5. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Hiện thực đời sống con người trong chiến tranh và trong hoà bình
Hiện thực đời sống vô cùng phong phú, từ ngòi bút tài hoa của HPNT mỗi bài viết là một phát hiện mới, tri thức mới đồng thời gửi gắm trong đó là quan niệm về cái đẹp, giá trị đạo đức, thái độ trước hiện thực cuộc sống… Mỗi chuyến đi thực tế đều đem lại cho HPNT ấn tượng của sự khám phá mới mẻ để ông viết lên những điều bình dị nhưng vô cùng xúc động về cuộc sống con người.
Chiến tranh chống Mỹ đã qua đi, hơn 30 năm qua cuộc sống có bao đổi thay song sự thật khốc liệt về cuộc chiến không thể thay đổi, xoá nhoà trong kí ức của những con người đã từng sống và chiến đấu trong những năm tháng đó. Chiến tranh đã dần lùi xa, sau chiến tranh con người có thời gian bình tâm nhìn lại suy ngẫm, gặp gỡ nhân chứng lịch sử một thời có mặt trên những mảnh đất từng là “tâm bão” trong chiến tranh…nên kí viết về chiến tranh của HPNT đầy ắp sự kiện, hiện thực đời sống con người được đào sâu nhìn nhận từ nhiều góc độ, chân thực, chi tiết và đủ đầy hơn. Đối với HPNT việc dùng kí để phản ánh hiện thực là sự lựa chọn phù hợp hơn cả, như có lần ông chia sẻ: “Tôi sẽ vừa viết đúng sự thật, vừa cố gắng viết cho sâu. Tôi đã lớn lên trong thời kỳ đất nước đánh giặc, những sự thật hào hùng cứ diễn ra ngồn ngộn xung quanh tôi. Vì muốn cái mà tôi viết ra sẽ được bạn đọc ưa thích, đồng thời họ cũng được đảm bảo rằng những việc đó chắc chắn là có thực. Tính "người thật việc thật" của ký đối với tôi quan trọng ở mức đó, và cả tiểu
thuyết cũng không thể thay thế được...” [94]. HPNT đặc biệt quan tâm đến sự
thật lịch sử, cuộc sống số phận con người trong và sau chiến tranh được ông trân trọng trên tinh thần: “Ký có địa chỉ chính xác của nó” (Bôrit Pôlêvôi).
Những trang sử hào hùng của dân tộc trong quá khứ cũng như những vấn đề nóng bỏng trong thực tại của cuộc sống được tái hiện chân thực trong trang ký của HPNT trên tinh thần cởi mở, dân chủ của văn học thời kì Đổi mới.
Với thái độ thẳng thắn trung thực thường thấy của người viết kí, HPNT đã thành thật nói về tâm lí nặng nề, sự mất phương hướng, nỗi ám ảnh chiến tranh của một lớp thanh niên đô thị miền Nam trước năm 1975. Ở đó có những suy nghĩ nhận thức non trẻ, mù mờ về chiến tranh của những con nước
lạc dòng. Đó là những vấp ngã đầu đời khi họ đang “đi trên miền dốc chênh
vênh của tuổi trẻ” [15, tr.20]. Chiến tranh đối với họ là một “mớ khói lửa hỗn
loạn khủng khiếp, không có nghĩa lí” [15, tr.15], cuộc sống họ đang trải qua
được ví như cơn đau vùi [15, tr.10]. HPNT viết về họ như là để viết về chính mình, để tự thức nhận, đấu tranh với chính mình để vượt qua con dốc nguy hiểm ấy bằng sự dũng cảm, tinh thần trách nhiệm của một công dân yêu nước. Trước sự chuyển mình của đất nước dân tộc, bằng tình yêu tổ quốc, khát vọng tự do, lớp thanh niên trí thức một thời trong đó có HPNT đã từng bước đấu tranh với chính mình tìm lại được lẽ sống ở đời - từ nỗi buồn vu vơ tâm trạng lạc lõng đi đến dần cảm nhận được vai trò trách nhiệm của mình, từ ngờ vực chưa tin đến dần hiểu hơn về ý nghĩa của chiến tranh vệ quốc bằng những nếm trải thực tế. Đó là một sự lựa chọn dứt khoát của thế hệ trẻ khi đối diện trước thực tế nhiều thử thách của lịch sử. Nhân vật Giao trong tác phẩm Như con sông từ nguồn ra biển đã “bước ra khỏi nỗi yếu hèn của đời sống để nhập
vào cả thành phố nổi dậy” [15, tr.29], anh bước xuống đường tranh đấu,
