Thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 38)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người

Thiên nhiên giàu có tươi đẹp, mang nét đẹp văn hoá đặc trưng của từng vùng miền, đóng vai trò quan trọng đối với đời sống thực tại cũng như trong thế giới tinh thần của mỗi con người. Thiên nhiên đãi ngộ nuôi sống con người, bao chiến sỹ cách mạng sống sót trong những năm tháng đất nước có chiến tranh chính bởi sự ấm áp trở che và nguồn sống được dâng tặng từ thiên nhiên; Thiên nhiên còn bồi đắp cho tâm hồn con người những tình cảm thiêng liêng đem đến sự bình yên trong sâu thẳm tâm hồn con người. HPNT đã từng có một tuổi thơ êm đềm với thiên nhiên: “mùa Xuân đi bẫy chim, mùa Hạ

lang thang ăn trái chín trên đồi, mùa Thu đặt lờ bắt cá dọc những con suối và mùa Đông mang tơi lá đi hái nấm dưới những bụi cây muồng…thiên nhiên trong cuộc vận động mùa màng kì ảo của nó in vào tâm hồn thơ bé của tôi một dấu ấn không bao giờ phai mờ; và sau này trở thành một tình cảm bầu bạn không thể thiếu khi tôi nghĩ về một mảnh đất” [15, tr.145]. Đọc đoạn kí

này khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”, tư duy Lão Trang thể hiện

khá rõ trong cách con người quan hệ hành xử với thiên nhiên, đó là sự hoà hợp lối sống đạt đạo của con người an nhiên tự tại giữa thiên nhiên đất trời.

Thiên nhiên khắc nghiệt thử thách con người tạo ra những hoàn cảnh thử thách giúp con người tôi luyện ý chí của mình, vững vàng hơn trong cuộc sống: đại dương đầy phong ba đã rèn cho con người vóc dáng lực lưỡng, ý chí phi thường - “cùng với lịch sử và thời đại trong máu mỗi con người còn lưu chuyển cả sức mạnh hun đúc của đại dương” [15, tr.447]; dải cát mênh mông

dọc miền Trung “vừa là mảnh đất nguồn cội da diết không rời, lại vừa là nỗi

sợ hãi khiến phải chạy trốn…cát như người bảo vệ nhưng đồng thời cát cũng là kẻ gieo hoạ qua những thế kỉ” [15, tr.53]. Cùng với con người thiên nhiên

cũng là nạn nhân chịu sự tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và bàn tay của chính con người. Chính vì yêu nhiều nên HPNT cũng đau nhiều, tác giả đau đớn dằn vặt trước cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người bị tàn phá bởi chiến tranh và bởi cả chính bàn tay con người. Trong lòng thiên nhiên còn lưu giữ nhiều chứng tích của cuộc chiến tranh: "Tất cả những cây lớn đều mang đầy thương tích của cuộc chiến tranh vừa qua: bên dưới những đám lá xanh vừa phục hồi sau này những cành lớn đều đã bị phạt cụt, nơi dấu bom, vỏ cây líp lại thành sẹo nom như cánh tay cụt của thương binh" [15, tr.431]. Sự trỗi dậy

của thiên nhiên cũng như con người trên mảnh đất đã từng trải qua chiến tranh khiến bạn đọc trào dâng niềm tự hào về sức sống bền bỉ của một dân tộc

cuộc sống mới của làng Trà khi chiến tranh đã đi qua, HPNT nhận thấy “bắt đầu có sắc diện hồi phục sau những vết thương chiến tranh chí mạng. Mới hơn một năm tre chưa già nhưng đã lên cao, bọc quanh những khu vườn cũ, và hình như chỉ cần có thế, ngôi làng đã trở lại vẻ yên tĩnh kì lạ, quên đi thật nhanh những ác mộng của nó.” [15, tr.153].

Không có một cảnh báo hiểm hoạ đe doạ con người nào lại nằm ngoài nhiệm vụ của ký. Kí chạm đến mọi phương diện của đời sống, giống như khối Rubich nhà viết kí xoay khối ô màu đời sống trên một trục chung thống nhất sắp xếp định hướng muôn ô màu hỗn loạn về một trật tự chung cần có. Cùng với con người, thiên nhiên cũng là nạn nhân chịu sự tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và bởi bàn tay của chính con người. Từ câu chuyện khai thác cát ở thượng nguồn làm thay đổi dòng chảy của sông Hương – “đang đổi thành

một dòng sông khác” [16, tr.77] cho đến việc chặt cây rừng đốt lấy than, “ô

nhiễm không khí”, “ô nhiễm về âm thanh”…tất cả được phản ánh trung thực,

có cơ sở của người viết ký. Con người là một thành viên của hệ sinh thái. Con người khai thác các tài nguyên để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên họ đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường sống của mình. “Cái nôi” thuận lợi mà lịch sử tiến hoá của sinh quyển trái đất dành cho con người, hay nói theo tôn giáo: “Cái thượng đế dành cho loài người” và nói theo sinh thái học - khả năng “đệm” của trái đất,

