Ngôn ngữ giọng điệu tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 104)

5. Cấu trúc luận văn

3.5. Ngôn ngữ giọng điệu tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc

Lối viết mạch lạc súc tích, lượng thông tin cung cấp phong phú, lối hành văn uyển chuyển, ngôn từ đa dạng và giàu hình ảnh. Dường như nhà văn đã say sưa và kì công “đúc câu luyện chữ” dành những câu chữ đẹp nhất trong vốn liếng ngôn ngữ của mình để dành tặng cho dòng sông mà mình yêu dấu để gọi tên sông Hương, để định danh những vẻ đẹp riêng phong phú và độc đáo của nó. Ngôn ngữ súc tích ngắn gọn cũng đủ để HPNT gọi được đúng thần thái bản chất của dòng sông, sông Hương trong mắt HPNT mang vẻ đẹp

“bình dị nhưng không tầm thường, trầm mặc nhưng không uỷ mị, dịu dàng nhưng vẫn tiềm ẩn khí mạnh của đất đai” [15, tr.681]. Những lời hay ý đẹp

ấy đâu phải dễ thường mà có ngay được. Nó hẳn phải là kết tinh của tình yêu sâu đậm, của những hiểu biết tường tận về dòng sông và của một lối tư duy sắc bén đã được đằm sâu trong vốn tiếng Việt giàu có, niềm xúc cảm say mê,

để rồi thăng hoa trong cảm hứng nghệ thuật. Chẳng hạn: “như đã tìm đúng

đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long […], nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Đó là chưa kể đến những ý văn đẹp

như một ý thơ: “những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”; “những vấn vương của một nỗi lòng”; “đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói”;… Có thể khẳng định đây không phải là lối diễn đạt thông thường của

văn xuôi, nhất là ở thể kí mà là những kiểu chữ nghĩa thường thấy trong thơ ca, thậm chí còn thơ hơn nhiều bài thơ mà ta đã đọc đâu đó cho thấy bút lực dồi dào cách diễn đạt của một “phu chữ”. HPNT sắp đặt chúng theo một lối

riêng nhằm tạo ra những ý văn hay, những câu văn đẹp và đó là: “phần đóng

góp khiêm tốn nhưng vô cùng quý báu của Hoàng Phủ Ngọc Tường cho Bản

hợp xướng ngôn từ hoành tráng của nền văn học hiện đại”[15, tr.5]. Bằng

những trang ký trữ tình, với văn phong mềm mại, hấp dẫn, HPNT đã đem đến cho bạn đọc một khu vườn yên tĩnh giúp tâm hồn bạn đọc lắng sâu trong

những cảm xúc, để thấy càng yêu hơn cuộc sống con người.

Vốn ngôn ngữ mà tác giả sử dụng phong phú mượt mà, giàu chất thi hoạ mang vẻ đẹp tâm hồn, ngôn ngữ Huế. Đó là thứ ngôn ngữ dịu dàng nhưng đầy “ma lực” có chiều sâu của cảm xúc. Cảm xúc đóng vai trò quan trọng và làm nên nét đặc trưng riêng cho kí của HPNT lãng mạn bay bổng như những áng thơ trữ tình. Trước đây, kí chú trọng quan tâm nhiều đến lượng thông tin, độ chân thực nhưng dưới ngòi bút tài hoa của HPNT một yếu tố quan trọng không kém đã làm nên sức cuốn hút lạ trong kí của ông đó là cảm xúc và sự chuyển tải cảm xúc dưới lớp ngôn từ giàu giá trị biểu cảm. Hãy cùng chia sẻ cùng nhà văn cái cảm giác khi hiện thực đã đủ đầy mà không thể viết nổi nên

trang nếu thiếu đi cảm xúc: “Những sự kiện thật xô bồ trong hai cuốn sổ đầy

đã ghi đến hết trang cuối, nhưng chữ nghĩa thì cứ bò qua mắt tôi như một bầy kiến, không hồi hộp, không vang động, tôi ngồi vào bàn, từng chốc lại đứng dậy, Hình như Gô- ganh từng nói rằng ông chỉ có thể bắt đầu vẽ khi đã

ngoảnh mặt về phía khác, để khỏi bị cái bên ngoài lấn át” [15, tr.380] điều

này còn khiến ta hiểu hơn kinh nghiệm sáng tác mà cha ông một thời đã chi sẻ

phải xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.