những điệu blu u buồn thay thế bằng nhịp hành khúc mới sôi nổi đầy khí thế đấu tranh. Tâm huyết, niềm say mê của những thanh niên trí thức một thời hiện lên giống như chàng Orphée cầm cây đàn Lya “đi giữa đám đông cất cao
tiếng hát gọi mặt trời” [16, tr.283]. Bên cạnh đó, HPNT còn dành những trang
kí ca ngợi những tấm gương sống có lí tưởng cao đẹp, ta bắt gặp ở Thi ( nhân vật trong tác phẩm: Rất nhiều ánh lửa) hình ảnh của con người mới đầy hoài
bão ước mơ, có ý thức trách nhiệm và hơn hết Thi đang muốn bù lại những năm tháng đã mất, anh đã sống hoài sống phí. Hay những tấm gương soi
trên những con đường vắng, chỉ để lắng nghe tâm hồn bị giày vò bởi muôn ngàn nỗi khổ đau “siêu hình” về chiến tranh thì Dân đang luồn qua những
bóng tối ngoại ô để giết giặc” [15, tr.103]. Việc phản ánh đời sống và đưa ra
những đánh giá về nhân vật trong kí đã dần hé mở đời sống tâm hồn, nhận thức của chính ông khi đứng trước hiện thực. Thực tế cuộc sống đã đem lại cho HPNT nhiều sự trải nghiệm và cả sự thức nhận để ông tìm đi đúng hướng trong cuộc đời, sống đẹp và có ý nghĩa.
HPNT đã phản ánh chân thực sự đổi thay mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi con người đi từ thế giới riêng của một người để bước vào cuộc đời chung của nhân dân đất nước, gánh vác trên vai sứ mệnh lịch sử gian khổ mà vinh quang. Do đâu có những sự thay đổi lớn lao kì diệu như: “trên mặt đất nứt nẻ
từ triệu năm của Thụy cây đã mọc xanh…trên nền đất khổ hạnh của tâm hồn Giao hoa hồng đã nở…”? Có những lí do cơ bản để lí giải cho sự thay đổi kì
diệu đó (sự thay đổi theo hướng tích cực của thế hệ trẻ trong đó có HPNT). Thứ nhất, là cử nhân triết học những kiến thức ông được học trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường cũng như tham gia giảng dạy đã giúp HPNT thấu hiểu triết lí sâu sắc của quẻ Vị Tế: “người ta sinh ra không phải
để yên nghỉ mà là lên đường, lên đường bằng tất cả lo âu của kẻ vượt sông”
[14, tr.139], chính quẻ Vị Tế đã trang bị cho ông tinh thần “vượt sông”, “ nhập cuộc”, “ dấn thân” khi đứng trước dòng sông thời đại, ông đã lấy học
thuyết của Kinh Dịch để làm nền tảng tư tưởng cho con người hành động. Thứ hai, có thể nói chủ nghĩa hiện sinh của triết học phương Tây ở phương diện nào đó đã đáp ứng nỗi ưu tư của con người và khao khát tự khẳng định khuôn mặt tinh thần của mình trong điều kiện nước sôi lửa bỏng của dân tộc, đòi hỏi người trí thức không thể đứng “bên dòng lịch sử” hay “quẳng gánh cuộc đời trên vai
kẻ khác”. Ta cũng có thể bắt gặp trong tư tưởng này một số khái niệm như “dấn thân”, “chọn lựa”, “ngụy tín”. Đó là điểm chung giữa hai nền triết học
Chính tư tưởng dấn thân của Sartre và phần nào tư tưởng phản kháng của Camus mà HPNT và một số văn nghệ sĩ, trí thức đương thời ở miền Nam đã lấy làm nền tảng đã đưa họ đến sự chọn lựa tư thế của những người trí thức dấn thân và phản kháng. Thứ ba, đó là hiện thực đời sống sôi động đầy thử thách là ngọn lửa thử tấm lòng vàng của con người. Sống trong cơn bão tố của lịch sử, những biến động thăng trầm của dòng sông lịch sử đi theo gần hết cuộc đời mình xuất phát từ tinh thần tự nguyện, lòng yêu nước, niềm tin yêu cuộc sống con người đã dẫn đến sự thay đổi lớn lao đầy ý nghĩa trong nhận thức của thanh niên trí thức lúc bấy giờ. Từ trong trang kí của HPNT cũng đã lí giải: chính niềm tin giữa nhân dân, niềm tin ở bạn bè và lớn hơn là niềm tin ở cuộc sống con người, ở công cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc… đã mang lại điều kì diệu đó - “cũng có những dòng nước rủi ro bị lạc đường…Nhưng khi những dòng nước đã nhập được vào sông, thì nhất định nó sẽ ra tới biển”[15, tr.38]. Nói tóm lại, sự kết hợp giữa tư tưởng triết học