đang ngày càng mất đi do chính hoạt động của con người. HPNT đã đằm sâu trong suy nghĩ tìm những lí giải thoả đáng trước những sự việc đáng báo động mà ta đang từng ngày phải phải chứng kiến:“Chiến tranh và những biến động

lịch sử luôn là những mãnh lực tàn phá những công trình xây dựng của con người. Nhưng sự tàn phá triệt để nhất nhiều khi lại đến từ chính con người trong những ngày bình thường, với những dụng cụ thô sơ cầm tay, đi tìm cái gì ăn để sống qua cơn đói” [15, tr.733]. Ông chỉ ra rằng chính sự đói nghèo,

trình độ nhận thức về cuộc sống có hạn, sự thiếu ý thức của con người…đã tạo ra những hiểm họa cho chính họ.

Từ Cửa Đại(1941) đến Tình rừng(1967) nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa

ra những dự cảm về môi trường dựa trên giá trị của chúng đối với đời sống của con người. Cùng với Nguyễn Tuân, với HPNT viết về môi trường là sự biểu hiện cho tình yêu quê hương đất nước thấm đẫm cảm xúc và mang giá trị nhân văn. Tuy nhiên trước vẻ đẹp thuần khiết của tự nhiên Nguyễn Tuân chỉ thấy tiếc cho con người khi để “cảnh tự nhiên bị hoen ố bởi những biển

quảng cáo”, hay đáng lẽ họ được hưởng không gian “ngoài cái bản đàn của

sóng khơi và gió ngàn thông, tịnh không có tiếng âm nhạc hỗn xược của nhà khiêu vũ hay của khách sạn” [11, tr.548]. Với Nguyễn Tuân thiên nhiên là bách khoa tri thức, là “kho lương thực, kho thuốc đông y”, con người chế ngự làm chủ thiên nhiên nhưng cũng phải hiểu vai trò, tính nết của chúng và trong cách đối xử với thiên nhiên phải mang tầm văn hoá, có tri thức. Nguyễn Tuân bày tỏ sự bức xúc đau xót khi người ta đốt rừng vì đó là hành động “dại dột

có tính chất dốt nát” chúng đồng nghĩa với “đốt sách, đốt kho thuốc” bởi

chính người đốt rừng ấy đang đốt bản thảo của mình đang đốt cơ man là sách in, trong ấy có cả sách của chính mình” [12, tr.606] … Với HPNT, ông nhìn

thiên nhiên trong quan hệ với một vùng văn hoá, những dự cảm của ông về thiên nhiên môi trường sống mang tính thời sự và tính triết lí. Trước cảnh môi trường sống của con người đang bị huỷ hoại nghiêm trọng với tốc độ chóng mặt, tâm trạng lo lắng, xót xa day dứt là tâm trạng thường thấy trong kí của HPNT khi viết về môi trường. Không còn nhiều cơ hội thả hồn trong thiên nhiên hoang sơ đó là bi kịch của người hiện đại. Trước hành động tàn phá thiên nhiên của con người, không dừng lại ở cảnh báo, dự đoán, HPNT bày tỏ thái độ trực tiếp, gay gắt, quyết liệt. Bằng thái độ chân thành, tâm huyết HPNT trực tiếp đưa ra một số đề nghị khẩn thiết để cứu vãn môi trường sống. Trang ký của HPNT luôn ấp ủ ngọn lửa nhiệt huyết hướng con người đi đến tương lai bằng “bước đi nhẹ nhàng và thông minh của trí tuệ” tiến tới sự hài hoà giữa con người và môi trường, sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hoá,

xã hội…Cảm xúc của HPNT khi viết về những vấn đề cấp bách bao giờ cũng ở thế trực tiếp. Một số câu từ trở đi trở lại chỉ trong một bài viết góp phần bộc lộ thái độ, sự trăn trở của ông trước những vấn đề của cuộc sống như: “Tôi xin phép đi thẳng vào một số sự kiện về môi trường…”/ “ Thử tưởng tượng … xin thưa …”/ “Tiếp theo tôi xin trình bày về số phận bi đát của “Người – Tình” của sông Hương, là núi kim Phụng”/ “Đáng buồn là chính con người tiếp tục huỷ hoại …”/ “ Tôi vô cùng thương tiếc khi nghĩ rằng do rừng bị huỷ diệt, con chim Trĩ Rheinardia Occellata và cả Cu đất Carproccoxy Renauldi đã tuyệt chủng”/“ Cảnh tượng diễn ra làm tôi bàng hoàng…”/ “Nếu không hành động tôi e rằng ”…[16,tr.77-86] Trang “ký tâm hồn” của ông tiếp tục