Giọng điệu biến hoá, phù hợp với từng đối tượng miêu tả, góp phần thể hiện tư tưởng tác phẩm. Với cách mở đầu đoạn: “mùa nắng”; “một đêm

mưa”; “mùa thu năm ấy”; cuối buổi chiều”; “một đêm khuya”; “một buổi chiều mùa hè”; “một buổi trưa nắng gắt”; “hồi đó”; “đến năm 62”; “truyện kể rằng thuở trước”… HPNT luôn có cách mở đầu đoạn quen thuộc

như vậy khi kể về sự kiện nào đó đã tạo nên giọng điệu trần thuật tâm tình ngọt ngào như thế để đưa bạn đọc qua nhiều vùng miền cảm nhận nhiều góc độ khác nhau của đời sống. Bên cạnh đó giọng điệu trữ tình tha thiết khá nổi bật trong trong kí trữ tình của HPNT mang âm hưởng ngọt ngào của xứ Huế hoà điệu với tâm hồn lãng mạn mê đắm của tác giả. Giọng trào lộng châm biếm không phải là sở trường của HPNT phải chăng xuất phát từ tính cách người Huế lịch lãm, nhẹ nhàng trong đi đứng cũng như trong ăn nói. Lối tư duy văn học mang dấu ấn chủ quan của tác giả khiến giọng triết lí mới là thế mạnh của con người luôn trầm tư ưu du suy nghiệm trước cuộc đời như HPNT. Đặc biệt do viết nhiều về lịch sử dân tộc nên giọng văn của ông trầm hùng đậm chất sử thi và nhuốm màu huyền thoại. Nói vậy không có nghĩa trang kí của HPNT là những trang hô hào, giáo điều bởi ông đã khéo léo trung dung giữa hiện thực và cảm xúc, nội dung và nghệ thuật để có những câu văn chậm rãi, giàu tính triết lí. Bên cạnh đó giọng nghị luận xã hội đã đem đến tính thời sự, tính chiến đấu trong kí của HPNT. Bằng bản lĩnh của mình kí của HPNT không chỉ khám phá mọi khía cạnh đời sống mà còn

mạnh dạn đưa ra những kiến giải, những ý kiến đề nghị đầy trách nhiệm. Ông luôn đưa ra những cảnh báo và sự hình dung về tương lai để thức tỉnh con người hãy hành động trước khi quá muộn.

Những sự kiện, những sự việc, những chi tiết khá điển hình phổ biến trong cuộc chiến tranh mà người đọc đã từng trải qua hoặc từng nghe, từng đọc trong nhiều tác phẩm viết về chiến tranh lâu nay. Nhưng được HPNT kể lại bằng giọng điệu riêng, mà chỉ ở ông mới có. Đó là lối tư duy văn học mang đậm dấu ấn cách cảm nhận và cảm nghĩ chủ quan của tác giả, mà Hoàng Ngọc Hiến đã từng cho rằng đó là tư duy của một tiểu loại văn học ét-xe và "Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác giả viết ét-xe" đặc trưng nổi bật của HPNT là bao giờ cũng soi rọi thực tại dưới hơi thở của những cảm nhận chủ quan của mình. Do đó, ngay cả trong sáng tác có cốt truyện như Bản di chúc của cỏ lau, cũng được ông trần thuật bằng ngôn ngữ của người viết ký.

Trong kí của ông có sự tích hợp giữa lối hành văn miêu tả, thuyết minh, phát biểu cảm nghĩ… nên ngôn ngữ giọng điệu có sự biến hoá cho phù hợp ( kết hợp linh hoạt giữa kể - tả - suy ngẫm), giúp tác phẩm vượt qua ranh giới hình thức của thể loại, thể loại lúc này chỉ là tương đối.

Khả năng sử dụng từ láy trở thành thế mạnh trong kí của HPNT khiến kí của ông lấp lánh có độ trong trẻo ngân vang trong vẻ đẹp, cảm xúc. Trong khoảng hơn ba dòng chữ HPNT sử dụng tới năm từ láy: “Bây giờ là tháng tư,

nước sông A-mong chảy hiền, và rặng rì rì lao xao gió nồm, lá cây lay động lấp lánh như ngàn triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè, hoa rì rì năm cánh trở thành chùm đỏ ngun ngút như hoa phượng ở thành phố” [15, tr.22].