phương Đông và triết học phương Tây, ý thức tích cực nỗ lực của chính bản thân “nói cho cùng đó là danh dự ở nơi mỗi con người, trong mối quan hệ thầm kín của lương tâm đối diện với đất nước” [15, tr.415] đã tạo ra trong
HPNT cái nhìn đa chiều, biện chứng, sâu sắc về số phận dân tộc và trách nhiệm của mỗi cá nhân con người trước cuộc sống, sứ mệnh lịch sử. Kí của HPNT luôn ánh lên ngọn lửa của niềm tin yêu cuộc sống, ông đang tiếp tục truyền ngọn lửa ấy cho thế hệ trẻ hôm nay “nhưng dù người ta không biết đến
hoặc đúng hơn chưa biết đến thì lịch sử sẽ có cánh tay vươn dài đến tận mỗi tâm hồn và gõ cửa. Miễn người ta đừng nhắm mắt lại và đừng để trái tim tắt
hết lửa trước cuộc sống” [15, tr.52]. Kết thúc tác phẩm Rất nhiều ánh lửa ta
bắt gặp hình ảnh “rất nhiều ánh lửa xúm xít lay động” có lẽ đó là ánh lửa của tình thương trách nhiệm với cộng đồng, ánh lửa của nhiệt huyết hoài bão, của khát khao sống vươn tới những điều tốt đẹp của con người.
Không chỉ phản ánh hiện thực đời sống chân thực, chính xác, đủ đầy kí của HPNT còn là cuộc hành trình đi tìm cái đẹp hiện hữu trong cuộc sống, từ vẻ đẹp của giang sơn Tổ quốc đến vẻ đẹp tâm hồn con người. Ta hình dung HPNT đang lật giở tấm bản đồ tìm những điểm sáng mọi vùng miền gắn với những biến cố lịch sử hùng tráng và quyết đặt chân tới đó một lần dù đó là địa đầu hay cực Nam của Tổ quốc. Trong tâm thức của ông, miền nào trên mảnh đất hình chữ S mà không thấm đẫm máu và rực rỡ chiến công? Con người trong ký của HPNT luôn được lồng ghép trong bóng hình đất nước, mang bóng dáng dân tộc. Một dân tộc có tinh thần hiếu học thể hiện qua hình ảnh người dân xóm Cồn từ già đến trẻ tranh thủ học đêm quyết không là hòn đảo bị bỏ hoang về văn hoá, giữa một thành phố đại học, họ dần bước vào cuộc
hành trình vô tận để đi đến những nền văn minh. Đó là những con người bình dị mà kiêu hùng đẹp như huyền thoại khi bước chân qua những con đường dài của cuộc chiến: Có hai người yêu nhau đã rủ nhau đi phục kích sân bay Alưới, bắn hạ một chiếc máy bay giặc để làm quà cưới ngày mai (Trong Như con
sông từ nguồn ra biển). HPNT như muốn khắc hoạ một cách chân thực nhất
về: “một thời kỳ lạ như vậy, tổ quốc đã tạo ra nhân cách lớn lao cho những
đứa con của mình ngang tầm với những vị thánh” [15, tr.604]. HPNT ca ngợi
những con người anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, bền bỉ, hăng say trong lao động sản xuất. Những con người bình thường giản dị lại tiềm ẩn trong mình sức mạnh quả cảm khi đứng trước hoàn cảnh thử thách ngặt nghèo của lịch sử dân tộc. Trong kí của ông không hiếm những câu chuyện viết về chiến công trên mặt trận đấu tranh cũng như sản xuất của các cụ già, các mẹ, thanh niên nam nữ cho đến những đứa trẻ, những anh hùng vô danh của thời đại. Từ chuyện có cụ già gần trăm tuổi đã bám hầm với bộ đội trong suốt chín tháng trời, hay cụ Phan Văn Út ở Gio Hải 70 tuổi vẫn “tự mình đào gỡ 200 quả mìn trên năm sào đất của cụ để kịp trồng khoai lúa ngay trong mùa đầu sau ngày quê cụ vừa giải phóng” [15, tr.233]. Bạn đọc thấy cảm động trước
câu chuyện về mẹ Duyến, mẹ Ấm cả đời chèo đò đưa bộ đội qua sông giữa mưa bom bão đạn, con đò bí mật đã biết lách đi giữa cái thế kẹt nhất của lịch sử để giữ dòng Bến Hải luôn luôn là con sông có đủ nguyên vẹn cả hai bờ.
