Nghệ thuật so sánh liên tưởng phong phú, độc đáo

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 94)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.Nghệ thuật so sánh liên tưởng phong phú, độc đáo

HPNT có năng lực nội cảm tinh tế độc đáo. Hiện thực cuộc sống hiện lên trong trang viết của ông luôn sinh động, có hồn, giàu sức biểu cảm mang tính biểu cảm cao bởi sự so sánh liên tưởng phong phú độc đáo.

Qua cách so sánh liên tưởng đã góp phần thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của tác giả. Trang văn của HPNT luôn đẹp, thú vị nhờ sự liên tưởng, chứng kiến người dân đất Mũi đã phải cất lấy từng giọt mồ hôi nước mặn đầm lầy thành nước uống để tự nuôi sống và đánh giặc, HPNT liên tưởng đến những người Xpac-tơ cất rượu nho cho thần Đi-ô-ni-dôt nuôi quân chống giữ thành Tơ-roa suốt mười năm trong huyền thoại cổ Hy Lạp. Với năng lực nội cảm mạnh mẽ sức liên tưởng của ông bay bổng lạ kì, luôn có sự biến hóa biến đổi trong cảm giác “ăn những trái hồng ngọt và thanh đến độ tưởng như mỗi miếng ngậm vào nửa chừng đã tan thành dư vang của một tiếng chim…miên man trong vẻ đẹp của dòng sông đang đổi sắc không ngừng dưới ánh nắng và trong mùi hương trốn tìm của hoa trái trong vườn”

[15, tr.315]. Thiên nhiên và con người đẹp lộng lẫy, hoành tráng, những tên đất tên người cụ thể không làm mất đi sự thi vị hóa trong ký của HPNT bởi được thể hiện bằng độ mờ hóa bao phủ của óc liên tưởng tài tình. Chính điều này khiến tác phẩm ông luôn hấp dẫn bạn đọc mang giá trị nghệ thuật cao cho dù viết về đề tài quen thuộc.

Trong trang kí của Nguyễn Tuân ta bắt gặp “màu vàng rộm của mùa thu Tây Bắc”; trong thung lũng bên bờ Nậm Ray mây xốp trắng “như những

cánh hoa thêu nổi trên tấm lụa mộc của lúa chín” [12, tr.270]. Vẫn là sự tinh

tế thường thấy của các nhà viết kí, HPNT có những so sánh đẹp, bất ngờ. Sông Hồng với vẻ đẹp yên tĩnh lâu đời của nó, “giống như trong bài hát quan

họ” [15, tr.40]; Ẩn hiện trong khu vườn An Hiên có: “chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong giống như nụ cười nhếch của thời gian phảng phất giữa ngàn lá xanh biếc” [15, tr.375]; Chỉ riêng nói về các loài hoa, cây cối mỗi

loài là một sự liên tưởng so sánh đẹp đến độ tinh tế: cây ngọc lan “đồ sộ như

một áng thơ dân gian” [15, tr.375]; cánh hải đường “khum khum như muốn

phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền”; đóa trà mi “như một phiến ngọc

bạch” [15, tr.378]; hoa mai với sắc vàng “lộng lẫy như màu áo hoàng hậu”

[15, tr.786]; cây bàng khi trụi lá “giống những bàn tay gầy guộc khô khốc, đầu bàn tay hơi cong lên trong cử chỉ ngửa xin một chút gì của thời gian”

[15, tr.790]…Chỉ riêng dòng sông Hương HPNT dành nhiều sự ví von so sánh để nắm bắt được đúng nhất thần thái của dòng sông, ông chỉ ra bản chất, gọi tên đích danh sự vật – những ý niệm mà bạn đọc đang khao khát muốn hiểu biết, muốn diễn tả nhưng không dễ. Trong Ai đã đặt tên cho dòng sông ở những đoạn miêu tả dòng chảy uốn lượn của con sông đều đem đến cảm nhận về vẻ đẹp gợi cảm, đáng yêu của người thiếu nữ: “sông Hương đã chuyển dòng liên tục, vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm” [15, tr.317] đọc lên khiến ta liên tưởng đến những

đường cong trên thân thể người con gái; khi thì “dòng sông mềm như tấm

lụa” [15, tr.318]; có lúc “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến

Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” [15, tr.318] gợi cái dáng vẻ yêu kiều và

tiếng nói dễ thương của người gái đẹp, “một người con gái dịu dàng của đất

nước” [15, tr.317]; “bà mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở” [15, tr.317].

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, núi Bạch Mã mang trong mình vẻ uy nghi, dũng mãnh, là “khuôn mặt nhìn nghiêng của Tổ quốc”, là niềm tự hào kiêu hãnh của con người; núi Ngự Bình “được nhìn thấy như là một cô gái nằm mơ màng giữa những cánh thư màu xanh vốn là ruộng lúa” [15, tr.372].

cuộc sống có thể thấy năng lực nội cảm của HPNT thật mãnh liệt để những vẻ đẹp cuộc đời được chắt lọc lên trang qua sự liên tưởng độc đáo nên thơ:

“Sông Hương chếch về hướng chính Bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi như sực nhớ ra điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ” [15, tr.320]. Ở đây ta bắt gặp điểm chung của các nhà viết kí văn học đó

là khả năng tái hiện hiện tượng đời sống bằng sự liên tưởng phong phú, ngôn từ có sức gợi và mang giá trị biểu đạt cao. Trong trang viết của mình HPNT luôn tạo nên sự liên tưởng độc đáo và những tầng sâu ngữ nghĩa, những mạch ngầm của chiều sâu liên tưởng mới, như một phép ẩn dụ nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 94)