viết về nỗi day dứt, nỗi đau trước hành động ứng xử “thiếu lễ độ” của con

người với thiên nhiên. Nếu không quyết tâm giữ gìn sông Hương như một bản năng của người Huế thì có thể đến một lúc nào đó, con sông Hương mà HPNT từng vẽ nên bằng cả tâm huyết ấy sẽ chỉ còn trong tâm tưởng. Vấn đề môi trường với những đoán định, dự báo về khả năng những điều sẽ xảy ra trong tương lai luôn được các nhà viết kí quan tâm.

Thiên nhiên, hoa cỏ, cây cối của xứ sở này cũng có phần đào luyện nên tính cách của người Huế. Nhà vườn Huế, một nơi chốn đôn hậu và u trầm cho khách tìm đến, để đọc Huế qua mỗi gốc cây, mỗi cội hoa, mỗi sắc lá vườn nhà. Ẩn sau bức tranh thiên nhiên đó là tâm hồn Huế, văn hóa Huế, tính cách Huế. Khám phá nghệ thuật sống của người Huế tưởng không gì hay hơn việc khám phá chính khu vườn họ. Trong Hoa trái quanh tôi bạn đọc có dịp cảm nhận văn hóa ứng xử đầy chất nhân văn của người Huế với thiên nhiên – đó là tục tạ ơn cây của những người làm vườn "Người làm vườn xưa có tục tạ ơn cây. Cuối năm có cái lễ nhỏ, có hột nổ, pháo và ít giấy vàng bạc dán vào gốc cây. Không phải thờ cúng thần thánh chỉ là mình đã nhận của nó nhiều thì trả lại cho nó chút ít…con người biết ơn cây là phải" [15, tr.389]. Nhà văn HPNT

giữa vườn cây và con người đó là một nét đẹp văn hoá khiến bạn đọc vô cùng bất ngờ và xúc động về cách ứng xử với thiên nhiên đậm chất nhân văn của con người Huế.

Là nhà văn nhạy cảm với mối quan hệ giữa con người và môi trường, HPNT nhiều lần lên tiếng báo động về sự hủy hoại thiên nhiên trong lành của Huế. Trong mẩu ký Thành phố và chim, HPNT day dứt tiếc nuối về một thiên đường đã mất: "Bây giờ thì tất cả đã bay về phương trời nào không biết... Bây

giờ thành phố vắng bóng chim, hầu như chim chóc đã bỏ Huế mà đi. Nguồn cơn ấy bởi vì đâu? ". Mảnh đất Huế vốn trầm tư, môi trường trong lành giờ bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khuấy động bởi đủ loại âm thanh hỗn tạp khiến HPNT không tránh khỏi nỗi đau xót: “Mozart cũng phải bỏ Huế mà đi huống hồ là chim những con vật nhỏ bé thích thảnh thơi trong sự yên tĩnh của đồng cỏ” [16, tr.84]. Bằng nỗi

trầm tư đầy tâm huyết HPNT đã lên tiếng báo động về sự hủy hoại môi trường sống thiên nhiên của con người và tìm giải pháp nhằm bảo vệ thiên nhiên, để một ngày nắng ấm những cánh chim lại bay về, những vẻ đẹp của thiên nhiên trong tương lai không chỉ còn lại là những kí ức qua những tấm ảnh, thước phim. Vấn đề này cũng đã bước đầu tạo dựng trong kí của Nguyễn Tuân và giờ được cụ thể hoá trong kí của HPNT. Đứng trước thiên nhiên đối diện với những sự vật giản đơn hay bé nhỏ nhất bao giờ HPNT cũng viết về chúng trong niềm say mê “Phải khát đến cháy lòng (Tâm), phải quan sát thật tỉ mỉ

(Trí), phải biết chọn những con chữ thật sống, thật có hồn (Tài) nhà văn mới biến rêu, cỏ, sương, và... tôi, thành một cơn mê cuồng hòa nhập: “Những đám rêu mỗi lúc một dày hơn, và rồi hiện ra những chấm bụi nước li ti trên những cọng bông rêu nhỏ như sợi tóc... Tôi uống cạn vũng nước ấy bằng hơi thở đắm đuối của một chiếc hôn; xong nằm phủ phục giữa lòng con suối khô, giống như một con tắc kè uống sương, thè lưỡi đón những giọt nước tái sinh như sữa mẹ”(Sử thi buồn) [87]

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 38)