Còn đó câu chuyện có thật về cô du kích Lê Thị Thuận gỡ 20.460 quả mìn đủ
loại [15, tr.234], câu chuyện chú bé Cả: “ trong vòng một năm làm biệt động nội thành, Cả đã độc lập chiến đấu 17 trận, tiêu diệt 96 tên địch, đạt 20 lần danh hiệu dũng sĩ, với năng suất tiêu diêt địch mở đầu một tháng đánh năm
trận, kết thúc một đêm đánh năm trận” [15, tr.551]. Đó là những câu chuyện
có thật về dân tộc một thời trải qua biến động thăng trầm của lịch sử ra đường ra ngõ nơi đâu cũng gặp anh hùng.
Cảm hứng sử thi luôn thường trực trong trang kí của HPNT khi viết về Tổ quốc nhân dân. Cảm hứng ấy luôn tràn ngập niềm say mê đầy hứng khởi mỗi khi ông sáng tác khiến ta liên tưởng đến người nghệ sĩ chơi vĩ cầm khi anh ta cầm cây đàn và bắt đầu kéo những sợi dây dường như lúc đó chỉ còn biết đến dòng âm thanh đang chuyển động hoà điệu trong dòng cảm xúc khó kiểm soát bằng lí trí – “lòng tôi tràn đầy niềm vui rất khoẻ khoắn và cảm
động …cái niềm vui hồn nhiên khi gặp một người anh hùng” [15, tr.217].
Với HPNT cảm hứng viết về đất nước dân tộc bao giờ cũng say mê như vậy, trong trang kí HPNT đã khơi dậy không khí sử thi hùng tráng về năm tháng đã qua. Dòng chữ ông viết nơi đầu bút là sự nương theo dòng cảm xúc đan xen giữa niềm ngưỡng mộ, tự hào, trân trọng, biết ơn…khi viết về Tổ quốc thiêng liêng.
Hình ảnh con người trong ký HPNT bình dị, chân thực mà cao cả, thơ mộng. Ẩn dấu sau hình hài xanh xao, gầy, sẹo chứng tích tàn phá của chiến tranh đối với hình hài con người, ông nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Thi:
“Phần khác đấy chính là một hình ảnh quá đẹp của đất nước, một đất nước lạ lùng, vừa thân thiết đang trở về, âm vang trong một đêm thật bình yên trong cuộc đời của những người dân sống ở một thành phố bị địch chiếm dài suốt
cả hai cuộc chiến” [15, tr.96]. HPNT chớp được những khoảnh khắc chói sáng đẹp nhất trong cuộc đời những con người đã chiến đấu dũng cảm giờ vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ để rồi soi chiếu vào tâm hồn mỗi con người đang sống giúp họ tìm thấy lẽ sống ở đời:“vầng trăng sẽ đi qua đỉnh
trời ngay trên nấm đất cát đơn sơ này, và đúng vào khoảnh khắc ấy như một vệ tinh thông tin, nó sẽ hồi quang lại cuộc đời chiến sĩ của anh (anh Tùng
trong Miếng trầu đỏ) đến những người thân đang sống…thông điệp im lặng
của anh: phải sống như thế, sống như chưa bao giờ biết đến huỷ diệt và đầy
tự giác về cái lẽ tồn tại của mình” [15, tr.156]. Bao giờ cũng vậy kí của HPNT không dừng ở cấp độ thông tin, trong mỗi sự kiện bao giờ ông cũng lồng ghép trong đó những triết lí nhân sinh sâu sắc như thế - những trang kí mang sức nặng của tư tưởng.
Hiện thực về cuộc chiến tranh nhìn một cách toàn diện ta sẽ thấy đâu chỉ là những chiến công, những vinh quang, tự do mà để có được điều đó con người đã phải đổ máu, đánh đổi bằng cả tính mạng với những mất mát hi sinh to lớn không thể đong đếm được. Cùng với việc dựa trên tinh thần cởi mở tôn trọng sự thật, nói rõ sự thật của văn học thời kì Đổi mới, HPNT cũng nhận thức khá rõ: cần có cái nhìn thẳng thắn chân thật về cuộc chiến, tránh cái nhìn một chiều về chiến tranh bởi “mọi cách mô tả có tính chất hào nhoáng về chiến công đều thuộc phạm trù của chủ nghĩa lãng mạn thậm chí còn bộc lộ
cái phi lí của kẻ đứng ngoài cuộc, thích kể chuyện đùa về xương máu” [15,
tr.510]. Hiện thực tàn khốc của cuộc chiến được miêu tả chân thực, đa diện và lồng ghép trong đó là những quan điểm đánh giá sắc sảo, chân thành của tác giả khi nhìn lại cuộc chiến khốc liệt ấy. Nỗi đau buồn, tâm trạng mất mát, cái