành một tình cảm bầu bạn không thể thiếu khi tôi nghĩ về một mảnh đất” [15, tr.145] Đọc đoạn kí

này khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thu ăn măng

trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”, tư duy Lão Trang thể hiện

khá rõ trong cách con người quan hệ hành xử với thiên nhiên, đó là sự hoà hợp lối sống đạt đạo của con người an nhiên tự tại giữa thiên nhiên đất trời

Thiên nhiên khắc nghiệt thử thách con người tạo ra những hoàn cảnh thử thách giúp con người tôi luyện ý chí của mình, vững vàng hơn trong cuộc sống: đại dương đầy phong ba đã rèn cho con người vóc dáng lực lưỡng, ý chí

phi thường - “cùng với lịch sử và thời đại trong máu mỗi con người còn lưu

chuyển cả sức mạnh hun đúc của đại dương” [15, tr.447]; dải cát mênh mông

dọc miền Trung “vừa là mảnh đất nguồn cội da diết không rời, lại vừa là nỗi

sợ hãi khiến phải chạy trốn…cát như người bảo vệ nhưng đồng thời cát cũng

là kẻ gieo hoạ qua những thế kỉ” [15, tr.53] Cùng với con người thiên nhiên

cũng là nạn nhân chịu sự tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và bàn tay của chính con người Chính vì yêu nhiều nên HPNT cũng đau nhiều, tác giả đau đớn dằn vặt trước cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người bị tàn phá bởi chiến tranh và bởi cả chính bàn tay con người Trong lòng thiên nhiên còn lưu giữ

nhiều chứng tích của cuộc chiến tranh: "Tất cả những cây lớn đều mang đầy

thương tích của cuộc chiến tranh vừa qua: bên dưới những đám lá xanh vừa phục hồi sau này những cành lớn đều đã bị phạt cụt, nơi dấu bom, vỏ cây líp lại thành sẹo nom như cánh tay cụt của thương binh" [15, tr.431] Sự trỗi dậy

của thiên nhiên cũng như con người trên mảnh đất đã từng trải qua chiến tranh khiến bạn đọc trào dâng niềm tự hào về sức sống bền bỉ của một dân tộc

“súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” Trên con đường tìm đến hiện thực

Trang 40

cuộc sống mới của làng Trà khi chiến tranh đã đi qua, HPNT nhận thấy “bắt

đầu có sắc diện hồi phục sau những vết thương chiến tranh chí mạng Mới hơn một năm tre chưa già nhưng đã lên cao, bọc quanh những khu vườn cũ,

và hình như chỉ cần có thế, ngôi làng đã trở lại vẻ yên tĩnh kì lạ, quên đi thật nhanh những ác mộng của nó.” [15, tr.153]

Không có một cảnh báo hiểm hoạ đe doạ con người nào lại nằm ngoài nhiệm vụ của ký Kí chạm đến mọi phương diện của đời sống, giống như khối Rubich nhà viết kí xoay khối ô màu đời sống trên một trục chung thống nhất sắp xếp định hướng muôn ô màu hỗn loạn về một trật tự chung cần có Cùng với con người, thiên nhiên cũng là nạn nhân chịu sự tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và bởi bàn tay của chính con người Từ câu chuyện khai thác cát ở

thượng nguồn làm thay đổi dòng chảy của sông Hương – “đang đổi thành

một dòng sông khác” [16, tr.77] cho đến việc chặt cây rừng đốt lấy than, “ô nhiễm không khí”, “ô nhiễm về âm thanh”…tất cả được phản ánh trung thực,

có cơ sở của người viết ký Con người là một thành viên của hệ sinh thái Con người khai thác các tài nguyên để tồn tại và phát triển Tuy nhiên họ đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường sống của mình “Cái nôi” thuận lợi mà lịch sử tiến hoá của sinh

quyển trái đất dành cho con người, hay nói theo tôn giáo: “Cái thượng đế

dành cho loài người” và nói theo sinh thái học - khả năng “đệm” của trái đất,

đang ngày càng mất đi do chính hoạt động của con người HPNT đã đằm sâu trong suy nghĩ tìm những lí giải thoả đáng trước những sự việc đáng báo động