Trong Ai đã đặt tên cho dòng sông những từ láy, từ láy tượng thanh, từ láy

tượng hình xuất hiện với tần xuất khá nhiều hòa nhịp cùng sự vận động của sự vật và cảm xúc con người khi da diết, hối hả lúc trầm tư, sâu lắng: bát ngát, rầm rộ, sừng sững, lộng lẫy, lô xô, xúm xít, lập loè, chói lọi miên man, bồng bềnh, lững lờ, mơ màng, ngân nga,… Nguyễn Tuân thường phát huy thế

mạnh của tiếng Việt phong phú, nhiều cách biểu đạt để ông dày công sáng tạo ra những từ (thường là từ Hán - Việt) mới lạ, độc đáo mang phong cách riêng như để chơi ngông trêu ghẹo thách thức hoặc chơi ngông khoe tài khoe chữ. Với HPNT, dựa trên kho từ vựng tiếng Việt có sẵn, tác giả lựa chọn những câu từ đẹp nhất, trong sáng, giản dị, giàu giá trị biểu cảm để viết về các sự vật hiện tượng diễn ra trong đời sống. HPNT khá chau chuốt trong lối hành văn nhưng lại không quá cầu kì, thế mạnh của ông còn ở những câu văn dài, luyến láy giàu nhạc điệu là những nốt trầm xao xuyến lịch lãm như giọng nói nhỏ

nhẹ dễ thương của người Huế.

Một số từ HPNT thích dùng và trở đi trở lại trong sáng tác của mình là từ “bát ngát”. Từ này có lúc để diễn tả độ rộng của không gian: “cái bát ngát

của dòng sông” [15, tr.471]; “nổi lên giữa màu lúa xanh, bát ngát và trong

sáng” [15, tr.452]; “cánh đồng Kì Lam- Xuân Đài… hiện ra bát ngát trước

tầm mắt” [15, tr.454], “giữa trảng cát bát ngát” [15, tr.495] mà có khi dùng

để diễn tả âm thanh: “bát ngát tiếng gà” [15, tr.318]; “điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vẳng lại từ núi cao”[15, tr.343]; ở chỗ khác lại là để diễn

tả màu sắc: “chỉ bát ngát một màu lục” [15, tr.455] và cả những khi là nỗi

bâng khuâng vời vợi trong cảm xúc khó gọi tên: “ném một cái nhìn thật bát ngát” [15, tr.448]. Trong trang viết của HPNT luôn có sự chuyển đổi kì diệu

giữa các giác quan những trạng thái cảm giác mà chỉ một từ đó khi kết hợp với từ khác tạo nên nhiều cảm giác khác lạ thú vị. Tài năng bản lĩnh của HPNT lúc này có dịp bộc lộ. Từ “ném” tuy không được tác giả sử dụng nhiều như các từ trên song cũng để lại trong bạn đọc những ấn tượng. Bởi vì từ

“ném” xuất hiện có khi đơn thuần là động từ: biển cả “là nơi con người luôn luôn bị ném vào để hoàn thành bản ngã của nó ngay giữa dòng hải lưu và trong bão tố” [15, tr.447], song có lúc không hẳn vậy chúng kết hợp với từ

khác để tỏ thái độ mạnh bạo quyết liệt dứt khoát, tâm thế chủ động của con người: “ông lão đánh cá ném ra biển một cái nhìn thật bát ngát” [15, tr.448];

con sông Hương trước khi ra khỏi rừng dứt khoát dấu trong lòng nó những bí mật của riêng mình: “dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại

ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng” [15, tr.317]; có khi là thái độ căm phẫn quân giặc khi chứng kiến

“chúng ném xuống” máy báo tiếng động hay mìn sát thương; giặc Mỹ “tìm cách “lột vỏ” đất A Sao bằng cách ném xuống thung lũng một thứ hoá chất”

[15, tr.359]; có lúc là sự quyết liệt: Cồn Cỏ“đã tồn tại như một ý thức quyết

chiến trường cửu, ném thẳng vào trán kẻ thù cái nhìn sắc nhọn và điềm tĩnh qua suốt một nghìn trận đánh” [15, tr.420]…

Có lẽ được viết bởi tâm hồn của nhà thơ đồng nội nên dù là kí một thể loại đề cao lí trí, sự khách quan chính xác trong thông tin nhưng những trang văn của HPNT luôn thấm đẫm cảm xúc và lóng lánh chất thơ. Mặc dù vậy giá trị hiện thực trong kí của ông không hề mất đi mà vẫn lãng đãng khói sương đẹp thơ mộng đến nao lòng. Những từ “mơ hồ”, “mơ màng”, “sương khói”, “huyền ảo” thường xuyên xuất hiện khi tác giả miêu tả cảm nhận cuộc sống: “màu sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn dấu một khuôn mặt thực của dòng sông” [15, tr.324]; “sương khói của những tháng năm” [15, tr.369]; khu vườn bà Lan Hữu “lãng đãng khói lam mờ…vườn mùa hạ mơ màng trong sắc khói lam ấy” [15,