mà ta đang từng ngày phải phải chứng kiến:“Chiến tranh và những biến động

lịch sử luôn là những mãnh lực tàn phá những công trình xây dựng của con người Nhưng sự tàn phá triệt để nhất nhiều khi lại đến từ chính con người trong những ngày bình thường, với những dụng cụ thô sơ cầm tay, đi tìm cái

gì ăn để sống qua cơn đói” [15, tr.733] Ông chỉ ra rằng chính sự đói nghèo,

trình độ nhận thức về cuộc sống có hạn, sự thiếu ý thức của con người…đã tạo ra những hiểm họa cho chính họ

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, H.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương nhớ mười hai
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá thông tin
2. Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học, H.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miếng ngon Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
3. Anh Đức, Truyện ngắn và bút ký, Nhà xuất bản Hội nhà văn, H.2002 4. Hà Minh Đức, Ba lần đến nước Mỹ, Nhà xuất bản Văn học, H.2000 5. Tô Hoài, Tạp bút, Nhà xuất bản Hội nhà văn, H.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn và bút ký", Nhà xuất bản Hội nhà văn, H.2002 4. Hà Minh Đức, "Ba lần đến nước Mỹ," Nhà xuất bản Văn học, H.2000 5. Tô Hoài, "Tạp bút
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
6. Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút, Nhà xuất bản Trẻ, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ trung tuỳ bút
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
7. Phùng Văn Khai, Lẽ sống (bút ký về những người lính), Nhà xuất bản Văn học, H.2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lẽ sống (bút ký về những người lính)
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
8. Nguyễn Khải, Ký sự & kịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn, H.2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sự & kịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
9. Đặng Thai Mai, Hồi ký thời kỳ thanh thiếu niên, Nhà xuất bản Tác phẩm mới Hội nhà văn Việt Nam, H.1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi ký thời kỳ thanh thiếu niên
Nhà XB: Nhà xuất bản Tác phẩm mới Hội nhà văn Việt Nam
14. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập – Tập 1 (Nhàn đàm), Nhà xuất bản Trẻ, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập – Tập 1 (Nhàn đàm)
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
15. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập – Tập 2 (Bút ký), Nhà xuất bản Trẻ, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập – Tập 2 (Bút ký)
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
16. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập – Tập 3 (Bút ký), Nhà xuất bản Trẻ, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập – Tập 3 (Bút ký)
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
17. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập – Tập 4 (Thơ), Nhà xuất bản Trẻ, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập – Tập 4 (Thơ)
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
18. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Huế di tích và con người, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huế di tích và con người
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
19. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của Hoàng tử bé, Nhà xuất bản Trẻ, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của Hoàng tử bé
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
20. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Miền cỏ thơm (Bút ký), Nhà xuất bản Văn nghệ, H.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miền cỏ thơm (Bút ký)
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn nghệ
21. Trần Đình Vân, Sống như anh, Nhà xuất bản Kim Đồng, H.2000 Sách giáo khoa, Giáo trình, sách nghiên cứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống như anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Kim Đồng
22. A.Gheerbrant, Jean Chevalier, Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Đình, Nguyễn Văn Vỹ (dịch), NXB. Đà Nẵng 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới
Nhà XB: NXB. Đà Nẵng 1997
23. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (tuyển chọn và giới thiệu), Thạch Lam về tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, H.2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam về tác giả và tác phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
24. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB. Chính trị Quốc gia 1999 25. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốcgia Hà Nội, H.2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia 1999 25. Lại Nguyên Ân
75. Lê Đức Dục, http://vietbao.vn/Van-hoa/Ve-mot-nguoi-le-do-voi-thien- nhien/40121340/181/ Link
116. Lý Hoài Thu, Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới, Tạp chí nghiên cứu Văn học số 10.2008, http://khoavanhocussh.edu.vn/index.php Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w