tr.390]; “sông Hương trôi đi mịt mùng trong khói trắng” [15, tr.397]; “nắng

vàng lạnh sương phủ khắp vườn” [15, tr.754]; “những gì còn lại ở Côn Sơn,

sương khói, thông ngàn, đá núi…” [15, tr.781]; “có một chút nắng để nhìn

thấy dòng sông trôi nhẹ trong làn sương lam mơ màng, nửa như khói, nửa như hơi rượu…Bây giờ núi non biến mất trong khói xanh, chỉ còn thoáng nét nhạt nhoà trong cõi sương mờ ảo xa thẳm” [15, tr.790,791]; “đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói”; cây tùng “thân rễ cổ xưa như nguồn cội…bao giờ cũng mơ hồ sương khói” [15, tr.340]… Điểm qua ta thấy những

không gian huyền ảo, trầm mặc, lãng đãng rất Huế, mang nét đẹp của tâm hồn Huế vốn thơ hơn là thực. HPNT sống với Huế trong tận cùng nỗi thủy chung nên cách cảm nhận về Huế của người con xứ Huế bao giờ cũng sâu sắc:

“Sương mù là nét phong vân riêng của sông Hương xuất hiện khoảng cuối năm đến đầu Hạ, vào tinh mơ, cuối chiều và giữa những đêm trăng lạnh…thành phố hư ảo trong sương, dòng sông mịt mùng trôi trong cơn mê dài, chỉ còn ánh lửa thuyền chài lay động ý thức giữa cõi thực và cõi mơ”

[15, tr.676]. Ở một số tình huống khác, khi miêu tả về con người thuộc lớp tiền nhân hoặc khi tâm hồn ông đang nương tìm về quá khứ HPNT thường phủ lên chúng lớp khói sương tạo “sương mờ cảm xúc, quãng ngưng tưởng

vọng”[116] đầy ấn tượng.

Từ tâm linh cũng được HPNT sử dụng khá nhiều khoảng trên 20 lần,

kết hợp với những từ ngữ nhuốm màu Phật giáo như: phù hư, tiền kiếp, kiếp

luân hồi, cõi vô thường, hoá kiếp…cùng với khói sương đã thống kê ở trên đã

tạo nên những trang văn huyền ảo, thấm đẫm chất thơ, mang dấu ấn cảm xúc. Và qua đó ta có thể khẳng định xu hướng hướng nội là xu hướng nổi bật trong kí của HPNT mà có người đã gọi tên khác là “trang kí tâm hồn”.

KẾT LUẬN

HPNT viết kí như là một cách thức để trải lòng mình để suy nghiệm về cuộc sống thực tại cũng như những năm tháng đã qua của đời sống cá nhân, của lịch sử đất nước dân tộc. Đặc biệt với bút kí, ông viết nhiều, viết hay và tự lúc nào bút kí đã trở thành máu thịt, một phần tất yếu của cuộc đời ông. Ông đã sống bằng khát vọng khám phá tận cùng những sâu thẳm của cuộc đời con người đất nước. Đó là những nơi bước chân ông đã đi qua, là mảnh đất mà ông gắn bó suốt đời, là những vấn đề lịch sử xã hội mà ông trăn trở, những vang động của cuộc sống thường nhật quanh ông, những gương mặt danh nhân mà ông ngưỡng mộ, những ấn tượng sâu đậm trong cuộc đời v.v… Sự hòa điệu của tâm hồn con người với thiên nhiên trong kí của HPNT cũng là một dấu ấn đặc biệt góp phần làm nên giá trị riêng cho tác phẩm của ông. Đứng trước thiên nhiên HPNT luôn nhìn ngắm, chiêm ngưỡng, suy nghiệm trong sự mê đắm và đóng vai của nhà hiền triết hoà hợp với thiên nhiên, cảm

xúc chủ đạo của ông là niềm tự hào ngưỡng vọng đầy thành kính. Cảm hứng sử thi luôn thường trực trong trang kí của HPNT khi viết về Tổ quốc, nhân dân với niềm ngưỡng mộ, biết ơn vô hạn. Trước những vấn đề có tính chất tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người, ông nhìn nhận và phản ánh hiện thực đời sống bằng thái độ tình cảm thẳng thắn chân thành của con người giàu bản lĩnh và nhiệt huyết. Kí của HPNT bộc lộ những trăn trở suy tư trước những vấn đề đổi thay, tàn phá tác động đến những đối tượng mình đang dành trọn tình cảm yêu thương - đối tượng ấy chính là thiên nhiên, đất nước, là số phận con người. Trước những vấn đề ấy, HPNT thường trình bày, phân tích, lý giải, tìm nguyên nhân và tìm cách khắc phục hoặc đưa ra những kiến nghị chính đáng với một thái độ đầy trách nhiệm, kèm theo đó là nỗi lo âu, niềm đau xót, sự phẫn nộ và cả niềm tiếc nuối.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)